Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần viglacera đông triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.93 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1..........................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP...........2
1.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................2
1.1.Khái niệm................................................................................................2
1.2.Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức:...............................................2
1.1.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị: có 5 kiểu cơ cấu tổ chức:...............2
1.1.4. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức.....................................................2
CHƯƠNG 2..........................................................................................................2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU................................................................2
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần
Viglacera Đông Triều....................................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều [A1..................3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Viglacera Đông Triều...3
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
Viglacera Đông Triều....................................................................................4
2.2.1. Vị thế Công ty.....................................................................................4
2.2.2. Chiến lược của công ty........................................................................4
2.2.3. Quy mô của công ty.............................................................................5
2.3. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều......6
2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức.......................................................................6
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý..........................................7
2.4. Đánh giá chung về mô hình tổ chức của công ty cổ phần Viglacera
Đông Triều.....................................................................................................9
2.4.1. Ưu điểm..............................................................................................9


2.4.2. Nhược điểm.......................................................................................10


CHƯƠNG 3........................................................................................................11
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU.............11
3.1. Phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức của
công ty cổ phần Viglacera Đông Triều........................................................11
3.2. Một số giải pháp đề xuất hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức cho công
ty cổ phần Viglacera Đông Triều.................................................................13
3.3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý được điều chỉnh................................13
3.3. Một vài biện pháp nhằm giúp cho cơ cấu tổ chức mới hoạt động hiệu
quả...............................................................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17


PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp ngay từ khi thành lập đến những giai đoạn phát
triển cơ cấu tổ chức luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức thật
gọn nhẹ, linh hoạt, nhưng đảm bảo tính khoa học hợp lý, mang lại hiệu quả hoạt
động kinh tế cao và phù hợp với điều kiện đặc trưng của doanh nghiệp trong
điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động.
Có thể nói hoàn thiện cơ cấu tổ chức có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại,
phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tổ chức tốt sẽ
luôn tạo ra ưu thế trong cạnh tranh cũng như hợp tác, cộng với một chút bản lĩnh
của nhà quản trị chắc chắn sẽ dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Kinh doanh
ngày nay diễn ra trong một thế giới đầy phức tạp, và trong trường hợp có nhiều
yếu tố liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau và không một quyết định nào có thể
được đưa ra hoàn toàn độc lập với các quyết định khác, vì vậy việc xây dựng mô
hình cơ cấu tổ chức một cách logic sẽ là bệ phóng lý tưởng nhất đưa doanh
nghiệp đến thành công.

Nếu gọi văn hóa doanh nghiệp là đòn bẩy tinh thần để gắn kết tập thể và
cá nhân với nhau, thì cơ cấu tổ chức cho chúng ta biết của cải vật chất và dòng
thông tin di chuyển như thế nào khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh
doanh. Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức sẽ cung cấp đủ những tình huống về
mô hình quản trị thích hợp, hiệu quả nhất để áp dụng. Qua đó, mọi người sẽ tự
phát hiện ra sức mạnh của nó, cảm nhận nó được áp dụng và học cách áp dụng
nó cho chính bản thân mình.
Xây dựng cơ cấu tổ chức vẫn là một phần rất quan trọng trong việc hình
thành các tổ chức. Để là một nhà quản trị thì bao hàm nhiều yếu tố, nhưng vai
trò của xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị là một yếu tố không thể thiếu của nhà
quản trị, là một kiến thức cơ bản nhưng không kém phần quan trọng.
Bản thân là sinh viên hiện đang theo học chuyên ngành quản trị văn
phòng, được tiếp xúc với các vấn đề quản trị học, việc xây các mô hình cơ cấu tổ
chức liên quan đến công việc sau này của mình khi là một nhà quả trị. Điều đó
giúp tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích không chỉ phục vụ cho học tập mà còn
phục vụ cho ngành học của mình, công việc sau này khi làm văn phòng. Với lý
do trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình cơ cấu tổ chức Công Ty Cổ Phần
Viglacera Đông Triều ” là đề tài tìm hiểu cho mình.

1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 . Cơ cấu tổ chức
1.1. Khái niệm
- Tổ chức: Là quá trình xác định công việc cần phải làm và những người
làm công việc đó, định rõ chức trách nhiệm vụ quyền hạn của mỗi bộ phận cá
nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân, nhằm thiết lập một môi

trường thuận lợi để cho hoạt động và đạt được mục tiêu đã định trước.
- Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ
thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những nhiệm vụ, trách nhiệm,
quyền hạn nhất định và bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản
trị và mục tiêu chung của tổ chức.
1.2. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức:
- Nguyên tắc chỉ huy: mỗi người thực hiện phải thực thi mệnh lệnh của
một người lãnh đạo.
- Nguyên tắc gắn với mục tiêu: bộ máy của doanh nghiệp phải gắn với
mục tiêu. Nếu rời khỏi mục tiêu bộ máy sẽ hoạt động kém hiểu quả hoặc không
hiệu quả.
- Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối: cân đối giữa quyền hành và
trách nhiệm, công việc giữa các đơn vị với nhau.
- Nguyên tắc linh hoạt: có thể ứng phó kịp giải quyết thời với sự thay đổi
của môi trường bên ngoài.
- Nguyên tắc hiệu quả: bộ máy phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí.
1.1.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị: có 5 kiểu cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức trực tuyến (đường thẳng)
- Cơ cấu tổ chức chức năng
- Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng
- Cơ cấu tổ chức ma trận
- Cơ cấu tổ chức chương trình – mục tiêu.
1.1.4. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức
- Phải đảm bảo tính tối ưu
- Phải quán triệt nguyên tắc linh hoạt
- Tính ổn định tương đối
- Độ tin cậy cao
- Tính kinh tế
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU
2


2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ
phần Viglacera Đông Triều
2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều [A1
Tên công ty: Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều (DTC)
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VIGLACERA DONG TRIEU JOINT
STOCK COMPANY.
Trụ sở chính: Xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.3 870 038/ Fax: 033. 3 670 067;
Email: /;Website: www.viglaceradtc.com.v
n/;
Mã số thuế: 5700486105 (cấp năm 2004)/ GCNKD: số 5700486105 (cấp
năm 2004)
- Các đại lý của công ty:
• Tổng đại lý Tuyến Biên: Địa chỉ: Tổ 48 P.Cẩm Đông-Thị xã Cẩm Phả Quảng Ninh. Điện thoại:0985.636.388.
• Tổng đại lý Hiên Chín: Địa chỉ: Đậm Tràn - Thị trấn Phùng -Đan
Phượng - Hà Nội. Điện thoại: 0433.741.7.
• Tổng đại lý Hiền Tuyết: Địa chỉ: Ngã 4 Sơn Hà - Thị trấn Hữu Lũng Lạng Sơn. Điện thoại: 0253.826.4.
- Loại hình kinh doanh nghiệp: công ty cổ phần/ Lĩnh vực: Sản xuất vật
liệu xây dựng từ đất sét.
- Ngành nghề kinh doanh:
• Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đất sét nung và các loại vật
liệu xây dựng khác;
• Đầu tư hạ tầng, xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng;
• Chuyển giao công nghệ kỹ thuật sản xuất gạch ngói đất sét nung;
• Kinh doanh vận tải;
• Kinh doanh dịch vụ thương mại và du lịch;

• Kinh doanh đầu tư bất động sản;
• Khai thác, chế biến nguyên nhiên vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng;
• Kinh doanh xuất nhập khẩu;
• Kinh doanh đại lý xăng dầu.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Viglacera Đông
Triều
Công ty gốm Đông Triều tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Đông Triều được
bàn giao từ Ban kiến thiết – Ty kiến trúc Quảng Ninh tháng 1 năm 1965, có trụ sở
đóng trên địa bàn xã Hồng Phong, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Dây chuyền công nghệ gồm: 1 hệ máy sản xuất gạch EG2 và 1 máy ép
3


ngói thủ công với công suất thiết kế, lao động 150 người.
• Năm 1974, xí nghiệp gạch ngói Đông Triều được chuyển về công ty
gạch ngói sành sứ xây dựng thuộc Bộ xây dựng và nay là tổng công ty thủy tinh
và gốm xây dựng.
• Giai đoạn Từ năm 1978 đến năm 1980: Thực hiện quyết định số
1190/BXD thành lập nhà máy gạch Đông Triều, nhiệm vụ sản xuất không thay
đổi nhưng quy mô tổ chức ở giai đoạn này chỉ còn gọi là phân xưởng gạch Đông
Triều.
• Năm 2008, công ty đổi tên từ công ty cổ phần Đông Triều Viglacera
thành công ty cổ phần Viglacera Đông Triều.
Công ty cổ phần gốm Đông Triều Viglacera có trên 30 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạch ngói đất sét nung với dây chuyền sản
xuất hiện đại, thiết bị của Italia, cho ra sản phẩm là các loại gạch xây, gạch
chống nóng, gạch nem lát nền,... Sản lượng sản xuất của công ty là 60 triệu viên
quy tiêu chuẩn/năm, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có uy tín trên thị trường.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
Viglacera Đông Triều

2.2.1. Vị thế Công ty
Công ty Viglacera là tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt
Nam, công ty cổ phần Đông Triều Viglacera là một trong mười đơn vị của
Viglacera sản xuất vật liệu xây dựng nằm trên địa bàn hoạt động rộng khắp và
có uy tín trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế. Nguồn nguyên liệu của
công ty chủ yếu là đất sét được khai thác ngay tại các khu vực trên địa bàn của
công ty. Nguồn nguyên liệu này có trữ lượng lớn đồng thời có chất lượng đáp
ứng tiêu chuẩn về sản xuất gạch ngói đất sét nung của tiêu chuẩn Việt Nam, hơn
nữa lại rất ổn định. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001-2000 do tổ chức quốc tế công nhận và đánh giá giám sát.
2.2.2. Chiến lược của công ty
Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều có định hướng nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng bằng việc đầu tư phát triển theo chiều sâu
nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt
nhu cầu của khách hàng. Cụ thể:
• Thực hành tiết kiệm triệt để trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát
triển, tiếp tục hoàn thiện quy chế khoán nhằm giảm thiểu chí phí đầu vào, hạ giá
thành sản phẩm.
• Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nguồn nguyên, nhiên liệu đầu
4


vào đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.
• Đặt khách hàng là trung tâm cho mọi hoạt động của công ty, thường
xuyên bám sát diễn biến thị trường để xây dựng và triển khai các chính sách bán
hàng linh hoạt nhằm khai thác triệt để thời cơ kinh doanh.
• Thường xuyên rà soát việc bố trí sử dụng lao động tại các tổ, các bộ
phận trong công ty để bố trí hợp lý lao động trong dây chuyền sản xuất,...
• Đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực như
ký kết hợp đồng đào tạo với các trường để tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề

cho cán bộ công nhân viên và nâng cao năng lực, trình độ quản lý cho ban lãnh
đạo công ty.
• Yêu cầu cấp thiết mở rộng quy mô sản xuất và chiếm lĩnh thị trường
của ban lãnh đạo công ty nói riêng và định hướng chung của tổng công ty
Viglacera.
• Không ngừng đổi mới và cải thiện môi trường làm việc cho ngừời lao
động, đảm bảo môi trường trong sạch đối với cộng đồng và xã hội.
2.2.3. Quy mô của công ty
Đảm bảo công suất máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển từ các sản
phẩm gạch ngói truyền thống có giá trị thấp sang các sản phẩm gạch ngói trang
trí có giá trị cao. Đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển lĩnh vực xây lắp.Lợi nhuận
tăng trưởng bình quân từ 10 - 15%/năm và thực hiện trả cổ tức cho cổ đông từ
20%/năm trở lên.
Đầu tư chiều sâu cải tạo giai đoạn 1 nhà máy Đông Triều 1 để mở rộng
sản xuất kinh doanh. Tổng mức đầu tư cố định phê duyệt là 24,2 tỷ đồng. Các
hạng mục chính của dự án đầu tư đã được thực hiện dự kiến hoàn thành trong
năm 2010. Trong năm 2010 công ty có kế hoạch đầu tư xây dựng một số dự án
sau:
• Dự án đầu tư chiều sâu, cải tạ nâng cao hiệu quả nhà máy Đông Triều 1
(giai đoạn 2): Dự án bao gồm các hạng mục dây chuyền chế biến phôi, xe
goòng, nhà ủ, nhà chứa đất, nhà chứa than, nhà cáng phơi gạch, hầm sấy sơ cấp,
nhà bao che, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống giàn phơi sản phẩm.
• Đầu tư giai đoạn 2 dự án mỏ sét Tràng An (xây dựng hạng mục đường
vào, đền bù giải phóng mặt bằng tiếp 5ha
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao kéo theo nhu cầu về xây dựng
tăng trong đó có nhu cầu về vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó Việt Nam là một
trong những quốc gia đang thu hút lượng vốn FDI lớn, vì vậy đây là tiền để, lợi
5



thế để công ty phát triển đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thu nguồn lợi lớn
trong tương tai.
2.3. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Viglacera Đông
Triều
2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
Mỗi công ty có một cách tổ chức bộ máy riêng phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của công ty. Với tính chất ngành nghề, đặc điểm của sản phẩm,
quy mô và đặc biệt là với tính chất công ty là công ty cổ phần, Công ty cổ phần
Viglacera Đông Triều được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần,
tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

6


Sơ đồ tổ chức quản lý:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PGĐ KĨ THUẬT

PGĐ KINH DOANH
Phòng
tổ
chức
lao
động

Phòng

kế
hoạch,

thuật

Phòng
tài
chính
kế toán

Xí nghiệp xây
Nhà máy 1
Nhà máy 2
Nhà máy
dựng
Đầm Hà
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Viglacera Đông Triều là mô hình cơ
cấu tổ chức chức năng, được tổ chức dựa trên chuyên môn hóa theo chức năng
công việc. Kiểu mô hình cơ cấu tổ chức này được áp dụng đối với các công ty
có đặc điểm ngành hàng là về xây dựng.
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý
 Ban lãnh đạo gồm:
- Đại hội đồng cổ đông:
• Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao

Phòng
maketing

gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
Đại hội đồng cổ đông có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.

• Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
• Bầu, bãi nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
• Các nhiệm vụ khác đo điều lệ công ty quy định.
- Hội đồng quản trị :
• Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý
cao nhất của công ty.
• Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân
phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán tài chính, phương hướng
phát triển và kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty.
7


• Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động và quỹ lương
của công ty.
• Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của ban giám đốc.
• Kiển nghị sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty.
• Quy định triệu tập đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát:
• Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộcđại hội đồng cổ đông, do đại hội
đồng cổ đông bầu ra bầu ra.
• Kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh
doanh của công ty. Hiện ban kiểm soát công ty gồm 03 thành viên, có nhiệm kỳ
5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.
- Ban Giám đốc:
• Ban giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm.
• Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, kế
hoạch kinh doanh.
• Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ
công ty theo đúng điều lệ, nghị quyết đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị.
• Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sư phân cấp của điều lệ công

ty.

• Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả

kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước hội đồng
quản trị.
• Là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty có
nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của
công ty, đồng thời chịu sự lãnh đạo của cấp trên.
 Hệ thống các Phòng chức năng gồm:
- Phòng Maketing:
• Là bộ phận bán hàng chuyên tham mưu cho Giám đốc về tổ chức mạng
lưới nhân viên tiêu thụ, nhân viên thị trường, điều hành công tác phục vụ khác
hàng, vân chuyển, bốc xếp hàng hóa, đề xuất các giải pháp hiệu quả kinh doanh.
• Xây dựng các chính sách maketing bao gồm: Xây dựng kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm hàng tháng, hàng quý, năm. Chuẩn bị thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nghiên cứu đưa ra các mẫu mã
mới có giá trị trên thị trường.
- Phòng tổ chức lao động:
• Theo dõi việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội – y tế cho cán
bộ công nhân viên của công ty, lập bảng lương hàng tháng và thực hiện các
chính sách nhân sự, lao động khác.
8


• Xây dựng kế hoạch, đề xuất các chương trình vui chơi giải trí tập thể
cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đảm bảo sử dụng quỹ phúc lợi hợp lý
và có hiệu quả nhất.
- Phòng tài chính kế toán:
• Thực hiện các công việc về tài chính kế toán của công ty; phân tích,

đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty.
• Quản lý vốn, tài sản (kể cả nợ) bao gồm: Đất đai, tài nguyên, vốn cố
định, vốn lưu động, tiền mặt theo quy định của pháp luật.
• Quan hệ mật thiết với các ngân hàng để thực hiện chức năng giao dịch
tiền tệ.
• Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật trong lĩnh
vực quản lý tài chính của mình.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật:
• Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc công ty
quản lý các trang thiết bị, máy móc, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật,
tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
Hoạt động của mô hình cơ cấu tổ chức quản lý: Mô hình hoạt động quản
lý của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều đã sử dụng mô hình cơ cấu tổ chức
chức năng. Với chế độ một chủ trương, ban lãnh đạo mà đại diện là giám đốc
dưới sự hỗ trợ của 2 phó giám đốc chuyên môn và các phòng ban về các quyết
định kinh doanh nên công việc tiến triển hiệu quả. Lãnh đạo các phòng ban chức
năng làm nhiệm vụ tham mưu, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho ban giám
đốc nhưng không có quyền ta quyết định cho các bộ phận đơn vị sản xuất phân
xưởng, nhà máy. Mà ý kiến của các phòng, ban đối với các đơn vị sản xuất chỉ
có tính chất tư vấn về mặt nghề nghiệp, các phân xưởng, xí nghiệp chỉ nhận
mệnh lệnh trực tiếp từ ban giám đốc.
2.4. Đánh giá chung về mô hình tổ chức của công ty cổ phần Viglacera
Đông Triều
2.4.1. Ưu điểm
Công ty có cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng, và nó thể hiện sự phù
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo sự nhất quán trong
đường lối chính sách trong hoạt động công ty, cấp trên có thể kiểm soát dễ dàng
các hoạt động của cấp dưới ban giám đốc có thể điều động nguồn lực dễ dàng để
thực hiện các nhiệm vụ.
- Công ty có hội đồng quản trị gồm 4 người, 1 ban giám đốc với 1 giám

đốc và 2 phó giám đốc. Tất cả các phòng ban đều trực thuộc sự quản lý của ban
9


giám đốc. Các phòng ban được bố trí chuyên môn hóa, do đó phát huy được tối
đa được năng lực hoạt động chuyên môn của các phòng ban.
- Công tác quản lí với chuyên môn hóa cao: mỗi bộ phận, mỗi phòng ban
đảm nhận một công việc nhất định,vận dụng được khả năng, trình độ chuyên
môn sâu cuả cán bộ quản lý, giảm được gánh nặng cho ban giám đốc. Đảm bảo
được quyền chỉ huy trực tiếp của Ban lãnh đạo, phát huy năng lực, chuyên môn
của các phòng ban.
- Quản lý cấp cao (giám đốc, phó giám đốc) tiếp nhận báo cáo trực tiếp,
nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất từ các nhà máy, phân xưởng.
Ví dụ, phó giám đốc kỹ thuật không còn phải làm việc về tài chính nữa
như vậy sẽ tập trung hơn vào lĩnh vực của mình hơn vì vậy có thể đưa ra các
quyết định chính xác hơn. Thêm một cơ hội cho các cán bộ phấn đấu lên làm
phó giám đốc điều này sẽ tạo động lực làm việc cho cán bộ.
2.4.2. Nhược điểm
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải
công khai và báo cáo với các cổ đông.
- Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt
động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong
điều lệ của công ty. Ví dụ, có trường hợp phải do đại hội đồng cổ đông của công
ty cổ phần quyết định.
- Số lượng người tham mưu hỗ trợ cho giám đốc quá nhiều. Phải giải
quyết những mâu thuẩn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức năng nên phải
họp nhiều lần.
- Cơ cấu khá phức tạp, chi phí tốn kém.
- Khi ban giám đốc tiếp nhận báo cáo trực tiếp đối ới với các doanh
nghiệp quy mô lớn thì lượng thông tin sẽ nhiều, nếu chưa được thanh lọc mà báo

cáo lên thì có khả năng quản lý cấp cao sẽ không có đủ thời gian để xử lý hết.
Hoặc nếu quá trình sản xuất có tính đặc thù về mặt kỹ thuật, công nghệ cao,
trong khi quản lý cấp cao không có chuyên môn thì thông tin đưa lên cũng là
thừa.
- Tăng chi phí quản lý do có thêm vị trí phó giám đốc.
- Tạo ra một tâm lý áp lực cho các phòng ban khi mà thêm người quản
lý,do đó có thể gây cho họ có cảm giác bị bó hẹp hơn trong hoạt động.
- Sự phối hợp trong các phòng ban: Việc phối hợp giữa các phòng ban, bộ
phận trong công ty còn nhiều hạn chế. Do có sự kiểm soát chặt chẽ của ban giám
đốc nên việc phối hợp của các phòng ban, bộ phận trong tổ chức nên việc phối
hợp trong công việc dù có nhiều bước tiến tuy nhiên cơ chế phối hợp trong công
10


ty còn rất yếu.
Trong công ty việc điều động phối hợp nguồn lực để thực hiện các mục
tiêu khá dễ dàng, nhưng sự phối hợp hiệu quả còn chưa cao, mặt khác lại mang
những ảnh hưởng đến các hoạt động công ty. Đó là sự chồng chéo nhiệm vụ, đôi
khi không thống nhất được nhiệm vụ, việc trao đổi thông tin còn ít và kém hiệu
quả. Việc xây dựng các kênh thông tin dọc ngang là rất cần thiết nó sẽ làm cho
thông tin thông suốt giữa các bộ phận và ban giám đốc dễ dàng kiểm tra và thúc
đẩy cơ chế phối hợp. Việc sử dụng các công cụ phối hợp còn hạn chế. Văn hóa
công ty chưa thực sự là sợi dây gắn kết các thành viên trong công ty.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG TRIỀU
3.1. Phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức
của công ty cổ phần Viglacera Đông Triều
Trong một nền kinh tế đang dần hoàn thiện nền kinh tế thị trường như

hiện nay các công ty cổ phần có lợi thế là dễ ứng biến về những thay đổi tổ chức
nói chung và mô hình cơ cấu tổ chức nói riêng so với những công ty nhà nước,
song bên cạnh đó việc thay đổi như thế nào cho phù hợp lại là vấn đề và việc
thay đổi đó lại phụ thuộc lớn vào các nhà quản lý cấp cao của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy như hiện tại mặc dù cũng khá gọn nhẹ và đã đóng
góp vào sự thành công của công ty trong thời gian quan. Tuy nhiên,để công ty
hoạt động tốt hơn,có thể phát huy được những ưu thế của mình để có thể đứng
vững trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì công việc hoàn thiện bộ máy
quản lý là hết sức cần thiết. Nhưng để đạt được hiệu quả thì theo em bộ máy
hoàn thiện phải đảm bảo được một số mục tiêu sau:
11


- Hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí lãnh đạo cũng như
các phòng ban.
- Bố trí và sắp xếp phân công công việc một cách hợp lý khoa học nhằm
tiết kiệm thời gian và có thể phát huy được năng lực của cán bộ.
- Tổ chức bộ máy vẫn phải gọn nhưng phải đảm bảo được sự hoạt động
của tổ chức hay là phải đảm bảo được đầy đủ các chức năng phải đảm bảo cho
hoạt động diễn ra bình thường.
- Đánh giá nhằm thiết lập một mô hình bộ máy quản lý mới phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn trước mắt cũng như về
lâu dài và dễ ứng biến hay thay đổi trong điều kiện thay đổi môi trường.
- Thiết lập một bộ máy quản trị với sự kết hợp hài hòa, cân đối và hợp lý
giữa các bộ phận, giao các quyền hạn và trách nhiệm tương xứng đúng đắn,
công bằng với sự đóng góp, khả năng và trình độ của mỗi người.
- Có cơ chế tạo động lực cho người lao động nói chung và với đội ngũ
quản lý nói riêng, có như vậy mới khuyến khích họ tích cực làm việc, nâng cao
năng suất lao động.


12


3.2. Một số giải pháp đề xuất hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức cho
công ty cổ phần Viglacera Đông Triều
- Mở rộng quy mô sản xuất, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao
chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất,
chuyển từ các sản phẩm gạch ngói truyền thống có giá trị thấp sang các sản
phẩm gạch ngói trang trí có giá trị cao với sản phẩm mũi nhọn là ngói lợp và
ngói trang trí cao cấp. Đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường
của công ty.
- Từ thực trạng đã phân tích ở trên ta thấy cơ cấu tổ chức quản trị chưa
hợp lý trong việc bố trí sắp xếp nhân sự cũng như các phòng ban. Để khắc phục
tình trạng này, cần bổ sung thêm 1 phòng ban là phòng kế hoạch đầu tư, được
tách ra từ phòng kế hoạch – kỹ thuật, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phó giám đốc.
- Đối với hội đồng ban lãnh đạo công ty và các phòng ban cũ vẫn thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, không có thay đổi về chức năng và
nhiệm vụ nhiều. Nêu cao hơn tinh thần trách nhiệm của mình với công việc,
nhiệm vụ được giao để đạt được kết quả tốt hơn.
3.3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý được điều chỉnh
Dựa vào phương hướng và giải pháp được tìm ra, mô hình cơ cấu tổ chức
quản lý của công ty Viglacera Đông Triều được điều chỉnh và hoàn thiện một
cách hợp lý. Công ty vẫn giữ mô hình cơ cấu tổ chức chức năng, chỉ phân chia
rõ ràng về các phòng ban trong công ty. Các phòng ban được sự chỉ đạo riêng
biệt của các lãnh đạo chuyên môn nhằm: bồi dưỡng năng lực và trình độ nhân
viên; tạo mối quan hệ thân thiết, đoàn kết mỗi người trong một phòng ban và
liên kết với các phòng ban còn lại,...
Như vậy, từ việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý mới sự điều hành công ty
có sự linh hoạt và dễ dàng hơn, bố trí hợp lý và gọn gàng hơn, không bị chồng
chéo giữa các phòng ban với nhau, phối hợp một cách ăn khợp nhịp nhàng hơn,

chất lượng sản phẩm đạt chuẩn hơn,...

13


Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý đã được điều chỉnh:
ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PGĐ KINH DOANH

PGĐ KĨ THUẬT

Phòng
Nhà

Phòng
Phòng
Phòng
Nhà
Nhà
Phòng
tổ chức
máy
nghiệp
3.3. Mộttài
vài biện pháp

cho cơ cấu
tổ chức
mới hoạt
động
tổ chức
kế nhằm giúp
máy
máy
maketin

Đầm
xây
lao
chính
hoạch
hiệu quả
1
2
g
thuật

dựng
động
kế toán
đầu tư

• Về nguồn nhân lực
- Hiện nay cán bộ lãnh đạo trong ban giám đốc là những người đã lâu
năm. Vì vậy cần phải bổ sung các cán bộ mới và trẻ vào để học hỏi kinh nghiệm
và có thể thay thế khi các cán bộ này nghỉ hưu, bên cạnh đó không ngừng công

tác bồi dưỡng cán bộ quản lý của công ty kể cả cán bộ các phòng.
- Tuyển thêm cán bộ trẻ nhiệt tình vào các phòng ban có trình độ chuyên
môn cao. Đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý cho ban giám đốc và các
trưởng phó phòng nhằm tạo ra việc quản lý khoa học và nghệ thuật hơn nhằm
khắc phục nhược điểm cứng nhắc của mô hình cơ cấu tổ chức mang lại.
• Chính sách lương và đãi ngộ
- Có quy định rõ ràng về khung lương bên cạnh đó cũng xây dựng một
khung lương có tính chất thu nhập hưởng theo năng lực làm việc của từng cán
bộ công nhân viên.
- Chính sách đãi ngộ người lao động tốt là một trong biện pháp hiệu quả
nhằm thu hút những lao động giỏi về công ty và cũng là phương pháp hữu hiệu
nhằm duy trì sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức, giữ chân những người
lao động giỏi hay huy động tối đa năng lực làm việc của người lao động trong tổ
chức. Vì vậy công ty cần có chế độ đãi ngộ hợp lý.
• Xây dựng văn hoá công ty:
14


- Tạo cho công nhân viên phong cách làm việc mang tác phong công
nghiệp, điều này có thể thực hiện thông qua các quy chế của công ty nhưng cũng
không nên cứng nhắc quá.
- Tạo ra các cuộc thi đua kể cả trong công việc hay những hoạt động văn
hóa thể thao cho công nhân viên trong công ty. Quan tâm tới nhân viên, hiểu biết
công việc của nhân viên, lắng nghe nhân viên nói lên ý kiến của mình sẽ tạo
được mối quan hệ ngoài công việc rất tốt giữa cán bộ và nhân viên. Từ đó tác
động đến mối quan hệ trong công việc.
- Hoàn thiện chính sách khen thưởng, kỷ luật.

15



KẾT LUẬN
Một nhà quản trị có tầm quản trị chiến lược ắt sẽ có tác động mãnh liệt
đến sự phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nhiệp. Là một nhà quản trị,
người ta đều biết “thành công chính là sự hội tụ của các yếu tố: cơ hội, tài năng,
sự chuẩn bị chu đáo sẵn sàng”. Louis Vuittonmột quản trị gia tài ba khẳng định
“không có khái niệm nào cho sự may mắn, có may mắn hay không là do chính
bản thân quyết định, thương trường cũng vậy…”. Cơ hội đôi khi nó tự tìm đến
nhưng đôi khi bản thân cũng có khả năng tạo ra, cơ hội sẽ đến với doanh nghiệp
nào có năng lực cũng như phát huy được hết khả năng quản trị. Điều được đề
cập đến ở đây chính là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Tài năng chính là vấn
đề nguồn nhân lực của doanh nghiệp, có thể một doanh nghiệp không có nhiều
nhân viên quản trị giỏi nhưng với một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy được
nguồn nhân lực một cách tốt nhất. Sự chuẩn bị chu đáo sẵn sàng đây chính là
nhân tố quan trọng nhất, một mô hình tổ chức thích hợp có khả năng lường trước
được các tình huống sẽ xãy ra, không bị ngỡ ngàng trước những biến động của
thị trường cũng như các yếu tố tác động khác. Tất cả đều cho thấy vai trò của cơ
cấu tổ chức là không thể phủ nhận. Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp
nước ta bắt đầu chú trọng chức năng phát triển cơ cấu tổ chức, một số khác lại
lao vào chức năng thu hút nhân tài nhằm đẩy mạnh khả năng cũng như sức mạnh
của cấu trúc tổ chức… Nhưng nó luôn là bài toán tình thế nếu không giải quyết
đều vì đã là chức năng thì cái nào cũng quan trọng. Cơ cấu đổi mới quan trọng
đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp nước ta. Chiến lược kinh doanh được triển
khai thông qua các dự án tái cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống trợ lực. Đổi mới
cơ cấu tổ chức chiếm vị trí then chốt trong đổi mới doanh nghiệp. Tầm nhìn
chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm hiểu biết sâu sắc về cơ cấu tổ chức
doanh nghiệp, bởi chỉ khi hiểu được xu hướng phát triển của các cấu trúc tổ
chức, hiểu giá trị cốt lõi cần xây dựng, hiểu được định hướng phát triển của
doanh nghiệp, khi đó mới hoạch định chiến lược kinh doanh. Do vậy, bài toán
đặt ra với nhân viên quản trị là đừng bao giờ cho rằng mình không cần trở thành

chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Vì cuộc chạy đua giữa
các doanh nghiệp luôn căng thẳng, quyết liệt nhưng đó cũng là nghệ thuật.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005), Giáo trình Quản
trị học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
2. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình
Khoa học quản lý, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
3. Mai Văn Bưu và Phan Kim Chiến (2006), Giáo trình lý thuyết quản trị
kinh doanh, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải (2005), Giáo trình Quản trị nhân
lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. />
17



×