Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de kt 45 phut dia ly khoi 12 59414

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.58 KB, 4 trang )

ONTHIONLINE.NET

XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA LÍ KHỐI 12 – HỌC KÌ II
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề
Địa lí tự nhiên của học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn.
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra
các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương
trình GDPT phần địa lí dân cư – kinh tế Việt Nam; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều
chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra 1 tiết học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung
phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau (thể hiện qua ma trận đề kiểm tra)
Cấp độ nhận
thức
Chủ đề
Địa lí dân cư
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm
Chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm
Cơ cấu ngành
công nghiệp
30% tổng số điểm


= 3,0 điểm
Vấn đề phát triển
một số ngành công

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng
cao

Phân tích được đặc
điểm dân số nước ta
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm
Tính toán, phân tích
bảng số liệu về tình
hình sản phẩm nông
nghiệp
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm
Phân tích bảng số
liệu vể cơ cấu ngành
công nghiệp
30 % tổng số điểm
= 3,0 điểm
Sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam để phân



nghiệp trọng điểm

20 % tổng số điểm
= 2,0 điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 04

0,0 điểm
0 % tổng số
điểm

4,0 điểm
40% tổng số điểm

tích sự phân bố một
số ngành công
nghiệp trọng điểm
30% tổng số điểm
= 3,0 điểm
6,0 điểm
60 % tổng số điểm

4. Viết đề kiểm tra
Câu 1 (2 điểm): Cho bảng số liệu
Dân số, sản lượng lương thực của một số vùng trong cả nước năm 2010

Vùng


Đồng bằng
sông Hồng

Tây Nguyên

Đông Nam
Bộ

Đồng bằng
sông Cửu
Long
17272,2
21769,5

Dân số (nghìn người)
18610,5
5214,2
14566,5
Sản lượng (Nghìn tấn)
7012,9
2211,9
1756,0
Bình quân lương thực
(kg/người)
a. Tính bình quân lương thực theo đầu người của các vùng trên (Đơn vị: kg/ người)
b. Tại sao bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
lại cao nhất cả nước ?
Câu 2 (3 điểm):
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy: kể tên 10 trung tâm công nghiệp có ngành chế
biến lương thực thực phẩm của nước ta ?

b. Nhận xét sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở
nước ta ?
Câu 3 (2 điểm):
Chứng minh đặc điểm của dân số nước ta: Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
Câu 4 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị:%)
Năm
2005
2006
2007
2008
Nhà nước
25
22
20
18
Ngoài Nhà nước
31
33
35
37
Có vốn đầu tư nước ngoài
44
45
45
45
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo
bảng số liệu trên.
b. Rút ra những nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp từ năm
2005 - 2008.

5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma
trận hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5


điểm. HS không làm theo cách trình bày trên nhưng đảm bảo chính xác và đủ nội dung thì
vẫn cho điểm tối đa.
Câu
1
a. Tính bình quân LT/ người
Vùng
Bình quân lương thực (kg/người)

Nội dung

ĐBSH
376.8

Điểm
1,0
Tây
Nguyên
424.2

Đông
Nam Bộ
120.6

ĐBSCL
1260.4


b. Giải thích
- ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước.
- Mật độ dân số của vùng thấp hơn nhiều so với vùng ĐBSH.
2

3

4

a. Kể tên được 10 trung tâm
b. Nhận xét
- Ngành công nghiệp chế biến LTTP phân bố rộng khắp trong cả nước.
- Vùng có xu hướng tập trung chủ yếu ở các vùng có lợi thế về thị trường tiêu thụ
rộng (dẫn chứng) hoặc vùng có nguồn nguyên liệu chế biến phong phú (Dẫn
chứng).
- Quy mô dân số đông: Dẫn chứng + thứ hạng của dân số nước ta trong trên thế
giới và khu vực.
- Nhiều thành phần dân tộc. Dẫn chứng
- Ngoài ra chúng ta có lực lượng người Việt > 3 triệu người cư trú ở nước ngoài có
ý thức hướng về tổ quốc.
- Vẽ biểu đồ miền. Nếu vẽ các dạng biểu đồ khác thì không cho điểm.
Yêu cầu: có tên biểu đồ, chú giải, biểu thị số liệu tương đối chính xác.
- Nhận xét:
+Có sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất CN theo thành phần kinh tế:
Khu vực nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng. Dẫn chứng song vẫn giữ vai trò chủ
đạo
Khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng. Dẫn chứng.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất về tỉ trọng. Dẫn chứng.
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI


1,0
1,5
1,5

0,75
0,75
0,5
2,0

1,0

10,0

HS trình bày được 1 ý cho 0,5đ, 2 ý cho 0,75đ, trình bày không như phần
hướng dẫn trên, nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa.
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm
các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót
hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm
bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần
đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích
hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương
trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×