1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp .
=> SAI: Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình
đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo
toàn năng lực cạnh tranh, và thông qua việc bảo toàn dán tiếp làm doanh
nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng thời năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật cạnh tranh mà
phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế-kỹ thuật
2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp,
không cần xem xét hậu quả , thiệt hại cụ thể .
=> SAI Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi
hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ
cần thỏa mản yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết
chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành
vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố
quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình
phạt bổ sung..
3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp
của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan .
=> SAI: Luật CT chỉ xem trường hợp 4 doanh nghiệp có tổng thị phần trên
75% trở lên trên thị trường liên quan mới xem là nhóm doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh thị trường ( theo điểm c Khoản 2 Điều 11 LCT). Luật CT quan
niệm rằng trường hợp có 5 doanh nghiệp thì nó đã đủ để tạo nên sự cạnh
tranh nên chỉ quy định 4 doanh nghiệp kết hợp với nhau và có tổng thị phần
trên 75% mới xem là nhóm Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
4. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý
cạnh tranh.
=> SAI Xem khoản 1 điều 58 LCT.
Như vậy không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có quyền khiếu nai….
5. Nhận thấy ( thể hiện hành vi đã biết ) công ty A sản xuất loại gạch men
AKIRA rất nổi tiếng trên thị trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu
xây dựng khi thành lập đã lấy tên là TAKIRA Co .Ltd.,
=> Có vi phạm theo Điều 40 LCT,
Vì AKIRA là doanh nghiệp nổi tiếng nên công ty A phải biết điều này và
thực tế công ty A đã nhận thấy điều này, đây là hành vi cố ý,( trường hợp vô
ý thì không xem xét ) đồng thời có hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về
tên thương mại và mục đích nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về
hành hóa dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. Bản thâm công ty A là doanh
nghiệp nên hành vi của A hoàn toàn cấu thành hành vi vi phạm về chỉ dẫn
gây nhầm lẫn quy định tài Điều 40 LCT.
6. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường
liên quan đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng
nước giải khát có ga sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện
chương trình này, giá bán lẻ một chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ
thấp hơn giá thành toàn bộ
Xét 2 trường hợp sau:
Nếu giá thấp hơn giá thành toàn bộ là có lý do chính đáng ( hạ giá bán hàng
hóa tươi sống, hạ giá bán theo mùa, hạ giá bán trong chương trình khuyến
mãi theo quy định của pháp luật ) thì không xem là bán phá giá=> Công ty
không vi phạm. Ngược lại thì bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. ( Xem
k2 điều 23 NĐ 116/2005)
MỤC ĐÍCH suy đoán từ biểu hiện hành vi, không cần chứng minh.
7. Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm, can
thiệp.
=> ĐÚNG. Mục đích của LCT là nhằm ngăn cản, hạn chế các hành vi liên
quan đến cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích
tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Pháp luật cạnh tranh không có tính mở mà nó mang tính ngăn cấm, can
thiệp.
8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh
tranh của DN.
=> SAI. Hành vi tại khoản 3 điều 45 LCT về việc quảng cáo gian dối hoặc
gây nhầm lẫn cho khách hành, hoặc hành vi quy định tại Điều 43 LCT. Đây
là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không nhằm vào đối
thủ cạnh tranh.
9. Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ
quan quản lý cạnh tranh.
=> SAI. Xem khoản 1,k2 Điều 19, xem đoạn 2 k1 điều 20 LCT.
10. Hội đồng cạnh tranh quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong
xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
.=> SAI. HDCT chỉ có thẩm quyền xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh,
trong khi Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy
định của pháp luật có chức năng xem xét điều tra, giải quyết các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh….xử lý các hành vi khác, bảo vệ người tiêu
dùng, chống trợ cấp, tự vệ. Thẩm quyền điều tra các vụ việc liên quan đến
cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh thuộc về cơ quan quản lý
cạnh tranh, tức là Cục quản lý cạnh tranh ( khoản 2 Điều 49 LCT 2004 và
Điều 5 NĐ số 06/2006 NĐ-CP). Như vậy thẩm quyền cao nhất vẫn thuộc về
cơ quan quản lý cạnh tranh ( CQQLCT ).
11. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định
về tỷ lệ giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau.
=> Có vi phạm vì: Thị phần 35% (thống lĩnh thị trường K1 ĐIỀU 11 LCT)
Quyết định đưa ra tỉ lệ giảm giá khác nhau trong các giao dịch như nhau
giữa các đại lý đã tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng ( xem k4 điều 13 LCT )
12. Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị
trường liên quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương
hiệu chung và ấn định giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.
=> Không vi phạm. Sáu công ty có thị phần 30% không thuộc các trường
hợp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2
điều 11 LCT, do đó việc thỏa thuận chung ấn định giá bán dưới 4tr không
thuộc các hành vi bị cấm tại điều 13 LCT vì các hành vi này chỉ cấm đối với
các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
13. Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.
=> SAI Trường hợp thỏa thuận không cạnh tranh trong nhượng quyền
thương mại, đại diện cho thương nhân … không bị xem là bất hợp pháp.
Hoặc có trường hợp thỏa thuận mang tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng nó
cũng có tác động tích cực đến thị trường chẳng hạn: thỏa thuận phụ là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng thỏa thuận này nhăm mục đích bổ trợ cho
thỏa thuận chính, và thỏa thuận chính này lại có ích cho kinh tế, xã hội.. thì
lúc này không xem thỏa thuận có tính chất cạnh tranh là bất hợp pháp .
14. Việc bên mời thầu tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của 1 bên dự thầu
cho một bên dự thầu khác để bên này chỉnh sửa hồ sơ dự thầu nhằm mục
đích thắng thầu bị coi là hành vi thông đồng trong đấu thầu quy định tại
K8D8 Luật cạnh tranh.
=> KHÔNG Trường hợp bên mời thầu không phải là doanh nghiệp thì việc
tiết lộ này không thuộc phạm vi khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh.
Hơn nữa Trường hợp này không thuộc các hành vi quy định tại Điều 21 NGỊ
ĐỊNH 116/2005
15. Mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung
kinh tế tại cơ quan quản lý cạnh tranh
=> SAI. ĐIỀU 19 LUẬT CT quy định 1 số hành vi tập trung kinh tế bị cấm
theo Điều 18 LCT nhưng lại được cho hưởng sự miễn trừ bao gồm 2 trường
hợp sau:
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải
thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
+ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát
triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Bên cạnh đó đoạn 2 Điều 20 Luật Cạnh tranh cũng đưa ra trường hợp tập
trung kinh tế nhưng không phải làm thủ tục khai báo tập trung kinh tế đối
với trường hợp sau:
+ Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh
tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau
khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
quy định của pháp luật.
16. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu dùng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các
doanh nghiệp.
=> SAI. Mục đích chủ yếu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo
lưu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp có hành vi hạn chế CT, CT không lành
mạnh thì bị xử lý theo PL CT. Như vậy không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà
còn bảo vệ cả người tiêu dùng.
17. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao
dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo Điều 42 Luật cạnh
tranh năm 2004.
=> SAI. Trường hợp dùng vũ lực buộc giao dịch nhằm tác động đến khách
thể là tài sản của người khác thì hành vi đó tùy theo tính chất mức độ có thể
cấu thành các tội theo quy định trong BLHS.
18. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị
trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên.
=> SAI. Ngoại lệ Điều 10 LCT ( Các điểm a,b,c,d,đ,e khoản 1 Điều 10
LCT).
19. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 đều có thể được hưởng
miễn trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
=> SAI.Khoản 1 điều 9 LCT đã quy định các trường hợp cấm tuyệt đối khi
vi phạm pháp luật cạnh tranh và không được hưởng miễn trừ, nếu doanh
nghiệp nào rơi vào các trường hợp này thì không xem xét miển trừ ( Cấm
tuyệt đối ).
20. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội
đồng cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
=> SAI.Xem đoạn 2 Khoản 1 điều 20 LCT.
21. Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ
30% trở lên trên thị trường liên quan
=> SAI.Trường hợp dưới 30% nhưng có khả năng hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LCT thì cũng xem là doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mặc dù thị phần không trên 30%.
Điều 22 NĐ 116/2005 NĐ-CP quy định chi tiết Luật CT có quy định để xác
định khả năng gây hạn chế cạnh tranh.
22. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội
đồng cạnh tranh tham gia.
SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có
từ 11 đến 15 thành viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ thương mại.
Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định
thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người….
Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên
của Hội đồng cạnh tranh tham gia là không có cơ sở
23. Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
=> ĐÚNG.Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 LCT
24. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại
không quá 100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh
tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
=> SAI.Điều 6 NĐ 116/2005
Như vậy nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo luật dân sự,
và không quan tâm đến số tiền yêu cầu là trên hay dưới 100 triệu . Hơn nữa
yêu cầu bồi thường thiệt hại không được xem là biên pháp khắc phục hậu
quả và không thể áp dụng đồng thời với việc xử lý vi phạm.
25. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004 có thể được hưởng miễn trừ
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương.
=> SAI.Các hành vi quy định tại k1 điều 9 LCT bị cấm tuyệt đối, ko được
hưởng miễn trừ, Bộ trưởng bộ công thương không xem xét cho hưởng miễn
trừ đối với các trường hợp này.
26. Tất cả các thỏa thuận giữa 03 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với
nhau về gia bán hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị
cấm.
=> SAI.Nếu thỏa thuận đó không trái với các quy định tại điều 14 NĐ
116/2005 thì ko xem là thỏa thuận HCCT
27. Luật Cạnh tranh (2004) không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội
=> SAI.LCT điều chỉnh cả những quan hệ phát sinh trong quá trình cạnh
tranh nên những chủ thể tham gia quá trình giải quyết cạnh tranh, như cơ
quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh ( Cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội ) cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh,
28. Theo Luật Cạnh tranh (2004), các hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể
được hưởng miễn trừ.
=> SAI.K1 điều 9 LCT quy định các trường hợp bị cấm tuyệt đối và không
được hưởng sự miễn trừ.
29. Khi một hành vi kinh doanh cùng được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh
(2004) và các Luật khác thì Luật Cạnh tranh sẽ được ưu tiên áp dụng.
=> ĐÚNG.khoản 1 Điều 5 LCT.
30. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ
đối thủ cạnh tranh.
=> SAI.chỉ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có đầy đủ các tiêu chí về thị
phần theo k1 điều 11 LCT và có hành vi bán hàng cung ứng dịch vụ dưới giá
thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới bị cấm, doanh
nghiệp không đủ thị phần thì ko thuộc hành vi này, ko bị cấm.
31. Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn
thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
=> ĐÚNG. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh. Với
quy định này Luật Cạnh tranh cho phép doanh nghiệp được tự do thực hiện
tập trung kinh tế trong trường hợp này.
32. Những thông tin có đủ các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật
cạnh tranh và đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được coi là
bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
=> SAI. chỉ cần thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật
Cạnh tranh, không cần đăng ký
33. Mọi hành vi quảng cáo bằng cách đưa ra các thông tin so sánh sản phẩm
được quảng cáo với sản phầm cùng loại khác trên thi trường đều vi phạm
luật cạnh tranh.
=> SAI.Phải nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh đồng thời phải là
so sánh trực tiếp, nếu không nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì
không xem là vi phạm và không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật
Cạnh tranh.
34. Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của
các doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
=> SAI. Khoản 2 Điều 9 Luật CT quy định rằng “ Cấm các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật CT khi các bên
tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở
lên. Tuy nhiên ngay sau đó khoản 1 Điều 10 Luật CT quy định tiếp “ Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 được miễn trừ có thời
hạn ( có nghĩa là không bị cấm khi thị phần kết hợp trên 30%) nếu đáp ứng
các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng…( Xem
các khoản a,b,c,d,đ,e,)
35. Cơ quan cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có
đơn yêu cầu của một hoặc một số doanh nghiệp có liên quan.
=> SAI. điều 86 LCT.
36. Mọi hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét để được hưởng
miễn trừ.
=> SAI.Các hành vi tại khoản 1 điều 9 Luật Cạnh trạnh bị cấm tuyệt đối.
37. Mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều có thể bị khiếu nại lên Bộ
trưởng Bộ Công Thương.
=> SAI. Khoản 2 điều 107 LCT. Như vậy chỉ khi không đồng ý với quyết
định của Thử trưởng cơ quan QLCT thì mới khiếu nại lên BT Bộ CT
38. Cục quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng biện pháp phạt tiền và buộc cải
chính công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh.
=> ĐÚNG. Theo Điều 42 Nghị định số:120/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 42. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan
quản lý cạnh tranh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành
vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của
Nghị định này, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi
phạm;
d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp
dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa
chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
39. Mọi hành vi tổ chức lại doanh nghiệp đều là tập trung kinh tế.
=> SAI.Theo Điều 35 NĐ 116/2005 thì:
41. Mọi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền đề nghị hưởng
miễn trừ.
=> SAI. khoản 1 điều 9 LCT quy định 3 trường hợp không được miễn trừ
trong mọi trường hợp.
42. Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính phủ
=> SAI. Khoản 2 điều 53 LCT. Theo tinh thần của điều luật này thì nếu có
khiếu nại làm phát sinh vụ việc cạnh tranh và cá nhân, tổ chức thực hiện việc
khiếu nại như quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh thì lúc này Hội
đồng cạnh tranh sẽ xem xét, thụ lý giải quyết mà không quan tâm đến sự
phân cấp của chính phủ, đồng thời chỉ giải quyết đối với các hành vi hạn chế
cạnh tranh chứ không phải là đối hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh ( gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh).
43. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với
sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
=> ĐÚNG. Theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Cạnh tranh
44. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của
chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan.
=> SAI. Phải thỏa mãn về thị phần, cùng nhau hành động…( K2 DD11
LCT)
45. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu rõ ràng về hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh có thể ra quyết định điều tra chính thức mà
không cần tiến hành điều tra nội bộ.
=> SAI
46. Phiên điều trần xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh là 1 phiên
tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.
=> ĐÚNG. Điều 98 Luật cạnh tranh quy định rằng “ Vụ việc cạnh tranh phải
được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần”.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, kết quả điều tra 30 ngày thì Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh có thể ra quyết định mở phiên điều trần. Tại phiên điều trần có sự
tham gia của các bên liên quan, có sự trình bày ý kiến, tranh luận và sau đó
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kiến và
quyết định theo đa số kết quả xử lý vụ việc cạnh tranh. Quyết định này có
hiệu lực sau 30 ngày nếu không có khiếu nại tố cáo ( Điều 106).
47. Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính
thức là không có hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết
định đình chỉ điều tra.
=> SAI. Thủ trưởng cơ quan cạnh tranh chỉ quyết định đình chỉ điều tra nếu
kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật
cạnh tranh ( Khoản 1 điều 88). Còn nếu sau khi điều tra chính thức thì thủ
trưởng cơ quan cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ
vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh mà không ra quyết định đình chỉ điều tra.
48. khi nhận được kết quả điều tra từ cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh
tranh phải tổ chức phiên điều trần để xem xét kết quả điều tra và ra quyết
định xử lý vụ việc
=> SAI. ĐIỀU 88 LCT.
49. Cục quản lý cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi
có đơn yêu cầu của ít nhất một doanh nghiệp có liên quan.
=> SAI. k2 điều 86 LCT
50. Hội đồng cạnh tranh chỉ điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
=> SAI. K2 D53 chỉ xử lý, không có điều tra vụ việc
52. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên
thị trường liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó.
=> SAI. Khả năng gây hạn chế cạnh tranh với trường hợp doanh nghiệp dưới
30% nhưng có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh.
53. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi bán hàng trái với quy định
của pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
54. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.
=> SAI. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh nhưng chỉ có thẩm
quyền điều tra các vụ việc cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh
tranh không lành mạnh. Tuy nhiên Cục quản lý cạnh tranh lại chỉ có thẩm
quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, còn hành vi hạn chế cạnh
tranh lại thuộc về Hội đồng cạnh tranh. Tóm lại, nói Cục quản lý cạnh tranh
là cơ quan cạnh tranh là chính xác không sai, nhưng nói Cục quan lý cạnh
tranh xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ( Hạn chế CT và CT không
lành mạnh) thì đúng.
55. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của nột DN trên thị trường
liên quan là thị phần của DN đó?
=> SAI. Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh. Theo tinh thần của điều luật thì
bên cạnh việc căn cứ vào thị phần thì còn 1 căn cứ để xem xét nữa là khả
năng gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể.
56.Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các
chứng cứ do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?
=> SAI. Theo Điều 100 Luật cạnh tranh. Theo tinh thần của điều luật này thì
không phải lúc nào cũng chỉ sử dụng “vẻn vẹn” chứng cứ do các bên cung
cấp là đủ, mà quên đi các nguồn chứng cứ khác. Có nhiều trường hợp Cơ
quan quản lý cạnh tranh phải tự thu thập và chứng minh. Hơn nữa việc các
bên cung cấp chứng cứ có trung thực, khách quan hay không, chứng cứ có
thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 76 NĐ 116/2005 hay không, nếu
không thỏa mãn thì không áp dụng.
57. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội
đồng cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
=> SAI. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh.
58. Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ
30% trở lên trên thị trường liên quan.
=> SAI. Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh. Như vậy nếu
một doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng có khả năng gây hạn chế
cạnh tranh đáng kể thì vẫn coi là có vị trí thống lĩnh thị trường.
60. Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi
phát hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng
cạnh tranh.
61. Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
SAI=> xem k2 điều 107 LCT ( chỉ vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ
quan quản lý cạnh tranh.