Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tài liệu cuộc họp tư vấn thẩm định dự thảo Nghị định ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ BCdanhgia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.74 KB, 9 trang )

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/VPCP-TH

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

DỰ THẢO
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CHÍNH PHỦ
(Tài liệu phục vụ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính
phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Văn phòng Chính phủ
đã phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá tình hình
thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định
08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ và đề xuất, kiến nghị
những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ để tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện chế độ làm việc của Chính phủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính
chủ động, sáng tạo, năng động, kịp thời giải quyết những vấn đề thực tế.
Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan và địa phương, Văn phòng Chính phủ
xin tổng hợp báo cáo như sau:
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc
Quy chế làm việc của Chính phủ đã quy định cụ thể nguyên tắc làm việc,


trách nhiệm, phạm vi, quan hệ công tác và cách thức, trình tự giải quyết công việc
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở thực hiện Quy chế, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cải tiến lề lối làm việc, phát huy vai trò, trách nhiệm
của tập thể Chính phủ, trong đó đề cao tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên
Chính phủ trong việc thảo luận, cho ý kiến và quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
thuộc thẩm quyền Chính phủ, kết hợp với việc đề cao trách nhiệm của Thủ tướng,
người đứng đầu Chính phủ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc theo đúng phạm vi,
thẩm quyền, trách nhiệm được pháp luật quy định, bảo đảm công khai, minh bạch
và hiệu quả. Các thành viên Chính phủ tham dự có trách nhiệm, thảo luận, thống
nhất quyết định nhiều vấn đề quan trọng cả trước mắt và lâu dài liên quan đến phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng thể chế… tại các
phiên họp Chính phủ; trả lời Phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ đối với các dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, góp
1


phần rút ngắn thời gian trình ban hành văn bản của Chính phủ. Nghị quyết phiên
họp Chính phủ được ban hành kịp thời, thể hiện rõ các quyết nghị của Chính phủ
và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan, địa phương.
Các quy định về cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng và việc phân công
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng giải quyết công việc đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm
của Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo toàn diện công tác của Chính
phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp. Thủ tướng Chính phủ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền
hạn theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo, điều
hành các nhiệm vụ quan trọng, có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác
thuộc phạm vi, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Về quy trình giải quyết công việc
Trên cơ sở các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết công việc của Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan đã chủ động đề xuất Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách quan trọng. Các Bộ, cơ quan có chức
năng thẩm định, thẩm tra đã tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định kịp thời nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp và
tuân thủ đúng các quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề cao trách nhiệm cá nhân,
chủ động giải quyết công việc thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách;
tham gia ý kiến về các nội dung có liên quan đến phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực
mình quản lý để bảo đảm tính khả thi của các cơ chế, chính sách. Các thành viên
Chính phủ tích cực tham gia thảo luận, trả lời ý kiến Phiếu lấy ý kiến thành viên
Chính phủ để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
3. Về xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ
Công tác xây dựng, theo dõi và quản lý Chương trình công tác của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều tiến bộ. Chương trình công tác của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chương
trình làm việc của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, cụ thể hóa bằng các đề
án, nhiệm vụ cụ thể. Trong Chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đã xác định cụ thể bộ, cơ quan chủ trì đề án và tiến độ thực hiện đến
từng tháng, từng quý.
Khi đề xuất danh mục đề án đưa vào Chương trình công tác năm của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan, địa phương đã gửi kèm tóm tắt kế
hoạch chuẩn bị đề án theo quy định, bảo đảm tính khả thi của đề án. Công tác phối
hợp rà soát, thẩm tra các đề án đăng ký đưa vào Chương trình công tác giữa các Bộ,
cơ quan chủ trì đề án và Văn phòng Chính phủ với vai trò là cơ quan quản lý chương
trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày càng chặt chẽ. Chương
trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là căn cứ để các Bộ, cơ
2



quan chủ đề án, cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định và cơ quan thẩm tra chủ động
hơn trong việc tổ chức triển khai xây dựng và trình đề án theo tiến độ đã đề ra.
Định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan chủ trì đề án và
Văn phòng Chính phủ tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chương
trình công tác; hằng quý và cả năm báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện Chương
trình công tác tại phiên họp thường kỳ theo đúng quy định.
Riêng đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong Chương
trình công tác, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ là hai cơ quan được giao
nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi tình hình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đã thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp
luật. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành từ năm 2013 đến nay đã
giảm đáng kể (tháng 12/2014, nợ 12 văn bản; 12/2015, nợ 04 văn bản).
Nhìn chung, tình hình thực hiện Chương trình công tác ngày càng được nâng
cao cả về số lượng và chất lượng (Kết quả thực hiện Chương trình công tác năm
2013 đạt 82,2%; năm 2014 đạt 91,16%; năm 2015 đạt 84,23%).
4. Về chế độ họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Các phiên họp, hội nghị của Chính phủ, cuộc họp của Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng được tổ chức đúng quy trình và có nhiều cải tiến nhằm nâng cao chất
lượng và giảm bớt thời gian hội họp. Nhiều hội nghị, phiên họp của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương được tổ chức theo hình thức
trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí in chụp tài liệu họp; các tài liệu
họp được tổng hợp, xây dựng tóm tắt, ngắn gọn giúp giảm bớt thời gian trình bày
tài liệu, chất lượng, hiệu quả của các cuộc họp dần được nâng lên.
Tài liệu phục vụ các phiên họp Chính phủ, hội nghị, cuộc họp của Chính
phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng được chuẩn bị đầy đủ, nghiêm túc. Tổ chức
ghi biên bản cuộc họp đầy đủ, thể hiện chi tiết, diễn biến, trình tự phiên họp, kết
luận của chủ tọa và nộp lưu trữ theo quy định. Nghị quyết phiên họp Chính phủ và
các văn bản thông báo kết luận chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng được
ban hành kịp thời, tạo thuận lợi cho công tác triển khai.

5. Về chế độ thông tin, báo cáo
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thực hiện tương đối đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, đột xuất
phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy
định của Quy chế làm việc của Chính phủ. Chế độ báo cáo nhanh hằng ngày liên quan
đến tình hình an ninh, quốc phòng, đối ngoại và trật tự an toàn xã hội được duy trì, kể
cả trong những đợt nghỉ Lễ, Tết, bảo đảm cung cấp thông tin liên tục, phục vụ kịp thời
hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan, địa phương quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin gắn với cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện việc kết nối
liên thông phần mềm quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm nội

3


dung thông tin của công văn, tài liệu được chuyển tải kịp thời, đầy đủ đến Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và ngược lại.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động thông tin kịp thời đến các tầng
lớp nhân dân các chính sách và giải pháp chỉ đạo, điều hành quan trọng của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua nhiều hình thức. Thủ tướng và các thành viên
Chính phủ khác đã nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua
các báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng trước Quốc hội, trả lời chất vấn Đại biểu
Quốc hội và kiến nghị của cử tri. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm thực hiện tốt vai trò phát ngôn, cung
cấp thông tin cho Nhân dân và báo chí khi ban hành chính sách quan trọng, giải
đáp những vấn đề dư luận xã hội quan tâm thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương quản
lý. Thực hiện nghiêm túc vai trò người phát ngôn của Chính phủ, định kỳ hàng
tháng ngay sau phiên họp Chính phủ đều tổ chức họp báo để kịp thời cung cấp
thông tin chính thống về các chủ trương, chính sách và các giải pháp chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp

thời cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu của Nhân dân thông qua Cổng thông tin
điện tử Chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng.
Các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt việc trả lời báo chí theo quy định.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc mở rộng hình thức đối thoại
thông tin về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Nhiều thành viên Chính phủ
đã thực hiện đối thoại trực tuyến với nhân dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin
điện tử Chính phủ và trên Trang tin hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan
để trao đổi, giải thích chính sách hoặc giải đáp những vấn đề được dư luận xã hội
quan tâm. Mặt khác, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ quan tâm chỉ đạo
kiểm tra, giải quyết và công khai kết quả xử lý nhiều nội dung báo chí nêu.
6. Về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản giao nhiệm
vụ cho các Bộ, cơ quan, địa phương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các
văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày càng được
tăng cường. Căn cứ quy định của Quy chế làm việc của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương (Quyết định
số 24/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2014), đặc biệt là việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác theo dõi, đôn đốc. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
theo dõi các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan,
địa phương đã được kết nối liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Tập
đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin về tình hình thực
hiện các nhiệm vụ, giảm bớt phiền hà, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính.
Các Bộ, cơ quan, địa phương và Văn phòng Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ
trong việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng

4



Chính phủ giao, nghiêm túc thực hiện việc báo cáo định kỳ Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ kết quả thực hiện các nhiệm vụ. Tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ giao chuyển biến tích cực, hạn chế tình trạng để sót
việc, đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp; kỷ luật, kỷ
cương hành chính được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các thành viên Chính phủ cũng dành thời gian làm việc trực tiếp với địa
phương, cơ sở, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành chính sách, pháp luật, các
văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực,
phạm vi quản lý, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, cơ sở.
7. Về công tác phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị
Thực hiện quy định của Quy chế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các
Bộ, cơ quan ngang Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội
trong việc triển khai thực hiện Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
phối hợp xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc
hội, chương trình các kỳ họp của Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ khác đã báo
cáo Quốc hội tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội; công tác
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình Quốc hội và Ủy ban
thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh; báo cáo Quốc hội cho ý kiến hoặc
quyết định các vấn đề, dự án quan trọng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo công tác trước Chủ tịch nước; trình Chủ
tịch nước quyết định phê chuẩn việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế nhân
danh nhà nước theo quy định; thẩm định hồ sơ, xét và trình Chủ tịch nước quyết
định khen thưởng, quyết định đặc xá kịp thời và đúng thẩm quyền.
Công tác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn được Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm triển khai thực hiện tốt. Chính phủ mời Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự các phiên họp Chính

phủ thường kỳ. Đồng thời duy trì các cuộc làm việc định kỳ giữa Thủ tướng Chính
phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kiểm điểm đánh giá
công tác phối hợp thực hiện Quy chế giữa hai bên và giải quyết các kiến nghị của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để tạo sự đồng thuận,
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh và đối ngoại
của đất nước.
Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao về các vấn đề liên quan theo đúng quy định.
II. NHỮNG TÔN TẠI, HẠN CHẾ
1. Về quan hệ phối hợp xử lý công việc giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ

5


Các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã xây dựng và duy trì mối quan hệ, phối hợp
công tác theo quy định của Quy chế, tuy nhiên quy định của Quy chế về việc xin ý
kiến bằng văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ
khác chưa được thực hiện nghiêm túc, nội dung góp ý đôi khi còn sơ sài, chưa đáp
ứng được yêu cầu hoặc phổ biến hơn là tình trạng chậm trả lời, thậm chí không trả
lời dẫn đến việc xử lý công việc bị chậm, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều
hành chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là việc xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, trong đó khâu lấy ý kiến
phối hợp đối với những nội dung có tính chất liên ngành; giải trình, thống nhất ý
kiến đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau; xin ý kiến thành viên Chính
phủ còn chậm trễ, ảnh hưởng phần nào đến tiến độ hoàn thành các văn bản quy
phạm pháp luật, gây khó khăn trong việc triển khai, thực hiện.
Đối với những vấn đề có tính chất liên ngành, sự phối hợp, trao đổi thông tin
giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ còn chưa kịp thời. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ, cơ
quan chủ trì chưa thực sự chủ động trao đổi, giải trình thống nhất ý kiến với Bộ, cơ

quan phối hợp để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định như quy định của Quy chế mà thường chuyển trách nhiệm lên
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết.
Bên cạnh những bất cập về cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
vai trò điều phối của Văn phòng Chính phủ đối với các hoạt động chung của Chính
phủ chưa được thể hiện rõ nét trong Quy chế đã dẫn đến tình trạng chậm trình
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
do còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, cơ quan.
2. Về việc thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ
Công tác xây dựng Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ được thực hiện chặt chẽ, theo đúng trình tự quy định của Quy chế. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện Chương trình công tác, tình trạng xin rút hoặc xin điều
chỉnh tiến độ trình đề án vẫn diễn ra khá phổ biến hoặc thậm chí chậm tiến độ, nhất
là các dự thảo quy phạm pháp luật. Do vậy kết quả thực hiện Chương trình công
tác của Chính phủ, Thủ tướng vẫn còn hạn chế.
Mặt khác, do các Bộ, cơ quan, địa phương chưa thực sự chủ động bám sát
nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên Chương
trình công tác thường không ổn định, phải bổ sung thêm nhiều đề án vào Chương
trình công tác, dẫn đến việc triển khai xây dựng đề án của các Bộ, cơ quan chủ trì
đề án bị động, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của đề án.
Tuy danh mục đề án đề xuất đưa vào Chương trình công tác của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã kèm theo kế hoạch chuẩn bị từng đề
án nhưng Bộ, cơ quan chủ trì đề án vẫn chưa lường trước những khó khăn phát
sinh trong quá trình xây dựng đề án hoặc chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác
chuẩn bị xây dựng, nhất là các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã

6



được Quốc hội thông qua dẫn đến tình trạng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nợ
văn bản thi hành.
Công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình công tác của cơ
quan quản lý Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôi khi
còn bị động do các Bộ, cơ quan chưa thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế
về việc định kỳ hàng tháng, hàng quý thông báo cho Văn phòng Chính phủ tình
hình thực hiện đề án, các vướng mắc, phát sinh và hướng xử lý tiếp theo.
3. Về việc thực hiện chế độ họp
Một trong những cách thức giải quyết công việc phổ biến của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ là thông qua các cuộc họp, hội nghị để bàn bạc, thảo luận,
tham khảo ý kiến để xem xét, quyết định. Tuy nhiên, các cuộc họp, hội nghị của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng thường chiếm khá nhiều
thời gian, trong khi đó có nhiều cuộc họp chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo
quy định của Quy chế về việc chuẩn bị tài liệu họp, cách thức trình bày tài liệu, nội
dung và thời gian phát biểu tại cuộc họp và thành phần dự họp… dẫn đến tình
trạng thời gian họp kéo dài nhưng hiệu quả không cao, thậm chí có một số nội
dung phải họp nhiều lần.
4. Về chế độ thông tin báo cáo
Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các Bộ, cơ quan, địa phương
còn chưa kịp thời, chất lượng thông tin báo cáo chưa đúng yêu cầu, thậm chí có
một số Bộ, cơ quan không gửi đầy đủ báo cáo theo quy định. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc gửi và nhận thông tin, công văn, tài liệu báo cáo trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước còn chưa đồng bộ, đầy đủ, chưa phục vụ kịp
thời hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Về kỷ luật, kỷ cương hành chính, công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ
quan, địa phương
Kỷ luật, kỷ cương hành chính luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
quan tâm đôn đốc, nhắc nhở, tuy nhiên nhiều lúc, nhiều nơi còn bị buông lỏng, tính
quyết liệt, nghiêm túc của người đứng đầu chưa cao, trách nhiệm chưa rõ ràng nên

cấp dưới coi nhẹ, không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm túc chỉ đạo của
cấp trên, kỷ luật, kỷ cương hành chính không nghiêm, ảnh hưởng đến hiệu lực,
hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các
nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao kèm theo Quyết định số
42/2014/QĐ- TTg ngày 27 tháng 7 năm 2014 nhưng tình trạng chậm triển khai
thực hiện các nhiệm vụ được giao vẫn còn tồn tại, trong đó có một số cơ chế, chính
sách đã ban hành nhưng chậm triển khai thi hành trong cuộc sống.
6. Việc cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là ứng
dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chung của Chính phủ những năm
gần đây đã có những bước tiến lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo,

7


điều hành, yêu cầu tiết kiệm trong tình hình hiện nay, đòi hỏi cần cải cách mạnh
mẽ hơn nữa các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục trình, ban hành hoặc quyết
nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; ứng dụng
công nghệ thông tin xây dựng Chính phủ điện tử.
Nhìn chung, sau hơn 04 năm thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ,
công tác chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều đổi
mới, giải quyết kịp thời các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Quy chế làm việc của
Chính phủ là căn cứ quan trọng để các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng và ban
hành quy chế làm việc của Bộ, cơ quan, địa phương mình, tạo chuyển biến tích cực
trong hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số quy định của Quy chế
chưa được các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trong khi
Quy chế lại chưa quy định rõ trách nhiệm, chế tài cụ thể; mặt khác, một số quy
định của Quy chế chưa cụ thể, tính khả thi chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu
công việc. Định kỳ 6 tháng và cả năm, Chính phủ tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc

thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, trong đó nêu rõ cả những hạn chế, tồn
tại nhưng chưa thực sự được khắc phục triệt để đã ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu
quả chỉ đạo, điều hành từ trung ương đến cơ sở.
III. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém
của việc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ của các Bộ, cơ quan, địa
phương, để bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, năng động, linh hoạt và đáp ứng yêu
cầu thực tiễn trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Văn phòng Chính phủ xin kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc
của Chính phủ theo một số định hướng sau:
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp của Quy chế
làm việc của Chính phủ theo hướng bảo đảm thống nhất với quy định của Hiến
pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tình hình hiện nay. Phân định rõ
trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ khác; đồng thời
đề cao vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư
cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ và chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định.
2. Chú trọng đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, quy trình giải quyết
công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử
gắn với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải tiến quy trình giải quyết công việc
theo hướng xây dựng quy trình xử lý văn bản hợp lý đối với từng loại công việc
(văn bản quy phạm pháp luật, đề án trong chương trình công tác, các văn bản đề
nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề cụ thể của các Bộ, cơ
8



quan, địa phương và cả các đề xuất độc lập của Văn phòng Chính phủ), trong đó
xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cơ
quan thẩm định, thẩm tra; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Bộ, cơ
quan ngang Bộ về chất lượng, tiến độ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ là bộ máy
giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng
hợp, chức năng thông tin, hậu cần kỹ thuật và giúp tổ chức các hoạt động chung
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do đó, cần quy định rõ phạm vi, trách
nhiệm của Văn phòng Chính phủ và cải tiến quy trình giải quyết công việc tại Văn
phòng Chính phủ, đặc biệt ngay trong khâu thẩm tra về trình tự, thủ tục và tham
mưu về nội dung đề án của Văn phòng Chính phủ theo hướng đơn giản, thuận tiện,
nhất là vai trò điều phối của Văn phòng Chính phủ khi còn có ý kiến khác nhau
giữa các Bộ, cơ quan về các dự án, đề án trước khi trình Chính phủ. Tăng cường
hơn nữa vai trò theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương.
4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó quy định rõ trách
nhiệm chính trị, chế tài xử lý đối với những trường hợp không thực hiện nghiêm
túc các quy định của Quy chế, nhất là khâu lấy ý kiến phối hợp giải quyết công
việc có tính chất liên ngành; việc thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
5. Cải tiến công tác quản lý Chương trình công tác; theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa
phương; tổ chức họp; công tác thông tin báo cáo gắn với việc ứng dụng công nghệ
thông tin, trong đó quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực hiện Chương
trình công tác; giảm bớt cuộc họp để dành thời gian nghiên cứu, hoạch định chính
sách và kiểm tra tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ các
vướng mắc, khó khăn trong quá trình thi hành; tăng cường phối hợp trao đổi thông
tin, báo cáo kịp thời, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ theo hướng giảm bớt văn bản giấy tờ, tiết kiệm thời gian.
6. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động
chung của Chính phủ cũng như trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu quản lý theo
hướng chuyên nghiệp và phục vụ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành
chính./.

9



×