Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Bài 28. Những ngôi sao xa xôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 13 trang )

Người làm: LÊ THỊ MỸ HOA
TRƯỜNG: THCS MỸ ĐÌNH 2
NĂM HỌC: 2016-2017
HỌC SINH CÔ: NGUYỄN THỊ
TỐ HOÀN

9A2


(Trích)

-Lê Minh Khuê-


A. Tác giả


1. Tiểu sử về nhà văn Lê Minh Khuê
- Tên khai sinh là Lê Thị Minh Khuê
- Sinh ngày 6 tháng 12 năm 1949
- Quê ngoại Lan Châu, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
- Quê nội bà ở xã Hải An, Tĩnh Gia,  Thanh Hóa
- Ông nội và ông ngoại bà là nhà nho, cha là thầy giáo dạy
trung học. Cha mẹ mất sớm, bà lớn lên trong gia đình dì ruột,
và chú đều là giáo viên trung học.
- Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia lực lượng Thanh niên
xung phong chống Mỹ.
- Năm 1967 bà có những bài báo đầu tiên và
- Năm 1969 bắt đầu viết văn.
- Đề tài chính của thời kỳ chiến tranh trong sáng tác của bà
là đời sống cuộc chiến, máu lửa nhưng con người được


tinh thần lạc quan liên kết.
- Truyện của bà thay đổi đề tài từ những năm 1975 bà viết
về những chuyển biến xã hội và con người trên tinh thần
đổi mới. Vì theo bà, người Việt Nam thay đổi ngay từ
năm 1975 khi hết chiến tranh, do đó không thể viết như cũ.


1. Tiểu sử về nhà văn Lê Minh Khuê
- Lê Minh Khuê chuyên viết truyện ngắn và truyện vừa với ngòi bút
miêu tả tâm lý phụ nữ tinh tế, đặc sắc.
- Truyện của bà được dịch và xuất bản ở Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển,
Italia, Hàn Quốc.
- Bên cạnh việc viết văn, Lê Minh Khuê từng là phóng viên báo Tiền
phong, phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng ,phóng viên Đài
Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn từ
1978 đến khi nghỉ hưu.
- Bà có tên trong Từ điển Tiểu sử Văn học (Dictionary of Literary
Biography) các nhà văn Đông Nam Á (phần Southeast Asian
Writers) cùng với 5 nhà văn Việt Nam.
- Lê Minh Khuê xếp hạng nổi tiếng thứ 45.906 trên thế giới và thứ
22 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
- Bà được ví là bà “trùm truyện ngắn”
- Hiện bà đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội


- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987
(tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000
(tập truyện ngắn Trong làn gió heo may)..
- Giải thưởng văn học mang tên văn hào

Byeong-ju Lee của Hàn Quốc, năm 2008
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016
(tập truyện ngắn Làn gió chảy qua )


Một chiều xa thành phố 
Tôi đã không quên
tập truyện
ngắn,
Nxb Công
An năm
1991,Nxb
NxbTác
Hội Nhà văn
phẩmtáiMới
bản1986
2004

Những ngôi sao xa xôi 
tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng
1973, tái bản có bổ sung 2006


Kleine Tragödien
The
Stars,
Thekịch
Earth,
The
Fragile

come
un
raggio
di River 
sole
(Bi
nhỏ) regn 
Monsunens
sista

(NhữngNxb
ngôiMitteldeutscher,
sao, Trái đất, dòng
tập truyện,
Đức,sông)
năm 2011
(Gió
mùa
mưa
cuối
cùng)
(Mỏng
manh
như
một
tia
nắng)
tập truyện, Nhà xuất bản Cubstone Press, Mỹ, 1996
tập truyện, Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển, 2008
 tập truyện, Nhà xuất bản O barra O, Italia, 2010



A. Tác giả
Tóm lại

- Lê Minh Khuê sinh năm 1949- quê ở Thanh Hoá
- Thuộc thế hệ những nhà văn thời kỳ chống Mỹ
- Là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
- Bắt đầu viết văn từ đầu những năm 1970
- Đề tài:
tài
+ Trước 1975: Viết về cuộc sống chiến đấu của TNXP, bộ đội
trên đường Trường Sơn
+ Sau 1975: Viết về những chuyển biến xã hội và con người
trên tinh thần đổi mới
- Sở trường:
trường Viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí phụ
nữ tinh tế, đặc sắc


B. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1971 cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước đang diễn ra ác liệt
2. Xuất xứ: in trong tập truyện cùng tên
3. Ngôi kể:
Ngôi thứ nhất thông qua lời kể của nhân vật chính. Lựa chọn ngôi kể
này, nhà văn đã tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm
với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ
đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong
4. Bố cục: 3 phần

Phần 1: từ đầu đến “ngôi sao trên mũ”: Phương Định kể về công việc,
cuộc sống của bản thân và của tổ trinh sát mặt đường.
Phần 2: tiếp theo đến “những lời tôi tự bịa ra nữa”: Phương Định kể lại
một lần phá bom nổ chậm, Nho bị thương và được đồng đội chăm
sóc.
Phần 3: đoạn còn lại: Phương Định kể về giây phút đón cơn mưa đá.
5. Thể loại: Truyện ngắn


6. Ý nghĩa nhan đề
“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề hay, vừa có ý nghĩa cụ thể,
vừa có ý nghĩa ẩn dụ mang tính biểu tượng.
Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn
trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định – nhân vật chính trong
truyện – thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với tuổi ấu thơ êm đềm bên
gia đình, bên người thân. Điều đó cho thấy, dù trong hoàn cảnh chiến tranh
khốc liệt, những cô gái thanh niên xung phong vẫn giữ được nét hồn nhiên,
trong sáng, mơ mộng. Đồng thời thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương
của các cô TNXP.
Nhan đề còn gợi nên vẻ đẹp lấp lánh của ba cô gái thanh niên xung phong. Ba
cô gái TNXP trên một cao điểm ở liệt ở tuyến đường Trường Sơn, tiêu biểu cho
thế hệ nữa TNXP trong thời chống Mĩ, sẽ mãi mãi là những ngôi sao lấp lánh
trên đỉnh cao Trường Sơn, xa xôi mà gần gũi trong lòng yêu thương cảm phục
của mọi người, mọi thời đại.
Tên truyện khơi gợi cảm xúc lãng mạn cách mạng, phần nào giảm bớt những
đau thương, mất mát của chiến tranh.
Nhan đề đó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện: chủ nghĩa anh
hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người
Việt Nam trong chiến tranh yêu nước.



7. Tóm tắt
"Những ngôi sao xa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu
của ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh sát mặt
đường – Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống
trong một cái hang,trên cao điểm tại một vùng trọng
điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chống
Mỹ. Công việc của họ là quan sát máy bay địch ném
bom, đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom do địch
gây ra, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom.
Công việc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết,
nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui
hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ
mộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người
một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương,
hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc cho
Nho. Một cơn mưa đá vụt đến và vụt đi đã gợi trong
lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.




×