Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Xác định độ bão hòa nước bằng tài liệu địa vật lý giếng khoan và phân tích mẫu lõi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 69 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN MÔN HỌC................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MỎ X BỂ CỬU LONG VÀ TẦNG OLIGOCENE THƢỢNG
MỎ X .............................................................................................................................. 1
1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................................1
1.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò ......................................................................................2
1.3 Cấu trúc-kiến tạo bể Cửu Long..............................................................................4
1.4 Đặc điểm địa tầng lô 15-2 và mỏ X .......................................................................7
1.4.1 Thạch địa tầng thuộc móng trước Cenozoi .....................................................7
1.4.2 Địa tầng-trầm tích Cenozoi.............................................................................8
1.5 Cấu trúc-kiến tạo lô 15-2 và mỏ X ......................................................................15
1.6 Tiềm năng dầu khí lô 15-2 và mỏ X ....................................................................17
1.6.1 Đá sinh ..........................................................................................................17
1.6.2 Đá chứa .........................................................................................................17
1.6.3 Đá chắn .........................................................................................................18
1.6.4 Bẫy chứa dầu khí ........................................................................................... 19
1.7 Vài nét về tầng Oligocen. ....................................................................................20
CHƢƠNG 2
ĐỘ BÃO HÓA NƢỚC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BÃO HÒA
NƢỚC ........................................................................................................................... 21
2.1 Độ bão hòa nước và phân loại nước trong vỉa chứa ............................................21
iii


2.2 Phương pháp xác định độ bão hòa nước bằng tài liệu địa vật lý giếng khoan ....22


2.2.1 Mô hình Archie:............................................................................................. 23
2.2.2 Các mô hình xác định độ bão hòa nước vỉa cát sét. .....................................24
2.3 Phuơng pháp xác định độ bão hòa nước bằng phân tích mẫu lõi. ....................... 28
2.3.1 Áp suất mao dẫn (Pc) ....................................................................................29
2.3.2 Xác định độ bão hòa nước theo hàm J-Function. .........................................40
2.3.3 Xác định độ bão hòa nước dư thông qua việc lập quan hệ giữa chỉ số chất
lượng vỉa với độ bão hòa nước dư và quan hệ giữa độ thấm với độ bão hòa nước
dư. ........................................................................................................................... 42
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ............................................................................................. 44
3.1 Tính toán độ bão hòa nước vỉa chứa trên cơ sở tài liệu địa vật lý giếng khoan ..44
3.1.1 Cơ sở dữ liệu .................................................................................................44
3.1.2 Kết quả tính toán ........................................................................................... 45
3.2 Tính toán độ bão hòa nước vỉa chứa trên cơ sở thí nghiệm áp suất mao dẫn. .....48
3.2.1 Cơ sở dữa liệu. .............................................................................................. 48
3.2.2 Kết quả tính toán ........................................................................................... 50
3.3 So sánh kết quả và đánh giá. ................................................................................60
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 64

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí bể Cửu Long ............................................................................................ 1
Hình 1.2 Vị trí địa lý mỏ X .............................................................................................. 2
Hình 1.3 Cột địa tầng lô 15-2 ......................................................................................... 7
Hinh 2.1

áy đo trong thí nghiệm áp suất mao dẫn .....................................................30


Hình 2.2 Các bước trong bơm thủy ngân ......................................................................32
Hình 2.3 Dữ liệu thoát nước và chiết rót thủy ngân...................................................... 33
Hình 2.4 Phân bố kích thước lỗ rỗng tích lũy trong phương pháp bơm thủy ngân ......34
Hình 2.5 Phân bố kích thước lỗ rỗng chênh lệch trong phương pháp bơm thủy ngân .34
Hình 2.6 Porous plate meaurement ...............................................................................35
Hình 2.7: Air-Brine pressure from Porous plate meaurement. .....................................36
Hình 2.8 Oil-Brine capillary pressure curve .................................................................36
Hình 2.9 Hassler cell arranged from capillary pressure meaurement ......................... 37
Hình 2.10 Quan hệ hàm J-Function với Sw của đá chứa thuộc tập E, hệ tầng Trà Cú
thuộc bể Cửu Long ........................................................................................................41
Hình 2.11 Quan hệ RQI với Swi (theo áp suất mao dẫn) của đá chứa thuộc tập E, hệ
tầng Trà Cú thuộc bể Cửu Long ....................................................................................43
Hình 3.1 Vị trí giếng Y trong mỏ X. ...............................................................................44
Hình 3.2 Các đường log dữ liệu nhập vào của giếng khoan Y .....................................45
Hình 3.3 ết quả minh giải ........................................................................................... 46
Hình 3.4 h n bố độ bão hòa nước theo tần suất theo mô hình

ual

ater của giếng

Y .....................................................................................................................................46
Hình 3.5 Phân bố độ bão hòa nước theo độ sâu (theo thân giếng khoan) theo mô hình
Dual water của giếng Y .................................................................................................47
v


Hình 3.6 Các mẫu lõi và thông số .................................................................................48
Hình 3.7


iá trị độ rỗng, độ thấm và độ bão hòa nước đo được t thí nghiệm áp suất

mao dẫn ......................................................................................................................... 49
Hình 3.8 uan hệ

với wir theo áp suất mão dẫn của giếng .......................... 51

Hình 3.9 h n bố độ bão hòa nước theo đ s u ........................................................... 52
Hình 3.10 Quan hệ hàm J-Function với Sw* ..................................................................54
Hình 3.11 Quan hệ hàm J-Function với Sw* của Rock type 1 .......................................55
Hình 3.12 Quan hệ hàm J-Function với Sw* của Rock type 2 .......................................55
Hình 3.13 uan hệ hàm - unction với
Hình 3.14

*
w

của ock type 3 .......................................56

ối quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm ......................................................... 58

Hình 3.15 Độ bão hòa nước

w

và độ bão hòa nước dư

wir


theo độ s u ................59

Hình 3.16 o sánh kết quả tính toán tr n xcel ............................................................ 61
Hình 3.17 o sánh các kết quả tính toán tr n

........................................................... 62

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ứng dụng của các phương pháp ....................................................................40
Bảng 2.2 Bảng giá trị góc tiếp xúc và sức căng bề mặt .. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1 Giá trị độ bão hòa nước trung bình trong các vỉa .........................................48
Bảng 3.2 Giá trị RQI của các mẫu lõi ...........................................................................50
Bảng 3.3 Phân loại mẫu đá dựa vào chỉ số chất lượng vỉa ..........................................50
Bảng 3.4 Giá trị tính toán của mẫu 1 ............................................................................53

vii


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ MỎ X BỂ CỬU LONG VÀ TẦNG OLIGOCENE
THƢỢNG MỎ X
1.1 Vị trí địa lý
Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một
phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía
biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu-Bình Thuận. Bể Cửu Long được xem là bể
trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính theo đường đẳng dày

trầm tích 1.000m thì bể có xu hướng mở về phía Đông Bắc, phía biển Đông hiện tại.
Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn
bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna và phía Đông Bắc là
đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể có diện tích khoảng
36.000km2, bao gồm các lô: 9, 15, 16, 17 và một phần các lô: 1, 2, 25 và 31. Bể được
bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Đệ Tam, chiều dày lớn nhất của chúng tại
trung tâm bể có thể đạt tới 7-8km.

Hình 1.1 Vị trí bể Cửu Long
1


Mỏ X nằm trong lô 15-2 ở phần phía Đông Bắc bể Cửu Long, khu vực có các trầm tích
tuổi Đệ Tam, có diện tích khoảng 3.370km2, tọa lạc ngoài khơi phía Nam Việt Nam,
ngoài cửa sông Mekông, Vũng Tàu. Mỏ X nằm trên khối nhô cao móng theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam, có cùng một xu hướng cấu trúc như mỏ Bạch Hổ ở phía Tây
Nam.

Mỏ X

Hình 1.2 Vị trí địa lý mỏ X
1.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò
Tại mỏ X, giếng khoan thăm dò đầu tiên và những giếng khoan thẩm lượng sau đó đã
khẳng định sự có mặt của dầu trong móng granite nứt nẻ và trong cát kết Mioxen hạ.
Dầu trong tầng móng của mỏ tương tự như dầu trong móng của mỏ Bạch Hổ.
Sau khi JVPC công bố phát hiện dầu thương mại vào 6/1996, giai đoạn đầu tiên của
mỏ đã được tiến hành tại phần phía Bắc và việc khai thác dầu đã được bắt đầu từ
8/1998. Cho đến năm 2000, 7 giếng khoan thăm dò thẩm lượng và 10 giếng khoan đã
được khoan khai thác tại mỏ.
Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa vật lý, tìm kiếm, thăm dò dầu khí lô 15-2 cũng nằm

trong phông nghiên cứu của bể Cửu Long và có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn trƣớc 1975:
2


Trong thời kỳ khảo sát và tìm kiếm dầu khí do các công ty nước ngoài tiến hành.
Trong các năm 1967-1968 công ty Alpaid tiến hành đo 19.500km tuyến địa chấn khu
vực thềm lục địa Nam Việt Nam. Trong đó có một số tuyến cắt qua lô 15-2. Từ những
năm 1969-1670 công ty địa vật lý Mandrel tiến hành khảo sát địa chấn với mạng lưới
tuyến 30x50 km trong phạm vi bể Cửu Long. Năm 1969, công ty Mobil Oil tiếp tục
đan dày mạng lưới tuyến địa chấn 8x8 km và 4x4 km trên khu vực các lô 09 và 16.
Năm 1973, công ty Mobil đã phát hiện dầu khí công nghiệp tại giếng khoan BH-1X
trên cấu tạo mỏ Bạch Hổ. Các vỉa dầu thô nằm trong trầm tích tuổi Miocen, thử vỉa
cho lưu lượng 2.400 thùng/ngày.
Giai đoạn 1976-1990:
Sau chiến thắng 30-4-1975, nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề dầu khí ở
thếm lục địa phía Nam. Tổng cục dầu khí ra đời đã tổ chức công tác tìm kiếm thăm dò
với quy mô lớn và toàn diện.
Năm 1977 công ty GECo của Nauy đã tiến hành nghiên cứu địa vật lý giếng trọng
phạm vi vùng có triển vọng, trong 2 lô 9 và 17 mạng lưới được đan dày với tỷ lệ 2x2
km và 1x1 km. Riêng lô 15 ( gồm 15-1 và 15-2 ngày nay ), công ty Deminex đã phủ
mạng lưới tuyến địa chấn 3,5x3,5 km và đã khoan tìm kiếm trên các cấu tạo Trà Tân
(15-A-1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15-C-1X) và Đồng Nai (15-G-1X) trong
năm 1979. Ở đây dầu khí đã được phát hiện trong trầm tích tại giếng khoan 15-A-1X ở
độ sâu 2307-2313m, nhưng được đánh giá là không có giá trị công nghiệp nên công ty
Deminex đã không tiếp tục tìm kiếm thăm dò và rút khỏi Việt Nam năm 1981. Nổi bật
trong giai đoạn này là sự ra đời của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro gắn liền với
việc tìm kiếm thăm dò và khai thác mỏ Bạch Hổ, Rồng. Việc phát hiện thân dầu trong
đá móng mỏ Bạch Hổ năm 1988 đã mở ra hướng tìm kiếm thăm dò mới trong thời
gian tiếp theo.

Giai đoạn 1990 đến nay:
Đây là thời kỳ mở rộng cả phạm vi lẫn đối tượng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu
khí trong bể Cửu Long. Đối tượng đá móng trước Đệ Tam đầy tiềm năng của bể Cửu
Long nói chung và của lô 15 nói riêng đã được chú trọng. Tháng 6-1992, hợp đồng
3


phân chia sản phẩm của lô 15-2 đã được ký kết giữa Petro Vệt Nam và công ty dầu khí
Mitsubishi. Năm 1993, số liệu địa chấn 3D cấu tạo Rạng Đông đã được xử lý (322
km2). Tháng 4-1994, giếng khoan RD-1X đã được khoan với chiều sâu 3.400m và tìm
thấy dầu công nghiệp trong móng granite và trong cát kết Miocene hạ. Từ đây, công ty
Japan Vietnam Petroleum Lt.D (JVPC) đã tiến hành hàng loạt các giếng khoan tìm
kiếm, thăm dò và khai thác trên mỏ. Hiện tại, các công tác nghiên cứu mỏ vẫn đang
được tiến hành, nhưng việc nghiên cứu tính chất của đá chứa, của chất lưu và mức độ
ảnh hưởng của chúng lên quá trình khai thác được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu
quả khai thác mỏ.
1.3 Cấu trúc-kiến tạo bể Cửu Long
Bồn trũng Cửu Long nằm ở rìa Đông Nam của mảng Đông Dương. Về phía Nam,
mảng Đông Dương được phân tách với mảng Đuna quan hệ đứt gãy trượt bằng lớn-đứt
gãy Three Pagoda và đới cắt ép Natuna. Về phía Đông Bắc, nó được phân tách với
mảng Trung Quốc qua hệ đứt gãy Sông Hồng về phía Đông, nó được phân tách với
biển Đông cổ bởi hệ thống đứt gãy Đông Nam Việt Nam và Tây Baram. Nhiều vi
mảng phức tạp hơn hình thành do mảng Đông Nam Á bị đẩy trôi về phía Đông Nam
trong quá trình va chạm giữa mảng Ấn Độ với mảng Châu Á vào Đệ Tam sớm.
Bể Cửu Long có thể chia thành 4 yếu tố cấu trúc chính như sau:
Phụ bể Bắc Cửu Long: có cấu trúc phức tạp hơn cả. Đặc điểm cấu trúc chính là có
hướng Đông Bắc-Tây Nam. Lô 15-2 nằm gần phía Bắc của phụ bể.
Phụ bể Tây Nam Cửu Long (hoặc phụ bể Tây Bạch Hổ): các yếu tố cấu trúc chính
theo hướng Đông-Tây và sâu dần về phía Đông. Đây cũng là nơi có cấu trúc lõm sâu
nhất và có chiều dày trầm tích trêm 7000m.

Phụ bể Nam Cửu Long (hoặc phụ bể Đông Bạch Hổ): được đặc trưng bởi một trũng
chính có ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng Đông, phía Tây là hệ thống
đứt gãy Đông Bạch Hổ, phía Đông tiếp giáp với sườn dốc của đới nâng Côn Sơn. Tại
đây, các hệ thống đứt gãy phương Đông-Tây và phương Bắc-Nam chiếm ưu thế.

4


Đới cao trung tâm (hoặc đới nâng Rồng-Bạch Hổ): là đới nâng cao ngăn cách phụ
bể Tây Bạch Hổ và Đông Bạch Hổ. Đới này gắn với đới nâng Côn Sơn ở phía Nam, có
hướng phát triển kéo dài và chìm dần về phía Bắc-Đông Bắc, kết thúc ở phía Bắc mỏ
Bạch Hổ. Các đứt gãy chính có hướng Đông-Tây và Bắc-Nam ở khu vực mỏ Rồng,
hướng Đông Bắc-Tây Nam và Đông-Tây ở vùng mỏ Bạch Hổ.
Hệ thống đứt gãy của bể Cửu Long: Các hệ thống đứt gãy được chia thành 4 nhóm
chính theo các phương: Đông Bắc-Tây Nam, Đông-Tây, Bắc-Nam và nhóm các đứt
gãy khác theo các phương khác nhau. Các hệ thống đứt gãy Đông-Tây, Đông Bắc-Tây
Nam có vai trò quan trọng hơn cả, khống chế lịch sử phát triển địa chất và các yếu tố
cấu trúc chính của bể Cửu Long. Các đứt gãy hoạt động mạnh trong móng và trầm tích
Oligoxen. Chỉ có rất ít đứt gãy còn hoạt động trong trầm tích Mioxen dưới. Nghiên
cứu về các hệ đứt gãy trong các cấu tạo thuộc đới nâng trung tâm và ở phụ bể Bắc cho
thấy rằng các đứt gãy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam thường là đứt gãy giới hạn cấu
tạo và đứt gãy phương Đông-Tây, Bắc-Nam có vai trò quan trọng đặc biệt trong phạm
vi từng cấu tạo. Tuy nhiên, các đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam lại có vai trò nhất
định trong hoạt động ép nén cục bộ vào cuối Oligocene đã tạo ra các đứt gãy nghịch
nhỏ như ở khu vực mỏ Bạch Hổ.
Lịch sử phát triển địa chất của bể Cửu Long:
Bể Cửu Long là một bể trầm tích tách giãn rift vào Đệ Tam sớm. Các quá trình, điều
kiện địa động lực khống chế tiến trình phát triển bể với các biến cố kiến tạo mảng liên
quan đến quá trình tiến hóa được xác nhận bằng những đặc điểm cấu trúc và địa tầng
trầm tích của bể. Lịch sử phát triển địa chất của bể trầm tích Cửu Long có thể chia ra

làm 3 thời kỳ chính và được tóm tắt dưới đây:
Thời kỳ trước tạo rift: Là giai đoạn thành tạo các dải magma xâm nhập và phun trào có
độ tuổi từ Jura đến Eocene, hình thành đá móng của bể Cửu Long. Giai doạn này đã
hình thành hàng loạt cá đứt gãy làm phân cắt phức tạp bề mặt cổ địa hình cuối
Mesozoi đầu Kainozoi, tạo nên các khối nâng và vùng sụt do tách dãn. Bể Cửu Long
được hình thành trên các vùng sụt khu vực thuộc thời kỳ tiền cách giãn PaleoceneEocene.

5


Thời kỳ đ ng tạo rift: Các hoạt động đứt gãy từ Eoxene tới Oligocene có liên quan đến
quá trình tách giãn đã tạo nên các khối đứt gãy và các trũng trong bể Cửu Long. Có
nhiều đứt gãy định hướng theo hướng Đông-Tây, Bắc-Nam và Đông Bắc-Tây Nam.
Các đứt gãy chính điển hình có hướng Đông Bắc-Tây Nam, là các đứt gãy thuận sườn
thoải, cắm về hướng Đông Nam. Điều này chứng tỏ rằng lực tách giãn thời điểm này
theo phương Tây Bắc-Đông Nam. Do kết quả của các chuyển động theo các đứt gãy
chính này, các khối cánh treo (khối bể Cửu Long) đã bị phá hủy mạnh mẽ và bị xoay
khối với nhau. Quá trình này tạo ra nhiều bán địa hào bị lấp đầy bởi các trầm tích tuổi
Eoxene-Oligocene sớm. Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu
hơn và tạo nên hồ sâu trong đó đã tích tụ các trầm tích sét hồ trộng lớn thuộc tập D.
Các trầm tích giàu cát hơn của tập C được tích tụ sau đó. Ở vùng trung tâm bể, nơi có
các tầng sét hồ dày, mặt các đứt gãy trở nên cong hơn và kéo xoay các trầm tích
Oligocene. Vào cuối Oligocene, phần Bắc của bể Cửu Long bị nghịch đảo một vài nơi
và tạo một số cấu tạo dương hình hoa với sự bào mòn, vát mỏng mạnh mẽ của các
trầm tích thuộc tập C. Các cấu tạo dương hình hoa mới chỉ tìm thấy ở dọc theo hai
cánh của phụ bể Bắc. Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và không chỉnh
hợp ở nóc trầm tích Oligocene đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ đồng tạo rift. Trầm tích
Eoxene-Oligocene trong các trũng chính có thể đạt đến 5000m.
Thời kỳ sau đ ng tạo rift: Quá trình tách dãn kết thúc và quá trình nguội lạnh diễn ra
tiếp theo. Các hoạt động đứt gãy yếu vẫn còn xảy ra. Các trầm tích Mioxene dưới đã

phủ chờm lên địa hình Oligocene. Hoạt động biển tiến đã tác động lên phần phía Đông
Bắc bể, trong khi đó ở phần phía tây bể vẫn ở điều kiện lòng sông và châu thổ. Vào
cuối Mioxene sớm, các trũng trung tâm tiếp tục sụt lún, cộng thêm sự oằn võng do sụt
lún trọng lực của các trầm tích Oligocene, làm phần lớn diện tích bể chìm sâu dưới
mực nước biển, và tầng sét rotalite-tầng chắn khu vực rất tốt của bể- được hình thành
vào thời gian này. Vào Mioxene giữa môi trường biển đã ảnh hưởng ít hơn lên bể Cửu
Long. Trong thời gian này, môi trường lòng sông tái thiết lập ở phần Tây Nam bể, ở
phần Đông Bắc bể các trầm tích được tích tụ trong điều kiện ven bờ. Từ Mioxene
muộn đến hiện tại, bể Cửu Long đã hoàn toàn thông với bể Nam Côn Sơn và sông Cửu
Long trở thành nguồn cung cấp trầm tích cho cả hai bể. Các trầm tích hạt thô được tích
tụ tại môi trường ven bờ ở phần phía Nam bể và ở môi trường biển nông ở phần Đông
6


Bắc bể. Các trầm tích hạt mịn hơn được vận chuyển vào vùng bể Nam Côn Sơn và tích
tụ tại đây trong điều kiệ nước sâu hơn.
1.4 Đặc điểm địa tầng lô 15-2 và mỏ X
Đặc điểm địa tầng - trầm tích của lô 15-2 nói chung và mỏ X nói riêng bao gồm tầng
móng trước Đệ Tam và các tập trầm tích E, D, C, BI, BII, BIII và A (theo địa chấn)
được mô tả theo thứ tự từ cổ đến trẻ và khái quát.

Hình 1.3 Cột địa tầng lô 15-2
1.4.1 Thạch địa tầng thuộc móng trƣớc Cenozoi
Đá móng gặp tại các giếng khoan thăm dò ở những chiều sâu thay đổi từ 3091m (giếng
khoan RD-1X) đến 3404m (giếng khoan RD-3X).
Đá móng được cấu thành chủ yếu từ đá magma xâm nhập loại granite bị phong hóa,
nứt nẻ và thường xuyên bị chia cắt bởi các đai mạch của đá phun trào loại basalt
và/hoặc andesite. Đới phong hóa có chiều dày từ vài mét đến hàng chục mét bao phủ
móng nứt nẻ. Do quá trình hoạt động thủy nhiệt dưới sâu, đá bị biến đổi ở những mức
độ khác nhau, tùy thuộc khu vực, chiều sâu, mật độ nứt nẻ …Đồng hành với quá trình

thủy động nhiệt, quá trình kết tủa những khoáng vật trong khe nứt đã xảy ra, hiện
7


tượng này không những chỉ làm giảm thể tích của khe nứt mà còn giữ độ mở cho khe
nứt.
Thành phần khoáng vật của đá Granit thường gồm 15.25% Thạch anh; 15-30% Felspat
Kali (chủ yếu là Octhocla, thỉnh thoảng có Microlin); 20-30% Plagiocla (Albit tới
Oligocla) và 2-20% Mica (Biotit và Muscovit). Khoáng vật thứ sinh thường là Clorit,
Epidot, Zeolit, Canxit và khoáng vật không thấu quang như Pyrit, Oxyt sắt.
Thành phần khoáng vật của đá Monzodiorit thường gồm: 2-10% Thạch anh; 15-20%
Felspat Kali; 40-50% Plagiocla (chủ yếu là Oligocla) và 12-30% Mica (Biotit và
Muscovit). Khoáng vật thứ sinh là Clorit, Epidot, Zeolit, Canxit và khoáng vật không
thấu quang như Pyrit, Oxyt sắt.
Thành phần khoáng vật của đá Bazan và/hoặc Andezit thường gồm 15.25% tinh thể
mà chủ yếu là Plagicla và Oligocla; nền chiếm 75-85% trong đó chủ yếu là các vi tinh
Plagiocla, ít vi tinh Octocla, Pyroxen và thủy tinh.
1.4.2 Địa tầng-trầm tích Cenozoi
Trầm tích điệp Trà Tân chủ yếu được thành tạo trong môi trường hồ-đầm lầy và phủ
bất chỉnh hợp trên móng trước Đệ Tam. Điệp này được chia thành 3 phụ điệp: phụ
điệp Trà tân dưới, phụ điệp Trà Tân giữa và phụ điệp Trà Tân trên.
Phụ điệp Trà Tân dƣới
Trầm tích phụ điệp Trà Tân dưới tương ứng với tập địa chấn E, bao gòm chủ yếu là cát
kết hạt trung bình đến thô, rất thô, xen kẹp với các lớp mỏng bột kết và sét lắng đọng
trong môi trường đồng bằng bồi tích, sông ngòi. Trầm tích của phụ điệp không phủ
trên các vùng đỉnh cao của móng mà chỉ phân bố giới hạn ở khu vực sườn xung quanh
các đới nâng của móng. Trên cấu tạo Rạng Đông, phụ điệp chỉ gặp duy nhất ở giếng
khoan RD-3X, tại độ sâu 3224m chiều dày trung bình của tập E ở khu vực lô 15-2 thay
đổi từ 0-1750m.
Lót đáy phụ điệp thường là tập mỏng cát kết hạt thô loại arkose, chọn lọc rất kém, lẫn

sạn, sỏi và chúng phủ trên vỏ phong hóa của đá móng. Chuyển tiếp lên phía trên của
tập này là các lớp cát, bột, sét xen kẽ và vài lớp kẹp hoặc thấu kính đá vôi.
8


Cát kết có màu xám xẫm, xám nâu. Cát kết thuộc loại arkose, kích thước hạt từ mịn,
trung bình đến rất thô lẫn sạn, sỏi. Thành phần khoáng vật vụn phổ biến thạch anh,
feldspar có màu trắng mờ đến trắng đục hoặc hơi xám. Feldspar thường bị hòa tan thay
thế bởi zeolite.
Bột kết có màu trắng nhạt, xám sáng, xám xanh, rất mềm đến mềm, đôi khi cũng có
chỗ rắn chắc đến rất chắc, cấu tạo dạng khối, thường chứa kaolinite, ít vôi và chuyển
dần thành đá vôi chứa sét.
Đá vôi màu trắng nhạt đến màu da cam nhạt, thường phân lớp rất mỏng, cứng đến rất
cứng, giòn, thường có cấu trúc dạng phấn, dạng đất, hạt rất mịn hoặc vi tinh.
Phụ điệp Trà Tân giữa
Trầm tích phụ điệp Trà Tân giữa ứng với tập đá chắn D, có bề dày từ 300-2900m, phủ
bất chỉnh hợp trên đá móng phong hóa và trên trầm tích tập E. Phụ điệp này được bắt
gặp hầu hết ở các giếng khoan trên mỏ X tại độ sâu khoảng 2925-3087m (RD-1X) và
từ 2925-3087m (RD-1X) và từ 3021-3113 (RD-4X) và chiều sâu gặp ở các giếng
khoan khác dao động trong khoảng 2935-3347m. Tập D được đặc trưng bởi sự xen lớp
của sét kết màu nâu sẫm với cát kết, bột kết, vài lớp đá vôi mỏng và hiếm khi hòa tan.
Các lớp sét nâu sẫm giàu vật chất hữu cơ đồng nhất hơn tập sét C, cứng hơn, nhiều sét
hơn và có dạng phân phiến.
Cát kết chủ yếu là loại Arkose, màu xám sáng, nâu vàng, hạt rất mịn đến mịn, độ chọn
lọc tốt đến rất tốt, đôi nơi có chọn lọc trung bình, chứa một lượng lớn Mica và matrix
vụn gồm sét, vật chất hữu cơ, mảnh than nâu. Thành phần xi măng của đá cát kết chủ
yếu là canxit pokilotopic và kaolinite.
Bột kết có màu xám đến xám sáng, mềm, bở rời, đôi khi có lẫn cát rất mịn, thường có
vôi, cấu tạo vi phân lớp, chứa một lượng lớn mica, vật chất hữu cơ, mảnh than và các
khoáng vật không thấu quang (pyrite).

Đá vôi màu trắng mờ, xám sáng, mềm tới cứng, có lẫn bột, không có độ rỗng nhìn
thấy. Đá vôi hạt mịn (Wackstone) có chứa những hạt cặn bã, chất thải hoạt động của vi
sinh vật.
9


Than có màu đen nâu tới nâu, hơi cứng tới cứng, cấu tạo dạng khối đến dạng phân
phiến.
Phụ điệp Trà Tân trên
Trầm tích phụ điệp Trà Tân trên tương ứng với tập địa chấn C, được thành tạo chủ yếu
bởi các tập sét màu nâu tối xen kẹp các tập cát kết lắng đọng trong môi trường đầm
hồ-đồng bằng, sông. Nóc của tập gặp trong các giếng khoan mỏ X có độ sâu 2710m
đến 2891m và có chiều dà thay đổi từ koảng 230m đến 700m.
Cát kết chủ yếu là loại Arkose, thường có màu xám sáng tới nâu nhạt, xám xanh, gồm
các hạt hạch anh sạch, trong mờ, hạt mịn tới trung bình, thỉnh thoảng có hạt thô. Hạt
vụn góc cạnh đến bán góc cạnh. Độ chọn lọc kém đến trung bình.
Trầm tích điệp Bạch Hổ tương ứng với địa chấn BI, tất cả các giếng khoan trong lô 152 đều gặp trầm tích điệp này. Tại khu vực cấu tạo Vừng Đông, chiều sâu gặp nóc tập
này khoảng 1500-1600m. Khu vực cấu tạo Phương Đông và Rạng Đông gặp từ
khoảng 2017-2062m. Bề dày trầm tích của điệp từ khoảng từ 630m đến hơn 1300m và
được đặc trưng bởi sự xen kẽ của các tập cát kết, bột kết và sét kết được thành tạo chủ
yếu trong những môi trường chuyển tiếp từ đồng bằng bồi tích cho đến đới ven biển.
Căn cứ vào các đặc trưng thạch địa tầng có thể chia điệp này thành 2 phụ điệp, có ranh
giới là mặt phẳn xạ trong tầng Mioxence dưới do sự thay đổi tướng và môi trường
trầm tích.
Phụ điệp Bạch Hổ dƣới
Trầm tích phụ điệp Bạch Hổ dưới phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích phụ điệp Trà Tân
trên và có ranh giới phía trên là mặt phản xạ trong tấng Miocene dưới. Trầm tích bao
gồm các lớp cát kết, sét kết và bột kết xen kẽ. Cát kết chủ yếu thuộc loại greywacke, ít
hơn là cát kết arkosevà lithic arkose. Cát kết có màu xám nâu sáng, xám xanh cho đến
xám xanh sáng, độ hạt từ rất mịn đến trung bình, và từ thô đến rất thô. Hạt vụn từ góc

cạnh đến bán tròn cạnh, chọn lọc kém đến trung bình. Cát kết arkose và lithic arkose
gắn kết yếu bởi xi măng kaolinite.

10


Bột kết có màu xám sáng đến xám vàng, xám lục, mềm đến dẻo, cấu tạo dạng khối,
nhiều kaolinite và biotite.
Sét kết nhiều màu thay đổi từ nâu đỏ đến xám đỏ, xám và xám xanh, từ mềm đến
cứng, cấu tạo dạng khối, nhiều kaolinite và biotite.
Sét kết nhiều màu thay đổi từ nâu đỏ đến xám đỏ, xám và xám xanh, từ mềm đến
cứng, cấu tạo dạng khối, đôi khi có lẫn bột và những lớp than mỏng gần đáy tập.
Phụ điệp Bạch Hổ trên
Trầm tích ở phần trên phụ điệp gồm tập sét Bạch Hổ. Phần dưới gồm cát kết, sét kết,
bột kết xen kẽ.
Phần dưới: Từ đáy tập sét Bạch Hổ đến mặt phản xạ trong tầng Miocene dưới, gồm
các lớp cát kết khá dày xen kẽ với lớp bột kết và sét kết mỏng hơn.
Các lớp cát kết phía trên chủ yếu là loại lithic arkose, một ít là arkose và feldsparthic
greywacke, có màu xám nâu sáng đến xám sáng. Hạt rất mịn, mịn đến trung bình, chọn
lọc trung bình đến tốt, đôi khi chọn lọc kém. Hầu hết cát kết đều rất sạch, chứa một
lượng nhỏ mica, gắn kết yếu, có độ rỗng từ trung bình đến rất tốt, có dấu hiệu dầu. Đôi
khi có những lớp xen kẹp của cát kết xi măng carbonate, có độ rỗng từ kém đến trung
bình.
Cát kết trong các tầng còn lại được quan sát từ các mẫu mùn khoan, nhìn chung có
màu xám sáng, xám vàng nhạt. Hạt rất mịn, mịn đến trung bình, đôi khi chuyển dần
sang hạt thô. Các hạt thạch anh sạch, trong mờ, đôi khi trắng đục. Hiếm mảnh đá,
glauconite và pyrite.
Bột kết có màu xám sáng, xám vàng, xám lục, mềm đến cứng, cấu tạo dạng khối, đôi
khi có lẫn cát hạt rất mịn đến mịn, vi vẩy mica và vôi.
Sét có màu xám lục, xám sáng, xám sẫm, đôi khi lốm đốm màu đỏ nâu, xám đỏ, mềm

đến cứng, cấu tạo dạng khối, đôi khi có dạng tấm, đôi khi có chứa bột và đá vôi.

11


Phần trên: bao gồm tầng sét Bạch Hổ có chiều dày lớn, xen kẹp với các lớp cát kết
mỏng. Tầng sét Bạch Hổ, phủ rộng khắp bồn trũng Cửu Long, được coi là tầng chắn
nóc khu vực cho toàn bồn trũng.
Sét Bạch Hổ có màu xám lục, xám sáng, hiếm khi loang lổ nâu đỏ, đỏ xám, mềm đến
chắc, cấu tạo dạng khối, đôi khi có vi vảy mica. Khi chứa bột và vôi trở nên khá cứng,
có thể tách thành tấm, phiến.
Bột có màu xám sáng, xám xanh, mềm tới cứng, cấu tạo dạng khối, chứa vi vảy mica,
đôi khi có gặp hóa thạch Forams và tảo đỏ.
Phụ Thống Miocene Trung
Điệp Côn Sơn
Trầm tích điệp Côn Sơn tương ứng với tập địa chấn BII, phủ bất chỉnh hợp trên trầm
tích điệp Bạch Hổ. Trầm tích điệp này bắt gặp ở tất cả các giếng khoan trong lô 15 – 2,
ở chiều sâu khoảng 1160 m đến 1315 m. Trầm tích của điệp có bề dày khoảng từ 480
m đến 575 m và được đặc trưng bởi sự ưu thế của những lớp cát kết dày hạt mịn đến
thô xen kẽ những lớp sét kết, những lớp kẹp đá vôi dolomite và những lớp than mỏng.
Các đá trầm tích của điệp được thành tạo chủ yếu trong những môi trường đồng bằng
bồi tích ven biển, đầm lầy ngập mặn.
Cát kết nhìn chung có màu xám sáng, xám nâu sáng, gồm những hạt thạch anh trong
suốt đến trong mờ, hạt mịn tới thô, độ chọn lọc trung bình tới kém, thường có những
mảnh đá nhiều màu (xám, xám lục, nâu đỏ, nâu vàng), đôi khi gặp vết của pyrite và vật
liệu than. Các hạt cát trong mẫu mùn khoan thường rời rạc, đôi khi có cát kết xi măng
sét, dolomite.
Sét kết gặp phổ biến có màu thay đổi từ nâu đỏ sang hồng, da cam phớt lục, đôi khi
nâu vàng. Đôi khi gặp sét màu xám lục nhạt đến xám sáng, rất mềm và dễ hòa tan
trong nước.

Đá vôi màu trắng nhạt, xám sáng đến xám vàng, cứng đến rất cứng, dễ vỡ vụn, cấu tạo
dạng khối và thường có những lớp mỏng dolomite xen lẫn. Đá vôi thuộc các loại:

12


mudstone, wackestone – có kiến trúc dạng phấn, packstone và grainstone – có kiến
trúc hạt. Độ rỗng nhìn thấy rất kém.
Dolomite có màu xám vàng, da cam hồng, cứng, giòn, kiến trúc vi hạt, đặc sít. Thỉnh
thoảng có lẫn cát hạt trung bình đến rất mịn.
Than có màu nâu đen, đen, cứng trung bình đến cứng, cấu tạo dạng khối đến dạng
phiến, hiếm có pyrite.
Phụ Thống Miocene Thƣợng
Điệp Đồng Nai
Trầm tích điệp Đồng Nai ứng với tập địa chấn BIII, phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích
điệp Côn Sơn, có bề dày khoảng từ 559 m đến 615 m. Gặp trầm tích của điệp từ độ sâu
khoảng 600 m đến 700 m. Trầm tích điệp này được đặc trưng bởi những lớp cát kết
dày xen ít lớp sét kết mỏng hơn hoặc những lớp kẹp dolomite và than. Các đá trầm tích
của điệp được thành tạo chủ yếu trong môi trường ven biển đến biển nông ven bờ.
Cát kết ở dạng gắn kết yếu, màu xám sáng, nâu vàng nhạt. Kích thước hạt thay đổi từ
rất mịn tới rất thô, chủ yếu là hạt mịn tới trung bình, góc cạnh tới tròn cạnh, độ chọn
lọc kém tới trung bình. Các hạt cát chủ yếu là thạch anh trong mờ, thỉnh thoảng có
màu trắng đục, vàng trong và hồng, đôi khi có những mảnh đá nhiều màu (xám, xám
xanh, nâu đỏ, vàng cam) và những mảnh silic. Thỉnh thoảng gặp các vết pyrite, vật liệu
cacbonat và mảnh vỡ vỏ sò ốc. Đôi khi có những tập cát hạt mịn tới trung bình được
gắn kết bằng xi măng dolomite, độ rỗng nhìn thấy kém.
Sét kết có nhiều màu sắc, thường đỏ nâu, vàng nâu, rất mềm, dính và có khả năng hòa
tan cao.
Đá vôi có màu trắng nhạt, xám sáng tới xám vàng, rắn chắc đôi khi giòn, dễ vỡ vụn,
thường có cát và Glauconit, nhiều mảnh vỏ sò vỏ ốc, có cấu tạo mudstone, wackestone

tới grainstone, độ rỗng nhìn thấy từ rất kém tới trung bình.

13


Dolomite có màu hồng cam, xám nâu sáng và hơi trắng, chắc đến cứng, dễ vỡ vụn, chủ
yếu thuộc loại wackestone, grainstone, có lẫn cát mịn tới rất mịn, độ rỗng nhìn thấy từ
không có đến rất kém.
Than có màu từ nâu đen tới đen, hơi cứng, cấu tạo khối, phân phiến và thường có
pyrite.
Thống Pliocene và hệ Đệ Tứ
Điệp Biển Đông
Trầm tích điệp Biển Đông tương ứng với tập địa chấn A, phủ bất chỉnh hợp trên trầm
tích điệp Đồng Nai, có bề dày khoảng 600 m. Trầm tích được thành tạo bởi các tập cát
kết xen kẹp các lớp sét, sét kết và ít lớp đá vôi, than nâu mỏng, môi trường trầm tích
chủ yếu là biển nông và ven bờ.
Cát kết gắn kết yếu, thường ở dạng những hạt rời rạc trong mẫu vụn, màu xám sáng
đến xám xanh, thỉnh thoảng hơi vàng và xám, độ hạt từ mịn đến thô, chủ yếu là hạt thô
đến rất thô. Các hạt thạch anh trong suốt đến trong mờ. Hạt bán góc cạnh đến bán tròn
cạnh. Độ chọn lọc kém đến trung bình. Cát kết thường có Glauconit và nhiều hóa
thạch. Đôi khi gặp cát kết hạt mịn đến rất mịn gắn kết chắc bởi xi măng vôi hoặc
chuyển thành đá vôi chứa cát.
Sét kết có màu xám sáng, xám tới xám lục sẫm, rất mềm và có khả năng hòa tan trong
nước cao.
Đá vôi có màu trắng đục đến xám vàng, cứng, dễ vỡ vụn, thường chứa cát và
Glauconit. Thuộc loại wackestone và grainstone.
Than có thể bắt gặp ở độ sâu dưới 570 m so với mặt nước biển, có màu nâu đen tới
đen, hơi mềm đến cứng, cấu tạo dạng khối, thường chứa pyrite.

14



1.5 Cấu trúc-kiến tạo lô 15-2 và mỏ X
Lô 15 – 2 nằm trong phụ bể Bắc Cửu Long. Các yếu tố cấu trúc địa chất chính phát
triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Theo hướng từ Tây sang Đông, đơn nghiêng
Tây Bắc có chiều dày trầm tích nhỏ hơn 2 km. Tiếp đến là đơn nghiêng Trà Tân phát
triển đến khu vực cấu tạo Vừng Đông, đây là dải cấu trúc bán địa hào có góc dốc về
phía Đông Nam và có bề dày trầm tích khoảng từ 2 – 4 km. Nằm giữa đơn nghiêng Trà
Tân và địa hào Trung Tâm là địa hào Tây Bạch Hổ có bề dày trầm tích khoảng từ 4 – 6
km. Trũng Trung Tâm chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam là khu vực sâu nhất
của bể, có bề dày lớn hơn 6 km. Từ địa hào Trung Tâm đến ranh giới phía Đông của lô
15 – 2 là khu vực địa hào Sông Ba có bề dày trầm tích khoảng từ 4 – 6 km. Trong khu
vực này có các cấu tạo Rạng Đông và Phương Đông được phát triển kế thừa từ khối
nhô cao của móng.
Trong lô 15 – 2 phổ biến là các hệ thống đứt gãy trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, chúng thường là những đứt gãy giới hạn cấu tạo. Ngoài ra, trong lô còn có các
đứt gãy theo hướng Bắc Nam hoặc á Bắc Nam, nhưng thường là những đứt gãy nhỏ và
có lẽ chúng được hình thành trong quá trình tách giãn chung của bể theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam. Hầu hết các đứt gãy được phát hiện chỉ gặp trong trầm tích
Oligocene, hiếm gặp những đứt gãy trong trầm tích Miocene hạ.
Cấu trúc phần móng:
Cấu trúc lô 15 – 2 được minh giải bằng địa chấn 2D, 3D và được kiểm chứng bằng các
giếng khoan. Cấu trúc chính của lô là: 1/ Móng phía Tây Bắc, hướng từ phía Tây của
lô. 2/ Dải nâng cao của móng hướng Đông Bắc – Tây Nam là: từ cấu tạo Vừng Đông
về phía Đông Bắc và từ cấu tạo Rạng Đông đến cấu tạo Phương Đông. 3/ Trũng Trung
Tâm của bể Cửu Long, được ngăn cách với hai dải nâng Đông Bắc – Tây Nam bằng
những hệ thống đứt gãy sâu và rộng. Một đặc điểm cấu trúc nổi bật trong lô 15 – 2 là
một vài những đứt gãy lớn tái hoạt động đã nhận thấy ở cả những phần móng nâng cao
và cả vùng sâu của bể.
Có 3 hướng đứt gãy chính được quan sát thấy đó là: Đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây

Nam, song song với trục của bể, giới hạn những phần nhô cao của móng, chạy dọc
15


theo mép bể và được coi là khởi đầu sự chuyển động tách giãn của bể từ Oligocene
sớm hoặc Eocene và tái hoạt động vào Oligocene muộn. Hệ thống đứt gãy ngang
Đông – Tây, phân cắt những phần cao của móng. Hệ thống đứt gãy này được xem như
là đã có ngay từ ban đầu cùng với hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam nhưng đã
hoạt động trở lại bởi chuyển động xoay muộn hơn. Hệ thống đứt gãy Bắc – Nam, chạy
dọc theo trung tâm bể, cũng đã được phát triển bởi chuyển động xoay vào Miocene
muộn mà kết quả hình thành những cấu trúc hình hoa dọc theo nó.
Tại khu vực cấu tạo Rạng Đông, dải nâng của móng granit kéo dài theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam, từ mỏ Bạch Hổ đến phía Tây Nam của cấu tạo Phương Đông. Khối
móng được giới hạn bởi đứt gãy lớn hướng Đông – Tây về phía Nam của cấu tạo.
Những đứt gãy thuận khác chạy cắt ngang qua phần phía bắc của cấu tạo cũng có cùng
hướng Đông – Tây. Những đứt gãy bậc thang ở phần giữa của cấu tạo, nơi có đứt gãy
nghịch nối tiếp của chỗ thắt đã được hình thành trong chuyển động chuyển tiếp dọc
theo các đứt gãy thuận. Các đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam sắp xếp dạng bậc
thang được hình thành cũng với các đứt gãy theo hướng Bắc. Dọc theo những đứt gãy
này ở phần phía Bắc của cấu tạo Rạng Đông, pha khai thác dầu đầu tiên đã được khởi
đầu từ móng nứt nẻ và phong hóa. Ngoại trừ những đứt gãy giới thiệu ở trên, có nhiều
đứt gãy phát triển ở phần nóc móng, trên toàn bộ cấu tạo Rạng Đông. Hầu hết các
giếng khoan gặp móng ở độ sâu khoảng 3000 – 3300 m.
Cấu trúc trong trong tầng trầm tích:
Cấu tạo Rạng Đông được khép kín trong tầng trầm tích Miocene dưới và ít bị phân cắt
bởi các đứt gãy. Các tầng trầm tích Oligocene muộn (tập C, D) phủ rộng khắp trên cấu
tạo nhưng bị các đứt gãy phân cắt, nhất là trầm tích tập D. Các tầng trầm tích
Oligocene sớm (tập E) chủ yếu nằm ở hai bên sườn của bể và được khép kín bới các
đứt gãy.


16


1.6 Tiềm năng dầu khí lô 15-2 và mỏ X
1.6.1 Đá sinh
Trầm tích Micene hạ (tập BI), sét Bạch Hổ được phân bố rộng trong bể Cửu Long. Sét
chứa hàm lượng cacbon hữu cơ tổng (TOC) nhỏ hơn 1% và chỉ số hydrogen (HI) nhỏ
hơn 10 mg/g. Những chỉ số cho thấy, tiềm năng sinh dầu của sét Miocene hạ là không
cao.
Trầm tích Oligocene trên (tập C và D), mỗi tầng sét có hàm lượng cacbon hữu cơ và
chỉ số hydrogen cao và được xem như là tầng đá sinh tốt. Loại Kerogen chứa trong đá
chủ yếu là sapropel vô định hình cùng với số lượng nhỏ của vật chất hữu cơ humic.
Sắc ký khí nhóm Alkane cho những đặc trưng phân đoạn tỷ lệ pristane/phytane vừa
phải (1.5 – 3.0) cùng với số lượng đáng kể của wax n-alkane (n-C14 đến n-C35).
Những đặc điểm đó chỉ ra sự tồn tại của vật liệu hữu cơ tảo chủ yếu không do biển
sinh ra (loại II) có thể cùng với một số lượng nhỏ hơn của thành phần trên cạn (loại
III) và được xem là tầng sinh dầu tốt.
Trầm tích Oligocene hạ hoặc Eocene (tập E) gồm những trầm tích hạt thô. Hơn nữa,
phân tích địa tầng cho rằng sét đầm lầy dày tương đối đã được lắng đọng trong phần
trung tâm của bể Cửu Long. Sét này cũng có tiềm năng sinh dầu cao cùng với vật liệu
hữu cơ tảo nước ngọt (loại I) và đang đóng vai trò chính trong sự sinh dầu khí trong và
xung quanh lô 15 – 2.
Từ kết quả mô hình địa hóa cho trầm tích Oligocene/Eocene sét hồ lắng đọng trong
vùng trung tâm bể, cả trong hai tập E và D đã đạt tới đới sinh dầu và khí, chủ yếu là
dầu.
1.6.2 Đá chứa
Móng Granit là tầng chứa chính của mỏ. Dầu được tìm thấy ở hai dạng chứa là móng
nứt nẻ và móng phong hóa.
Móng nứt nẻ được phát triển trong đá móng và được khép kín liên quan đến hệ thống
đứt gãy. Những đứt gãy dịch chuyển và đứt gãy mở được phát triển trong phần diện


17


tích bên cạnh các đứt gãy rộng có hướng Đông – Nam hoặc kết hợp những đứt gãy nhỏ
là chiếm ưu thế.
Móng phong hóa được phát triển rộng lớn ở phần bề mặt trên cùng của móng, ở đây
trầm tích tập E đã không lắng đọng trên bề mặt móng. Móng phong hóa và trầm tích
Oligocene xung quang có thể là tầng chứa riêng biệt trong trường hợp cả hai có độ
thấm và phân bố liên tục.
Tầng chứa trong trầm tích:
Phân tích địa tầng, địa chấn và tài liệu giếng khoan cho rằng những trầm tích Đệ Tam
nằm trên móng có những vỉa chứa tiềm năng là cát kết bãi bồi, châu thổ và cuội kết
trong tập E và cát kết châu thổ trong tập C và BI ở trong hoặc xung quang cấu tạo
Rạng Đông.
Trầm tích ven bờ trong tập E đang là một trong những tầng chứa chính trong lô 15 – 2
và được phân bố ở cánh phía Bắc và phía Đông của cấu tạo mỏ X. Cát kết tập C có
chất lượng chứa tốt kết hợp với những tầng sét kín tạo thành tiềm năng mong đợi trong
toàn bộ diện tích của cấu tạo Rạng Đông.
Trong trầm tích tập BI, cát kết dòng sông – châu thổ chiếm ưu thế cùng xen kẽ những
lớp sét lắng đọng dưới kênh rạch, bãi bồi cửa sông, cánh đồng ngập lụt, nhánh vịnh
hoặc môi trường nước lợ và tiếp đến là tầng sét Bạch Hổ với phạm vi khu vực (bao
gồm cả tầng sét Rotalia) lắng đọng trong môi trường biển nông.
Trầm tích Miocene giữa (tập BII) và Miocene muộn (tập BIII) cũng được chiếm ưu thế
bởi cát kết delta và biển nông có khả năng chứa rất tốt nhưng chưa đủ điều kiện để tạo
thành bẫy chứa dầu khí.
1.6.3 Đá chắn
Những sét hồ dày và sét cửa sông trong tập D được phân bố rộng trong bồn và thường
được xem như là chắn tốt cho các tầng chứa trầm tích của tập E hoặc đá móng. Những
sét xen vào giữa tập C có thể là thay thế cho tầng chắn tại mũi nhô cao nhất phía Nam

của cấu tạo Rạng Đông, ở tập D là không xuất hiện.

18


Sét trong phạm vi ở trên cao nhất và những sét địa tầng thành hệ thay thế những tập
cát kết trong tập C cũng được xem như là những tầng chắn cho các tầng chứa cát kết
bên dưới.
Sét phạm vi khu vực (sét Bạch Hổ) tại phần trên của tập BI cũng được biết như là một
tầng chắn hiệu dụng trong bể Cửu Long.

1.6.4 Bẫy chứa dầu khí
Dựa trên tổng hợp của đá chứa, đá sinh, tầng chắn và qua quá trình hoạt động thăm dò
trong lô 15 – 2, hai dạng bẫy đã được khẳng định bằng các giếng thăm dò là đá móng
nứt nẻ và đá trầm tích Miocene hạ (tập BI.2).
1 – Bẫy móng nứt nẻ:
- Đá chứa: đới nứt nẻ trong đá móng Granit
- Đá chắn: đá móng tự chắn hoặc sét Oligocene
- Đá mẹ: sét Oligocene/Eocene
- Bẫy: không định rõ (đới không đều dọc theo đứt gãy)
2 – Bẫy phong hóa/bẫy trầm tích hạt vụn Oligocene hạ (tập E)
- Đá chứa: đới phong hóa đá móng Granit và cuội kết/cát kết Eocene, Oligocene hạ
bao xung quang móng.
- Đá chắn: sét Oligocene
- Đá mẹ: sét Oligocene/Eocene
- Bẫy: nhô cao của móng/nếp lồi
3 – Bẫy Oligocene trên (tập C, D) và Miocene dưới (tập BI.2)
- Đá chứa: cát kết/cuội kết Oligocene trên và Miocene dưới
- Đá chắn: sét Oligocene/Miocene dưới
19



- Đá mẹ: sét Oligocene/Eocene
- Bẫy: nếp lồi

1.7 Vài nét về tầng Oligocen.
Trầm tích tuổi Oligocen chủ yếu là trầm tích lục nguyên, được chứa trong các bẫy có
tướng đầm hồ, tam giác châu có thành phần thạch học là cát kết, bột kết. Chất lượng
chứa không tốt do hầu hết tầng chứa đều bị chôn vùi ở độ sâu khá lớn, độ rỗng nguyên
sinh giảm đáng kể, do đó phần lớn dầu chứa trong độ rỗng thứ sinh. Độ rỗng thấp và
độ thấm kém nên khả năng khai thác dầu trong tầng chứa của trầm tích Oligocen chỉ ở
mức trung bình. Các tầng chứa dầu trong tầng này gặp trong các mỏ như Bạch Hổ,
Rồng, Rạng Đông, Ruby v.v...Vật chất hữu cơ trong trầm tích Oligocen dưới và phần
đáy của trầm tích Oligocen trên đã qua pha chủ yếu sinh dầu hoặc đang nằm trong pha
trưởng thành muộn còn phần lớn các vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligocen trên
đang trong giai đoạn sinh dầu mạnh nhưng chỉ giải phóng một phần Hydrocarbon vào
đá chứa. Từ đó cho thấy vai trò sinh dầu của vật liệu hữu cơ trong trầm tích Oligocen
ở bể Cửu Long là rất quan trọng và mang tính quyết định đối với quá trình di cư và
tích lũy Hydrocarbon vào bẫy chứa.

20


×