Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thiết kế mạch điều khiển đèn LED bằng nút ấn sử dụng arduino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA
---------

BÁO CÁO
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề Tài: Thiết kế mạch điều khiển đèn LED bằng nút ấn sử dụng Arduino
Giảng viên hướng dẫn: Th.s. Nguyễn Thị Hiền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Hưng
Lớp : KTĐ-ĐT K14D

Hà Nội, 5 tháng 8 năm 2017

Page | 1


Mục lục
PHẦN 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU – GIỚI HẠN..............................2
1.1 MỤC TIÊU................................................................................2
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................2
1.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...................................................................2
PHẦN 2. TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ---THIẾT KẾ MẠCH.............3
2.1 Tìm hiểu tổng quan về arduino..................................................3
2.2. tìm hiểu các thiết bị được sử dụng trong mạch.........................5
2.3 cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mạch...............................14
PHẦN 3.THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MẠCH..............................15
3.1 Thiết kế mach phần cứng.........................................................15
3.2 lưu đồ của chương trình...........................................................17
3.3 Lập trình phần mềm.................................................................17
3.4 mô phỏng trên proteus.............................................................23


KẾT LUẬN......................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................27

Page | 1


Lời Nói Đầu
Trong thời đại bùng nổthông tin hiện nay khả năng ứng dụng và tiềm lực phát triển
của thông tin quảng cáo là rất lớn,việc áp dụng các kỹ thuật mới vào lĩnh vực trên là
rất cần thiết. Khi đi đến đâu ta cũng dễdàng bắt gặp những panô, áp phích, những
bảng quảng các bằng điện tửchạy theo nhiều hướng khác nhau, với những chữ và hình
ảnh cùng nhiều màu sắc thật ấn tượng.kéo theo những sản phẩm điện tử ngày càng
phổ biến. Với sự phát triển mạnh mẽ của vi điều khiển, chỉ cần một tác động nhẹ đủ
làm cho các thiết bị được điều khiển một cách nhanh chóng.
Nhận thức được sự tiện lợi cùng những ưu điểm vượt trội từ việc sử dụng của các vi
điều khiển đem lại mà em đi đến quyết định chọn đề tài “THIẾT KẾ MACH ĐIỀU
KHIỂN LED BẰNG NÚT ẤN SỬ DỤNG ARDUINO” để thực hiện đồ án cho môn
học này .
Trong quá trình thực hiện đồ án, em tuy có nhiều thiếu sót nhưng nhờ được sự hướng
dẫn nhiệt tình cùng những góp ý quý giá mà cô giáo Nguyễn Thị Hiền mang lại,em
mới có thể hoàn thành tốt đồ án cho môn học này. Vì đây là lần thực hiện đồ án đầu
tiên cho môn chuyên nghành nên mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em rất mong nhận được nhiều đóng góp ý kiến
từ cô Nguyễn Thị Hiền nói riêng và các thầy cô giáo bộ môn KHOA CÔNG NGHỆ
TỰ ĐỘNG HÓA nói chung để đồ án môn học này ngày càng được hoàn thiện hơn ,
em xin chân thành cảm ơn!
Nhận xét của GVHD :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
....
.........................................................................................................................................
.
Page | 1


PHẦN 1: GIỚI THIỆU YÊU CẦU – GIỚI HẠN

1.1 MỤC TIÊU
Sau khi thực hiện xong đề tài này em sẽ hiểu rõ được nguyên lí làm việc của các thiêt
bị mô hình ,cũng như điều khiển mạch đèn led bằng nút ấn sử dụng arduino một các
thành thạo nhất,làm chủ được công nghệ này để có thể tự tay thiết kế sản xuất cho mình
một mạch led.

1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại bùng nổthông tin hiện nay khảnăng ứng dụng và tiềm lực phát triển của
thông tin quảng cáo là rất lớn,việc áp dụng các kỹthuật mới vào lĩnh vực trên là rất cần
thiết. Khi đi đến đâu ta cũng dễdàng bắt gặp những panô, áp phích, những bảng quảng
các bằng điện tửchạy theo nhiều hướng khác nhau, với những chữvà hình ảnh cùng
nhiều màu sắc thật ấn tượng.kéo theo những sản phẩm điện tử ngày càng phổ biến. Với
sự phát triển mạnh mẽ của vi điều khiển, chỉ cần một tác động nhẹ đủ làm cho các thiết
bị được điều khiển một cách nhanh chóng.
Chính vì lí do đó đã thôi thúc tính tò mò và ham học hỏi trong em,phải nắm bắt được
nguyên lí hoạt động,quy trình thiết kế lắp đặt, cũng như nắm bắt công nghệ sản suất,
em đã quyết định chọn đề tài này.

1.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Bằng những kiến thức cơ bản đã được học mà em đã có khả năng thiết kế lắp
Ráp ,mô phỏng được hệ mạch điều khiển đèn led bằng nút ấn sử dụng arduino. Mô hình

hầu hết sử dụng các linh kiện phổ biến trên thị trường và có giá cả phù hợp với điều kiện
tài chính của các bạn sinh viên.

Page | 2


PHẦN 2. TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ---THIẾT KẾ MẠCH

2.1 Tìm hiểu tổng quan về arduino
Arduino ra đời tại thị trấn Ivrea thuộc nước Ý và được đặt theo tên một vị vua vào
thế kỷ thứ 9 là King Arduin. Arduino chính thức được đưa ra giới thiệu vào năm 2005
như là một công cụ khiêm tốn dành cho các sinh viên của giáo sư Massimo Banzi, là
một trong những người phát triển Arduino, tại trường Interaction Design Instistute Ivrea
(IDII). Mặc dù hầu như không được tiếp thị gì cả, tin tức về Arduino vẫn lan truyền với
tốc độ chóng mặt nhờ những lời truyền miệng tốt đẹp của những người dùng đầu tiên.
Hiện nay Arduino nổi tiếng tới nỗi có người tìm đến thị trấn Ivrea chỉ để tham quan nơi
đã sản sinh ra Arduino.

Hình 2.1.1:những thành viên khởi xướng ARDUNO
Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau
hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn
mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit.
Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog,
Page | 3


14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.
Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang đến một
phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và giới
chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua

các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho những người yêu thích
mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt độ và phát hiện chuyển động.
Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá
nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng
ngôn ngữ C hoặc C++.
Giá của các board Arduino dao động xung quanh €20, hoặc $27 hoặc 574 468VNĐ, nếu
được "làm giả" thì giá có thể giảm xuống thấp hơn $9. Các board Arduino có thể được
đặt hàng ở dạng được lắp sẵn hoặc dưới dạng các kit tự-làm-lấy. Thông tin thiết kế phần
cứng được cung cấp công khai để những ai muốn tự làm một mạch Arduino bằng tay có
thể tự mình thực hiện được (mã nguồn mở). Người ta ước tính khoảng giữa năm 2011 có
trên 300 ngàn mạch Arduino chính thức đã được sản xuất thương mại, và vào năm 2013
có khoảng 700 ngàn mạch chính thức đã được đưa tới tay
người dùng.

Hình 2.1.2: hình ảnh arduino

Page | 4


2.2. tìm hiểu các thiết bị được sử dụng trong mạch
 ARDUINO UNO
Mạch Arduino Uno là dòng mạch Arduino phổ biến, khi mới bắt đầu làm quen, lập
trình với Arduino thì mạch Arduino thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện
dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (Mạch Arduino Uno R3).
Arduino Uno R3 là dòng cơ bản, linh hoạt, thường được sử dụng cho người mới bắt
đầu. Bạn có thể sử dụng các dòng Arduino khác như: Arduino Mega, Arduino Nano,
Arduino Micro… Nhưng với những ứng dụng cơ bản thì mạch Arduino Uno là lựa chọn
phù hợp nhất.

Hình 2.2.1:ARDUINO UNO R3


Page | 5


Thông số cơ bản của Mạch Arduino UNO R3
Vi điều khiển

ATmega328P

Điện áp hoạt động

5V

Điện áp đầu vào (khuyên
dùng)

7-12V

Điện áp đầu vào (giới hạn)

6-20V

Chân Digital I/O

14 (Với 6 chân PWM output)

Chân PWM Digital I/O

6


Chân đầu vào Analog

6

Dòng sử dụng I/O Pin

20 mA

Dòng sử dụng 3.3V Pin

50 mA

Bộ nhớ Flash

32 KB (ATmega328P) với 0.5KB dùng bởi bootloader

SRAM

2 KB (ATmega328P)

EEPROM

1 KB (ATmega328P)

Clock Speed

16 MHz

LED_BUILTIN


13

Chiều dài

68.6 mm

Chiều rộng

53.4 mm

Trọng lượng

25 g

Arduino Uno Board sử dụng vi điều khiển

Page | 6


Hình 2.2.2 :Arduino Uno Board sử dụng vi điều khiển

Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là: ATmega8 (Board
Arduino Uno r2), ATmega168, ATmega328 (Board Arduino Uno r3). Bộ não này có thể
xử lí những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều
khiển từ xa, điều khiển động cơ bước, điều khiển động cơ serve, làm một trạm đo nhiệt độ
– độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,… hay những ứng dụng khác.
Mạch Arduino UNO R3 với thiết kế tiêu chuẩn sử dụng vi điều khiển
ATmega328. Tuy nhiên nếu yêu cầu phần cứng của bạn không cao hoặc túi tiền không
cho phép, bạn có thể sử dụng các loại vi điều khiển khác có chức năng tương đương
nhưng rẻ hơn như ATmega8 (bộ nhớ flash 8KB) hoặc ATmega168 (bộ nhớ flash 16KB).

Nguồn sử dụng
Arduino UNO R3 có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài
với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC hoặc điện áp giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp
nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu
cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên, bạn sẽ làm hỏng Arduino UNO.

Page | 7


Các chân năng lượng
GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng các
thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với
nhau.
5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của
nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở chân
này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không được lấy nguồn 5V từ chân này
để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn.
RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương đương với việc
chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.
Lưu ý:
Arduino UNO không có bảo vệ cắm ngược nguồn vào. Do đó bạn phải hết sức cẩn
thận, kiểm tra các cực âm – dương của nguồn trước khi cấp cho Arduino UNO. Việc
làm chập mạch nguồn vào của Arduino UNO sẽ biến nó thành một miếng nhựa chặn
giấy. mình khuyên bạn nên dùng nguồn từ cổng USB nếu có thể.
Các chân 3.3V và 5V trên Arduino là các chân dùng để cấp nguồn ra cho các thiết bị
khác, không phải là các chân cấp nguồn vào. Việc cấp nguồn sai vị trí có thể làm hỏng
board. Điều này không được nhà sản xuất khuyến khích.

Cấp nguồn ngoài không qua cổng USB cho Arduino UNO với điện áp dưới 6V có thể
làm hỏng board.
Cấp điện áp trên 13V vào chân RESET trên board có thể làm hỏng vi điều khiển
ATmega328.
Page | 8


Cường độ dòng điện vào/ra ở tất cả các chân Digital và Analog của Arduino UNO nếu
vượt quá 200mA sẽ làm hỏng vi điều khiển.
Cấp điệp áp trên 5.5V vào các chân Digital hoặc Analog của Arduino UNO sẽ làm
hỏng vi điều khiển.
Cường độ dòng điện qua một chân Digital hoặc Analog bất kì của Arduino UNO vượt
quá 40mA sẽ làm hỏng vi điều khiển. Do đó nếu không dùng để truyền nhận dữ liệu,
bạn phải mắc một điện trở hạn dòng.
Khi các bạn sử dụng mạch Arduino, đặc biệt một số bạn mới bắt đầu tiếp xúc, làm quen
thì việc cấp nguồn nên thận trọng. Theo mình thì nên sử dụng nguồn 5V chuẩn qua
USB, hoặc sử dụng nguồn 9v cấp cho cổng đầu vào mạch Arduino. Trách trường hợp
hỏng mạch Arduino.
Bộ nhớ sử dụng
Vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn sử dụng trên Arduino uno r3 có:
32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ Flash
của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số này sẽ được dùng cho
bootloader nhưng đừng lo, bạn hiếm khi nào cần quá 20KB bộ nhớ này đâu.
2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến bạn khai báo khi
lập trình sẽ lưu ở đây. Bạn khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ RAM.
Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi nào bộ nhớ RAM lại trở thành thứ mà bạn phải bận
tâm. Khi mất điện, dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory): đây
giống như một chiếc ổ cứng mini – nơi bạn có thể đọc và ghi dữ liệu của mình vào đây
mà không phải lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu trên SRAM.


Page | 9


Các cổng vào/ra trên Arduino Board

Hình 2.2.3: Các cổng vào/ra trên Arduino Board
Mạch Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ
có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi
chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328
(mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive – RX)
dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này.
Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây. Nếu không
cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết
Page | 10


Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải
8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite(). Nói một
cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay
vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các chức năng
thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các
thiết bị khác.
LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút Reset,
bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi chân này
được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
Arduino UNO Broad có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu

10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên
board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là
nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện
áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.

Lập trình cho Arduino
Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn ngữ
này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring lại là
một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là Wiring, một số khác thì gọi là C hay
C/C++. Riêng mình thì gọi nó là “ngôn ngữ Arduino”, và đội ngũ phát triển Arduino
cũng gọi như vậy. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất
dễ học, dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình Arduino sẽ rất dễ
thở đối với bạn.

Page | 11


Để lập trình cho Mạch Arduino, nhà phát triển cung cấp một môi trường lập trình
Arduino được gọi là Arduino IDE (Intergrated Development Environment) như hình
dưới đây.

 Button (nuts bấm)
Đây là loại button rất phổ biến, cũng như đèn LED, loại button này cũng có các kính
thước cạnh 6mm hoặc 12m. Loại 6mm hay được dùng trong các dự án nhỏ và loại
còn lại dùng cho các dự án bự hơn và cần nút to để ngầu hơn. Mình thì cực thích loại
12mm vì nó to, dễ hàn và bấm sướng tay, không đau tay như loại 6mm. Và giá thành
thì khá rẻ, loại 6mm có giá khoảng 1500 dồng và 2500 đồng cho loại 12mm.


Page | 12


Nút nhấn 6mm

Nút nhấn 12mm
Loại này tuy là 4 chân, nhưng thực chất cũng chỉ là 2 chân mà thôi, bạn xem hình dưới
là rõ ngay.

Ngoài ra, vì có 4 chân nên nó khá vững chãi và rất khó hư!
 Điện trở
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp
chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện
trở có trị số khác nhau.

Page | 13


Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.

Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
 LED
LED( viết tắt của Light Emitting Diode) hay còn gọi là diod phát quang, chiếu sáng
nhờ 2 điện cực với chất liệu bán dẫn.

2.3 cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mạch
 Cấu tạo
Mạch được thiết kế trên phần mềm proteus
Gồm các thiết bị :arduno uno,điện trở,nút bấm ,điện trở,led.
 Nguyên lí hoạt động

Page | 14


Để thiết kế được mạch này, sau khi thảo luận và tham khảo ý kiến của thầy giáo ,
cô giáo hướng dẫn, em đã thống nhất sử dụng phương pháp điều khiển led dùng nút
bấm để điều khiển các chế độ của mach led. Ở phương pháp này, tín hiệu được truyền
từ nút bấm vào Arduino và được tính toán ra tín hiệu, rồi tín hiệu này lại được truyền
từ Arduino ra led, tín hiệu truyền ra không liên tục mà theo từng xung nhịp một. Mỗi
xung nhịp sẽ cách nhau 1ms. Làm cho mạch led thay đổi các chế độ khi ta xử dụng
và tác động hết 4 nút bấm được mô phỏng trên mạch.


Nút bấm 1 mạch sáng điều rồi tắt dần



Nút bấm 2 mạch sáng nhấp ngáy 5 lần



Nút bấm 4 mạch sang nấp nháy xen kẽ 5 lần



bấm 2 mạch sáng nhấp ngáy 5 lần

PHẦN 3.THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MẠCH

3.1 Thiết kế mach phần cứng
 Mạch phần cứng bao gồm

 ARDUNO
 ĐIỆN TRỞ
 NÚT BẤM
 LED
 Được mô tả bằng hình ảnh dưới đây

Page | 15


Hình3.1.1 :mạch nguyên lí

Page | 16


3.2 lưu đồ của chương trình



Çu


n hiÖ
u?

S

§
V1

Xung=a-b


S

§

Kh«ng

n hiÖ
u

S

§
V3

Xung=b

S

§
Dõng 5s

§ ñ 5s?

S

§
§ ¶o chiÒ
u



n hiÖ
u?

V2

S

§

S
Xung=
xung-d

D? ng 2s

§ ñ 2s

§
V3

S

§
§ ¶o chiÒ
u

Xung=d

S


§
Dõng

3.3 Lập trình phần mềm
 CODE của mạch
byte ledPin[] = {8,9,10,11,12,13};
byte pinCount;

Page | 17


int key1=7;
int key2=6;
int key3=5;
int key4=4;
void setup() {
pinCount = sizeof(ledPin);
for (int i=0;ipinMode(ledPin[i],OUTPUT);
digitalWrite(ledPin[i],LOW);
}
pinMode(key1,INPUT);
pinMode(key2,INPUT);
pinMode(key3,INPUT);
pinMode(key4,INPUT);
}
Page | 18



void loop() {
int KEY1 = digitalRead(key1);
int KEY2 = digitalRead(key2);
int KEY3 = digitalRead(key3);
int KEY4 = digitalRead(key4);

if(KEY1==LOW)
{
for (int i=0; i < pinCount; i++) {
digitalWrite(ledPin[i],HIGH);
delay(100);
}
for (int i = 0;i < pinCount; i += 1) {
digitalWrite(ledPin[i],LOW);
delay(100);
Page | 19


}

}

///key2////
if(KEY2==LOW)
{
for (int j=0; j < 5; j++)
{
digitalWrite(ledPin[0],HIGH);
digitalWrite(ledPin[2],HIGH);
digitalWrite(ledPin[4],HIGH);

digitalWrite(ledPin[1],HIGH);
digitalWrite(ledPin[3],HIGH);
digitalWrite(ledPin[5],HIGH);
Page | 20


delay(150);
digitalWrite(ledPin[0],LOW);
digitalWrite(ledPin[2],LOW);
digitalWrite(ledPin[4],LOW);
digitalWrite(ledPin[1],LOW);
digitalWrite(ledPin[3],LOW);
digitalWrite(ledPin[5],LOW);
delay(150);
}
for (int i=0;ipinMode(ledPin[i],OUTPUT);
digitalWrite(ledPin[i],LOW);
}
}
///key3///
Page | 21


if (KEY3== LOW)
{
digitalWrite(ledPin[3],HIGH);
}
else
{

digitalWrite(ledPin[3],LOW);
}
///key4//

if (KEY4== LOW)
{
for (int j=0; j < 5; j++)
{
digitalWrite(ledPin[0],HIGH);
Page | 22


digitalWrite(ledPin[2],HIGH);
digitalWrite(ledPin[4],HIGH);
digitalWrite(ledPin[1],LOW);
digitalWrite(ledPin[3],LOW);
digitalWrite(ledPin[5],LOW);
delay(150);
digitalWrite(ledPin[0],LOW);
digitalWrite(ledPin[2],LOW);
digitalWrite(ledPin[4],LOW);
digitalWrite(ledPin[1],HIGH);
digitalWrite(ledPin[3],HIGH);
digitalWrite(ledPin[5],HIGH);
delay(150);
}
for (int i=0;iPage | 23



×