Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

THUYẾT TRÌNH KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 20 trang )

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO
TIỀN KỲ
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN:
LƯU TOÀN ĐỨC
NGUYỄN TRỌNG THANH HƯNG
VÕ NHẬT HUY
NGUYỄN CHÂU HOÀNG HUY
PHẠM NGỌC THIỆN
HOÀNG QUỐC HUY


I. GIỚI THIỆU
Kiến trúc Cơ đốc giáo tiền kỳ là giai
đoạn bắt đầu từ thế kỉ IV đến IX. Bắt
nguồn từ châu Âu, trong giai đoạn tan rã
của chế độ nô lệ, chế độ phong kiến
hình thành. Phát triển đông thời với kiến
trúc Byzantine.
Loại hình kiến trúc chủ yếu là nhà thờ
Cơ đốc giáo, ngoài ra còn thành quách
và tu viện.
Thiết kế và thi công tương đối thô thiển,
vật liệu tận dụng từ các phế tích của
kiến trúc La Mã
Kinh tế chưa thật sự phát triển nhưng
trật tự xã hội thì ổn định.


NHÀ THỜ ST.PETER Ở ROMA




Công trình Nhà thờ Thánh Peter kỷ niệm việc Thánh Peter được Chúa Jesus
phong làm tông đồ chính. Vì Rome là thủ đô của đế chế La Mã, hai tông đồ
Peter và Paul đã tới thành phố này để truyền đạo trong thiên niên kỷ đầu
tiên.
Được xây dựng trong vòng hơn 100 năm, công trình nhà thờ St Peter là
viên ngọc trên chiếc vương miện Vatican. Những người trông nom nơi này
được gọi là sampietrini, có nghĩa là người của Thánh Peter. Họ trông coi 44
án thờ, 27 nhà thờ nhỏ, 800 chúc đài treo, 390 bức tượng, 135 bức khảm,
và hơn 15.000 m2 nền nhà làm bằng đá hoa cương.


Nhà thờ st.Peter ra đời trong bối cảnh chung của tình hình văn học phục
hưng: nó chịu tác động của những yếu tố tích cực và tiến bộ của chủ
nghĩa nhân văn, của sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự hướng về
những quan niệm triết học duy vật cổ điển.
Nhà thờ st.Peter la công trình có nhiều sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ
lớn của Italy nhất lúc bấy giờ. Đồng thời việc xây dựng gặp nhiều sóng
gió nhất so với các công trình khác lúc bấy giờ.
Năm 1506, nhà thờ St Peter, nhà thờ chính ở
Vatican vẫn còn rất nhỏ và ọp ẹp. Học theo
các hoàng đế và sultan, Giáo hoàng Julius II
quyết định tạo cho nhà thờ xưa cũ một mái
vòm.Ông thuê kiến trúc sư Donato Bramante
làm việc này.

Ý tưởng của Bramante khá đơn giản:
một chữ thập kiểu Hy Lạp với những
cánh toả ra chung quanh mái vòm

trung tâm.


Nhưng cả Bramante lẫn giáo hoàng đều qua đời trước khi công trình
được hoàn thành. Năm 1546, một chàng nghệ sĩ trẻ từ Florence có tên
Michelangelo được toàn quyền xây nhà thờ St Peter, nhà thờ lớn nhất
của đạo Thiên chúa giáo.
Michelangelo đã thiết kế lên một mái vòm khiến cho công trình
Pantheon gần đó cũng phải lu mờ. Về đường kính thì nó nhỏ hơn
Pantheon, nhưng cao hơn nhiều. Làm gần như hoàn toàn bằng đá nặng,
công trình vòm có đường kính 42 m và chiều cao 138 m. Để đỡ được
một mái vòm khổng lồ như thế, các thợ xây phải đặt 3 vòng sắt bên
trong lớp đá của mái vòng. Công trình được hoàn thành vào năm Tuy
nhiên, về sau những vết rạn đã xuất hiện xung quanh chân mái vòm.
Đến thế kỷ 16, Giacomo De Porta và Domenico Futana phải thêm vài
vòng đỡ khác, trong một đợt sửa chữa khẩn cấp. May sao, giải pháp này
đã đương đầu được với thời gian.


Bernini thiết kế quảng trường St Peter, dưới thời Giáo hoàng Alexander VII
(1655 -1667). Mục đích của ông là mở rộng mặt tiền nhà thờ để hàng nghìn
người có thể nhìn thấy và được giáo hoàng ban phước.
Vì vậy ông tạo ra một hình êlip, với 4 dãy cột bao bọc quảng truờng. Những
dãy cột tượng trưng cho những cánh tay của nhà thờ. Phía trên có tổng cộng
140 bức tượng thánh. 90 bức là tác phẩm của những phụ tá của Bernini, chủ
yếu là Lazzaro Morelli và Giovanni Maria de Rossi. Năm 1702, giáo hoàng
Clemens XI quyết định đưa thêm 50 bức tượng. Nổi lên ở giữa là huy hiệu
khổng lồ của Alexander VII.



NHÀ THỜ APOLLINARE – RAVENNA (Xây năm 534-549)

Nhà thờ này là một kiến trúc quan trọng nhất trong lịch
sử công giáo. Đây là một tài liệu về cuộc đời tôn giáo của
các giáo dân đầu tiên. Nhà thờ được xây trên mộ của vị
Giám mục đầu tiên của cố đô Ravena và là người tử vì
đạo - Thánh.


Phía bên trong nhà thờ có 24 cột đá Hy lạp, tường được gắn các bộ hài cốt của các giáo sĩ


Trần bằng phẳng bằng gỗ , nội thất
được chiếu sáng bởi các cửa sổ 2 bên


Trần và tường của đại sảnh được
trang trí rất công phu. Trần được
lát bằng nhiều ô gỗ vuông và lõm
lên trên

Tường xây dựng vật liệu: gạch, gạch
phối hợp bê tông


Vòm cầu nguyện được bao bọc
bởi các hình ghép mosaici bằng
thủy tinh màu tuyệt đẹp 
Xung quanh có các biểu tượng của các nhà truyền giáo
như chim đại bàng (Thánh Giovanni), thiên thần có cánh

(Thánh Matteo), sư tử ( Thánh Marco) và bò tót ( Thánh
Luca) . Bên dưới là thánh Apollinare, đứng trên một thảm
cỏ đầy hoa, hình tượng thôn dã của Thiên đường và 12 con
cừu đang tiến lại gần thánh, đại diện cho nhà thờ Ravenna
đang làm lễ.




Nhà thờ Santa Costanza ở Rôma được xây dựng vào năm 330
tr. CN

Nhà thờ này trước đây là mộ của con gái nhà vua Constantine. Đến năm 254 thì đổi thành nhà thờ. Bố
cục của nhà thờ kiểu tập trung, đường kính phần trung tâm là 12,2m. Hệ vòm do 12 cặp cột kép đỡ, xung
quanh là hành lang quây tròn. Bên trong có trang trí bằng đá màu mosaic rất đẹp



Santa Costanza là một cấu trúc cung tròn, với một vòng tròn lớn ở trung tâm nhà
thờ, không gian mở với mái vòm cạn, thoáng, có thể nhìn ra bên ngoài.


Cấu trúc của nhà thờ sử dụng gạch đá là chủ yếu. Hệ chịu lực chính của công trình gồm 12 cặp cột
đá Granit được trang trí các hoạ tiết hoa văn bắt mắt, các cặp cột chịu tải trọng của mái vòm và giúp
phân chia không gian trong công trình rõ rệt, ngăn cách không gian hành lang bên trong và sảnh
chính. Ngoài ra còn giúp phân chia mảng sáng - tối rõ rệt, giúp phân tán ánh sáng tập trung vào
không gian chính từ 12 cửa sổ.


Các khảm đá Mosaics được chạm khắc tin xảo,

màu sắc bắt mắt. Các khảm đá mô tả chi tiết và
sinh động về những bản sắc, văn hoá, các nhân vật
thần thoại, động vật, cây cối... Điều này thể hiện sự
kết hợp bản sắc văn hoá bên ngoài với đạo Kitô
giáo tại Rome.




×