Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giai bai tap mon vat ly lop 6 bai 13 mat phang nghieng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.26 KB, 3 trang )

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 6 Bài 13: Mặt phẳng nghiêng
Hướng dẫn giải bài tập lớp 6 Bài 13: Mặt phẳng nghiêng
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lực cần thiết phải tác dụng vào vật để kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng
nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Lưu ý:
Trong thực tế đời sống, dùng mặt phẳng nghiêng để kéo hoặc đẩy vật lên cao
nhẹ nhàng hơn so với khi kéo hoặc đẩy lên theo phương thảng đứng. Do đó, đi lên
theo phương mặt phẳng nghiêng nhẹ nhàng hơn là leo lên theo phương thẳng
đứng. Quan niệm này sai ở chỗ khi đi lên theo phương mặt phảng nghiêng vẫn
phải nâng thân mình lên với một lực tối thiểu bằng trọng lượng cơ thể
Lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng không những phụ thuộc vào độ dốc
của mặt phẳng nghiêng mà còn phụ thuộc vào góc nghiêng a giữa phương của lực
kéo Fk và mặt phẳng nghiêng. Lực kéo có lợi nhất khi a = 0, phương của lực kéo
Fk song song với mặt phẳng nghiêng.
Cái nêm, đinh ốc, đinh vít đều dựa trên nguyên lí của mặt phẳng nghiêng.
Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực ta cần thiết phải tác dụng vào vật để kéo
vật lên theo mặt phẳng nghiêng cũng càng nhỏ.
Lưu ý: Khi làm thí nghiệm để kiểm tra sự phụ thuộc của lực kéo vật lên theo mặt
phảng nghiêng vào độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta có thể làm thay đổi độ
nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng các cách sau : giữ nguyên độ cao ban đẩu và
thay đổi chiều dài mặt phẳng nghiêng ; hoặc giữ nguyên chiều dài và thay đổi độ
cao ban đầu của mặt phẳng nghiêng. Trong thực tế thì để thay đổi độ nghiêng của
mặt phẳng nghiêng, người ta chỉ có thể giữ nguyên độ cao ban đầu và thay đổi độ
đài của mặt phẳng nghiêng.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
C1: - Đo trọng lượng của vật p = F1 và ghi kết quả vào bảng dưới.
- Đo lực kéo vật F2 trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác nhau:
+ Lần 1: Dùng tấm ván có độ dài ngắn nhất và lắp thí nghiệm như hình trong
SGK. cầm lực kéo vật lên từ từ dọc theo mặt phẳng nghiêng. Đọc và ghi số chỉ cùa
lực kế vào bảng.


+ Lần 2: Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí
nghiệm và ghi tiếp số chì của lực kế vào bảng.

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam


+ Lần 3: Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm
và ghi tiếp sô chỉ của lực kế vào bảng.

C2. Trong thí nghiệm ở hình 14.2 em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng
nghiêng bằng cách nào ?
Trả lời:
-

Giảm độ cao đầu của mặt phẳng nghiêng.

-

Tăng độ dài của mặt phảng nghiêng.

- Giảm độ cao đầu mặt phẳng nghiêng đổng thời tăng độ dài của mặt phẳng
nghiêng.
C3. Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.
- Người công nhân có thể dùng tấm ván để tạo mặt phẳng nghiêng và chuyển dễ
dàng các thùng dầu nhớt nặng lên (xuống) xe tải.
- Người Ai Cập đã biết đắp những con đường dốc để di chuyển những khối đá lớn
lên cao trong quá trình xây dựng kim tự tháp.
C4. Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn ?
Trả lời:
Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít, thì lực nâng người khi đi càng nhỏ

(tức là càng đỡ mệt hơn).
C5. Ở hình 14.3 chú Bình đă dùng một lực 500N để đưa một thùng phuy nặng
2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Bình
dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây ?
a) F = 2000N ; c) F < 500N
b) F > 500N ; d) F = 500N Hãy giải thích câu trả lời của em.

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam


Trả lời:
c) F < 500 N, vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ giảm

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam



×