Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

bảo an tín dụng tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.31 KB, 66 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài
BẢO AN TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI.


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

DANH MỤC VIẾT TẮT

ABIC

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp

ABIC Hà Nội

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi
nhánh Hà Nội

BATD

Bảo an tín dụng

BH

Bảo hiểm



NHNo

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG 7
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG...................................7
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng..........................................................7
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm tín dụng.................................................7
1.1.3. Các loại bảo hiểm tín dụng..............................................................9
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG
TIÊU DÙNG...............................................................................................11
1.2.1. Người được bảo hiểm và Người thụ hưởng..................................11
1.2.2. Đối tượng bảo hiểm.......................................................................13
1.2.3. Phạm vi bảo hiểm..........................................................................14
1.2.4. Phí bảo hiểm..................................................................................14
1.2.5. Hợp đồng bảo hiểm.......................................................................16
1.2.6. Trả tiền bảo hiểm...........................................................................17
1.2.7. Hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp..................21
1.3. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG TIÊU DÙNG......................23
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO AN TÍN
DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI..............................................................25
2.1. GIỚI THIỆU VỀ ABIC HÀ NỘI.........................................................25
2.1.1. Quá trình thành lập........................................................................25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động.........................................................29
2.1.3. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang được triển khai..............................30
2.1.4. Tình hình hoạt động tại ABIC Hà Nội..........................................31

3


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

2.2. THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO AN TÍN DỤNG TẠI
ABIC HÀ NỘI............................................................................................34
2.2.1. Kênh phân phối nghiệp vụ Bảo an tín dụng..................................34
2.2.2. Công tác khai thác.........................................................................35
2.2.3. Công tác giám định.......................................................................42
2.2.4. Công tác giải quyết trả tiền bảo hiểm............................................45
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO AN TÍN
DỤNG TẠI ABIC HÀ NỘI.........................................................................47
2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................47
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục.........................................................48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI BẢO AN TÍN
DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI..............................................................51
3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA ABIC HÀ NỘI TRONG THỜI
GIAN TỚI...................................................................................................52
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI BẢO AN
TÍN DỤNG TẠI ABIC HÀ NỘI.................................................................53
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá cho Bảo an tín dụng. .53

3.2.2. Tăng cường công tác cải tiến hoàn thiện Bảo an tín dụng............54
3.2.3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khai thác của NHNo 56
3.2.4. Nâng cao chất lượng hệ thống phần mềm Bảo an tín dụng và trình
độ ứng dụng của đại lý............................................................................58
3.2.5. Một số giải pháp khác...................................................................59
KẾT LUẬN....................................................................................................62
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................64

4


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín
dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan
rã và ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Xã hội càng phát triển thì hoạt động tín dụng lại càng trở nên tinh vi và
phức tạp hơn. Cùng với đó còn có những nguy cơ tiềm tàng do tín dụng mang
lại khiến cho tín dụng trở thành một hoạt động nhiều rủi ro. Chính vì lẽ đó
nghiệp vụ Bảo hiểm tín dụng đã được triển khai ở Việt Nam. Bảo hiểm tín
dụng được triển khai ở nước ta với nhiều nghiệp vụ như Bảo hiểm tín dụng
thương mại, Bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu, Bảo hiểm tín dụng tiêu dùng.
Với mục đích để giảm bớt những nguy cơ của hoạt động tín dụng đồng thời
bảo vệ lợi ích của những người tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất;
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp gọi tắt là ABIC đã lựa
chọn triển khai “Bảo hiểm Bảo an Tín dụng“ – một loại hình nghiệp vụ của
Bảo hiểm tín dụng dụng tiêu dùng nhằm vào các khoản tín dụng của người
nông dân.

Có thể nói đây chỉ là một góc nhỏ trong Bảo hiểm tín dụng nhưng lại
là một phần rất quan trọng ở Việt Nam. Nước ta có tỷ lệ dân số hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 70%, vì thế nhu cầu về vay vốn phát triển
sản xuất của người nông dân là rất lớn, và “Bảo an tín dụng” đã ra đời nhằm
mục tiêu:
- Bảo đảm cho các khoản tín dụng của người nông dân, giúp họ tránh
được gánh nặng bởi các rủi ro do ốm đau, tai nạn.
- Đóng góp thêm một khoản thu không nhỏ vào doanh thu của công ty.
ABIC mới tham gia hoạt động trên thị trường BH được 6 năm, nhưng
đã khẳng định được vai trò của mình và triển khai nghiệp vụ BATD có hiệu

5


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

quả với số doanh thu tăng năm sau cao hơn năm trước. Nhưng cũng không thể
tránh khỏi những thiếu sót, vướng mắc trong quá trình hoạt động, triển khai
nghiệp vụ này như: sự yếu và thiếu về trình độ của các đại lý, tồn tại những
điều chưa phù hợp trong quy tắc bảo an tín dụng, công cụ triển khai nghiệp
vụ chưa đồng bộ…. Qua tình hình thực tế của công ty cùng với vai trò to lớn
của nghiệp vụ BATD, sau thời gian thực tập tại Phòng kinh doanh của Công
ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh Hà Nội em đã
chọn đề tài: “Bảo an tín dụng tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng
Nông nghiệp - Chi nhánh Hà Nội”

6


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng
BH tín dụng nói chung là loại BH cho rủi ro tín dụng. Có thể xem đây
là một dịnh nghĩa tổng quát nhất khi nói về nghiệp vụ BH này. Một cách cụ
thể hơn theo loại hình BH đã được áp dụng ở Việt Nam ta cũng có thể định
nghĩa BH tín dụng đảm bảo một khoản vay sẽ được hoàn trả trong trường hợp
thất nghiệp chết, tàn tật hoặc không tự nguyện trả của người vay được BH...
Có thể thấy có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về BH tín dụng.
Hiện nạy tại Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ
thể về BH tín dụng, hầu hết vẫn chỉ là các khái niệm và quy định do các công
ty BH đưa ra theo các loại nghiệp vụ BH tín dụng mà họ triển khai. Vì vậy ở
đây sẽ sử dụng định nghĩa theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam,
cụ thể như sau:
“Bảo hiểm tín dụng là loại bảo hiểm nhằm bồi thường cho các doanh
nghiệp những thiệt hại do khách hàng, người vay không có khả năng thanh
toán, do bị phá sản, do rủi ro chính trị (bị quốc hữu hoá hay bị cấm kinh
doanh) nhất là thương vụ quốc tế; cho phép chủ nợ thu hồi vốn đã cho vay
dưới hình thức tín dụng - người cung ứng, trong trường hợp khách hàng
không trả được nợ.”
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm tín dụng
Tín dụng mang lại những cơ hội trong kinh doanh, nhưng nó cũng có
thể gây ra thiệt hại cho những người tham gia tín dụng. Thông thường tín
dụng luôn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại cũng

7


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội


như của nhiều doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ
rủi ro cao nhất.
Rủi ro tín dụng là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp. Có thể hiểu thuật ngữ này là
khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi
đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận
một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng tiềm
ẩn rủi ro tín dụng.
Mặc dù người cho vay luôn phải chịu rủi ro khi cho vay tín dụng,
nhưng không thể không nhắc đến gánh nặng các khoản tín dụng mang lại cho
người đi vay khi họ không trả được nợ. Rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với
việc người đi vay đã thất bại khi thực hiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất của
mình. Khi đó, họ sẽ bị mất đi phần tài sản đã thế chấp với người cho vay. Đây
là việc không mong muốn của cả hai bên người cho vay và người đi vay. Có
thể nói rủi ro tín dụng xảy ra và sẽ đem lại hậu quả xấu cho tất cả các bên của
hợp đồng tín dụng.
Từ những nguy cơ tiềm ẩn do rủi ro tín dụng mang lại, một phương
pháp bảo đảm cho các khoản vay đã được sử dụng là các nghiệp vụ BH.
Nghiệp vụ BH tín dụng đã ra đời như thế. Trong xã hội hiện nay, vai trò của
các khoản tín dụng là không thể phủ nhận và thay thế. Vì thế, sự ra đời của
BH tín dụng là một bước phát triển mới trong lịch sử tín dụng. Nghiệp vụ này
sẽ mang lại sự yên tâm cho người đi vay, giúp họ mạnh dạn hơn trong việc
thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của mình, từ đó thúc đẩy kinh tế
xã hội phát triển. Rõ ràng, BH tín dụng đã và đang thể hiện được đầy đủ vai
trò cần thiết bắt buộc của mình trong hoạt động tín dụng ngày nay.

8



Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

1.1.3. Các loại bảo hiểm tín dụng
Hiện nay có ba loại nghiệp vụ BH tín dụng đã và đang được triển khai
gồm: BH tín dụng thương mại, BH tín dụng xuất khẩu và BH tín dụng tiêu
dùng.
1.1.3.1. Bảo hiểm tín dụng thương mại
Một dạng thông dụng của BH tín dụng là BH tín dụng thương mại
nhằm bồi thường cho các doanh nghiệp những thiệt hại do khách hàng, người
vay không có khả năng thanh toán, do bị phá sản, do rủi ro chính trị - cho
phép chủ nợ thu hồi vốn đã cho vay dưới hình thức tín dụng trong trường hợp
khách hàng không trả được nợ. Người BH định một giới hạn cho số tiền cho
vay, thường là theo một tỉ lệ rất thấp so với tổng số thương vụ của một doanh
nghiệp. Có hai dạng hợp đồng: Hợp đồng BH toàn bộ doanh số và Hợp đồng
BH một số tiền nhất định.
- Hợp đồng BH toàn bộ doanh số là BH tất cả các khách hàng của
người được BH.
- Hợp đồng BH một số tiền nhất định chỉ BH một hoặc vài khách hàng
đã xác định trước.
1.1.3.2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
BH tín dụng xuất khẩu BH cho khoản tín dụng của người xuất khẩu cấp
cho người nhập khẩu (một dạng tín dụng thương mại) hoặc khoản cho vay
trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động
xuất khẩu hàng hóa.
Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thời gian trước khi gửi
hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng
hoặc khi hoàn thành dự án. BH tín dụng xuất khẩu đề cập đến việc bảo vệ và

9



Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ
và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung - dài hạn.
Phạm vi BH này bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán những
khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán hoặc những khoản cho vay
trung - dài hạn vì lý do chính trị, thương mại.
1.1.3.3. Bảo hiểm tín dụng tiêu dùng
BH tín dụng tiêu dùng viết tắt là CCI. Nghiệp vụ BH CCI bảo hiểm cho
người đi vay trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng trong các trường
hợp: Người được BH bị thương tật nặng hoặc bệnh nặng, mất việc, tử vong do
tai nạn.
Nếu một trong ba sự kiện trên xảy ra, khoản tiền vay sẽ tiếp tục được
hoàn trả, tuân theo các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng BH. Trong
trường hợp Người được BH tử vong, toàn bộ số tiền vay sẽ được hoàn trả.
Loại BH này được phát triển từ BH tai nạn cá nhân. Một đặc điểm của CCI là
không thể gia hạn. Khoảng thời gian của hợp đồng BH trùng khớp với khoảng
thời gian của hợp đồng vay được BH. Hợp đồng BH kết thúc khi vốn vay
được hoàn trả. Mức phí BH duy nhất được qui định ngay tại thời điểm bắt đầu
Hợp đồng BH và khoản phí này thông thường được trích ra từ khoản tiền vay.
Trong số các nhóm nghiệp vụ của loại hình BH tín dụng, BH tín dụng
tiêu dùng (CCI) là nhóm nghiệp vụ được triển khai tương đối sớm tại Việt
Nam, bước đầu đã gặt hái được một số thành công nhất định. Vì vậy các nội
dung sau đây sẽ chủ yếu tập trung trình bày cụ thể hơn về loại nghiệp vụ BH
tín dụng tiêu dùng này.

10



Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG TIÊU
DÙNG
1.2.1. Người được bảo hiểm và Người thụ hưởng
1.2.1.1. Người được bảo hiểm
Để được chấp nhận BH theo một Hợp đồng BH tín dụng tiêu dùng thì
Người được BH phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên trừ những người mất năng lực hành vi
dân sự (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình…) và trừ những người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (người nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác…).
b. Được Người cho vay chấp thuận cho vay hoặc là người đại diện cho
tổ chức được Người cho vay chấp thuận cho vay và tự nguyện chuyển quyền
thụ hưởng BH cho Người cho vay. Người đại diện cho tổ chức bao gồm Thành
viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc/Ban Điều
hành, thành viên Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng.
c. Độ tuổi: Là các cá nhân trong độ tuổi từ đủ 18 đến 65 tuổi vào ngày phát
sinh trách nhiệm BH và không quá 66 tuổi vào ngày kết thúc thời hạn BH của
Hợp đồng BH.
d. Không bị thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên. không nhận BH lại
(trước đó đã được BH theo Quy tắc BH tín dụng tiêu dùng) cho Người được
BH bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn; tàn tật toàn bộ vĩnh viễn; thương tật bộ
phận vĩnh viễn có tỷ lệ trả tiền BH từ 50% trở lên.
e. Chưa từng bị một trong các bệnh lý

11



Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

- Huyết áp giai đoạn III hay huyết áp tối đa trên 180mmHg, hẹp van
tim, hở van tim, viêm màng tim, viêm cơ tim, thông liên thất, thông liên
nhĩ, mạch nhanh trên 110 lần/phút hay mạch chậm dưới 50 lần/phút;
- Tiểu đường typ 1;
- Tiểu đường typ 2 có biến chứng (protein niệu, ceton niệu);
- Viêm đường mật hoặc chảy máu đường mật tái phát;
- Ung thư, bệnh bạch cầu (ung thư máu), u não, u cột sống;
- Nhiễm HIV, giang mai, lậu, phong;
- Viêm gan mạn tính, viêm cầu thận mạn tính, viêm tụy mạn tính;
- Thiếu máu huyết tán, bệnh ưa chảy máu, hồng cầu dưới 3 triệu/mm 3,
cắt bỏ lách;
- Lao tái phát, lao màng não, lao cột sống, lao màng tim, lao khớp háng,
lao thận;
- Hen phế quản (suyễn) ác tính, giãn phế quản có biến chứng (ho ra
máu);
- Sốt rét ác tính (sốt rét đái huyết cầu tố, sốt rét thể não);
- Viêm não, viêm màng não, viêm tủy, dị dạng mạch máu não, tâm
thần, thiểu năng trí tuệ, động kinh, trầm cảm;
- Viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh, đa xơ cứng, xơ cứng cột
bên teo cơ;
- Lupus ban đỏ hệ thống, nhược cơ, bệnh vẩy nến;
- Chỉ số khối cơ thể BMI trên 35 hay BMI dưới 15 (cân nặng chia
cho bình phương chiều cao).

12



Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

1.2.1.2. Người thụ hưởng
Trong các thuật ngữ của BH nói chung, khái niệm Người thụ hưởng
được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định để nhận số tiền chi trả quyền
lợi BH. Đối với BH tín dụng nói riêng, khái niệm Người thụ hưởng là không
đổi nhưng có một điểm đặc biệt đó là luôn tồn tại một Người thụ hưởng mặc
định không do sự chỉ định của Người được BH , đó là Bên cho vay trong hợp
đồng tín dụng. Ngoài ra, Bên mua BH đồng ý để Người được BH chỉ định
thay đổi Người thụ hưởng (trừ người thụ hưởng là Bên cho vay của hợp đồng
tín dụng). Bên cho vay của hợp đồng tín dụng là Người thụ hưởng dầu tiên,
sau đó là Người thụ hưởng còn lại.
1.2.2. Đối tượng bảo hiểm
BH tín dụng tiêu dùng bảo đảm cho khả năng thanh toán các khoản tín
dụng của người vay vốn với người cho vay. Nhưng rủi ro BH của BH tín dụng
tiêu dùng lại là rủi ro ốm đau, tai nạn, thương tật của Người được BH, chính
vì thế BH tín dụng tiêu dùng – loại hình BH phát triển từ BH tai nạn cá nhân là một loại BH kết hợp con người. BH tín dụng tiêu dùng là một loại nghiệp
vụ trong BH kết hợp con người cho nên đối tượng BH của BH tín dụng tiêu
dùng là tình trạng ốm đau, thương tật của Người được BH hay còn gọi là
những người đi vay. Cụ thể là tình trạng tử vong; thương tật tay, chân, mắt khi
xảy ra tai nạn bất ngờ. Với đặc điểm là rủi ro phát sinh bất ngờ không thể
lường trước, đối tượng BH của BH tín dụng tiêu dùng không được xác định
trước, chỉ khi nào rủi ro xảy ra mới xác định được cụ thể
1.2.3. Phạm vi bảo hiểm
Theo Quy tắc BH tín dụng tiêu dùng thường được các công ty áp dụng
ở Việt Nam thì:

13



Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

- Phạm vi địa lý áp dụng trên toàn cầu;
- Số tiền BH tối đa thường là 200 triệu/ Người được BH;
- BH đối với rủi ro do tai nạn (BH cho các trường hợp thương tật bộ
phận vĩnh viễn có tỷ lệ trả tiền từ 21% trở lên thay cho 40%);
- Trường hợp Người được BH bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn
do tai nạn kể từ thời điểm phát sinh trách nhiệm BH và trong thời hạn BH
hoặc trong vòng 06 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn;
- Trường hợp Người được BH bị tử vong, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do
bệnh tật, thai sản kể từ thời điểm phát sinh trách nhiệm BH và trong thời hạn
BH;
- Trường hợp Người được BH bị thương tật bộ phận vĩnh viễn từ 21%
trở lên do tai nạn từ thời điểm phát sinh trách nhiệm BH và trong thời hạn BH
hoặc trong vòng 06 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn.
Nhà BH sẽ chấp nhận BH cho các đối tượng ở trong 3 trường hợp với
phạm vi như trên.
1.2.4. Phí bảo hiểm
Phí BH là khoản tiền mà bên mua BH phải trả theo thoả thuận trong
Hợp đồng BH để nhận được cam kết bồi thường, trả tiền BH của doanh
nghiệp BH và được coi là giá cả của sản phẩm BH. Mức phí của BH của
BH tín dụng tiêu dùng được xác định theo tỷ lệ phí đối với số tiền BH. Tỷ
lệ phí trong nghiệp vụ BH này phụ thuộc vào độ tuổi của Người được BH
và các mức Số tiền BH mà họ tham gia. Công thức tính phí thường được xác
định như sau:
Phí BH năm/người

=

Tỷ lệ phí BH

(theo độ tuổi và
Số tiền BH)

x

Số tiền BH

14


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

Phí BH
(ngắn hạn, dài hạn)

=

Phí BH năm

x

Tỷ lệ phí BH
ngắn, dài hạn

Trong trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận BH khi tăng Số tiền BH,
mức phí BH mới sẽ được tính theo công thức sau:
Phí bảo hiểm = B x b% - A x a% x n/N
Trong đó:
A: là Số tiền BH đang tham gia, tỷ lệ phí BH tương ứng là a%.
B: là Số tiền BH yêu cầu tham gia BH mới (gồm A và phần tăng thêm),

tỷ lệ phí BH tương ứng là b% (theo Số tiền BH B và thời hạn mới).
n: là số ngày còn lại chưa được BH theo Hợp đồng BH đang tham gia.
N: là số ngày của thời hạn BH theo Hợp đồng BH đang tham gia.
Ngoài ra, một số quy định khác cũng thường được các công ty BH áp
dụng như:
- Không thực hiện tăng, giảm phí.
- Đại lý thu phí BH được thu một lần tại thời điểm cấp Giấy chứng
nhận BH hoặc thời điểm cấp đổi Giấy chứng nhận BH có phát sinh phí BH bổ
sung.
- Phí BH được tính chẵn đến hàng ngàn đồng ở phép tính cuối cùng. Cụ
thể, dưới 500 đồng thì làm chẵn xuống 0 đồng, từ 500 đồng trở lên làm chẵn
thành 1.000 đồng.
Các quy định về phí như trên vẫn đang và sẽ được các công ty BH tiếp
tục áp dụng trong việc kinh doanh BH thời gian tới.

15


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

1.2.5. Hợp đồng bảo hiểm
Các công ty BH chỉ cấp một Hợp đồng BH cho một Người được BH
tương ứng với mỗi hợp đồng tín dụng. Khi yêu cầu BH, Bên mua BH, Người
được BH chấp thuận tham gia BH theo các điều khoản, điều kiện của Quy tắc
BH tín dụng tiêu dùng bằng việc kê khai đầy đủ, trung thực, chính xác và ký xác
nhận vào Giấy yêu cầu BH theo mẫu của công ty BH. Một Hợp đồng BH
thường bao gồm các giấy tờ sau:
- Quy tắc BH tín dụng tiêu dùng;
- Giấy yêu cầu BH;
- Giấy chứng nhận BH (bao gồm bản tóm tắt Quy tắc BH in tại mặt sau

của Giấy chứng nhận BH);
- Các giấy tờ hợp lệ khác liên quan đến Hợp đồng BH (nếu có).
Với mỗi Hợp đồng tín dụng, đại lý chỉ cấp một Giấy chứng nhận BH cho
một Người được BH, trường hợp Hợp đồng tín dụng mà Bên vay là tổ chức có
thể cấp nhiều Giấy chứng nhận BH cho 1 Hợp đồng tín dụng nhưng mỗi Người
được BH chỉ được cấp 1 Giấy chứng nhận BH.
Trường hợp Hợp đồng tín dụng được giải ngân thành nhiều lần mà Bên
mua BH chưa tham gia BH đầy đủ theo tổng số tiền vay của Hợp đồng tín dụng
và có nhu cầu tham gia BH theo số tiền giải ngân từng lần thì đại lý cấp đổi Giấy
chứng nhận BH cho từng lần giải ngân. Số tiền BH sẽ tăng sau mồi lần giải ngân
và phí BH bổ sung sẽ được xác định theo công thức tính phí quy định tại mục
Tính phí trong trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận BH.
Trường hợp một Người được BH vay theo nhiều Hợp đồng tín dụng, có
nhu cầu tham gia BH theo từng Hợp đồng tín dụng, đại lý thực hiện cấp các Giấy
chứng nhận BH tương ứng với mỗi Hợp đồng tín dụng, tuy nhiên khi tính phí

16


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

phải áp dụng tỷ lệ phí theo tổng Số tiền BH cho thời gian trùng nhau về thời hạn
BH của các Giấy chứng nhận BH hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận BH mới có Số
tiền BH tăng, phí BH bổ sung sẽ được xác định theo công thức tính phí quy định
tại mục Tính phí trong trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận BH khi tăng Số tiền
BH.
Trong thời hạn BH, nếu muốn thay đổi Người thụ hưởng, Số tiền BH,
thời hạn BH thì Bên mua BH/ Người được BH phải thông báo bằng văn bản
cho công ty BH. Việc thay đổi được áp dụng kể từ thời điểm công ty BH chấp
thuận cấp đổi Giấy chứng nhận BH theo các nội dung mới.

Trường hợp thay đổi tăng Số tiền BH, phần Số tiền BH tăng thêm sẽ
được coi là Số tiền BH tham gia mới.
1.2.6. Trả tiền bảo hiểm
1.2.6.1. Thời hạn bảo hiểm, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Thời hạn BH tương ứng với thời hạn hoặc thời hạn còn lại của Hợp
đồng tín dụng tại thời điểm tham gia BH hoặc theo thỏa thuận. Thời hạn BH
được ghi trên Giấy chứng nhận BH.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm BH:
- Đối với rủi ro tai nạn, thời điểm phát sinh trách nhiệm BH phải thỏa
mãn đồng thời 02 điều kiện sau:
+ Ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận BH;
+ Là thời điểm đầu tiên của thời hạn BH.
- Đối với rủi ro bệnh tật, thai sản, thời điểm phát sinh trách nhiệm BH
sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của thời hạn BH;

17


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

- Đối với Hợp đồng BH tái tục được thiết lập lại, thời điểm phát sinh
trách nhiệm BH phải thỏa mãn đồng thời 02 điều kiện sau:
+ Ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận BH;
+ Là thời điểm đầu tiên của thời hạn BH.
1.2.6.2. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm
Khi xảy ra sự kiện BH, Người yêu cầu giải quyết quyền lợi BH phải
thông báo ngay cho công ty BH và trong vòng 30 ngày phải thông báo bằng văn
bản (theo mẫu có sẵn) trừ trường hợp có lý do chính đáng. Thời hạn yêu giải
quyết quyền lợi BH là 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện BH. Sau khi nhận được
thông báo về sự kiện BH, công ty nhận BH được quyền kiểm tra, xác minh,

giám định để phục vụ cho việc giải quyết quyền lợi BH.
Người yêu cầu giải quyết quyền lợi BH phải cung cấp cho công ty BH
những giấy tờ sau để làm hồ sơ giải quyết quyền lợi BH, bao gồm:
- Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi BH (theo mẫu có sẵn);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản gốc);
- Giấy chứng tử (trường hợp tử vong);
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền thụ hưởng quyền lợi BH;
- Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan và/hoặc chính quyền địa
phương hoặc công an nơi xảy ra tai nạn (trường hợp tai nạn);
- Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, Trích sao hồ sơ/Hồ sơ bệnh án, Kết
quả xét nghiệm, Toa thuốc/Đơn thuốc, Giấy chứng nhận phẫu thuật/Phiếu mổ,
Hóa đơn, Biên lai, các chứng từ y tế khác liên quan tới điều trị và phẫu thuật
của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn;

18


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có) có liên quan đến việc giải quyết
quyền lợi BH phù hợp với quy định của pháp luật.
Các hóa đơn, chứng từ tiếng nước ngoài phải nộp kèm một bản dịch thích
hợp.
1.2.6.3. Cách tính trả tiền bảo hiểm
Theo Quy tắc BH tín dụng tiêu dùng quy định tại điều Quyền lợi BH cơ
bản thì Người được BH có 3 quyền lợi cơ bản là: quyền lợi BH tử
vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn/tàn tật toàn bộ vĩnh viễn; quyền lợi BH
thương tật bộ phận vĩnh viễn; quyền lợi BH bổ sung “Trợ cấp mai táng phí”.
Mỗi quyền lợi sẽ có quy định khác nhau về cách tính toán trả tiền BH.

a. Quyền lợi bảo hiểm tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn/tàn tật toàn bộ
vĩnh viễn
Trường hợp Người được BH tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn do
tai nạn; tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do bệnh tật, thai sản thuộc phạm vi BH, nhà
BH chi trả toàn bộ Số tiền BH theo quyền lợi BH cơ bản.
Khi xảy ra sự kiện làm phát sinh trách nhiệm của bên bán BH theo quy
định như trên, Hợp đồng BH sẽ tự động chấm dứt hiệu lực
b. Quyền lợi bảo hiểm thương tật bộ phận vĩnh viễn
Trường hợp Người được BH thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn
thuộc phạm vi BH, công ty BH chi trả quyền lợi BH căn cứ vào Tỷ lệ trả tiền
BH quy định cho Thương tật bộ phận vĩnh viễn và Số tiền BH theo quyền lợi
BH cơ bản.
Sau khi sự kiện BH thương tật bộ phận vĩnh viễn xảy ra, Hợp đồng BH
tiếp tục duy trì với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ theo Hợp đồng BH.

19


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

Trường hợp Người được BH bị thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn
đã được công ty BH giải quyết quyền lợi BH, trong thời hạn BH hoặc trong
vòng 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn, Người được BH tử vong do hậu quả
của tai nạn đó, công ty BH chi trả thêm phần chênh lệch giữa Số tiền BH theo
quyền lợi cơ bản và số tiền đã chi trả trước đó (chi trả theo quyền lợi BH tử
vong do tai nạn).
Số tiền chi trả quyền lợi BH sẽ được chuyển một phần hoặc toàn bộ tương
ứng với dư nợ khoản vay của Người được BH /Người mua BH cho Người cho
vay để thu nợ vay.
Số tiền chênh lệch giữa số tiền chi trả quyền lợi BH và dư nợ khoản

vay (nếu có), các công ty BH sẽ chi trả theo thứ tự ưu tiên: Người được BH,
Người thụ hưởng theo chỉ định, Người thừa kế hợp pháp của Người được BH.
Trường hợp tại thời điểm xảy ra sự kiện BH, Người được BH tham gia
đồng thời nhiều Hợp đồng BH với tổng Số tiền BH lớn hơn Số tiền BH tối đa,
nhà BH sẽ chi trả quyền lợi BH trên cơ sở Số tiền BH tối đa và hoàn lại số phí
BH cho phần chênh lệch giữa tổng Số tiền BH đã tham gia và Số tiền BH tối
đa cho Người mua BH/ Người được BH /Người thụ hưởng theo chỉ
định/Người thừa kế hợp pháp của Người được BH.
Công ty BH không nhận BH lại cho Người được BH bị thương tật toàn
bộ vĩnh viễn, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn, thương tật bộ phận vĩnh viễn có tỷ lệ
trả tiền BH từ 50% trở lên.
c. Quyền lợi bảo hiểm bổ sung “Trợ cấp mai táng phí”
Theo quy định công ty BH sẽ trả một lần Trợ cấp mai táng phí với số tiền
trợ cấp 1,000,000 đồng/người cho Người thụ hưởng/Người thừa kế hợp
pháp/Cơ quan, chính quyền địa phương/Người đã đứng ra tổ chức mai táng
cho Người được BH trong trường hợp Người được BH bị tử vong do mọi

20


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

nguyên nhân (trừ trường hợp Hợp đồng BH bị hủy bỏ). Công ty sẽ không hoàn lại
phí BH cho các trường hợp đã nhận trợ cấp mai táng phí.
1.2.6.4. Giải quyết trả tiền bảo hiểm
Công ty BH có trách nhiệm giải quyết quyền lợi BH trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi BH đầy đủ và
hợp lệ theo quy định, mức trả được tính theo Bảng tỷ lệ trả tiền BH thương tật
bộ phận vĩnh viễn. Thông báo giải quyết quyền lợi BH được gửi tới Người
cho vay và Người yêu cầu giải quyết quyền lợi BH. Nếu thời gian giải quyết

quyền lợi BH vượt quá quy định tại nêu trên, công ty BH sẽ thanh toán thêm
khoản lãi phát sinh cho thời gian này tính trên số tiền chi trả quyền lợi BH theo
quyền lợi BH cơ bản và lãi suất quy định trong Hợp đồng tín dụng tại thời điểm
xảy ra sự kiện BH. Trường hợp từ chối chi trả quyền lợi BH, công ty phải thông
báo bằng văn bản cho Người yêu cầu giải quyết quyền lợi BH biết lý do từ chối
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền
lợi BH đầy đủ và hợp lệ. Công ty sẽ giảm trừ một phần hoặc toàn bộ số tiền chi
trả quyền lợi BH tùy theo mức độ vi phạm các quy định trong Quy tắc.
1.2.7. Hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
1.2.7.1. Hủy bỏ hợp đồng
Trường hợp Bên mua BH/ Người được BH cung cấp thông tin không
chính xác, không trung thực dẫn tới công ty đã cấp Hợp đồng BH cho đối
tượng không đủ điều kiện quy định; hoặc do công ty nhầm lẫn cấp Hợp đồng
BH cho đối tượng không đủ điều kiện quy định thì Hợp đồng BH sẽ bị hủy bỏ.
Trường hợp do nhầm lẫn mà nhà BH đã cấp nhiều Hợp đồng BH cho
một Người được BH tương ứng một Hợp đồng tín dụng thì chỉ Hợp đồng BH
đầu tiên được chấp nhận, các Hợp đồng BH sau đó sẽ bị huỷ bỏ.

21


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

Khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết và công t y BH không phải chịu trách nhiệm BH đối với mọi rủi ro đã
xảy ra đối với Người được BH. Bên mua BH sẽ được nhận lại 100% số phí
BH của các Hợp đồng bị hủy bỏ.
1.2.7.2. Chấm dứt hợp đồng
Trong thời hạn BH, Công ty BH/Người cho vay/Bên mua BH có quyền
yêu cầu chấm dứt Hợp đồng BH trước thời hạn. Bên yêu cầu chấm dứt phải

thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước 30 ngày kể từ ngày dự định
chấm dứt. Nếu Bên mua BH yêu cầu chấm dứt, công ty nhận BH sẽ hoàn trả
70% phí BH của thời gian còn lại. Nếu Công ty BH/Người cho vay yêu cầu
chấm dứt, công ty sẽ hoàn trả 100% phí BH của thời gian còn lại. Trong mọi
trường hợp, nhà BH chỉ hoàn trả phí BH với điều kiện trong thời hạn BH chưa
có khiếu nại nào được họ chấp nhận chi trả quyền lợi BH.
Hợp đồng BH sẽ tự động chấm dứt hiệu lực tại thời điểm:
- Người được bảo hiểm quá 66 tuổi;
- Người được bảo hiểm tử vong do bệnh tật, thai sản trong
vòng 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của thời hạn bảo hiểm.
Công ty BH không phải hoàn lại phí bảo hiểm cho Bên mua bảo
hiểm trong trường hợp Hợp đồng BH tự động chấm dứt hiệu lực.
1.2.7.3. Giải quyết tranh chấp
Trong vòng 03 năm kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết quyền
lợi BH, Người cho vay, Người được BH, Bên mua BH hoặc Người thụ hưởng
có quyền khiếu nại tới công ty mà họ tham gia BH bằng văn bản về việc giải
quyết quyền lợi BH. Quá thời hạn trên, mọi khiếu nại bị bác bỏ cho mọi mục
đích và không còn được phục hồi.

22


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến Quy tắc BH này trước hết phải
được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Nếu không giải quyết
được bằng thương lượng, một trong các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án có
thẩm quyền giải quyết ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. Luật áp dụng cho
việc giải quyết các tranh chấp này là pháp luật Việt Nam. Phán quyết của Tòa án
có giá trị cuối cùng bắt buộc các bên thực hiện. Bên thua kiện phải chịu mọi lệ

phí và chi phí khác phát sinh theo phán quyết của Toà án.
1.3. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
Ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ BH tín dụng tiêu dùng đươc cung cấp
để đảm bảo cho các khoản vay mà người cho vay là các ngân hàng thương
mại với nhiều tên gọi khác nhau như: bảo an tín dụng, Bình an…
Để hạn chế các rủi ro do tín dụng mang lại, các ngân hàng đã sử dụng
rất nhiều phương pháp như: sàng lọc, lựa chon khách hàng; theo dõi, giám sát
việc sử dụng vốn vay; xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng; nâng
cao hiệu quả thẩm định, quản lý và bảo đảm tiền vay; hạn chế cho vay; xây
dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình thực tế của ngân
hàng… Tuy nhiên, đó mới chỉ là các biện pháp nhắm vào nhân tố chủ quan,
còn với các yếu tố khách quan thì khó có thể hiệu quả. Có rất nhiều các yếu tố
khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng
của dự án cần vay vốn, cụ thể như một số yếu tố sau:
- Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...
- Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án
đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược
lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều
công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.

23


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

- Môi trường pháp lý: Luật BH, luật lao động, luật cạnh tranh... là
những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.
Nhưng trong đó có một yếu tố khách quan đột xuất, không thể lường
trước, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động kinh tế, đặc biệt đối với
công việc sản xuất; đó là ốm đau và tai nạn bất ngờ của người vay. Hậu quả

của ốm đau, tai nạn thường là một nhân tố thúc đẩy gây ra rủi ro tín dụng. Khi
bị ốm đau hoặc tai nạn người vay vốn thường mất một thời gian để hồi phục,
nếu không may mắn thì sẽ bị thương tật vĩnh viễn thạm chí là chết. Khi đó,
các khoản tín dụng với đặc điểm là thời hạn vay ngắn sẽ ngay lập tức trở
thành gánh nặng cho người đi vay và như thế rủi ro tín dụng đã xảy ra.
Vì vậy cần thiết phải có một biên pháp mang tính có lợi cho cả hai
phía, làm sao giảm thiểu rủi ro tín dụng cho cả ngân hàng và người đi vay. BH
tín dụng tiêu dùng đã được triển khai và trở thành một biện pháp ổn thỏa cho
cả hai bên của hoạt động tín dụng. Với việc đảm bảo cho khả năng thanh toán
nợ của người đi vay ở một mức nhất định, BH tín dụng tiêu dùng đã góp phần
giảm thiểu tổn thất mất tiền cho ngân hàng cũng như tránh được tình trạng
không trả được nợ dẫn đến bị siết nợ của người đi vay. Qua đó có thể thấy sự
cần thiết và quan trọng của BH tín dụng tiêu dùng trong việc làm trung gian
điều hòa lợi ích của người cho vay và người đi vay.
Tóm lại, trong chương đã đề cập tới các vấn đề lý luận cơ bản tìm hiểu
về BH tín dụng mà cụ thể hơn là BH tín dụng tiêu dùng. Đây là những vấn đề
lý luận quan trọng giúp người đọc có thể định hình được về loại nghiệp vụ
còn khá mới mẻ này. BH tín dụng cũng như BH tín dụng tiêu dùng đang dần
trở thành một nghiệp vụ BH thiết yếu trong nhóm nghiệp vụ BH mà các công
ty ở Việt Nam triển khai. Với vai trò không thể thiếu đây sẽ sớm trở thành
một trong những sản phẩm chủ lực mang lại nguồn thu lớn cho các công ty.

24


Bảo an tín dụng tại ABIC Hà Nội

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO AN TÍN
DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ABIC HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình thành lập
ABIC là một công ty ra đời có thể nói là muộn trên thị trường BH Việt
Nam, nhưng đã có sự bắt nhịp khá nhanh vào thị trường. ABIC được Bộ tài
chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 38GP/KDBH ngày
18/10/2006, ngày chính thức đi vào hoạt động là 08/08/2007. Một số thông tin
chính thức về công ty cho đến thời điểm hiện tại:
- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
- Tên tiếng Anh: Agriculture Bank Insurance Joint – Stock Corporation
- Tên viết tắt tiếng Việt: Bảo hiểm Agribank
- Tên viết tắt tiếng Anh: ABIC
- Vốn điều lệ: 380 tỷ đồng
- Mã chứng khoán: ABI
- Hội Đồng Quản Trị:
Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Minh
Ủy viên: Ông Hà Sỹ Vịnh
Ủy viên: Ông Nguyễn Hồng Long
Ủy viên: Ông Đặng Thế Vinh
Ủy viên: Bà Bùi Minh Hường
- Ban Điều Hành:

25


×