Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

THUYẾT TRÌNH TRÀO LƯU KIẾN TRÚC ART NOUVEAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.7 MB, 29 trang )

KIẾN TRÚC THẾ GIỚI
ĐẦU THẾ KỈ XX
TRÀO LƯU KIẾN TRÚC
ART NOUVEAU

NHÓM 2:
- Lưu Toàn Đức
- Nguyễn Trọng Thanh Hưng
- Hoàng Quốc Huy
- Nguyễn Châu Hoàng Huy
- Võ Nhật Huy
- Phạm Ngọc Thiện


Người khởi xướng Art Nouveau là Henry van de Velde (1863-1957),
xuất thân là một họa sĩ, sau chuyển sang cổ xúy và làm kiến trúc đã tập
hợp các KTS lại và tiến hành hội thảo về mối liên hệ giữa kết cấu và
hình thức.
Trào lưu nghệ thuật mới giải quyết hướng phát triển phong cách nghệ
thuật của kiến trúc và công nghệ, chủ trương tìm cái đẹp trong sự trang
trí thuần khiết đơn giản
Các nghệ sĩ của trào lưu này tìm đến sự mô phỏng giới tự nhiên, họ
trang trí các mặt tường, lan can, cửa sổ cửa đi theo cách mới của họ

Tòa nhà Casa Mila (1905-1910)
KTS Antonio Gaudi

Giới thiệu: Art Nouveau (Tân nghệ thuật)
là một trường phái quốc tế, một phong
cách nghệ thuật, kiến trúc, nghệ thuật ứng
dụng (đặc biệt là nghệ thuật trang trí) phổ


biến vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
(1890 –1905). Nghĩa của Art nouveau
Tây trong tiếng
Ban Nha,
Pháp là nghệ thuật mới.


Bối cảnh lịch sử:
Sau chiến tranh thế giới thứ 1, kiến trúc của giai đoạn lịch sử hiện đại có nhiều đặc
điểm mới thoát ly hẳn đối với quá khứ. Những loại hình kiến trúc cũ đều có thay đổi
trước yêu cầu mới của khoa học kỹ thuật và đời sống xã hội.

Trường phái Art Nouveau ra đời trong bối cảnh công nghiệp phát triển mạnh ở Bỉ, sau
đó phát triển sang Pháp, Hà Lan, Áo, Đức, Italia và Anh.


Đặc điểm kiến trúc Art Nouveau:
• Sử dụng vật liệu chủ yếu là sắt
• Thủ pháp nhấn mạnh đường nét: dùng những đường cong lưu động, giàu
nhịp điệu, đen trắng rõ ràng, đường hoa văn trang trí
• Trang trí nội ngoại thất rõ ràng, giàu sức truyền cảm
• Mục đích của Art Nouveau là thực dụng và kinh tế với tiêu chuẩn và sự
tiêu thụ của thị trường, những đổi mới mang tính chất của thời đại và
tiến bộ


1.Bỉ:

CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI


Nhìn chung trên phạm vi toàn thế giới,
Art Nouveau chủ yếu là một phong cách
đô thị, tạo ra để trang trí đường phố và
nội thất của các thành phố công nghiệp
hiện đại. Các thành phố phát trển theo
cách riêng, nhưng tất cả đều tìm thấy sự
tương đồng trong ý tưởng và mục tiêu
thiết kế.


Kiến trúc sư nổi tiếng Victor Horta là người khởi xướng xu hướng Art Nouveau. Art Nouveau
là một trong số ít các sáng tạo được chú ý nhất cuối thế kỷ 19. Xu hướng nghệ thuật này  này
được ví như một cuộc cách mạng phong cách biểu diễn bởi những tác phẩm này được thiết kế
theo một tư duy mới, một phong cách mở, với những cấu trúc tổng thể và phần trang trí được
chú ý từng chi tiết. 

Xu hướng này
được áp dụng
vào kiến trúc
mang lại một
hơi thở mới,
một cách nhìn
nhận mới
trong thiết kế


Hôtel Tassel là một công trình nhà ở nằm tại số 6 phố PaulEmile Jansonstraat ở Bruxelles, Bỉ. Ngôi nhà này là ngôi nhà
đầu tiên đựơc xây dựng theo phong cách nghệ thuật mới Art
Nouveau. Hôtel Tassel được xây dựng năm 1893-1894 với 3
phần riêng biệt. Hai phần nhà được xây theo kiểu truyền

thống bằng gạch và đá, một phía đường phố và một ở phía
vườn. Phần ở giữa là cấu trúc bằng thép, mái lợp kính, nối 2
phần kia với nhau. Qua mái lợp kính, ánh sáng tự nhiên có
thể chiếu vào trung tâm của tòa nhà.


Hôtel Solvay là một công trình nhà ở nằm tại số 224
đường Louise thành phố Bruxelles, Bỉ.  Công trình
này tất nhiên cũng được thiết kế theo phong cách
Art Nouveau. Ngôi nhà có tên là Solvay là bởi công
trình này được Armand Solvay – con trai của nhà
hóa học nổi tiếng người Ernest Solvay giao cho kiến
trúc sư Victor Horta thiết kế. Victor Horta đã làm
việc và hoàn thành tác phẩm của mình một cách
xuất sắc.
Ông đã thiết kế lên 1 công trình mà từng chi tiết nhỏ cũng được thực tế hóa trên bản vẽ một cách tỉ mỉ không thể
hơn. Tất cả nội thất, ánh sáng, đồ dùng, bàn ăn, lọ cắm hoa, thậm chí cả chiếc chuông cửa cũng được ông thể
hiện chi tiết trên bản thiết kế. Với bản thiết kế hoàn hảo của mình, Kiến trúc sư tài ba đã cho khởi công xây dựng
công trình với những vật liệu được chọn lựa cẩn thận, hầu hết các vật liệu mà ông sử dụng đều là những vật liệu
rất đắt tiền như đá hoa, mã não, đồ đồng, đồ gỗ, mà gỗ phải là gỗ được khai thác ở vùng có khí hậu nhiệt
đới...Với các họa tiết trang trí tên cầu thang, kiến trúc sư đã chọn họa sĩ người Bỉ - Theo van Rysselberghe thực
hiện.


Hôtel van Eetvelde nằm tại số 4 phố Anenue Palmerston,
Bruxelles. Ngôi nhà này được xây dựng năm 1895 cho Tổng
thư ký nước cộng hòa Congo – Edmond van Eatvelde. Công
trình lại chứng tỏ tài năng của Victor Horta một lần nữa khi
các vật liệu được sử dụng khác với những công trình trước
đó. Vật liệu được sử dụng chủ yếu với công trình này là

thép, kính...Vào thời điểm đó thép và kính là những vật liệu
xây dựng hoàn toàn mới, hầu như chưa có mấy người biết
đến. Do đó, công trình này đã tạo ra tiếng vang lớn trong
khu vực. Với thiết kế mái vòm bằng kính màu ở giữa phòng
khách để tăng ánh sáng tổng thể, cộng với phần nội thất
toàn bằng gỗ quý, ngà voi Congo, công trình này cho đến
nay vẫn khiến các kiến trúc sư trên thế giới phải nể phục.
Đồng thời đây cũng là một công trình nghệ thuật mà bất kỳ
ai được chiêm ngưỡng cũng phải trầm trồ.


Bảo tàng Horta ( Maison & Atelier) là một
bảo tàng nơi trưng bày các tác phẩm và các
di vật của kiến trúc sư tài hoa người Bỉ Victor Horta. Ông là người khởi xướng
trường mới nghệ thuật mới có tên gọi là Art
Nouveau. Bảo tàng được xây dựng năm
1898 tại số 25 phố Américaine, thành phố
Bruxelles, Bỉ. Ngoài lối kiến trúc mang
phong cách nghệ thuật mới Art Nouveau,
Bảo tàng còn là nơi giúp du khách có thể
hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của
người nghệ sĩ tài hoa người Bỉ - Victor
Horta.
Unesco đã công nhận các nhà ở do
Victor Horta thiết kế ở Bruxelles, vương
quốc Bỉ là Di sản văn hóa thế giới năm
2000.


2. Đức:


Phong trào kiến trúc Art Nouveau cũng lan rộng ở Đức, xuất hiện một số kiến
trúc sư tiêu biểu như : Peter Behrens, Eedell và Joseph Olbrich.


Trong số đó nỗi bật hơn có thể kể đến Peter Behrens
(1868-1940)
Công trình tiêu biểu của ông có thể nhắc đến là AEG
turbine factory. Công trình được xây dựng trong
khoảng năm 1909.


Công trình cao 25m và dài 120m.
Vì công trình khá dài nếu so với sự tương quan với chiều cao, nên để tạo cảm giác công trình
cao hơn trong mắt mọi người, KTS đễ sử dụng các đường phân vị đứng ( ở đây là hệ thống cột)
xen lẫn là những mảng kính giúp công trình trở nên nhẹ nhàng hơn.


Phần mái cũng là phần đáng quan tâm của công trình.
Phần mái là dạng mái vòm, nhưng thay vì sử dụng cung tròn
thì ở đây KTS lại sử dụng những đường thẳng , tạo thành một
cung tròn.
Ngoài ra phần mái của công trình được sử dụng là mái lấy
sáng, giúp tăng độ sáng tối đa cho công trình.
Vì mang tính chất là một nhà công nghiệp, nên công trình
được thiết kế với nhịp lớn (25m).
Và để đảm bảo công năng của các cầu trượt cũng như thẩm
mỹ, KTS đã sử dụng khung thép làm hệ thống chịu lực cho
công trình.
Ở trên phần mái lấy sáng của công trình còn có hệ thống dây

chằng


3. Anh:

Người ủng hộ trào lưu Art Nouveau ở
Anh là Charles Rennie Mackintosh
( 1868-1928) với tác phẩm tiêu biểu là
Trường Nghệ Thuật Glasgow (19071909) , tác phẩm này nói lên được sự
liên hệ giữa tạo hình và bút pháp.


Trường Nghệ Thuật Glasgow (1907-1909)

Trường Nghệ thuật Glasgow là một trường nghệ thuật độc lập được thành lập vào
năm 1845. Trường nằm tại Glasgow, Scotland và có hơn 1.600 sinh viên quốc tế.
Trường tổ chức các chương trình sau đại học các ngành kiến trúc, sản xuất phim
hoạt hình, sáng tạo thiết kế, âm thanh cho hình ản động, dệt, mỹ thuật, phê bình
văn hóa sáng tạo, giáo dục sáng tạo, nghiên cứu hoạt động sáng tạo, và học tập và
giảng dạy. Các trung tâm nghiên cứu của trường đảm nhận các ngành kiến trúc và
thiết kế môi trường, mỹ thuật, thiết kế, nghiên cứu văn hóa, lịch sử và phê phán và
sư phạm. Trường cấp bằng đại học, sau đại học và tiến sỹ.


Trường Nghệ thuật Glasgow của C.R. Mackintosh
là một ngôi nhà hình chữ E, nét đứng của chữ E là
mặt đứng hướng Bắc hướng ra đường Renfren, trong
hình là mặt đứng hướng Tây thể hiện rõ nhất sự cách
tân của tác giả . Ở mặt đứng này, phía phòng thư viện
trong tòa nhà 4 tầng, người thiết kế đã làm những an

cô lắp kính lồi ra ngoài mặt tường, làm cho kiến trúc
sống động và sáng sủa. Nikolau Pevsnev đã nhận định
về công trình này như sau: “tòa nhà trong tay của
Mickintosh đã trở thành nghệ thuật trừu tượng vừa
mang tính chất âm nhạc vừa mang chất toán học. Ở
đây nhà nghệ sỹ trừu tượng chú ý trước tiên đến hình
khối và các mảng đặc hơn là không gian và những
khoảng trống”. Tòa nhà nói lên mối liên hệ giữa tạo
hình và bút pháp, có ảnh hưởng nhiều đến các xu
hướng kiến trúc mới đương thời.



3. Tây Ban Nha:
Đến Barcelona (Tây Ban Nha) là đến với các công trình ấn tượng của
kiến trúc sư tài ba Antoni Gaudí (1852-1926) với phong cách tân nghệ
thuật trong dòng kiến trúc hậu hiện đại. Đến đây, để lạc vào thế giới mơ
mộng của Gaudí và thấy lòng mình thanh thản lạ kỳ.
 
Người con của xứ Catalan từ nhỏ đã khác người, ít chơi với trẻ em đồng
trang lứa mà có một thế giới của riêng mình và đắm chìm trong đó.
Antoni Gaudí say sưa với những nét đẹp của tự nhiên, chiêm ngưỡng
những dáng hình của cây, cỏ, lá, cấu trúc xương của các loài động vật...
 
Giữa những dãy phố san sát nhà cửa hầu như theo một môtip từa tựa
nhau với những đường thẳng kinh điển của tường, cửa, bancông, các
biệt thự do Gaudí thiết kế trở nên thật nổi bật, gây ấn tượng cực mạnh,
thậm chí khiến không ít người thấy sốc.



Đến Casa Batllo, Barcelona, bạn sẽ có cơ hội
được ngắm nhìn toà nhà được xây dựng lên từ
những bộ xương. 
Tòa nhà kì lạ này được phục hồi và tu sửa do kiến
trúc sư người Tây Ban Nha nổi tiếng Antoni
Gaudi vào năm 1905 -  1907. Giờ đây Casa Batllo
trở thành một địa điểm được tham quan nhiều nhất
khi ghé thăm Barcelona.
Sự độc đáo của Casa Batllo nằm ở chỗ mặc dù tên
gọi có nghĩa “Ngôi nhà của những chiếc xương”
nhưng vật liệu xây dựng nên tòa nhà này lại
không thực sự làm từ xương động vật, mà chỉ là
mô phỏng bộ xương mà thôi.


Mái nhà của Casa Batllo được ví như xương sống của con khủng long khổng lồ, con rồng bị
giết bởi thánh George. Tất cả các chi tiết trên công trình đặc sắc này đều không theo một đường
thẳng. Bạn có thể thấy, mặt tiền được trang trí bằng những miếng gạch gốm vụn, màu sắc
chuyển từ vàng cam sang xanh lục. Ban công giống như những chiếc xương ống ghép vào
nhau, còn bên trong lại trông như nội tạng của loài cá biển.


Casa Batlló có mặt tiền sặc sỡ của một bó hoa mùa xuân đủ màu tóe khắp tường, khắp bao lơn
với những họa tiết thật đặc sắc làm nổi bật cả góc phố nơi nó tọa lạc. Tại đây Gaudí đã dùng
những motip tự nhiên để tạo nên những ô cửa sổ hay ban công hình con mắt hoặc những phần
lồi của tường như những cái mũi.


Đặc biệt ấn tượng với tôi là sự bài trí của các phòng cũng như những chi tiết độc đáo mà có lẽ
chỉ Gaudí mới nghĩ ra và tạo nên chúng. Từ những cái cửa, chiếc gương cho đến trần nhà… vật

dụng nào cũng làm người ta liên tưởng tới thiên nhiên hiện hữu quanh mình.


Hoành tráng hơn nữa là Casa Milà. Bên ngoài không màu mè như Casa Batlló nhưng cũng khá
ấn tượng với những đường nét uốn lượn và những ban công độc đáo cùng những lan can sắt đủ
hình dạng khác nhau.


Như có ai đấy vặn vẹo cả chuỗi ban công khiến chúng uốn lượn tựa như một giàn dây leo đang
chực đổ. Đứng từ phía khác nhìn đám bancông ấy lại như đang mọc thêm tay vươn dài khắp
nơi. Đấy là mặt hướng ra đại lộ trung tâm của biệt thự Mila (hay còn gọi là La Pedrera – đống
hổ lốn, biệt danh mà dân Barcelona thời đó ưa gọi biệt thự này).

Khung cửa bằng sắt tựa như cây xương
rồng khổng lồ uốn éo


×