Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

báo cáo đánh giá về sự khác nhau giữa nam nữ trong hành vi mua hàng ngẫu hứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.98 KB, 13 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM & NỮ TRONG
HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG

Ngày nay, hoạt động marketing gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Chính vì vậy, khách
hàng có quyền lực hơn bao giờ hết. Họ có thể trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát sản
phẩm, dịch vụ tiêu thụ ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, đồng nghĩa với nó là khách
hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn và ít trung thành với một nhãn hiệu nào đó hơn.
Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin
khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này
trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự
thay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh. Nhu cầu của
khách hàng luôn thay đổi dựa trên các yếu tố như xã hội, văn hóa, kinh tế, sở
thích…. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích hành vi của người tiêu dùng đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa ra những xu hướng kinh doanh mới, nhanh
1


chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội trong sự phát triển và sự lớn mạnh
lâu bền của công ty. Hành vi mua hàng ngẫu hứng là một trong các loại hành vi mua
hàng tiêu biểu của khách hàng. Hành vi này cũng là một đối tượng nghiên cứu của
lĩnh vực marketing.
Bằng việc áp dụng những kiến thức cơ bản của bộ môn Marketing; kết hợp sử
dụng các phương pháp tư duy tổng hợp và phân tích số liệu thực tế, tôi xin trình bày
báo cáo đánh giá về sự khác nhau giữa nam & nữ trong hành vi mua hàng ngẫu
hứng có sử dụng kết quả khảo sát thực tế tại công ty nơi tôi đang công tác với những
nội dung sau:
1. Các khái niệm:
a. Hành vi mua hàng:
Là toàn bộ phản ứng hay cách cư xử của một người trong việc trao đổi tiền
tệ lấy hàng hóa là vật dụng hoặc dịch vụ. Hành vi mua hàng có thể thuộc về ý


thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác của người
mua hàng
b. Hành vi mua hàng ngẫu hứng:
Hành vi mua hàng ngẫu hứng là một hành vi mua hàng không có kế hoạch
xuất hiện ngay trước khi mua với mong muốn sở hữu một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó. Một người có xu hướng mua hàng như vậy được gọi là một người mua
hàng ngẫu hứng. Các nghiên cứu cho thấy tình cảm và cảm xúc đóng một vai trò
quyết định trong hành vi mua hàng ngẫu hứng và chúng được kích hoạt mạnh khi
người mua tiếp xúc với môi trường kinh doanh có nhiều thông điệp liên quan đến
hàng hóa.
2


2. Phân tích sự khác nhau giữa hành vi mua hàng ngẫu hứng của nam và nữ
2.1 Mức độ mua hàng ngẫu hứng của nam và nữ:
Từ xa xưa, quan niệm truyền thống của xã hội về vai trò của nam giới và nữ
giới được bắt nguồn từ sự hòa hợp giữa luật viết và tục lệ trong lĩnh vực tổ chức và
quản lý gia đình: quyền lực của chủ gia đình thường nằm trong tay người cha hoặc
con trai trưởng. Ngày nay, không chỉ riêng châu Á, tại châu Âu và châu Mỹ vai trò
giới trong xã hội hiện đại vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi quan niệm truyền thống đó và tại
các gia đình nông thôn mức độ ảnh hưởng này sâu đậm hơn nhiều.
Chức năng kiểu mẫu của phần lớn phụ nữ trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng vẫn là lấy chồng - sinh con - gia đình - tổ ấm cho dù mức độ cùng tham
gia của người chồng có tăng cao hơn trước, ngày nay mặc dù phụ nữ vẫn thường đặt
nhu cầu của gia đình lên trước nhu cầu của bản thân nhưng họ cũng biết sắp xếp thời
gian để làm cho mình trở nên đẹp đẽ và lôi cuốn hơn. Và dẫu rằng có sự thay đổi
đáng kể trong mức độ đóng góp chính vào thu nhập gia đình, chúng ta vẫn phải
khẳng định vai trò kiểu mẫu của nam giới là người cung cấp tài chính chính, quyết
đoán và tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng trách của gia đình và xã hội. Tuy vậy, họ
cũng giành không ít thời gian để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu như chia xẻ thông tin

với đồng nghiệp, giải tỏa căng thẳng trong công việc…
Chính vì vậy, đặc điểm giới cũng là một yếu tố dẫn đến sự khác biệt khá rõ nét
trong hành vi mua hàng và đặc biệt là mua hàng ngẫu hứng của hai giới nam và nữ.
Mức độ mua hàng ngẫu hứng của nam giới có chiều hướng cao hơn nữ giới bởi nam
giới ít quan tâm đến việc mua hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho gia
đình vì việc đó gần như hoàn toàn do người phụ nữ trong gia đình lo liệu. Có thể nói
3


rằng, số lần mua hàng ngẫu hứng ở nam giới chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lần
mua hàng đặc biệt là nam giới độc thân.
2.2 Những sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng; khách hàng
thường mua ngẫu hứng ở đâu?
Qua nhiều kênh thông tin và khảo sát điều tra sơ bộ, có thể khẳng định rằng cả
hai giới nam và nữ đều có hành vi mua hàng ngẫu hứng. Tuy nhiên, rất khó có thể
khu biệt chính xác các sản phẩm mua ngẫu hứng của nam và nữ bởi chúng còn tùy
thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tính cách, vị
trí địa lý… Mặc dù vậy, sau khi tiến hành một cuộc khảo sát điều tra nhỏ với hơn 50
nhân viên nam và nữ người Việt Nam có độ tuổi từ 22 đến 35 làm việc tại chi nhánh
JTI tại 456 Đường Bưởi, Hà Nội, ở một góc độ hẹp, ta có kết quả:
(1)

Nữ giới (không phân biệt tình trạng hôn nhân) thường có xu hướng mua
thực phẩm, gia vị, bánh kẹo, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ nữ trang,
dụng cụ gia đình, hóa mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em… Hành vi này chứng tỏ
việc mua hàng của phụ nữ có liên quan chặt chẽ với chức năng mà họ
đảm nhận trong gia đình.

(1)


Nam giới (không phân biệt tình trạng hôn nhân) thường có xu hướng
mua ngẫu hứng các vật dụng, đầu tiên, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
như quần áo, giàp dép, hóa mỹ phẩm, bánh kẹo, thuốc lá, bật lửa, thắt
lưng, cà vạt…dịch vụ ăn uống và giải trí như karaoke, xem phim,
games, tiếp đến là các sản phẩm công nghệ được nam giới ưa thích như
đồ điện tử, máy ảnh, nghe nhạc, đĩa DVD...

4


Địa điểm thực hiện hành vi mua hàng ngẫu hứng rất đa dạng và cũng phụ
thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, trình độ, vị trí địa lý…Kết quả khảo
sát các nhân viên JTI cho thấy cả hai giới nam và nữ thường mua hàng ngẫu hứng
hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh tạp hóa, chợ truyền thống, người bán
rong, quán nước, hội chợ triển lãm, hệ thống kinh doanh đa cấp, nhà hàng, khu vui
chơi giải trí… Đây cũng là các kênh thương mại thông dụng trên thế giới.
Có một kênh bán hàng hiện đại khác xuất hiện như là hệ quả tất yếu của việc
phát triển công nghệ thông tin đó là kênh bán hàng trực tuyến. Hiện nay, tại Việt
Nam kênh bán hàng này chưa phát huy hiệu quả tối ưu như kỳ vọng của các nhà
hoạch định, tuy nhiên, bằng việc quảng bá hệ thống sản phẩm đa dạng, kênh thương
mại này cũng làm gia tăng tỷ lệ mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng đặc biệt là
giới trẻ.

2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng:
Những yếu tố sau ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ở cả hai giới nam và nữ
trong quá trình ra quyết định mua hàng ngẫu hứng:


Quảng cáo hay những hình ảnh bắt mắt:
Tác động của hoạt động quảng cáo bằng âm thành và hình ảnh “bắt mắt” đem


lại hiệu ứng to lớn trong việc kích thích các giác quan của đối tượng khách hàng cả
nam lẫn nữ khi mua sắm trực tiếp hay mua sắm trực tuyến. Quyết định mua ngẫu
hứng sẽ xảy ra khi một người tiêu dùng tiềm năng tìm thấy một điểm gì đó liên quan
đến một sản phẩm được quảng cáo hay niềm đam mê của người tiêu dùng bị khuấy
động trong một môi trường kinh doanh đặc biệt.
5




Niềm tin về một sức mạnh tiềm ần (niềm hy vọng):
Quyết định mua hàng ngẫu hứng làm cho người tiêu dùng “hả hê” vì đã sở

hữu được một tài sản nào đó làm thỏa mãn ngay lập tức nhu cầu mới phát sinh. Lúc
này, niềm tin về hiệu quả và giá trị của món đồ mang lại hoàn toàn lấn áp những
nghi ngờ của lý trí về giá trị thực chất hoặc nhu cầu thiết yếu của bản thân. Có người
cho rằng “bi kịch” của con người chính là cảm xúc và lý trí cùng tồn tại với nhau và
hiếm khi chúng dùng chung “một ngôn ngữ”. Mà cũng bởi lý do đó, cuộc sống mới
trở nên đa dạng và phong phú như vậy.


Khả năng tài chính:
Khả năng tài chính đóng vai trò quan trọng trong mọi quyết định mua hàng

đặc biệt là mua hàng ngẫu hứng. Bất kể khi hai giới có hoặc không có tự chủ về tài
chính, chỉ cần số lượng tài chính có thể đáp ứng được ngay ham muốn tức thời sở
hữu một sản phẩm nào đó thì quyết định mua hàng sẽ được thực thi một cách nhanh
chóng.



Đặc tính bên ngoài đồ vật:
Các đặc tính về hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị… của sản phẩm tác

động vào các giác quan của con người kích thích suy nghĩ và cảm nhận về nó. Ví dụ,
khi một người đi dạo tại một siêu thị, họ có thể không chủ định mua bánh kẹo. Tuy
nhiên, kẹo, kẹo cao su, kẹo bạc hà và sô cô la được hiển thị nổi bật tại các lối đi, thì
lập tức giác quan của người mua ngẫu hứng có thể bị kích hoạt và họ sẽ quyết định
mua chúng một cách hoàn toàn ngẫu hứng mặc dù trước đó họ không hề có dự định
mua bánh kẹo.


Giá cả:
6


Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới việc thúc đẩy hành vi mua hàng ngẫu
hứng. Khách hàng thuộc cả hai giới cho rằng họ thấy thích thú và tự cho phép mình
mua hàng ngoài dự tính bởi sức hấp dẫn trong thời kỳ giảm giá. Khách hàng nhận
thức về lợi ích thông qua việc họ tiết kiệm được một khoản tài chính so với trước khi
giảm giá. Như vậy, ta có thể nhận định rằng trong thời kỳ chiết khấu, doanh nghiệp
bán hàng tốt hơn và phần lớn quyết định mua của khách hàng trong thời gian này là
quyết định ngẫu hứng.
Nam giới thường chú ý những sản phẩm có giá trị lớn hơn những sản phẩm
gia dụng thông thường, do đó, khi có thông tin về giảm giá, họ sẽ quyết định mua
những mặt hàng này ngay. Còn nữ giới lại để ý đến những sản phẩm phục vụ nhu
cầu thường nhật, nên bất kể khi nào có giảm giá, họ sẽ mua nhiều thực phẩm, đồ gia
dụng, quần áo…



Đặc tính bốc đồng cá nhân:
Tính cách quyết định hành vi. Vì vậy, một người có tính bốc đồng, trong bối

cảnh thuận lợi, có biểu hiện cảm xúc hưng phấn, luôn mong muốn thể hiện mình
nhằm gây ảnh hưởng tới những người xung quanh (theo cả hai chiều hướng tích cực
hoặc tiêu cực), việc quyết định mua hàng sẽ nhanh hơn những người tỏ ra khép kín
và có suy tính “chín chắn”.


Sự thuận tiện:
Đây là việc hàng hóa có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

về mặt không gian và thời gian. Đó chính là khả năng cung ứng nhanh bởi nhà cung
cấp, quy trình thủ tục tiện lợi đối với khách mua hàng, khả năng hữu hiệu, dễ sử
dụng của hàng hóa…
7


2.4 Hậu quả của hành vi mua hàng ngẫu hứng
Hành vi mua hàng ngẫu hứng có ảnh hưởng mang tính tích cực và tiêu cực đối
với cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, ảnh hưởng mang tính tiêu cực có xu hướng
cao hơn nhiều so với tính tích cực.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai giới đặc biệt là nữ giới, việc mua sắm là
việc tốt để thư giãn tinh thần, xả ức chế và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhận
định này hoàn toàn đúng với điều kiện là việc mua sắm phải trong giới hạn cho phép
bởi nếu mua hàng nói chung và mua ngẫu hứng nói riêng vượt quá giới hạn thì chắc
chắn ảnh hưởng của nó sẽ trở nên tiêu cực.
Ngược lai, quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc tức thì trong quá trình tham
gia mua sắm. Liệu người mua hàng có thực sự hài lòng và “hả hê” về những sản
phẩm mình mua hay không? Câu trả lời là phần lớn người tiêu dùng cảm thấy tiếc

cho hành vi mua hàng của họ do đặc tính bốc đồng của một cá nhân, sự “lóa mắt”
của quảng cáo và đặc tính sản phẩm che lấp giá trị đích thực và nhu cầu thiết yếu của
bản thân. Yếu tố này làm cho người mua hàng có quyết định mua ngẫu hứng nhanh
và kết quả là khi trở về với thế giới thực tại, người tiêu dùng với “tiếng nói” của lý
trí sẽ bừng tỉnh “giấc mơ”. Kết quả tất yếu của chuỗi quy trình này là sự nhận ra vài
khuyết điểm hay hạn chế của sản phẩm để rồi từ đó xuất hiện sự hối tiếc hoặc không
hài lòng về sản phẩm vừa mua. Hậu quả của hành vi mua ngẫu hứng ảnh hưởng trực
tiếp tới các vấn đề về:
a. Tài chính: Vì khi mua ngẫu hứng không có kế hoạch, vội vàng và thiếu suy
nghĩ chúng ta hầu hết đều tin rằng mình đang kiểm soát tốt hành vi của mình.
Nhưng sự thật, chúng ta đang hành động mà không suy nghĩ và lường trước
8


những hậu quả lâu dài có thể xảy ra. Người mua ngẫu hứng sẽ lãng phí nguồn
lực tài chính để chi tiêu vào những mặt hàng không mang giá trị đủ để đáp
ứng nhu cầu và lợi ích cho người mua. Hành vi này gây ra lãng phí và làm
thâm hụt khả năng tài chính của người mua. Trong trường hợp khách hàng
dùng thẻ tín dụng mua hàng, việc kiểm soát hành vi sẽ khó khăn hơn vì nguồn
tài chính có thể đáp ứng luôn sẵn sàng thông qua giá trị thẻ. Vậy là khi người
mua không kiểm soát được chính mình, họ sẽ chi tiêu quá đà dẫn tới hậu quả
thâm hụt tài chính nghiêm trọng hoặc tự đưa mình vào tình trạng nợ nần
chồng chất. Đã có rất nhiều gia đình bị ngân hàng siết nợ tại Mỹ do người
mua hàng không tự chủ được bản thân khi mua hàng. Hành vi mua hàng ngẫu
hứng cũng là một nguyên nhân gây nên chứng bệnh cuồng mua sắm tại các
nước phát triển. Hiện tượng này thường xảy ra với nữ giới, những người nội
trợ trong gia đình do họ có điều kiện về tài chính và thời gian tiếp xúc với các
kênh thương mại, chi tiêu bằng thẻ tín dụng.
b. Cảm xúc: Cung bậc cảm xúc sau mua ngẫu hứng có thể được mô tả bằng hai
từ “thăng trầm” bởi cảm giác “hả hê, sung sướng” chỉ kéo dài một thời gian

ngắn rồi dần dần được thay bằng cảm giác ân hận, thất vọng và “tội lỗi”. Cảm
xúc tích cực ban đầu được thay thế bởi cảm xúc tiêu cực với những suy nghĩ
kiểu “tôi không nên làm như vậy” hoặc “giá mà…”. Lúc này “tiếng nói” của
lý trí đã làm cảm xúc của bạn tỉnh “giấc mơ”.
Cũng giống nhận định trên, phần lớn nhân viên nam trong khảo sát tại JTI đều
cho rằng họ cảm thấy không hài lòng lắm với những sản phẩm mua ngẫu
hứng, còn nhân viên nữ thì cảm thấy giá trị của hàng hóa không cao như
những gì họ mong đợi.
9


c. Phản ứng của người xung quanh: Người mua sẽ rơi vào tình huống phải “đối
phó” và giải thích không những về mặt hàng mình mua mà còn về hành vi
ngẫu hứng của mình cho người thân, bạn bè. Khi người xung quanh không
đánh giá cao giá trị hàng hóa mua ngẫu hứng, họ có thể chê bai, chỉ trích và
thờ ơ với những sản phẩm này gây ra sức ép về tâm lý cho người mua ngẫu
hứng. Và nhiều khi, trong gia đình sẽ xảy ra bất đồng quan điểm về việc mua
hàng, gây nên sự xung đột đáng tiếc giữa các thành viên trong gia đình.
d. Lãng phí: Người mua đa phần không khai thác hết giá trị của sản phẩm mua
ngẫu hứng. Khi xuất hiện sự hối tiếc, ân hận họ thường dùng chúng với sự thờ
ơ hoặc chỉ thỉnh thoảng dùng vì tiếc của. Tuy nhiên, có nhiều người lại tỏ ra
chán nản và bỏ ngay ví dụ như các sản phẩm may mặc, mỹ phẩm…Điều này
gây nên lãng phí lớn cho chính bản thân người mua nói riêng và xã hội nói
chung.
Kết quả khảo sát cho thấy đa phần nam giới tỏ ra không hài lòng và ân hận với
hành vi mua ngẫu hứng của mình nên họ thỉnh thoảng mới dùng sản phẩm và
thậm chí có người còn vứt bỏ ngay.
Còn nữ giới, có thể do bản tính căn cơ nên họ vẫn có xu hướng sử dụng sản
phẩm mua ngẫu hứng nhưng chủ yếu là do tiếc tiền hay tiết kiệm. Một số
người khi thấy chán sản phẩm thì ngay lập tức biếu tặng người thân hay bạn

bè.
3. Những biện pháp nhằm hạn chế hậu quả của việc mua hàng ngẫu hứng
Loại bỏ hoàn toàn hành vi mua hàng ngẫu hứng có thể là thách thức lớn với
tất cả mọi người. Tuy nhiên, theo tôi, nếu áp dụng những biện pháp sau đây, chúng ta
10


có thể phần nào chế ngự cảm xúc nhằm điều chỉnh hành vi mua hàng của mình. Các
biện pháp cụ thể như sau:
 Lên kế hoạch mua sắm cho bản thân và cho gia đình: Trước khi đi mua sắm
chúng ta nên liệt kê những món hàng dự định mua. Cố gắng chỉ tập trung lựa
chọn những mặt hàng này trong suốt quá trình mua sắm tại cửa hàng, siêu thị
hay chợ truyền thống….
 Dự trù kinh phí: Khi lập danh sách mua hàng nêu trên, nhiệm vụ quan trọng
là chúng ta phải tính toán tổng kinh phí của các mặt hàng cần mua. Nên quyết
định số tiền dùng trong lần mua hàng và cố gắng không tiêu quá số tiền đó.
 Dừng lại và suy nghĩ: Trước khi quyết định mua một món đồ nào đó, cần suy
nghĩ kỹ càng món đồ này chúng ta có thực sự cần thiết hoặc mong đợi hay
không. Ví dụ, khi mua một chiếc váy, chúng ta cần phải tự đặt câu hỏi liệu
chiếc áo nào mình đang có có thể kết hợp với chiếc váy này hay ngày mai cả
nhà có thích món thịt bò này không?
 Đừng để vấn đề giá cả lấn áp lý trí: Phải tự nhủ rằng giá rẻ không đồng nghĩa
với chất lượng tốt, tính hữu dụng và sự cần thiết sở hữu mặt hàng đó.
 Kiểm soát thời gian: Tự đặt cho mình giới hạn thời gian dành cho việc mua
sắm hoặc đừng quá quan tâm đến những cửa hàng ven đường bởi nó sẽ chiếm
kha khá thời gian của bạn.

Kết luận

11



Mua hàng ngẫu hứng là một vấn đề khá phổ biến trong xã hội hiện đại đặc biệt
tại các nước phát triển và đang phát triển. Ở Việt Nam hành vi này cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Hành vi này ngày càng gia tăng do nền kinh tế thế giới và khoa
học công nghệ không ngừng phát triển. Sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá trị
tiện ích và sự hấp dẫn của giá cả là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu thiết yếu của
người tiêu dùng. Hành vi mua hàng ngẫu hứng, trên một góc độ hẹp, đóng góp phần
nào vào sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện cảm xúc của con người. Tuy nhiên, hệ quả
tiêu cực của hành vi này là không nhỏ không những đối với người tiêu dùng mà còn
đối với toàn xã hội. Chính vì vậy, việc điều tiết cảm xúc để định hướng hành vi mua
sắm thực sự cần thiết và quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta.

Tài liệu tham khảo:
Web site:

www.ehow.com.vn
www.wikipedia.org.com
www.businessdictionary.com
www.betterbudgeting.com

Toàn bộ kết quả thống kê từ 50 mẫu điều tra thực tế tự thiết kế cho nhân viên JTIV
Hà Nội

12


Câu hỏi điều tra sơ bộ về hành vi mua hàng ngẫu hứng
Áp dụng cho nhân viên chi nhánh công ty JTIV tại Hà Nội
Bảng câu hỏi

Định nghĩa:
Hành vi mua hàng ngẫu hứng được hiểu là (1) việc quyết định mua diễn ra khá nhanh; (2) hành vi mua mang tính cảm tính
nhiều hơn lý trí (3) nó không bao gồm việc mua một sản phẩm nào đó để thực hiện một mục đích đã định trước như mua
quà tặng sinh nhật bạn bè…
Xin vui lòng đánh dấu vào ô sau:
Giới tính:

Độ tuổi:

Nam

Nữ

18-25

Kết hôn

26-35

36-45

Anh chị có bao giờ mua hàng một cách ngẫu hứng không



Độc thân

trên 45

Không


Sản phẩm/hàng hóa mà anh/chị thường mua ngẫu hứng (ghi cụ thể)
…………………………………………………………

………………………………………………………………….....

………………………………………………………………

……

…………………………………………………………

Anh/chị thường mua sản phẩm trên ở đâu:

……………….

……

…………………………………………………………

……………….

……

…………………………………………………………

……………….

……


…………………………………………………………

………………………………………………………………

……

…………………………………………………………

Anh/chị có hài lòng về sản phẩm mình mua ngẫu hứng



Tại sao anh/chị quyết định mua chúng:

Không

Hối tiếc

Thỉnh thoảng

Bỏ đi ngay

Anh/chị có sử dụng thường xuyên sản phẩm mua ngẫu hứng?
Thường xuyên
Cảm ơn anh/chị!

13




×