Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương ôn tập Luật thi hành án hình sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.71 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC & VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC PHẦN LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
NGƯỜI THỰC HIỆN: HỜ A CHÁƯ
LÓP: K55B4 LUẬT HỌC
MSV: 145D3801010426
SĐT: 01665163144

CHƯƠNG: I
KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN

1. Khái niệm.
- Luật thi hành án hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự, nhằm đảm bảo thi hành án trong
thực tế các bản án, quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Đối tương điều chỉnh.
- Đối tượng đều chỉnh của luật thi hành án hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thi hành án hình sự.
+ Quan hệ xã hội phát sinh ngay sau khi bản án hình sự có hiệu lực pháp luật.
+ Quân hệ xã hội phát sinh trong quá trình giáo dục, cải tạo.
+ Quan hệ xã hội phát sinh trên những sự kiện pháp lý xảy ra trong quá trình giáo
dục, cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra, thanh tra gặp gỡ.
+ Quan hệ của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức xã hội vào quá trình
giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù. Hình thức tham gia quyền và nghĩa vụ của
các tổ chức đó.


3. Phương pháp điều chỉnh.
- Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án hình sự là:
+ Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng.
1


+ Phương pháp mệnh lệnh hành chính.
+ Phương pháp phối hợp và kết hợp.
4. Nhiệm vụ của Luật thi hành án hình sự.
- Bảo đản bản án quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được
thực hiện đúng đắng trong thực tế.
- Cải tạo, giáo dục người bị kết án, nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
- Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nghĩa vụ phòng ngừa tội phạm nói
chung.
5. Cá nguyên tắc của Luật thi hành án hình sự.
( Gồm có 8 nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật THAHS ).

6. Câu hỏi nhận định đúng sai? Gỉai thích tại sao?
1. Luật thi hành án hình sự chỉ quy định thủ tục thi hành các loại hình phạt.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì ngoài những hình phạt mà Luật thi hành án hình sự quy
định ra còn có các hình phạt được quy định trong bộ Luật tố hình sự, bộ Luật tố tụng
hình sự như: án treo, các biện pháp tư pháp,....
2. Hoạt động thi hành án chỉ được tiến hành với những bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật thi hành án
hình sự 2010 thì những bản án, của tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo kháng nghị
lên để xét xử theo trình tự, thủ tục ở cấp phúc thẩm và theo quy định tại khoản 2 Điều 2
Luật thi hành án hình sự 2010 thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành

ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
7. Câu hỏi lý thuyết.
1. Bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật khi nào?
Trả lời:
- Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 255 bộ Luật tố tụng hình sự 2003 và khoản 2
Điều 2 Luật thi hành án hình sự 2010 thì những bản án và quyết định của tòa án
2


không bị kháng cáo kháng nghị, nếu trong thời hạn kháng cáo kháng nghị, người có
quyền kháng cáo kháng nghị không kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực
pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn kháng cáo kháng nghị.
- Đối với bản án và quyết định của tòa cấp phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật ngay
sau khi tuyên án hoặc đưa ra quyết định.
- Những quyết định của tòa án giám đốc thẩm và tái thẩm thì có hiệu lực kể từ ngay ra
quyết định.
2. Cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án?
Trả lời:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 bộ Luật tố tụng hình sự 2003 thì tòa án là cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày
bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án,
quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà
án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng
cấp ra quyết định thi hành án.
3. Bản án, quyết định nào của tòa án được thi hành ngay theo quy định của bộ luật
tố tụng hình sự? Cụ thể cơ sở pháp lý?
Trả lời:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 255 bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Trong trường
hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án,
không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không

phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng
hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi
hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.
4. Biện pháp tư pháp là gì? Các biện pháp tư pháp nào được nghiên cứu trong luật
thi hành án hình sự?
Trả lời:
- Biện pháp tư pháp (BPTP) là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ
luật hình sự (BLHS), do cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) áp dụng đối với
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những công
dân có ích cho xã hội, nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.
- Các biện pháp tư pháp được nghiên cứu trong luật thi hành án hình sự gồm:
+ Thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
+ Thi hành biện pháp giáo dục tại xã phường, thị xã đối với người chưa thành niên.
3


+ Thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên.
5. Nêu các nguyên tắc của luật thi hành án hình sự? Phân tích một nguyên tắc bất
kỳ?
Trả lời:
Các nguyên tắc của Luật thi án hình sự được quy định tại Điều 4 Luật thi án hình sự
gồm:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành án phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân
tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp
pháp của người chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp
giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính,

trình độ văn hóa và đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sử chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án an năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải
tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong
hoạt động thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo
dục cải tạo người chấp hành án.
Phân tích nguyên tắc:
6. Phân tích nhiệm vụ của luật thi hành án hình sự?
Trả lời:

CHƯƠNG: II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1. Câu hỏi nhận định
4


A. HÌNH PHẠT TÙ
1. Trại gian là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 và khoản 2 Điều
20 Luật thi hành án hình sự thì trại gian chỉ có thẩm quyền đề nghị tòa án xem xét giảm
thời hạn tạm đình chỉ chấp hành. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù thược thẩm quyền của tòa án.
2. Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 32 Luật thi hành án hình sự thì

ngoài tòa án có thảm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Viện
kiểm sát cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, nhưng
quyết định đó phải gửi cho sở tư pháp, nơi Viện kiểm sát đưa ra quyết định tại trụ sở và
cá nhân, cơ quan theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị
hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định. Do vậy không chỉ có tòa
án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù.
3. Người bị kết án phạt tù có quyền làm đơn xin tạm đình chỉ chấp hành án phạt
tù.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 31 Luật thi
hành án hình sự thì người bị kết án phạt tù không có quyền làm đơn xin tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện nơi gian giữ phạm nhân có
quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 40 Luật thi hành án hình sự thì
công an cấp huyện không có quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù.
5


Vì đây thuộc thẩm quyền của trại gian, trại tạm gian, cơ quan thi hành án hình sự công
an cấp tỉnh.
5. Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì nay lập tức
phải làm thủ tục xuất nhập cảnh mà không được lưu trú tại Việt Nam.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật thi hành án
hình sự thì phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp
giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù và được lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ

quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh theo quy
định của pháp luật.
6. Mọi phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong thời gian bị gian giữ đều không
được gặp thân nhân và người bị cùm chân.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Luật thi hành án hình sự thì
trong thời gian bị tạm gian tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và
có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là
người chưa thành niên, phạm nhân là người già yếu.
7. Người bị kết án đang tại ngoại, nếu có con hoặc có thai dưới 36 tháng tuổi được
tòa án xem xét ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật hình sự
1999 (SĐBS 2009) thì người đang chấp hành hình phạt tù thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật hình sự 1999 (SĐBS 2009), thì có thể
được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Vì trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, tức là chưa chấp hành án, nên
đây thuộc trường hợp hoãn chấp hành án.
8. Phạm nhân có quyền kháng cáo đối với bản án ra quyết định đã có hiệu lực
pháp luật.
Trả lời:

6


Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 thì phạm nhân không có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật, vì
theo quy định tại Điều 231 thì những người có quyền kháng cáo là: bị cáo; người bị hại;
người đại diện hơp pháp của họ; người bào chữa; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự;
người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của người

chưa thành niên, người được tòa án tuyên bố có quyền được kháng cáo.

9. Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân mỗi tháng một lần,
mỗi lần không quá 1 giờ.
Trả lời:
Nhận định này sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật thi hành án
hình sự thì phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thương nhân không quá 3 lần
trong một tháng, mỗi lần gặp không qua 3 giờ, trường hợp đặc biệt không được gặp quá
24 giờ theo quy định của pháp luật.
10. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại gian được bố trí gian
giữ riêng.
Trả lời:
Nhận định này là đúng: Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thi hành án hình
sự thì phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại gian thì được bố trí gian
giữ riêng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 27 Luật thi hành án hình sự.

B. CẢI TẠO KHÔNG GIAN GIỮ
11. Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có thẩm quyền quyết định giảm thời
hạn chấp hành án đối với người châp hành án và cải tạo không gian giữ.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Bộ luật hình sự thì cơ
quan thi hành án hình sự cấp huyện không có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn
chấp hành án đối với người châp hành án và cải tạo không gian giữ cụ thể tại khoản 1
Điều 58 như sau: Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt
được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức
hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa
án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Theo khoản 1 Điều 77 Luật thi
hành án hình sự thì khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định
7



của Bộ luật hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành
án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp
huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét,
quyết định

12. Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện là cơ quan có quyền tổ chức thi hành
án trục xuất.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 luật thi hành án
hình sự thì cơ quan có quyền tổ chức thi hành án trục xuất là cơ quan thi hành án cấp
tỉnh chứ không phải là cơ quan thi hàn án cấp huyện. Cụ thể khoản 4 Điều 13 quy định
như sau: Tổ chức thi hành án trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm
nhân phục vụ việc tạm giam, tạm giữ theo quy định của Luật này.

13. Cơ quan thi hành án hình sự là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành
án.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì theo căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật thi hành án hình sự thì
cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án ở đây là Tòa án cụ thể quy định tại
khoản 1 Điều 20 như sau, đó là tòa án có quyền ra quyết định thi hành án; quyết định
thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
14. Bệnh viện tâm thần là cơ quan được giao một một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật thi hành án hình sự
thì cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự là: Trại tạm giam thuộc Bộ
Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh,
trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam); Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và
tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội). Như vậy bệnh viện tâm thần không phải

là cơ quan được giao một một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.

15. Cơ quan thi hành án hình sự cơ quan cấp tỉnh có quyền ra quyết định đưa
người chấp hành án đến nơi chấp hành án.
Trả lời:
8


Nhận định này là sai: Vì căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều
11 Luật thi hành án hình sự thì trong trường hợp cơ quan quản lý thi hành án hình sự
thuộc Bộ Quốc phòng thì không thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án cấp tỉnh mà
thuộc bộ quốc phòng, cụ thể tại khoản 3 Điều 13 là bộ quốc phòng quyết định đưa
người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án theo quy định của Luật này và theo
quy định tại khoản 3 Điều 11 là quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp
hành án thuộc bộ công an.

16. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Trả lời:
Nhận định này là đúng: Vì theo quy định tại khỏa 2 Điều 20 Luật thi hành án hình sự
thì tòa án có thẩm quyền ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt
tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử
thách đối với người được hưởng án treo.

17. Hồ sơ đề nghị xem xét giảm, chấp hành hình phạt cải tạo không gian giữ do
viện trưởng viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó đang chấp hành tiến hành
lập.
Trả lời:
Nhận định này là sai: Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật thi hành án hình sự
thì khi có đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của bộ luật hình sự,
cơ quant hi hành án hình sự công an cấp huyện, cơ quant hi hành án hình sự cấp quân

khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự
khu vực nơi chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét quyết định, chứ đây không
phải do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện nơi người đó chấp hành tiến hành lập.
18. Hình phạt cải tạo không gian giữ không áp dụng đối với người chưa thành
niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Trả lời:
Nhận định này là Đúng: Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Bộ luật hình sự thì hình
phạt cải tạo không gian giữ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm
tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định hoặc có nơi thường trú rõ rằng, nếu xét thấy
không phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Do vậy không thuộc các trường hợp
quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, nên hình phạt cải tạo không gian giữ không được
áp dụng đối với người chưa thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
9


Trường hợp quy định tại điều 73 Bộ luật hình sự thì chia làm 2 trường hợp:
+ từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không chịu hình phạt cải tạo không gian giữ.
+ từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải chịu hình phạt cải tạo không gian giữ.
 Cả 2 trường hợp trên vẫn thuộc trường hợp người chưa thành niên.

19. Chính quyền xã, phường, địa phương, nơi người chấp hành án treo có quyền
ra quyết định chấp hành xong án.
20. Chế độ án treo không áp dụ đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi.
21. Mọi trường hợp khi xem xét giúp ngắn thời gian thử thách án treo, phải có đề
nghị của ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giám sát giáo dục.
22. Trường hợp người được hưởng án treo, mà sao đó phát hiện trước khi hưởng
án treo đã thực hiện một tội phạm khác, nếu có đủ điều kiện thì tòa án có thể áp
dụng cho hưởng án treo một lần nữa.
23. Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình là cơ quan có thẩm quyền ra

quyết định hoãn thi hành án tử hình.
24. Thân nhân người chấp hành án tử hình được nhận tử thi trong min trường
hợp.
25. Chánh án tòa án đã ra bản án có hiệu lực pháp luật, có quyền ra quyết định
hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp có lí do bất khả kháng.
26. Nhiệm kỳ của Hội đồng thi hành án tử hình là 3 năm.
27. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn uống, bằng tiêu
chuẩn 5 lần của ngày bình thường.
28. Trước khi thi hành án tử hình Hội đồng thi hành án kiểm tra căng cướp và các
điều kiện không dduojc thi hành án.
29. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người
chấp hành hình phạt quản chế, phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự tiến
hành khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của
tòa án để sung quỹ nhà nước.
30. Trong mọi trường hợp phụ nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi đang chấp
hành án được hoãn chấp hành án.

2. Câu hỏi lý thuyết

10



×