I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tập đọc là một phân môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng
góp phần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Đây là một trong bốn kỹ năng cơ bản
mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn Tập viết, Chính tả góp phần cơ
bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn Tập đọc có nhiệm vụ cơ bản
là luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là
bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chẩy) đọc
có ý thức (thông hiểu được nội dung những gì mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc
diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt các em mới có thể tiếp thu được những môn học
khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng
ngôn ngữ của chính bản thân mình.
Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về Tập đọc ở góc độ nào cũng có ý nghĩa quan
trọng và cấp bách.
Đối với môn Tập đọc, như chúng ta đã biết ở Tiểu học trọng tâm của môn Tập
đọc là vấn đề rèn đọc, đối với lớp 1 - Lớp đầu của bậc Tiểu học thì vấn đề rèn đọc cho
học sinh là một yêu cầu cơ bản, nó có vị trí vô cùng quan trọng, nó là vấn đề cấp thiết
đòi hỏi mỗi người Giáo viên Tiểu học chúng ta cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ đó để
chú trọng hướng dẫn học sinh rèn đọc mang lại kết quả tốt .
Hiện nay việc dạy Tập đọc ở nhà trường Tiểu học đạt hiệu quả chưa cao, chưa
thoả mãn với yêu cầu đặt ra. Có thể có nhiều nguyên nhân chẳng hạn như chương trình
sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy. Nhiều giáo viên vẫn còn sa vào giảng văn
dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu bài. Do vậy thời gian dành cho phần luyện đọc
(trọng tâm của phân môn) còn ít. Ở phần luyện đọc giáo viên cho là dễ nhưng thực chất
đây là phần khó nhất, là phần trọng tâm trong giờ Tập đọc .Ở phần này giáo viên ít mắc
lỗi về thao tác kĩ thuật song chưa chú ý đúng mức đến mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc
biệt là ngữ điệu, chưa biết dạy như thế nào để phát huy tích cực, sáng tạo của học sinh.
Đó là một trong những lý do khiến cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Ở lớp
1 nội dung hướng dẫn đọc ở một số bài mới chỉ dừng lại ở những lưu ý phát âm đúng
các từ ngữ hoặc thanh của Tiếng Việt, chưa chú ý đầy đủ tới các phương tiện (thao tác)
-1-
khác nhằm tái hiện tác phẩm hoặc khắc sâu kiến thức. Trong khi đó “đọc” đối với học
sinh lớp 1 ngoài việc phát âm đúng học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn và toàn bài,
biết ngắt nhịp phù hợp theo thể thơ hay nội dung đọc. Bước đầu đọc diễn cảm được bài
có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ biểu cảm, gợi tả, biết đọc rõ lời tác giả, lời
nhân vật. Chính vì vậy cần phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả “đọc” nghĩa là biện
pháp rèn đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và đặc biệt đối với học sinh lớp 1 nói
riêng.
Là người giáo viên kế tục sự nghiệp trồng người, bản thân luôn luôn trau dồi
nghiệp vụ, phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn mang vốn hiểu biết
của mình góp phần cùng các thầy cô giảng dạy, truyền thụ hướng dẫn các em học tập để
nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, làm cho tình hình thực tế ngày càng
tốt đẹp hơn, tiếp cận với yêu cầu đòi hỏi cấp bách của xã hội đặt ra.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi tập trung nghiên cứu và làm đề tài “Một số
biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1’’
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học nó trở thành một yêu cầu bức xúc đối với mỗi người
giáo viên và nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người học. Rèn đọc tốt
làm cho học sinh đúng, đọc diễn cảm các bài Tập đọc, bài văn, bài thơ, các em hiểu
đúng nội dung từng bài. Từ đó học sinh chiếm lĩnh được ngôn từ dùng trong giao tiếp
và học tập. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các em không chỉ được thức tỉnh
về nhận thức, mà còn rung động tình cảm, nẩy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi
dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.
Học sinh đọc tốt sẽ giúp các em có những hiểu biết rộng hơn sâu hơn. Các em dễ
tiếp thu được những văn minh của nhân loại, hướng cho các em tới lòng hướng thiện,
yêu cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gic. Như vậy vấn đề “dạy đọc’’
và “đọc’’ có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ: giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
-2-
Qua nghiên cứu giúp cho giáo viên có sự nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn về tầm
quan trọng của việc rèn đọc. Từ đó giáo viên biết lựa chọn tìm ra những biện pháp tốt
nhất, những phương pháp phù hợp với đặc trưng phân môn hướng dẫn học sinh đọc tốt
hơn để nâng cao hiệu quả giờ Tập đọc.
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh Tiểu học và biện pháp rèn đọc.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Các tài liệu dạy đọc (sách giáo khoa) cũng như thực tế dạy đọc trên lớp.
2. Nghiên cứu thực tế:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp trao đổi toạ đàm với đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Tập đọc là gì:
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương
ứng với chúng là bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy đọc là một dạng ngôn ngữ,
là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu chúng
(ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức viết thành
các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm).
Đọc không phải là công việc giải quyết một bộ mã gồm hai phần chữ viết và phát
âm, nghĩa là nó không chỉ là sự “đánh vần’’ lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu
-3-
chữ viết mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì mà
được đọc.
Tập đọc là cách học đọc văn bản từ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu rồi đọc diễn
cảm. Dạy Tập đọc chính là việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoàn thành bốn
phẩm chất trên.
2.Ý nghĩa của việc đọc:
Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành đòi hỏi cơ
bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ đọc để học.
Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó cũng là
công cụ để học tập các môn học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đồng thời
nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập. Tập đọc là một
khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các
em hiểu biết nhiều hơn, hướng cho các em tới lòng yêu cái thiện, yêu cái đẹp.
Như vậy việc dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
3. Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học:
Những điều vừa nêu trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát
triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc với tư
cách là một phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này, yêu cầu
hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
3.1. Tập đọc là một phân môn thực hành:
Vì thế nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh
Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của
“đọc’’ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễm cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành
trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời
và hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu tố nào.
3.2. Nhiệm vụ thứ 2 của dạy đọc:
Là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc
-4-
với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải
giúp học sinh thích đọc và thấy được ý nghĩa của việc đọc. Phải làm cho các em thấy
đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ
và phát triển.
3.3. Các nhiệm vụ khác của dạy đọc:
Đó là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học cho học
sinh
Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
Giúp học sinh biết đọc giao tiếp và giải trí.
4. Cơ sở của việc dạy học:
4.1. Cơ sở tâm lí:
Đọc là một loại hoạt động trí tuệ, phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin
bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác.
Đọc được xem là một hoạt động có 2 mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử
dụng bộ mã gồm 2 phương diện: Một mặt đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ
mã chữ ghi âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói, âm
thanh. Mặt thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm. Sử dụng bộ mã chữ nghĩa
tức là mối quan hệ giữa các con chữ và ý tưởng các khái niệm chứa đựng bên trong để
nhớ và hiểu cho được nội dung những gì đã được đọc.
Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan
phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đã được đọc.
Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài.
Các nhà nghiên cứu đã chia việc hình thành kỹ năng này ra làm 3 giai đoạn: Phân tích,
tổng hợp và tự động hoá. Giai đoạn dạy học vần là sự phân tích các chữ cái và được
tổng hợp tiếng theo các âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc cả từ trọn vẹn, trong đó tiếp
nhận bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa. Tiếp theo sự thông
hiểu ý nghĩa của từ trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm tức là đọc được thực
hiện trong sự phán đoán các nghĩa.
-5-
Bước sang lớp 2, 3 bắt đầu đọc tổng hợp trong những năm cuối cấp đọc càng
ngày càng tự động hoá, nghĩa bằng lời đọc ít quan tâm đến quá trình đọc mà chú ý
nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản.
Quá trình rèn đọc bao gồm những bước sau:
Luyện đọc đúng: Gồm luyện phát âm và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Đọc diễn cảm: Học sinh Tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng đọc tốt được
tất cả các bài Tập đọc. Vì thế để học sinh đọc đúng (phát âm đúng các phụ âm đầu, âm
chính, âm cuối, đọc đúng các thanh, đọc đúng các tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu), đọc
diễn cảm giáo viên cần đề ra các biện pháp cụ thể trong phần hướng dẫn học sinh trong
giờ Tập đọc.
4.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học:
Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học, nó liên
quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ
viết, ngữ điệu (ngữ âm), vấn đề nghĩa của từ, câu, đoạn, bài (từ vựng học, ngữ nghĩa
học), vấn đề dấu câu, các kiểu câu (ngữ pháp học). Phương pháp dạy học phải dựa trên
những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở
này việc dạy đọc sẽ mang tính tuỳ tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học.
Bên cạnh cơ sở ngôn ngữ học, phương pháp dạy đọc dựa trên lý thuyết văn học.
Việc đọc những bài văn, bài thơ ở Tiểu học được xây dựng trên cơ sở những quy luật
chung nhất về tác phẩm văn học và sự tác động của nó đến người đọc.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Chương trình sách giáo khoa lớp 1:
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đã xây dựng một hệ thống các bài học với một cấu
trúc chặt chẽ, vừa bảo đảm tính đồng tâm, vừa đảm bảo tính phát triển. Phần học vần
gồm 103 bài, mỗi bài của phần học vần được trình bày trên 2 trang trang thứ nhất là
trang số chẵn và trang thứ 2 là trang số lẻ. Mỗi bài dạy – học trong 2 tiết. Mỗi tuần có 5
bài được dạy – học trong 10 tiết. Sang phần luyện tập tổng hợp phân môn Tập đọc gồm
42 bài. Mỗi bài học trong 2 tiết nhiệm vụ chính là dạy học sinh luyện đọc thành tiếng
và đọc hiểu. Bên cạnh đó còn kết hợp ôn luyện và học mới 1 số vần chưa học ở phần
-6-
một, phát triển vốn từ, luyện nói. Thể hiện trên sách giáo khoa, mỗi bài học có 2 phần
là: văn bản đọc và hướng dẫn học. Các văn bản đọc được tuyển chọn phù hợp với tâm lí
lứa tuổi học sinh lớp 1, thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên tươi tắn
của trẻ, có tác dụng giúp trẻ nhờ tiếp xúc với 1 thế giới mới qua sách mà có thêm hiểu
biết, nâng cao hơn về tình cảm, đáng yêu, cởi mở, thông minh và tự tin hơn. Các văn
bản khá đa dạng về phong cách: phong cách nghệ thuật, khoa học và nhật dụng. Trong
đó văn bản nghệ thuật chiếm tỉ lệ khoảng 70% nhằm đảm bảo mục đích dạy tiếng đồng
thời với dạy văn, phát triển khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm, giáo dục đạo đức, cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về thế giới các em
đang sống văn bản khoa học ( bài: chú Công; anh hùng biển cả …) văn bản nhật dụng
(bài cái nhãn vở; bác đưa thư) giúp trẻ biết đọc đa dạng các kiểu loại văn bản. Mở rộng
hiểu biết về thế giới tự nhiên, học cách giao tiếp với người xung quanh. Ngôn ngữ của
các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợp với trẻ em 6, 7 tuổi. Văn xuôi
được dạy xen kẽ với văn vần và chiếm tỉ lệ cao hơn (khoảng 60%). Đảm bảo cho sự
phát triển trí tuệ, óc phân tích và tư duy lô gic của trẻ. Còn có một số văn bản có tính
hài hước giúp trẻ sớm phát triển óc hài hước (bài vẽ ngựa; vì bây giờ mẹ mới về …).
Các văn bản được tuyển chọn thường là những trích đoạn trọn vẹn. Tuy nhiên, để
đảm bảo yêu cầu của chương trình, đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa
tuổi học sinh lớp 1, đôi khi các tác giả phải chỉnh lý lại văn bản. Các văn bản được xếp
theo trật tự từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp. Độ dài từ tuần đầu đến tuần cuối
sách dao động khoảng 50 đến 100 tiếng.
2. Nguyên tắc và phương pháp dạy học sinh rèn đọc:
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, nhìn chung mỗi giờ Tập đọc đều có hai phần lớn:
Tìm hiểu nội dung bài và luyện đọc. Hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc, đan
xen vào nhau hoặc cũng có thể tách rời 2 phần tuỳ vào từng bài và tuỳ vào từng giáo
viên song dù dạy theo cách nào thì hai phần này vẫn luôn luôn có mối quan hệ tương hỗ
khăng khít. Phần tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài, từ đó
học sinh sẽ đọc bài đúng, diễn cảm để thực hiện nội dung của bài, thể hiện những hiểu
biết của mình xung quanh bài đọc.
-7-
Như vậy phần rèn đọc có vai trò rất quan trọng, học sinh đọc tốt giúp các em
hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình. Đọc tốt
giúp các em hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người, bồi dưỡng tâm hồn
tình cảm. Đọc giúp học sinh phát triển tư duy, giáo dục của các em những tình cảm tốt
đẹp.
Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt các phương
pháp khác nhau để phù hợp với đặc trưng phân môn và phù hợp với nội dung bài dạy.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên sử dụng phương pháp
làm mẫu nghĩa là giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe. Yêu cầu giọng đọc của giáo
viên phải chuẩn, chính xác, diễn cảm thể hiện đúng nội dung ý nghĩa của bài để học
sinh bắt chước, đọc theo. Sau đó giáo viên phối kết hợp phương pháp luyện tập theo
mẫu và luyện tập củng cố để tập trung tiến hành rèn đọc cho học sinh. Cụ thể giáo viên
hướng dẫn học sinh đọc đúng các phụ âm đầu, đọc đúng âm chính âm cuối, đọc đúng
các dấu thanh, đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu câu. Từ đó
hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả
đã gửi gắm trong bài Tập đọc.
Trong mỗi giờ dạy và đặc biệt trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc, giáo
viên còn phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên chỉ là người dẫn tổ chức, giúp
học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và luyện đọc đạt kết quả tốt.
Ngoài ra để phần rèn đọc đạt kết quả tốt thì còn cần phải các yếu tố khác như cơ
sở vật chất đầy đủ, đồ dùng phục vụ học tập như bảng phụ, phấn mầu… Bên cạnh đó
bản thân mỗi giáo viên phải luôn tích cực tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ, năng
lực .
Nếu phối hợp tốt các yếu tố trên sẽ giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm tốt. Từ
đó thể hiện được nội dung của bài, làm tăng hiệu quả giờ dạy, tạo hứng thú học tập cho
các em, giúp các em yêu thích môn Tiếng Việt, thêm hiểu biết và yêu những cái đẹp của
cuộc sống trong từng bài đọc.
Không những thế mà trong giảng dạy phân môn Tập đọc chúng ta cần phải chú ý
đến những nguyên tắc sau:
-8-
Nguyên tắc phát triển lời nói: (nguyên tắc thực hành) chúng ta ai cũng biết trẻ em
không thể lĩnh hội được lời viết nếu chúng ta không nắm được lời nói miệng. Do vậy
khi giảng dạy cần phải đảm bảo nguyên tắc này. Điều này được thể hiện rõ hơn ở phần
luyện đọc. Ở phần này học sinh được rèn luyện về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ, cách đọc đúng ngữ điệu và học cách đọc như cô.
Để giờ Tập đọc đạt hiệu quả cao thì phải đảm bảo nguyên tắc phát triển tư duy,
phát triển tính tích cực chủ đạo của học sinh. Do vậy ở phần luyện đọc giáo viên cần
gợi mở, hướng dẫn học sinh tự xác định được những chỗ cần ngắt giọng, những từ cần
nhấn giọng ở những câu văn dài, giầu hình ảnh biết lên giọng, hạ giọng ở những câu
thơ, câu văn trong bài từ đó học sinh tìm cách đọc hay hơn.
Như vậy để học sinh đọc tốt môn Tập đọc đặc biệt là vấn đề rèn đọc với học sinh
lớp 1 chúng ta cần đảm bảo tốt các nguyên tắc và phương pháp trên.
3. Thực trạng dạy phần rèn đọc ở lớp 1.
Một bài Tập đọc được dạy trong hai tiết, mỗi tiết 35 phút và được dạy theo quy
trình sau:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 1-2’
HĐ1. Hướng dẫn H luyện đọc: 20- 21’
HĐ2. Ôn vần: 8- 10’
Tiết 2
HĐ1. Luyện đọc: 10- 12’
HĐ2. Tìm hiểu nội dung:8- 10’
HĐ3. Luyện nói: 8- 10’
3. Củng cố, dặn dò: 1-3’
Qua thực tiễn tôi rút ra một số kết luận sau:
Giờ Tập đọc có vị trí, vai trò quan trọng ở Tiểu học.
Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc dạy đọc và nhiệm vụ chính của dạy
đọc. Trong giờ Tập đọc sự phân bố thời gian của giáo viên thường không hợp lý, giáo
viên còn sa vào giảng văn do vậy thời gian dành cho phần luyện đọc còn ít. ở phần
-9-
luyện đọc giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh mắc lỗi phát âm sai.
Chưa đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Đặc biệt ở lớp 1 giờ Tập đọc đạt được hiệu quả cao là nhờ rất lớn trong các giờ
học vần mà các em đã được học trước đó.
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ việc nghiên cứu cơ sở thưc tiễn và cơ sở lý luận của việc dạy đọc tôi nhận
thấy thực tế dạy đọc chưa thoả mãn yêu cầu dạy đọc ở Tiểu học. Vì thế để khắc phục
những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc để nâng cao hiệu quả giờ Tập đọc ở lớp 1 nói
riêng và ở Tiểu học nói chung đó là:
I. ĐỌC MẪU:
Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc mà học
sinh đạt được. Do đó yêu cầu đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc
chuẩn: đọc đúng rõ ràng, trôi chảy đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên
yêu cầu lớp ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và
yêu cầu học sinh thầm đọc theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp,
không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em xa nhất cũng nghe
rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị
gián đoạn.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC:
Các bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 có nhiều dạng, mỗi dạng có các cách
đọc khác nhau, tuỳ từng dạng bài ta hướng dẫn học sinh cách đọc phù hợp .
1. Dạng văn miêu tả:
Đọc đúng: trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm.
Để luyện phát âm cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên cần xác định rõ: Cần
luyện cho học sinh cái gì và luyện như thế nào? Giáo viên không nên dập khuôn theo
đúng qui định luyện đọc đúng trong sách giáo khoa mà tuỳ theo từng địa phương, từng
trường giáo viên xác định rõ các lỗi phát âm mà học sinh hay mắc để luyện cho các em.
Trường tôi giảng dạy học sinh thường hay sai các phụ âm đầu L- n, r – d - gi. Do vậy
- 10 -
trong khi giảng dạy tôi luôn chú trọng rèn luyện cho các em phát âm đúng các phụ âm
trên. Trong các bài Tập đọc giáo viên cần cho học sinh tự phát hiện, tìm những tiếng, từ
có âm, vần, tiếng khó để các em nêu ra, giáo viên gọi học sinh đọc, học sinh khác nhận
xét bạn đọc đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở chỗ nào? Học sinh khác đọc giáo viên nhận
xét, sửa sai cho các em để các em đọc tốt những từ có âm, vần, tiếng khó.
Bên cạnh việc hướng dẫn cho học sinh luyện phát âm, giáo viên cần phải chú
trọng rèn luyện cho các em biết ngắt nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa, vào
quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách
một từ làm hai tức là không ngắt hơi trong một từ mà nó đi kèm, không tách rời từ với
danh từ đi sau nó ,không tách động từ, hệ từ “là” với danh từ đi sau nó. Việc dựa vào
nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định cách ngắt nhịp đúng.
Sau khi xác định cách ngắt giọng ở các câu văn dài, bao giờ giáo viên cũng phải
nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng của việc ngắt, nghỉ đúng ở mỗi câu văn,
đoạn văn và muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ
ngữ pháp giữa các tiếng, từ trong câu.
Ví dụ: Dạy bài: Hoa ngọc lan – Tiếng Việt lớp 1 tập 2 tôi cho học sinh luyện đọc
các từ: Lấp ló, kẽ lá, nụ hoa.
Bài: Chú Công – Tiếng việt lớp 1 tập 2 học sinh được luyện đọc các tiếng, từ sau:
Nâu gạch, lóng lánh, rẻ quạt, rực rỡ.
Khi hướng dẫn học sinh phân biệt phụ âm: s - x, tr - ch
Bài: Sau cơn mưa học sinh được luyện đọc các tiếng từ: xanh bóng, sáng rực,
mặt trời, râm bụt, quây quanh.
Bài: Đầm sen học sinh được luyện kỹ các tiếng từ: xanh thẫm, xòe ra, sáng sáng,
lá sen.
2. Dạng văn kể chuyện:
Về luyện phát âm: tương tự dạng văn miêu tả, đối với văn kể chuyện để hướng
dẫn học sinh luyện đọc tốt giáo viên cần nắm vững những lỗi cơ bản mà học sinh lớp
mình, trường mình mắc phải. Từ đó chú trọng luyện, sửa sai cho các em. Học sinh lớp
tôi thường phát âm chưa đúng tiếng có vần ưu, phụ âm: l-n.
- 11 -
Ví dụ: Khi dạy bài: Mưu chú Sẻ – Tiếng Việt lớp 1 tập 2 tôi cho học sinh luyện
đọc tiếng, từ sau: mưu, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
Bài nói dối hại thân học sinh được luyện đọc các tiếng, từ: Cừu, giả vờ, kêu cứu,
tức tốc, hoảng hốt.
Ngoài ra bên cạnh đó Giáo viên còn luyện đọc cho học sinh lên giọng ở cuối mỗi
câu hỏi.
Ví dụ: dạy bài: Vì bây giờ mẹ mới về
Giáo viên hỏi: Trong bài có mấy câu hỏi?
Luyện đọc cho học sinh đọc lên giọng ở cuối mỗi câu hỏi:
- Con làm sao thế?
- Đứt khi nào thế?
- Sao đến bây giờ con mới khóc?
3. Dạng thơ:
Để luyện cho học sinh đọc đúng điều trước tiên phải hướng dẫn học sinh luyện
phát âm. Tương tự như hướng dẫn hai loại văn trên. Khi dạy bài tập đọc là bài thơ thì
một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên là cho học sinh ngắt nhịp thơ.
Ví dụ: Dạy bài: Tặng cháu. Toàn bài cho học sinh đọc với nhịp 2-2-3
Vở này/ ta tặng/ cháu yêu ta.
Dạy bài: Cái Bống. Toàn bài đọc với nhịp 2-2-2.
Mẹ Bống/đi chợ/đường trơn
Bống ra/gánh đỡ/chạy cơn/mưa ròng.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM VẤN ĐỀ RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM:
Đưa ra biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 là bản thân đề xuất vào thử nghiệm
ở trường tiểu học xem có phù hợp với trình độ học simh hay không? có phát huy được
tính tích cực của học sinh hay không? có nâng cao hiệu quả đọc của học sinh hay
không?
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN:
Học sinh lớp 1C, 1D đều có sỹ số 53 HS
- 12 -
Trường Tiểu học Khương Thượng
Thời gian thực nghiệm: 15/03/2014.
III. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM:
Nội dung 02 tiết dạy có kèm theo giáo án
Phát huy hoạt động của toàn thể học sinh trong lớp vào việc rèn đọc đúng.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Đánh giá đọc
Lớp dạy
Lớp đối chứng 1D
Lớp thực nghiệm 1C
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
30 = 56,6%
35 = 66,0%
16 = 30,2%
17 = 32,1%
5 = 9,4%
1 = 1,9%
2 = 3,8%
0
Nhận xét đánh giá chung:
Qua 02 tiết, bản thân trực tiếp giảng dạy lớp 1C và lớp 1D có cùng sỹ số là
53HS, có trình độ tương đương nhau. Dưới sự giám sát của ban giám hiệu và tập thể
giáo viên, cho phép tôi nhận xét sau:
Số lượng học sinh đọc lưu loát ở tiết thực nghiệm của lớp 1C đạt kết quả cao
hơn so với số lượng học sinh đọc lưu loát ở lớp 1D, nhất là ở mức đọc giỏi, ở tiết thực
nghiệm, giáo viên có thời gian rèn đọc cho học sinh, học sinh được tự mình thể hiện
giọng đọc, được nhận xét bạn đọc, được đọc mẫu cho bạn. Nên giáo viên kiểm soát
hết được các em trong lớp. Lớp học sôi nổi, các em hứng thú học tập, chủ động tìm
cách đọc, giọng đọc, ngắt giọng, ngắt nhịp một cách có ý thức để đọc tốt. Từ đó giảm
hẳn tỷ lệ học sinh yếu.
PHỤ LỤC
- 13 -
Khi tiến hành dạy thực nghiệm tôi chọn hai bài. Một bài thơ và một bài văn có
dạng văn miêu tả cụ thể đó là bài: “Lũy tre” và bài: “Hồ Gươm”.
Tôi quyết định dạy hai bài ở hai dạng văn khác nhau.
Qua nghiên cứu tôi thấy hai bài Tập đọc này rất hay, nó phù hợp với tâm sinh lý
học sinh và phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Từ đó giúp các em đọc đúng,
đọc chính xác các âm khó, vần khó, tiếng khó, học sinh xác định được giọng đọc và
luyện đọc diễn cảm tốt từ đó các em càng thêm yêu quê hương đất nước, thấy được sự
đổi mới tiến bộ rõ nét của lịch sử đất nước. Như chúng ta đã biết có hai cách dạy bài
Tập đọc. Cách một dạy theo trình tự đã thống nhất. Cách hai đưa phần luyện đọc diễn
cảm lên trên phần tìm hiểu nội dung. Dưới đây là nội dung giáo án mà tôi tiến hành
dạy thực nghiệm.
Bài 1:
Hồ Gươm
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài: Phát âm đúng các tiếng, từ khó: khổng lồ, long lanh, lấp ló,
xum xuê.
- Ôn vần ươm, ươp. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
- Hiểu được các từ ngữ và nội dung bài.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK tr 118, 119.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
TG
CÁC HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU
5’
1.Kiểm tra bài cũ
GV
HS
- Gọi H đọc lại bài: Hai chị em
Vài H
- Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi
chơi một mình?
2’
20
’
2.Bài mới
* Giới thiệu bài
-Cho H quan sát tranh
-H quan sát
HĐ1.Hướng dẫn H
luyện đọc
- G đọc mẫu và cho H xác định số H xác định.
- 14 -
câu.
* Hướng dẫn H luyện đọc từ khó:
+ G đưa từ và hướng dẫn cách đọc:
khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.
+ Giải nghĩa: Long lanh là chói sáng,
lóng lánh.
Lấp ló: Bày ra một phần,
ló ra thụt vào.
* Hướng dẫn H đọc bài:
* Cho H luyện đọc câu
- G đọc mẫu câu 2 và hướng dẫn cách
đọc.
+ Các câu 3, 4 làm tương tự
* Hướng dẫn luyện đọc đoạn:
+ G đọc mẫu đoạn 1 và hướng dẫn
cách đọc
+ Đoạn 2 làm tương tự.
+ Gọi H đọc nối tiếp đoạn
- Đọc cả bài: G đọc mẫu
HĐ2. Ôn vần
8’
H đánh
phân tích.
1 dãy
1 dãy
1 dãy
Vài lần
Nhiều H
Ghi bảng: ươm- ươp.
- Gọi H đọc lại, so sánh 2 vần.
H đánh vần, đọc
trơn
- Tìm tiếng trong bài có vần ươm?
H tìm
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ươm, H tìm
ươp?
+ Tìm từ chứa tiếng có vần ươm, H tìm
ươp?
- Cho H nói câu chứa tiếng có vần Nhiều H nói.
ươm, ươp.
Tiết 2
12
’
vần,
HĐ1.Luyện đọc
- G đọc mẫu cả bài
- Cho H đọc đoạn 1
- 15 -
H đọc thầm.
1 dãy.
- Cho H đọc đoạn 2
- Gọi H đọc nối tiếp đoạn.
- Gọi H đọc cả bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
10
’
HĐ2. Tìm hiểu nội - Gọi H đọc đoạn 1
dung
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
+ Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ
Gươm trông đẹp như thế nào?
- Gọi H đọc đoạn 2
+ Tìm những từ ngữ tả cầu Thê Húc?
- G đọc diễn cảm bài văn
- Cho H đọc
1 dãy.
Nhiều lần
Nhiều H
2H
H trả lời
H trả lời
2H
H trả lời
H đọc
HĐ3. Luyện nói
- Cho H nêu chủ đề luyện nói.
Tìm câu văn tả
- Cho H quan sát tranh( 119)
cảnh phù hợp.
- Cho H nêu tên 3 bức ảnh?
- Yêu cầu H tìm câu văn trong bài Nhiều H nói.
phù hợp với mỗi bức tranh.
- G nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi H đọc lại cả bài.
H đọc
- VN: Đọc lại bài và chuẩn bị bài
sau.
10
’
3’
Bài 2:
Luỹ tre
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: luỹ tre, rì rào, gọng vó,
bóng râm. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
- 16 -
- Ôn vần iêng. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêng.Điền vần
iêng hoặc yêng.
- Hiểu nội dung bài.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK tr 121- 122
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
TG
CÁC HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU
5’
1.Kiểm tra bài cũ
2’
20
’
8’
GV
HS
- Gọi H đọc lại bài: Hồ Gươm.
2-3 H đọc
- Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ H trả lời
Gươm trông đẹp như thế nào?
2.Bài mới
*Giới thiệu bài
HĐ1.Hướng dẫn H * G đọc mẫu và cho H xác định số
luyện đọc
dòng thơ.
* Hướng dẫn H luyện đọc từ khó:
- G đưa từ và hướng dẫn cách đọc:
luỹ tre, rì rào, gọng vó, đầy nắng,
bóng râm.
- Giải nghĩa: Rì rào là tiếng, gió
thổi vào lũy tre
Bần thần là như ngây
người ra
* Hướng dẫn H đọc bài:
- Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ:
+ G đọc mẫu khổ 1 và hướng dẫn
cách đọc
+ Đọc khổ 2 làm tương tự.
+ Gọi H đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Đọc cả bài: G đọc mẫu
HĐ2. Ôn vần
Ghi bảng: iêng- yêng.
- Gọi H đọc lại, so sánh 2 vần.
- Tìm tiếng trong bài, ngoài bài có
- 17 -
H xác định.
H đánh vần, phân
tích.
1 dãy
1 dãy
Nhiều lần
Nhiều H
H tìm
vần iêng?
+ Tìm từ chứa tiếng có vần iêng, H tìm
yêng?
- Cho H nói câu chứa tiếng có vần Nhiều H nói.
iêng, yêng?
Tiết 2
12
’
10
’
HĐ1.Luyện đọc
- G đọc mẫu cả bài
- H đọc khổ thơ 1
- H đọc khổ thơ 2
- Gọi H đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Gọi H đọc cả bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2. Tìm hiểu nội
- Gọi H đọc khổ thơ 1
dung
+ Những câu thơ nào tả luỹ tre vào
buổi sớm?
- Gọi H đọc khổ thơ 2
+ Những câu thơ nào tả luỹ tre vào
buổi trưa?
+ Buổi trưa bên luỹ tre có gì vui?
- G đọc diễn cảm bài thơ
- Cho H đọc bài thơ.
H đọc thầm.
1dãy.
1dãy.
Nhiều lần
Nhiều em
1-2 H
1-2 H
1-2 H
Nhiều H
HĐ3. Luyện nói
- Cho H nêu chủ đề luyện nói.
- Từng cặp H hỏi đáp theo mẫu.
- G nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi H đọc lại cả bài.
1H
- VN: Đọc lại bài và chuẩn bị bài
sau.
10
’
3’
C. PHẦN KẾT LUẬN
- 18 -
Hỏi đáp về các
loài cây.
Nhiều H nói.
Qua quá trình nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh luyện
đọc, qua thực nghiệm dạy giờ Tập đọc có áp dụng một số biện pháp đã nêu vào việc rèn
đọc cho học sinh lớp 1, tôi thấy kết quả thu được ở giờ dạy thực nghiệm cao hơn kết
quả của giờ dạy hàng ngày. Điều đó chứng tỏ rằng để giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao,
giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc. Tùy từng bài mà
giáo viên lựa chọn và áp dụng những biện pháp phù hợp để làm sao đạt kết quả cao
nhất cho 1 giờ Tập đọc. Muốn vậy người giáo viên cần phải làm được những công việc
sau:
Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được những
tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có những biện pháp thích hợp để giải
quyết những tình huống đó. Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan trong
giờ học, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn giúp các em luôn tự giác, tích cực trong
hoạt động nhận thức và tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, có như vậy giờ dạy mới
đạt hiệu quả cao. Để việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh
lớp 1 nói riêng thì người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
cho bản thân, đặc biệt là kiến thức văn học và phương pháp dạy thích hợp. Qua nghiên
cứu học tập, qua các chuyên đề, tài liệu chuyên môn, sách Tiếng Việt nâng cao, thông
tin giáo dục Tiểu học, chuyên đề về phương pháp Tiếng Việt ở Tiểu học, về các sách
tham khảo. Song bên cạnh đó cần có sự quan tâm đúng mức của Đảng, Nhà nước đối
với sự nghiệp giáo dục. Có như vậy việc giảng dạy của giáo viên mới không bị chi phối
và đạt được kết quả mong muốn.
Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu
nhà trường, tôi đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài “Một số biện pháp rèn đọc cho học
sinh lớp 1” trên địa bàn lớp 1 trường Tiểu học Khương Thượng. Do thời gian có hạn
và kinh nghiệm còn chưa nhiều, năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình điều tra phân tích, nghiên cứu. Vì vậy tôi kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp.
- 19 -
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên là của tôi, không sao chép của
người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2014
NGƯỜI VIẾT
Phan Th ị G ấm
Ý KIẾN CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..……………………………..
- 20 -