Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông-xây dựng hệ thông cung cấp dịch vụ IPTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.84 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGIỆP

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Việt Hương
PGĐ.KS Thái Duy Hòa
Sinh viên thực hiện

: Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Sỹ Lãm
Lớp ĐT1 –K49

Hà nội 2/2009


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Mục lục
Mục lục.....................................................................................................................1
Danh sách các hình.................................................................................................2
Danh sách các bảng.................................................................................................2
Danh sách các từ viết tắt..........................................................................................3
Chương 1 Giới thiệu đề tài......................................................................................6
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................6
1.2 Phạm vi đề tài................................................................................................8
Chương 2 Các khái niệm và kiến thức liên quan....................................................9
2.1 TCP/IP và mô hình tham chiếu OSI.............................................................9


2.2 Giới thiệu về IPTV.......................................................................................10
2.2.1 Các đặc điểm của IPTV..........................................................................11
2.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV...............................12
2.2.3 Một số dịch vụ được cung cấp bởi IPTV................................................15
2.3 Dịch vụ VoD và Content Delivery...............................................................17
2.3.1 Dịch vụ VoD...........................................................................................17
2.3.2 Dịch vụ Content Delivery.......................................................................35
Chương 3: Giới thiệu về Flash Media Server.......................................................35
3.1 Cài đặt Flash Media Server......................................................................35
3.1.1 Cài đặt Adobe Flash Media Server trên windows................................36
3.1.2 Cài đặt server trên Linux.....................................................................37
3.1.3 Khởi động và dừng server trong window................................................38
3.1.4 Khởi động và dừng server trong Linux...................................................38
3.1.5 Thẩm tra lại những file đã cài đặt...........................................................39
3.2 Cấu hình server..........................................................................................41
3.2.1 Aplications...........................................................................................42
3.2.2 Cấu trúc thư mục Configuration..........................................................42
3.2.3 Thêm một adaptor................................................................................44
3.2.4 Thêm một virtual host..........................................................................46
3.3 Kiến trúc server.........................................................................................47
3.3.1 Kiến trúc client-server.........................................................................47
3.3.2 Streaming media..................................................................................48
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.3.3
3.3.4

3.3.5
3.3.6

Đề tài IPTV

Các codecs mà server hỗ trợ................................................................48
Kiểu dữ liệu.........................................................................................49
Yêu cầu một phương thức ở xa............................................................50
Kết nối đến những nguồn ở bên ngoài.................................................50

3.4 Giới thiệu về flash......................................................................................50
3.4.1 Khái niệm...............................................................................................50
3.4.2 Đặc điểm và yêu cầu của flash................................................................52
3.4.3 Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ flash......................................52
3.5 Các công cụ hỗ trợ khác............................................................................53
3.5.1 Apache-HTTP server.............................................................................54
3.5.2 PHP......................................................................................................55
3.5.3 MySQL................................................................................................56
3.5.4 Cài đặt và sử dụng...............................................................................57
Chương 4. Kết luận................................................................................................58
4.1 Các kiến thức thu nhận được......................................................................58
4.2 Phương hướng phát triển thành đồ án tốt nghiệp.....................................59
4.3 Kết luận........................................................................................................59

Danh sách các hình
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Hình 2.1. Mô hình OSI & TCP/IP 1..........................................................................6
Hình 2.2 Kiến trúc hệ thống IPTV 1..........................................................................8
Hình 2.3 Các bước thiết lập một phiên làm việc của IPTV......................................15
Hình 2.4 Mô hình kiến trúc tập trung của VoD server.............................................17
Hình 2.5 Mô hình kiến trúc phân bố của VoD server...............................................18
Hình 2.6 Quá trình thiết lập phiên với RTSP...........................................................20
Hình 2.7 Các kết nối hình thành trong phiên làm việc IPTV...................................21
Hình 2.8 Ví dụ về một phiên làm việc của IPTV dựa trên RTSP..............................22
Hình 3.1 Cấu trúc mặc định của thư mục conf........................................................33
Hình 3.2 Thư mục conf sau khi thêm một adaptor...................................................36
Hình 3.3 Thư mục conf sau khi thêm một virtual host www.example.com...............37
Hình 3.4 Ứng dụng Flash Media Server bao gồm các thành phần cùng làm việc với
nhau......................................................................................................................... 38

Danh sách các bảng

Bảng 2.1 Các nội dung lưu trữ trên VoD server......................................................12
Bảng 2.2 Các lệnh trong RTSP................................................................................19
Bảng 3.1 Các thành phần sau khi cài đặt Flash Media Server................................30
Bảng 3.2 Các codecs được hỗ trợ bởi Flash Meida Server......................................40

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 4



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Danh sách các từ viết tắt

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ
1

IPTV

Ý nghĩa

Internet

Protocol Truyền hình theo giao thức

Television

internet
Truyền tải Video theo yêu cầu

2

VoD

Video On Demand

3


RTSP

Real

Time

Streaming Giao thức truyền tải thời gian

Protocol

thực , dữ liệu được truyền
theo luồng

4

RTP

Real Time Protocol

Giao thức vận chuyển theo
thời gian thực

5

RTMP

Real

Time


Messaging Giao thức thông báo thời gian

Protocol
6

RTMPT

Real

thực

Time

Messaging Giao thức thông báo thời gian

Protocol Tunneled
7

RTMPS

Real

Time

thực ẩn

Messaging Giao thức thôngbáo thời gian

Protocol Secure
8


RTMPE

Encrypted

thực có bảo mật

Real

Time Giao thức thông báo thời gian

Messaging Protocol
9

RTMPET

Encrypted

Real

Messaging

thực có mã hóa
Time Giao thức thông báo thời gian

Protocol thực ẩn có mã hóa

Tunneled
10


HTTP

Hypertext

Transfer Giao thức truyền siêu văn bản

protocol
11

MPEG-2

The

Moving

Picture Chuẩn nén tín hiệu về âm

Experts Group -2

thanh và hình ảnh phát trên
các kênh truyền hình quảng

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

bá chất lượng cao được đề
nghị bởi hội phim ảnh thế
giới

12

MPEG-4

The

Moving

Picture Chuẩn nén tín hiệu với sự hỗ

Experts Group -4

trợ âm thanh, hình ảnh, “vật
thể”, và nội dụng3 chiều. Có
một vài chức năng mới hơn
(MPEG-2) với hiệu quả âm
thah và hình ảnh chuẩn. Chứa
cả các định dạng MPEG-2

13

IPTVCD

Internet
Television


Protocol Thiết bị để sử dụng dịch vụ
Consumer IPTV

Device
14

IP

Internet Protocol

Giao thức internet – giao thức
lớp 3 trong mô hình tham
chiếu OSI

15

STB

Setup Box

Hộp điều khiển kết nối Tivi
với mạng cung cấp dịch vụ
IPTV

16

PC

Personal Computer


Máy tính cá nhân

17

FLV

Flash Video

Là tên gọi của một định dạng
file được truyền tải qua mạng
internet sử dụng Adobe Flash
Player

18

F4V

Một định dạng file của Flash

19

H264

Là một chuẩn nén tín hiệu

20

MP3

Moving Picture Experts Là một chuẩn nén âm thanh


Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Group Audio Layer III

có tổn hao

Advanced Audio Coding

Là một thuật toán nén tín hiệu

21
22

AAC

âm thanh, là một thành phần
của chuẩn nén MPEG-2 và
MPEG-4
23
24

MOV


Là một định dạng file video
được phát triển bởi Công ty
American Apple. File .mov là
loại file dành cho Quich Time
multimedia

25

OSI

Open Systems

26

RTCP

Real

Time

Mô hình liên kết hệ thống mở
Control Giao thức điều khiển thời

Protocol
27

TCP

Transmisstion


gian thực
Control Giao thức điều khiển truyền

Protocol

dẫn – giao thức lớp 4 trong
mô hình OSI

28

UDP

User Datagram Protocol

Giao thức truyền tin không tin
cậy lớp 4 trong mô hình OSI

29

URL

Uniform

Resource Địa chỉ tới một server trên

Locator

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49


internet hay một mạng nội bộ

Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Chương 1 Giới thiệu đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, mạng lưới internet toàn cầu phát triển ngày càng
mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các phương thức tiếp cận thông tin của
con người, trong đó có cả truyền hình. Theo truyền thống, các mô hình truyền hình
phát theo kiều quảng quá đang bộc lộ những nhược điểm của nó mà quan trọng nhất
là tính tương tác hai chiều giữa nhà cung cấp dịch vụ truyền hình và người xem.
Theo mô hình này, nội dung của chương trình hầu như do các nhà cung cấp dịch vụ
ấn định cho người xem. Đồng thời nó cũng gây ra những khó khăn đối với người
xem như vấn đề thời gian, địa điểm…
IPTV- Internet Protocol Television- theo định nghĩa là các nội dung thông
tin về hình ảnh, âm thanh được truyền tải qua mạng IP ( mạng giao thức internet).
Người dùng có thể thông qua máy tính PC hoặc máy thu hình phổ thông cộng với
thiết bị đầu cuối setup box để có thể xem được IPTV.
IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo nên sự cạnh
tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình. Hãng InStat, một hãng nghiên cứu thị trường công nghệ cao có uy tín, gần đây đã dự báo
rằng thị trường các dịch vụ IP video tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng
trưởng tới gần 80% mỗi năm từ nay đến năm 2010 và sẽ tạo ra một thị trường 4,2 tỷ
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 8



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

USD. Hãng này cũng dự đoán châu Á sẽ chiếm tới một nửa trong tổng số thuê bao
TV của các công ty điện thoại trên toàn thế giới vào năm 2009 với tổng số thuê bao
tối thiểu 32 triệu. Các số liệu này cho thấy trong những năm còn lại của thập kỷ này,
IPTV sẽ trở thành một dịch vụ có thị trường rộng lớn trên toàn cầu với châu Á tiếp
tục dẫn đầu trong việc thu hút khách hàng. Các con số này cũng cho thấy đây là một
thị trường năng động với rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
có mô hình kinh doanh, hình thức cung cấp dịch vụ và công nghệ hợp lý.
Informa Telecoms & Media dự báo IPTV sẽ được sử dụng bởi trên 35% các
hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông vào năm 2010, con số này
sẽ gần tương đương với số hộ gia đình dùng dịch vụ truyền hình cáp (khoảng 37%).
Công ty này cũng dự báo sẽ có đến 13% các hộ sử dụng dịch vụ truyền hình số ở
Singapore sẽ nhận tín hiệu truyền hình số thông qua đường dây DSL của họ, điều
này làm cho IPTV trở thành một nền tảng truy nhập số phổ biến hơn rất nhiều so
với truyền hình số mặt đất (DDT). Informa cũng dự báo rằng DSL sẽ chiếm tới
9,2% các hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8% ở
Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc. Truyền hình cáp vẫn sẽ thống trị
đến năm 2010, nhưng sau đó IPTV sẽ thực sự là đối thủ cạnh tranh với truyền hình
số mặt đất và vệ tinh đối với người xem truyền hình châu Á.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự giúp đỡ tận tình của
giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Việt Hương và tập thể các cán bộ kỹ thuật
của công ty cổ phần công nghệ QIS, đặc biệt là phó giám đốc kỹ thuật Thái Duy
Hòa, chúng em đã được nghiên cứu tìm hiểm về kỹ thuật triển khai, cũng như các
dịch vụ mà công nghệ IPTV mang lại. Thấy đượckhả năng phát triển của công nghệ
này, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thông cung cấp dịch vụ

IPTV” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

1.2 Phạm vi đề tài

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Trong đề tài này, chúng em tập trung nghiên cứu và mô phỏng khả năng
tương tác giữa server và client. Trong đó server được triển khai là Adobe Flash
Media server. Phía client là các PC hay là các setup box. Phía client sẽ đặt ra các
yêu cầu về dịch vụ như là yêu cầu phim , các chương trình tivi …Phía server khi
nhận được các yêu cầu này sẽ xử lý và đáp ứng lại các yêu cầu đó. Tương tự bên
phía server sẽ đưa ra các chỉ thị cho client như cập nhật phiên bản mới của phần
mềm, cập nhật các hình ảnh quảng cáo có tính bắt buộc đối với gói dịch vụ đó, hiển
thị danh sách các phim, các chương trình mới được cập nhật …
Dựa vào nền tảng công nghệ là xử lý Flash với ngôn ngữ Action Scripts 3.0,
với ngôn ngữ kịch bản bên phía server là PHP, Javascript và MySQL, chúng em đã
thực hiện đề tài: “ Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV ”
Để giải quyết bài toán trên, đồ án của em tập trung vào các vấn đề sau:
 Tìm hiểu về Flash Media Server
 Tìm hiểu ngôn ngữ ActionScript, PHP, JavaScript
 Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ VoD và Content delivery

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49


Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Chương 2 Các khái niệm và kiến thức liên quan
2.1 TCP/IP và mô hình tham chiếu OSI
Trong quá trình phát triển của các dịch vụ viễn thông, có sự phát sinh nhiều
kiểu kiến trúc mạng nhưng lại không tương thích với nhau, gây trở ngại trong việc
trao đổi thông tin giữa các mạng này. Để giải quyết vấn đề trên, tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế đã xây dựng một mô hình tiêu chuẩn cho các mạng gọi là mô hình tham
chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở (Reference Model for Open System
Interconnection, hay gọn hơn: OSI Reference Model).
Tuy nhiên mô hình trên đây chỉ mạng ý nghĩa lý thuyết, nó là chuẩn để cho
các nhà phát triển viễn thông xây dựng các mô hình thực tế phù hợp. Một trong
những mô hình thực tế được sử dụng phổ biến trong mạng máy tính (Internet) đó là
mô hình TCP/IP. Bộ giao thức TCP/IP là tổ hợp của nhiều giao thức ở các tầng khác
nhau là mô hình giản lược của OSI.

Hình 2.1. Mô hình OSI & TCP/IP
Giao thức IP là giao thức lớp mạng nằm trong chồng giao thức của mô hình
tham chiếu OSI cũng như trong chồng giao thức TCP/IP sử dụng cho mạng máy
tính. IP là một giao thức không tin cậy (unrelible) và không liên kết
(Connectionless). Dữ liệu lớp ứng dụng được chia nhỏ thành các segment với môt
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

kích thước chuẩn, được đóng gói qua lớp mạng sau đó được đóng gói thành các
khung dữ liệu ( frame ) tại lớp hai trước khi được chuyển đổi thành các bít được mã
hóa tại lớp vật lý. Lớp IP này còn có chức năng định tuyến để tìm đường đi cho các
gói tin trong mạng. Tùy vào các phương pháp định tuyến khác nhau mà lớp giao
thức này sẽ xây dựng nên các bảng định tuyến khác nhau.

2.2 Giới thiệu về IPTV
IPTV là tên viết tắt của cụm từ Internet Protocol Television _ truyền hình qua
giao thức Internet.
ITPV theo định nghĩa chính thức như sau: IPTV được định nghĩa là các dịch
vụ đa phương tiện như truyền hình ảnh, tiến nói, văn bản, dữ liệu được phân phối
qua các mạng dựa trên IP mà được quan lý để cung cấp các cấp chất lượng dịch vụ,
bảo mật, tính tương tác, tính tin cậy theo yêu cầu. (theo ITU – T FG IPTV)
IPTV là một hệ thống ở đó các dịch vụ truyền hình số cung cấp tới người
tiêu dùng đăng ký thuê bao sử dụng giao thức IP trên kết nối băng rộng. IPTV được
cung cấp trên Internet nên đôi khi dịch vụ này còn gọi là Internet TV hay Web TV.
IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ Video-on-Demand (VoD) và cũng có
thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và VoIP, do đó
còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng rộng
sử dụng chung một hạ tầng mạng. IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh chóng
khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi và hiện nay đã có trên 100 triệu
hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng trên toàn cầu. Rất nhiều nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai thăm dò IPTV và xem như một cơ
hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự

bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Tại thị trường cung cấp
dịch vụ ở Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được thử nghiệm cung cấp với một số
dịch vụ cơ bản. Điều này xem như là cơ hội kinh doanh dịch vụ mới của các nhà
cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng mạng băng rộng đã và đang
phát triển mạnh mẽ cùng với sự đòi hỏi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

2.2.1 Các đặc điểm của IPTV
IPTV mang một số đặc điểm sau đây:
Hỗ trợ truyền hình tương tác
Khả năng hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ phân
phối toàn bộ các ứng dụng TV tương tác. Các loại dịch vụ được truyền tải thông qua
một dịch vụ IPTV có thể bao gồm TV trực tiếp chuẩn, TV chất lượng cao (HDTV),
trò chơi tương tác, và khả năng duyệt Internet tốc độ cao.

Sự dịch thời gian
IPTV kết hợp với một máy ghi video kĩ thuật số cho phép dịch thời gian nội
dung chương trình – một cơ chế cho việc ghi và lưu trữ nội dung IPTV để xem sau.
Cá nhân hóa
Một thệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối hỗ trợ truyền thông tin hai
chiều và cho phép người dùng ở kết cuối cá nhân hóa những thói quen xem TV của
họ bằng cách cho phép họ quyết định những gì họ muốn xem và khi nào họ muốn
xem.

Yêu cầu về băng thông thấp
Thay vì phân phối trên mọi kênh để tới mọi người dùng, công nghệ IPTV
cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ truyền trên một kênh mà người dùng yêu cầu.
Đặc điểm hấp dẫn này cho phép nhà điều hành mạng có thể tiết kiệm băng thông
của mạng.
Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị
Việc xem nội dung IPTV bây giờ không chỉ giới hạn ở việc sử dụng TV. Người
dùng có thể sử dụng máy PC hay thiết bị di động để truy xuất vào các dịch vụ IPTV.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

2.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
Sơ đồ khối biểu thị các chức năng của nghiệp vụ IPTV như Hình 2.1 Từ
nguồn nội dung tới đầu cuối người dùng có hể chia làm: nghiệp vụ cung cấp và giới
thiệu các nội dung, nghiệp vụ chuyển tải, nghiệp vụ tiếp nối đầu cuối và nghiệp vụ
quản trị.

Hình 2.2 Kiến trúc hệ thống IPTV 1
1. Mạng chuyển tải: Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà
cung cấp dịch vụ IPTV đến khách hàng. Mạng truy nhập sẽ tận dụng phần
hạ tầng mạng xDSL có sẵn. Để cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt và tiêu
thụ ít băng thông khi có đồng thời nhiều truy nhập đến hệ thống, mạng truy
nhập băng rộng (B-RAS/MSS và DSLAM) cần phải được hỗ trợ multicast.

Đối với DSLAM, ngoài hỗ trợ multicast, DSLAM còn cần hỗ trợ IGMP
version 2. Ngoài ra, B-RAS/MSS và DSLAM cũng cần hỗ trợ các giao tiếp
Ethernet chuẩn (FE, GE). Mạng cũng phải có khả năng hỗ trợ QoS từ đầu
cuối đến đầu cuối, đảm bảo được băng thông cần thiết và độ ưu tiên cho
các kênh truyền hình quảng bá cũng như các phiên Video theo yêu cầu
đang sử dụng (phải đạt được độ mất gói và jitter tối thiểu). Băng thông
xDSL do các DSLAM cung cấp đến khách hàng phải có khả năng lên đến
4-5 Mbps.
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

2. Mạng cung cấp nội dung: Thu, nhận và xử lý các dữ liệu chương trình từ
các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn khác
để chuyển sang hệ thống Video Headend.
3. Hệ thống Video Headend: Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và
âm thanh từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder)
để chuyển đổi nội dung này thành các luồng IP multicast ở khuôn dạng mã
hóa mong muốn. Yêu cầu phải có thiết bị đầu cuối cho việc phát nội dung
quảng bá. Thiết bị đầu cuối này có khả năng mã hoá một chuỗi các hình
ảnh theo thời gian thực bằng kỹ thuật nén dùng MPEG-4 Part 10 hoặc
H.264. Hình ảnh mã hoá có thể lấy từ vệ tinh, truyền hình cáp, hệ thống
truyền hình mặt đất, máy chủ video, tape playout, v.v... Sau khi mã hoá,
các chuỗi (định dạng ASI, SPTS) truyền MPEG sẽ được đóng gói bằng
cách sử dụng IP Streamer. Sau đó sẽ truyền những chuỗi gói IP bằng cách

sử dụng giao thức UDP/IP. Đầu vào của hệ thống Video Headend là các
chương trình truyền hình quảng bá, các kênh truyền hình mua bản quyền
thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ các nguồn khác như
tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v...
4. Hệ thống Middleware: Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và
báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng
thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai.
Middleware là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV với
người sử dụng, nó xác định danh tính cho người dùng. Hiển thị một danh
sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch
vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware lưu lại
một profile cho tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên
trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không
giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp
trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ. Middleware hỗ trợ API
cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa các hệ thống.
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

5. Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và hệ
thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã
hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ
thống này cũng cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp
với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội dung

thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ
Middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất
lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương trình này được lưu trên
máy dịch vụ và truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này cũng cung cấp
những chức năng điều khiển VCR như fast-forward, pause, và rewind.
6. Hệ thống quản lý bản quyền số (DRM): DRM giúp nhà khai thác bảo vệ
nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung
VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại
STB ở phía thuê bao. DRM dùng để bảo mật nội dung các khóa giải mã
của các thuê bao. Những nội dung được tải trên những máy chủ nội dung
sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM và nó cũng cũng chỉ mã hóa nội
dung broadcast để bảo mật sự phân bố đến Set-top Box (STB). Hệ thống
có khả năng hỗ trợ chức năng mã hoá trong các Headend tương ứng và
cung cấp khoá mật mã cho các Headend này. Hệ thống DRM chứa khoá
cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khoá đồng thời bí mật phân phối
cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm vào phần
nội dung các chức năng thủ thuật trong khi xem (tua nhanh, tua lại, v.v...).
Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở hạ tầng khoá
công cộng (Public Key Infrastructure, PKI). PKI dùng các thẻ kỹ thuật số
X.509 để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá
an toàn dữ liệu có dùng các khoá chung/riêng.
7. Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Hệ thống này quản lý và tính cước
dịch vụ truy cập của thuê bao IPTV.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đề tài IPTV

8. Set-top Box (STB): Thiết bị đầu cuối phía khách hàng, cho phép thu, giải
mã và hiển thị nội dung trên màn hình TV. STB cần hỗ trợ các chuẩn
MPEG-4/H.264. Ngoài ra, STB cũng có thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết
nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone, truy nhập web (Walled
garden), v.v... STB cung cấp các ứng dụng truyền thông và giải trí. STB sẽ
hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như Internet và
thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi
dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh
này trên TV. STB sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm
client Middleware của nó sẽ được dựa trên một cấu trúc thick client, điều
đó có nghĩa là ứng dụng và dữ liệu thể hiện sẽ lưu trên STB.

2.2.3 Một số dịch vụ được cung cấp bởi IPTV
Dịch vụ truyền hình: các nội dung truyền hình được quảng bá theo lịch trình
thời gian cố định như truyền hình truyền thống. Sự lựa chọn các gói kênh theo yêu
cầu của khách hàng có thể bao gồm các kênh truyền hình công cộng (public), các
kênh truyền hình trả tiền (pay TV), các kênh truyền hình được ưa thích, các kênh về
mua sắm, các kênh về thời trang, v.v...
Dịch vụ video on demand (VOD): việc phát các nội dung truyền hình được
lựa chọn bắt đầu khi người sử dụng lựa chọn nội dung đó. Thông thường, nội dung
là các bộ phim hay các phim đã được ghi lại từ một thư viện. Dịch vụ này có thể
được sử dụng trong một thời gian giới hạn. Các chức năng thường giống như chức
năng của máy ghi hình (VCR) hay đầu DVD (DVD player): phát hình (play), dừng
hình (pause), tua hình (fast forward), v.v...
Máy ghi hình các nhân (Personal Video Recorder, PVR): PVR là một thiết bị
điện tử dân dụng cho phép ghi lại các nội dung quảng bá để xem lại ở một thời điểm
sau đó.

Máy ghi hình cá nhân qua mạng (Network PVR, NPVR): đây là phiên bản sử
dụng trên mạng của PVR. Nó có thể được xem như là một VCR ảo với việc lưu trữ
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

và các chức năng khác cung cấp từ mạng. Nội dung truyền hình quảng bá có thể
được ghi và xem lại sau đó.
Hướng dẫn chương trình điện tử (Electronic Program Guide, EPG): một
hướng dẫn để cung cấp cho người sử dụng các thông tin về các chương trình IPTV
đang và sắp phát. Có thể nói một EPG là phương thức để người sử dụng tìm kiếm
các nội dung của nhà cung cấp.
Các dịch vụ thông tin: các dịch vụ thông tin có thể bao gồm tin tức thời sự,
tin thể thao, dự báo thời tiết, thông tin về các chuyến bay, các sự kiện trong khu
vực/địa phương, v.v...
Truyền hình tương tác: “kênh phụ” (back-channel) IP không chỉ cung cấp
khả năng lấy thông tin mà còn cho phép tương tác với các show truyền hình hoặc
khởi tạo các ứng dụng liên kết đến các chương trình đang chạy. Các ví dụ điển hình
của truyền hình tương tác là tham dự vào các trò chơi truyền hình, bình chọn qua
truyền hình, phản hồi của người xem truyền hình, các chương trình thương mại,
v.v...
Các ứng dụng tương tác: sự tương tác không chỉ được liên kết đến một
chương trình truyền hình truyền thống. Đấu giá, mua sắm, dịch vụ ngân hàng là các
ứng dụng truyền hình được sử dụng rộng rãi, tạo ra sự hội tụ của thiết bị và sự phát
triển các giao diện người sử dụng mới. Truyền hình khiến cho việc sử dụng các ứng

dụng tương tác (giống như việc sử dụng Internet) trở thành một trong những thành
phần chiếm ưu thế của IPTV/VoD tương lai. Đây cũng là một yếu tố khác biệt chủ
yểu nhất so với truyền hình quảng bá truyền thống vốn không có một “kênh phụ”
nào (có chăng là một đường điện thoại).
Các ứng dụng băng rộng: các ứng dụng dùng cho người tiêu dùng và doanh
nghiệp cũng có thể được thực hiện thông qua hạ tầng IPTV/VoD như hội nghị
truyền hình, đào tạo từ xa, giám sát an ninh, v.v...
Pay-per-View (PPV): là hình thức trả tiền để xem một phần chương trình
truyền hình, ví dụ: trả tiền để xem một sự kiện thể thao hay trả tiền để nghe một bản
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

nhạc. Hệ thống cung cấp một kênh phim truyền hình theo hình thức PPV cho các
thuê bao.
Trò chơi theo yêu cầu (Games on Demand): dịch vụ này sẽ cung cấp nhiều
loại game tùy chọn đến thuê bao từ một danh sách có sẵn. IPTV yêu cầu game đơn
giản dựa trên HTML.
Âm nhạc theo yêu cầu (Muics on Demand): các thuê bao có thể xem những
clip ca nhạc theo yêu cầu, giống như dịch vụ VoD.
Truyền hình của hôm trước (TV of Yesterday, TVoY): dịch vụ này cho phép
thuê bao xem phim truyền hình đã được phát những ngày trước.
Karaoke theo yêu cầu (Karaoke on Demand): các thuê bao có thể chọn và
xem các bài Karaoke qua Set-top Box (STB) trên TV. Từ list các bài karaoke đã
được giới thiệu, thuê bao có thể mua một hoặc nhiều bài hát cùng lúc. Dịch vụ sẽ

được triển khai trong tương lai.

2.3 Dịch vụ VoD và Content Delivery
2.3.1 Dịch vụ VoD
VoD là một dịch vụ mang lại cho khách hàng một sự mới mẻ trong phong
cách giải trí. Người sử dụng có thể lựa chọn các nội dung mong muốn từ một danh
sách giới thiệu được hiển thị trên màn hình. Khi đó nội dung yêu cầu sẽ được truyền
tải từ hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ tới màn hình TV hoặc máy tính của người
sử dụng trong thời gian thực. Người sử dụng có thể điều chỉnh đoạn video tùy ý
bằng các nút tác vụ như pause, fast forward, rewind hoặc có thể điều chỉnh màn
hình với kích cỡ tùy ý.
Các thành phần trong một hệ thống VoD
VoD streaming servers

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Server được xây dựng dựa trên máy tính và các linh kiện điện. Bộ cấp nguồn
khi mất điện, hệ thống vào ra tốc độ nhanh, và số lượng lớn không gian lưu trữ là
các thành phần chính của một VoD streaming server.
Một cơ sở dữ liệu lớn của các file media lằm trên server. Server nhận yêu cầu
streaming các file từ các IPTVCDs và streaming đến IPTVCDs đó. Bảng sau liệt kê
các loại nội dung mà có thể được lưu trữ trên một VoD server.
Bảng 2.1 Các nội dung lưu trữ trên VoD server

Phân loại
Giải trí
Dành cho thiếu nhi
Tin tức
Thời tiết
Quảng cáo
Các sự kiện
Thể thao

Miêu tả
Phim, nhạc, kịch...
Hoạt hình, kid shows
Kênh tin tức địa phương và thế giới
Kênh thời tiết địa phương và thế giới
Không tương tác và tương tác
Kênh chính phủ, các nghi lễ hàng năm
Các sự kiện thể thao

Kích thước và khả năng của server hỗ trợ các đặc tính sau:
1.

Khả năng streaming hiện đại: streaming yêu cầu việc nhận dữ liệu và truyền

qua bus bên trong server và gửi ra ngoài qua một cổng mạng đến mạng IP.
2.
Khả năng bền bỉ của các phần cứng và phần mềm: server hoạt động liên tục
không nghỉ và phải đáp ứng lại một số lượng yêu cầu rất lớn do đó khả năng hỏng
phải được tính đến phải có kiến trúc bus dự phòng bên trong, nhiều bộ xử lý để
hoàn thiện khả năng của server. Phải đảm bảo được rằng các lỗi đơn xảy ra với các
thành phần trong server không ảnh hưởng đến hệ thống.

3.
Khả năng lưu trữ dung lượng cao: để đáp ứng được yêu cầu của dịch vụ
server phải có khả năng lưu trữ nhiều terabytes và khả năng mở rộng khả năng lưu
trữ khi cần.
4.
Khả năng giám sát: các phần mềm được yêu cầu để theo dõi sự thực thi của
các thành phần trong server và thông báo khi thành phần nào không thực thi được
mức yêu cầu

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5.

Đề tài IPTV

Khả năng leo thang: server phải cho phép được sự truy nhập đồng thời của

nhiều thuê bao cùng lúc có thể là hàng trăm trong một vài trường hợp có thể lên đến
hàng ngàn thuê bao cùng lúc.
6.
Khả năng hỗ trợ nhiều đinh dạng file: server có khả năng streaming nhiều
loại nội dung như MPEG-2, VC1, và H.264/AVC qua một mạng phân bố băng rộng
7.
Khả năng tương tác với hệ thống khác trong mạng bao gồm:
 Hệ thống thanh toán
 Hệ thống quản lý bản quyền số và điều kiện truy nhập để bảo vệ nội


8.

dung được lưu trữ
 Hệ thống mã hóa để nén tín hiệu tivi số đi vào
Khả năng đáp ứng các yêu cầu chương trình trực tiếp: server phả có khả năng

nhận các tín hiệu trực tiếp từ các chương trình trực tiếp nén lại và streaming đến
thuê bao yêu cầu với sự chênh lệch với chương trình trực tiếp trong khoảng thời một
vài giây.
Kiến trúc phần cứng của một VoD server bao gồm 4 thành phần chính là:
thiết bị lưu trữ, bộ xử lý và bộ nhớ, kết nối mạng và phần mềm. Sự tương tác giữa
các thành phần đó được diễn ra như sau. Một yêu cầu được đưa đến thì nội dung
được yêu cầu được lấy từ thiết bị lưu trữ đưa đến bộ nhớ để xử lý sau đó hệ thống
mạng sẽ gói dữ liệu video vào gói IP và streams trên mạng. Phần mềm sẽ có nhiệm
vụ quản lý các tiến trình xử lý trên. Chúng ta sẽ khảo sát các thành phần ngay sau
đây.
Thiết bị lưu trữ
Server được sử dụng như là một kho lưu trữ trung tâm để cung cấp nội dung
cho dịch vụ VoD. Khi mà dịch vụ phát triển sẽ cần phải hoàn thiện và mở rộng hệ
thống lưu trữ để đáp ứng với các yêu cầu ngày phong phú. Vì vậy hệ thống lưu trữ
phải có khả năng dễ dàng mở rộng. Có 3 loại hệ thống lưu trữ chính được sử dụng
bởi VoD server để xắp xếp và stream nội dung theo yêu cầu-đĩa cứng từ hoạt động
nhờ moto, đĩa nhớ bán dẫn và thiết bị lưu trữ lai.
Ổ cứng cơ học
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 21



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

VoD server hỗ trợ một số ổ đĩa loại này nhiều gigabyte để và có thể lưu trữ
hàng ngàn giờ của nội dung có thể được yêu cầu. Phần lớn các VoD server đều hỗ
trợ khả năng thêm vào các mảng đĩa để tăng khả năng lưu trữ. ổ cứng có thể bị lỗi
và sẽ gây ra gián đoạn trong việc cung cấp dịch vụ và để chống lại điều này có một
công nghệ được gọi là Redundant Array of Independent Disks (RAID) được sử
dụng để khắc phục sự kiện ổ cứng bị hỏng. Công nghệ RAID đã được sử dụng
nhiêu năm bởi công nghiệp IT để hoàn thiện sự thực thi vào ra và bảo vệ lại sự hỏng
của một ổ đĩa đơn. Công nghệ này đã được nền công nghiệp VoD chấp nhận để khắc
phục sự cố hỏng ổ đĩa trong quá trình truy nhập nội dung. RAID là một loại hệ
thống quản lý file mà cho phép chia sẻ dữ liệu số qua nhiều ổ cứng. Vì vậy, một
phần của mỗi video được lưu trữ qua một mảng đĩa. Từ khía cạnh người dùng
RAID kết hợp nhiều đĩa vào một mảng và mảng này xuất hiện như một hệ thống
file đơn trên một hệ thống đia đơn. Có một số các mức khác nhau của RAID, nhưng
chỉ RAID mức 5 là được sử dụng trong VoD server. Công nghệ RAID 5 được sử
dụng rộng rãi bởi VoD bởi vì nó tạo hiệu quả trong việc sử dụng không gian ổ đĩa,
cung cấp một sự thực thi cao khi truy nhập file, và đưa ra một sự bảo vệ tốt. Dung
lượng lư trữ của server mà sử dung loại ổ này có thể dễ dàng tăng bởi thêm ổ mới
đến mảng ổ của VoD server.
Ổ đĩa cứng bằng bán dẫn
Nhiệm vụ chính của đĩa cứng là lưu trữ và cho phép lấy nội dung lưu trữ.
Trong hoàn cảnh của một hệ thống VoD, tần suất của việc đọc và ghi dữ liệu là rất
lớn. Do đó, một vài VoD server sử dụng SSMDs để lưu trữ dữ liệu. Không giống
như ổ cơ học SSMDs không chứa các thành phần chuyển động và sử dụng chip nhớ
flash để lưu trữ thay vì ổ đĩa từ để lưu trữ nội dung. Khi có một yêu cầu stream
được nhận bởi server SSMD lấy tiêu đề của video và bắt đầu quá trình streaming.
Khả năng để truy nhập nội dung ở tốc độ cao hơn khi so với hệ thống ổ cứng

cơ học là ưu điểm chính của loại ổ này.
Thiết bị lưu trữ lai
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Lưu trữ dựa trên sự hòa trộn giữa ổ cơ học và ổ flash. Trên server mà được
cấu hình để hỗ trợ ổ lai thì ổ flash thường để lưu trữ những nội dung được yêu cầu
nhiều. Và ổ cơ để lưu trữ các video ít yêu cầu.
Công nghệ xử lý và bộ nhớ
Vi xử lý có khả năng lớn được sử dụng trong video server để có thể đương
đầu với sự truy nhập cùng lúc và phân phối một số lượng lớn video stream. Số
lượng của vi xử lý trên server lớn theo hàm mũ với khả năng stream. Thêm vào một
số vi xử lý có khả năng tính toán lớn, một video server cũng yêu cầu một hệ thống
bộ nhớ được gọi là RAM, để cung cấp buffering và caching cho nội dung VoD. Các
thuật toán thường được sử dụng bởi VoD server để xác định nội dung nào sẽ được
lưu trữ trong bộ nhớ.
Kết nối mạng
Cho đến thời gian gần đây VoD servers sử dụng các port truyền thống nhưn
DVB cho phép Asynchronous Serial Interface (ASI) và ATM ports cho vận chuyển
luồng video MPEG-2 qua mạng. Những giao giện này đã làm việc tốt cho sự phát
triển của hệ thống VoD trong những thời gian trước đây. Mặc dù vậy, chúng có một
vài hạn chế như khả năng mở rộng và một khả năng có hạn để điều khiển số lượng
lớn của cac luồng video. Do đó, hiện nay server đã chuyển sang sử dụng các giao
diện GigE và 10GigE. Mỗt port của GigE cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ

1000Mbps và khả năng mang 240 luồng video cùng lúc với một tốc độ trung bình
3.8Mbps. Điều này là khá tốt so với ASI port chỉ có khả năng điều khiển 40 luồng
MPEG-2.
Các phần mềm chạy trên server
Việc sử dụng phần mềm nào trên server là tùy vào mỗi nhà cung cấp dịch vụ
VoD nhưng có thể phân ra các loại phần mềm được sử dụng dựa vào chức năng của
chúng.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Quản lý luồng dữ liệu số: thiết lập, kết thúc và điều khiển một phiên
streaming là chức năng chính của phần mềm server. Các bước thiết lập một phiên
streaming giữa một client IP set-top box và server được chỉ ra ở hình sau:

Hình 2.3 Các bước thiết lập một phiên làm việc của IPTV
1.

Khởi đầu truyền thông với hệ thống CA dựa trên một yêu cầu từ IP set-top

box, phần mềm server sẽ giao tiếp với hệ thống CA để xác định nếu thuê bao IPTV
đã được cho phép để yêu cầu dịch vụ
2.
Tìm ra một VoD server phù hợp mỗi lần sự cho phép đã được thẩm tra, phần

mềm đưa ra một VoD server hợp lý để đáp ứng yêu cầu. Vị trí của server này phục
thuộc vào địa chỉ IP của set-top box.
3.
Gửi một khóa mã hóa qua mang mỗi lần server đã được chỉ định, hệ thống
CA sẽ gửi một khóa giải mã đến set-top box để có thể giải mã nội dung gửi về từ
server.
4.
Gửi các tham số IP các tham số của lớp vận chuyển và điạ chỉ IP của VoD
cũng được gửi đến set-top box.
5.
Quá trình streaming bắt đầu băng thông sẽ được cấp phát và quá trình
streaming cũng được bắt đầu. Set-top box sử dụng một giao thức được gọi là Real
Time Streaming Protocol(RTSP) để quản lý luồng stream.
Trong khi stream đã thực sự ở trên mạng, chức năng của server để đảm bảo
rằng nếu có lỗi xảy ra thì quá trình streaming vẫn tiếp tục.
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đề tài IPTV

Cập nhật nội dung số: một phần mềm phải có khả năng để tự động cập nhật
nội dung video. Nội dung video cần được cập nhật một cách tự động từ các
nguồn cung cấp nội dung.
Quản lý bản sao: vì một hệ thống VoD có nhiêu server đặt ở nhiều nơi nên
khi cập nhật một nội dung mới thì cần đưa đến các server ở cạnh mạng.
Quản lý Metadata : một cơ sở dữ liệu tập trung được sử dụng để lưu trữ

nhưng thuộc tính hoặc metadata mà được gắn với mỗi file được lưu trữ.
Metadata được định dạng chung như file XML và cung cấp miêu tả dữ liệu
về mỗi video. Metadata được sử dụng để kiếm nội dung được lưu trữ trên
server. Các loại metadata được gắn với mỗi video











Tên nhà sản xuât
Miêu tả
Ngày video được tạo ra
Sơ lược về video
Tốc độ
Thời gian của movie
Diễn viên và đạo diễn
Thể lọai
Chi tiết về đăng ký
Chi tiết về bản quyền

Khả năng tìm kiếm khả năng tạo mục lục của phần mềm bên server cho phép
người sử dụng để có thể tìm kiếm nội dung.
Quản lý quyền sử dụng tài sản số: phần mềm trên server phải cung cấp một
giao diện bên ngoài đến –điều kiện sử dụng, quản lý bản quyền số và quản lý sử

dụng các tài nguyên số.
Giao tiếp với IPTVCDs chức năng này phải chuyển các thông tin về các
media đã được sẵn có trên server về phần mềm ứng dụng cài đặt trên client.
Các mô hình kiến trúc của video server
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49

Page 25


×