Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

bài giảng CTXH với người cao tuổi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.23 KB, 43 trang )

Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm NCT
Già là một giai đoạn trong cuộc đời của mỗi con người. Để đi đến cách hiểu
thống nhất về khái niệm , trước tiên cần có sự thống nhất về cách gọi lớp người nhiều
tuổi trong XH. Trong tiếng Việt và trong đời sống thực tế để gọi lớp người cao tuổi,
người VN sử dụng nhiều tên gọi khác nhau như “Lão”, “cụ”. Ngoài những từ phổ biến
đó ra, ở VN còn có nhiều từ khác dùng để gọi người già bao gồm cả từ thuần Việt và từ
Hán Việt như “Bà”, “Bủ”... Mỗi từ này đều mang một sắc thái, ngữ nghĩa khác nhau và
đều hàm chứa tinh thần kính trọng đối với người già.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế, cũng như ở VN đã
dùng danh từ “Người cao tuổi” thay cho “Người già”. Cum từ “Người cao tuổi” bao
hàm tính kính trọng, sự động viên hơn so với cụ từ “Người già”. Tuy nhiên, về mặt khoa
học thì thuật ngữ “Người già” hay “Người cao tuổi” đều được dùng với ý nghĩa tương tự
như nhau.
Trên cơ sở thống nhất về tên gọi, để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi
cần thống nhất hiểu thế nào là NCT? Theo quan điểm y học, sự già hoá có đặc điểm vừa
chung mọi người, vừa riêng mỗi người, không có một ngưỡng tuổi già duy nhất như
nhau. Nhưng nhìn chung xét theo y học thì ”đã lão hoá thực thể sống”. Xét theo tâm lý
học: “cảm nhận về tri giác sáng tạo đã cạn nguồn”. Còn xét theo vận động cơ học thì “đã
vào thời kỳ di chuyển chậm, kém thích ứng XH”
Quan niệm về tuổi già cũng phụ thuộc tập quán, mang tính địa phương. Việc
xác định độ tuổi để quan niệm rõ thế nào là NCT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hội NCT VN qui định hội viên Nam 55 tuổi trở lên, nữ
50 tuổi trỏ lên. Bộ Luật lao động lại qui định lao động Nam 60 tuổi trở lên và Nữ 55 tuổi
trở lên được nghỉ hưởng chế độ hưu trí.
Theo qui ước của Liên Hiệp Quốc “những người từ 60 tuổi trở lên không phân
biệt giới tính là người già” và chia làm 2 nhóm tuổi:
- Tuổi từ 60- 74 tuổi là NCT.
- Tuổi từ 75 trở lên là người già
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các lứa tuổi người già như sau:


- Từ 60- 74 tuổi: NCT
- Từ 75- 90 tuổi: Người già
- Ngoài 90 tuổi: Người già sống lâu
Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau về mốc tuổi để công nhận là NCT,
song xét trên các góc độ: tâm lý, sinh lý, luật pháp, truyền thống dân tộc, tuổi thọ trung
bình của một quốc gia...có thể đi đến thống nhất khái niệm “NCT là người 60 tuổi trở lên
đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ”.
Theo Luật NCT được Quốc Hội nước cộng hoà XHCN VN thông qua tại kỳ
họp khoá 6, Quốc Hội khoá XII thông :“Người cao tuổi là công dân VN từ đủ 60 tuổi trở
lên”
Tuy nhiên quan điểm này có thể thay đổi theo thời gian.

1


1.1.2.Một số khái niệm liên quan
- Tuổi già sinh học: Là độ tuổi mà đến khi đó con người đã xuất hiện những
biểu hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao động và sinh hoạt
trong cuộc sống
Già sinh học là khi các hoạt động sống của con người bị ảnh hưởng bởi chính
các quá trình diễn biến tâm lý tự nhiên trong cơ thể con người. Đó là khi quá trình đồng
hoá giảm đi và quá trình dị hoá tăng lên theo tuổi tác, các quá trình trao đổi chất trong cơ
thể đã bắt đầu suy giảm.
- Tuổi già pháp định: Là tuổi mà pháp luật qui định đối với người lao động ở
từng quốc gia. Theo các qui định này, những người đạt đến một độ tuổi nào đó phải chấm
dứt các hoạt động lao động, được quyền nghỉ ngơi. Tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm
qui định này đối với NCT thì bị coi là vi phạm pháp luật
- Tuổi già lao động: Là tuổi khi mà người lao động đã có những suy giảm về thể
chất và các chức năng lao động, các phản xạ nghề nghiệp đã kém đi
Như vậy tuổi già lao động của mỗi người có thể khác nhau tuỳ theo tính chất

công việc và điều kiện lao động của họ
1.2. Thực trạng và xu hướng người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng và xu hướng NCT trên thế giới (đặc trưng về nhân khẩu)
Thế giới hiện nay đang có xu hướng tỷ lệ sinh ngày một hạ thấp, tuổi thọ trung
bình ngày một nâng cao, tháp tuổi từ hình kim tự tháp đang chuyển sang hình trụ, XH lão
hoá, gánh nặng sẽ đè lên vai lớp trẻ.
Trái với quan niệm thường cho rằng, già hoá dân số là vấn đề của các nước
giầu, các nước phát triển. Trên thực tế vấn đề già hoá dân số đụng chạm đến tất cả các
quốc gia. Người ta tính rằng trong vòng 50 năm người già ở các nước phát triển chỉ tăng
có 89%, song ở các nước nghèo thì lại tăng 347%.
Vào năm 2009, số người NCT (từ 60 tuổi trở lên) chiếm khoảng 737 triệu
người. Hiện nay khoảng 2/3 số NCT đang sống tại các nước đang phát triển và khoảng ½
số NCT sống tại các nước châu Á (54%) và 1/5 sống tại Châu Âu( 21%). Ước tính đến
năm 2050 sẽ có khoảng 2 tỷ NCT .
Thế giới đã có kinh nghiệm về sự thay đổi ấn tượng của tuổi thọ. Nhìn chung
tuổi thọ trung bình đã tăng được thêm 20 tuổi kể từ năm 1950. Năm 2009, tuổi thọ trung
bình trên thế giới là 68 tuổi. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình tính từ 60 tuổi trở lên còn phụ
thuộc vào từng quốc gia. Ở những nước phát triển, nam giới sẽ sống thêm được 15 năm,
nữ giới sống thêm 17 năm. Ở những nước đang phát triển thì tuổi thọ trung bình của nam
tăng thêm 20 năm và của nữ tăng thêm 24 năm. Theo tính toán , vào năm 2009 chỉ có 83
nam/100nữ trong độ tuổi 60 hoặc trên 60, nhưng đến tuổi 80 thì chỉ có 59 nam/100 nữ.
Mặc dù hiện nay có nhiều NCT đang sống độc thân trong một XH năng động và
họ có thể tự lo được cho bản thân. Tuy nhiên, những người này sẽ dễ bị tổn thương hơn
so với nhóm khác. Trên thế giới hiện nay có khoảng 14% NCT đang sống một mình,
trong khi đó NCT là nam giới chỉ chiếm 9% so với nữ là 19%, bởi phụ nữ thường sống
một mình sau khi chồng chết hoặc ly hôn. Theo tính toán của LHQ, NCT ở các nước
đang phát triển sống một mình ít hơn so với NCT ở các nước phát triển( 8% và 24%).

2



Năm 1950, khoảng 12 người trong nhóm tuổi lao động (14-64 tuổi) sẽ hỗ trợ
cho 1 người có tuổi từ 65 trở lên, và còn 9 người vào năm 2009 và 4 người vào năm
2050. Tỷ lệ NCT cần được hỗ trợ rất quan trọng đối với khả năng thanh toán của các hệ
thống ASXH, một điều rõ ràng nhất là sự chuyển đổi cơ cấu từ nhóm dân số đang làm
việc sang nhóm NCT.
Ở nhiều nước có thu nhập cao thì tỷ lệ NCT tham gia vào thị trường lao động
thấp hơn so với các nước có thu nhập thấp. Ở những nước phát triển chỉ có 24% nam giới
trên 60 tuổi đang hoạt đông kinh tế so với 47% ở các nước đang phát triển. Trong khi đó,
số nữ giới trên 60 tuổi đang hoạt động kinh tế ở các nước phát triển là 14% so với các
nước đang phát triển là 24%. Những NCT ở các nước đang phát triển vẫn phải làm việc
nhiều hơn so với NCT ở các nước phát triển do hệ thống ASXH quan tâm hoặc nếu có thì
tỷ lệ NCT nhận được phúc lợi rất thấp, không đủ đáp ứng cho bản thân họ
Trong vài thập kỷ gần đây trong khi khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ đã đạt mức
sinh rất thấp, thì ở các nước thuộc Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, nhờ sự thành công của các
chương trình DS-KHHGĐ mà tỷ lệ sinh đã giảm nhanh, góp phần hạ mức tăng dân số.
Người trẻ tuổi ngày một giảm và khi về già họ sẽ phải đối mặt với thực tế không anh chị
em, không bà con thân thích, gánh nặng sẽ đè lên vai các thế hệ sau. Đặc biệt nguy cơ lão
hoá còn ảnh hưởng đến sức sống của một quốc gia như:
- Ảnh hưởng đến thị trường lao động
- Ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ
- Ảnh hưởng đến chi tiêu XH của nhà nước
1.2.2. Thực trạng và xu hướng người cao tuổi ở Việt Nam
1.2.2.1. Tổng quan về qui mô, cơ cấu và xu hướng già hoá dân số
Già hoá dân số ở VN đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày
càng lớn. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 tỷ lệ NCT chiếm 7,2%
dân số; năm 2007 là 9,45%. Hiện nay VN có 8 triệu NCT (từ 60 tuổi trở lên), chiếm
khoảng 10% dân số (Hội nghị chăm sóc sức khoẻ NCT” ngày 16/11/2009). Tỷ lệ NCT
(trên 65 tuổi) của VN cao hơn tỷ lệ chung của thế giới (5%)
Trong số NCT, tỷ lệ giới tính có sự chênh lệch. Số liệu năm 1999 cho thấy tỷ lệ

giới tính đã tăng lên đáng kể so với thời kỳ 1989. Điều đó chứng tỏ mức sống được cải
thiện, tuổi thọ cao hơn, tuổi thọ cụ bà cao hơn 4 năm so với cụ ông và tính trung bình cứ
140 cụ bà mới có 100 cụ ông. Đặc biệt ở các nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ cụ ông càng
giảm mạnh, đến tuổi từ 80 trở lên thì cứ 2 cụ bà mới có 1 cụ ông còn sống.
Qua số liệu cũng cho thấy sự không đồng đều về tỷ lệ NCT giữa các vùng trên
cả nước. Mặc dù tuổi thọ của các vùng không khác nhau nhiều, song ở những vùng đô
thị, đồng bằng, những nơi thực hiện tốt công tác DS_KHHGĐ thì tỷ lệ NCT tăng rất
nhanh so với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thậm chí có nơi làm tốt công tác DSKHHGĐ, tỷ lệ NCT lên đến 15% so với dân số của địa phương đó. Điều này chứng tỏ
công tác DS-KHHGĐ làm hạ mức sinh, đã có ảnh hưởng gián tiếp làm tăng tỷ lệ NCT
Hiện nay có gần 80% NCT VN đang sinh sống ở nông thôn và có khoảng trên
30% NCT đang sống bằng các nguồn hỗ trợ của Nhà nước với các hình thức khác nhau.
Như vậy còn gần 70% NCT đang sống chủ yếu bằng sự nỗ lực của bản thân, gia đình.
Trong khi ruộng đất của NCT ở nông thôn ngày càng ít do ở nhiều nơi đất nông nghiệp

3


chuển sang mục đích công nghiệp và đô thị, năng xuất lao động trong nông nghiệp không
cao, thu nhập của NCT thấp, NCT nông thôn hầu như không có tiền tiết kiệm cho tuổi
già. Do vậy cuộc sống của NCT hầu như phụ thuộc vào con cháu.
1.2.2.2.Thực trạng đời sống người cao tuổi.
- Hoạt động lao động, nhu cầu lao động và thu nhập của NCT
Ở nước ta theo qui định hiện hành thì những người đủ 60 tuổi trở lên đối với
nam và đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ được coi là hết tuổi lao động. Độ tuổi này là tuổi
pháp định cho mọi người lao động nước ta trong môi trường lao động bình thường. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là “người đã hết tuổi lao động” thì không còn lao động
nữa. Trái lại sau khi đã qua cái ngưỡng “tuổi già pháp định”, NCT vẫn có nhu
cầu làm việc. Trước hết, với ý nghĩa về lao động như Các Mác đã nói “Lao động tạo ra
của cải vật chất cho XH, trong một chừng mực nhất định lao động tạo ra chính con
người”. Như vậy, khi này lao động đối với NCT không chỉ thuần tuý là để có thêm thu

nhập mà còn là nhu cầu tự thân của NCT, là một trong những biệp pháp để kéo dài tuổi
thọ. NCT trong suốt thời trẻ trung của mình đã lao động, làm việc, cống hiến để tạo lên
những thành quả cho gia đình, cho XH vì thế không thể vì tuổi già mà nhu cầu lao động
của họ bị mất đi. Có người lao động để khuây khoả, hỗ trợ thêm, có người lao động vì
khát vọng cống hiến những khả năng trí tuệ tồn tích đã đến độ chín muồi, để cảm nhận
mình còn có ích cho đời, cho con cháu. Nói như vậy không có nghĩa là lao động của NCT
không có ý nghĩa gì đối với kinh tế gia đình của họ nói riêng và với nền kinh tế quốc dân
nói chung. Trong thực tế, hoạt động lao động của NCT ở nước ta trong đại đa số trường
hợp, trước hết là với mục đích tạo thu nhập, một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết
định tới việc NCT ở đâu, độc lập hay hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình, vào trợ cấp XH.
Trong điều kiện KT, XH ở VN hiện nay thì không phải tất cả NCT đều được an nhàn vui
hưởng tuổi già, mà một bộ phận trong số họ vẫn phải hoạt động kinh tế để kiếm sống
hoặc để phụ thêm với gia đình, đặc biệt là NCT sống ở nông thôn. Những NCT được
hưởng chế độ BHXH hoặc trợ cấp đặc biệt nhìn chung là có cuộc sống tương đối ổn định.
Theo ước tính của vụ BTXH, Bộ LĐTBXH, tính đến năm 2007 ở nước ta có khoảng 2
triệu NCT có thu nhập ổn định như trên.Về đời sống vật chất: trên 60% số NCT có đời
sống khó khăn, 37% là trung bình 1% dư dật. Theo ước tính của vụ BHXH, Bộ
LĐTBXH, có khoảng 1 triệu NCT còn đang phải ở nhà tạm.
Thu nhập của NCT có thể từ 3 nguồn cơ bản sau:
+ Từ lao động hàng ngày của NCT
+ Từ tích luỹ lao động của NCT khi còn trẻ dưới dạng BHXH, tiết kiệm,
đầu tư góp vốn kinh doanh
+ Từ nguồn trợ cấp của con cháu hoặc trợ cấp của nhà nước
Nhiều NCT vẫn đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình. Trong tình hình dư
thừa lao động như hiện nay và trong các lĩnh vực đều đòi hỏi tuyển dụng những người có
trình độ chuyên môn cao, biết ngoại ngữ, biết sử dụng các thiét bị văn phòng hiện đại thì
vấn đề kiếm việc làm thích hợp với NCT (đặc biệt là ở đô thị) là một việc không dễ dàng.
Hơn nữa do qui luật tự nhiên, NCT dù có giỏi đến đâu thì do sức khẻo giảm sút theo năm
tháng nên khả năng làm việc của họ cũng kém đi. Vì vậy, một mặt nhà nước và XH cần


4


có các chính sách và biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng lao động của NCT, mặt khác
phải tạo ra những công việc phù hợp với tuổi tác, sưứ khoẻ và nhu cầu của họ.
- Sức khoẻ và nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của NCT
Sức khoẻ là một chỉ báo quan trọng về chất lưọng sống của một cộng đồng.
Ngày nay, với xu thế tỷ lệ NCT ngày càng tăng nhanh, tạo ra sự biến động lớn về cơ cấu
dân số theo lứu tuổi làm cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho NCT là vấn đề mang tính
toàn cầu. Sức khỏe của NCT có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện lao
động, nơi ở, chế độ dinh dưỡng, đời sống văn hoá tinh thần, tình trạng bệnh tật và khả
năng chữa trị... Những yếu tố này lại phụ thuộc và sự phát triển kinh tế- chính trị chung
của một XH cũng như vào tình trạng gia đình, nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Đặc điểm của NCT VN hiện nay là lớp người đa số sinh ra trước những năm 40
của thế kỷ trước. Đó là lớp người đã tham gia 2 cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của
dân tộc, đã có nhiều cống hiến hy sinh cho sự nghiệp vẻ vang giải phóng đất nước, nhiều
người là thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ liệt sĩ... điều này nói nên rằng sức khoẻ của
nhiều NCT VN hiện nay đã bị suy giảm và thậm chí bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài
nguyên nhân về mặt sinh học còn do chịu sự ảnh hưởng của nguyên nhân về mặt XH.
Mặt khác hầu hết NCT (đã nghỉ hưu hay đã hết tuổi lao động ở nông thôn) đều còn phải
tiếp tục lao dộng, thậm chí là lao động kiém sống với thu nhập rất thấp cho nên hậu quả
tất yếu của một mức sống vật chất thấp và kéo dài trong nhiều năm là tình trạng suy kiệt
dinh dưỡng, bệnh tật và sự bất lực về kinh tế trong việc chữa bệnh.
Từ những lí do trên dẫn đến nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của NCT. Qua kết
quả của một số cuộc điều tra cho thấy có tới 95% cụ già có bệnh và có nhu cầu chữa
bệnh, nhưng thực tế nhu cầu này chưa hoàn toàn được đáp ứng. Khi tuổi càng cao, con
người càng dễ mắc nhiều chứng bệnh bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đã trở
nên yếu đi. Những chứng bệnh thường gặp ở NCT là cao huyết áp, mất trí nhớ
(Alzheimer), tim mạch, tiểu đường, xương khớp...Bình quân một NCT gặp phải 2,69 loại
bệnh; 56,7% NCT có các bệnh tật ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày; 24,9% NCT phải

đi khám bệnh ít nhất một lần trong tháng. Trong đó những NCT cô đơn có khả năng mắc
nhiều bệnh nhất bởi điều kiện chăm sóc sức khoẻ của họ là kém nhất
Như vậy, sức khỏe của NCT vào những năm tháng cuối đời là kết quả của rất
nhiều yếu tố khác nhau được hình thành trong suốt cuộc đời như trạng thái sức khoẻ bẩm
sinh, chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống, các thói quen về lối sống và văn hoá, những
thành đạt và thăng tiến cá nhân, khả năng hoà nhập cộng đồng, tình trạng hôn nhân, các
loại bệnh tật và kết quả chữa trị... Khả năng hoà nhập vào cộng đồng thông qua các sinh
hoạt tập thể, các tổ chức XH, các loại hình câu lạc bộ...từ lâu đã được thừa nhận như một
yếu tố tích cực nhằm ổn định và củng cố sức khoẻ theo hướng phát triển. Những tổ chức
này nối liền hoạt động của NCT trong gia ssình với XH, nơi mà sau khi hết tuổi lao động
họ dường như đã phần nào bị tách rời ra.
1.3.Vị thế và vai trò trong gia đình và xã hội của người cao tuổi
1.3.1. Vị thế và vai trò của người cao tuổi trong gia đình
Lớp NCT ở nước ta hiện nay đã từng có đóng góp, cống hiến hy sinh đặc biệt
lớn lao cho đất nước, các bậc con cháu phải biết trân trọng, đền ơn đáp nghĩa, phụng
dưỡng ông bà cha mẹ, thấm nhuần đạo lý “kính lão đắc thọ” của dân tộc. Tuy nhiên NCT

5


ở VN hôm nay không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống XH mà trong thực tế NCT
còn có vai trò quan trong trong đời sống gia đình.
Mặc dù tuổi cao, sức yếu, hệ thần kinh, thị giác, thính giác giảm sút nhưng các
cụ vẫn thích hoạt động đi lại, làm việc vừa sức trong gia đình để giúp đỡ con cháu. Các
cụ không muốn sống ỷ lại, phụ thuộc vào con cháu, trong chừng mực sức khỏe của mình
cố gắng được bao nhiêu thì các cụ đều không quản ngại khắc phục những khó khăn trong
đời sống hàng ngày. Không ít các cụ thấy đời sống của con cái còn nhiều khó khăn vẫn
tìm thêm việc làm vừa sức mình như: bán quán, trông một vài đứa trẻ... để có thêm thu
nhập. Vốn thương con cháu và không muốn ăn không ngồi rồi nên các cụ các cụ thường
xuyên giúp đỡ con cháu trong các công việc hàng ngày một cách cẩn thận chu đáo.

Vốn là thế hệ từng trải, suy nghĩ của các cụ thường chín chắn, thống nhất giữa
lời nói và việc làm, các cụ là tấm gương sáng về đức tính cần cù, chăm chỉ, cẩn thận, giản
dị. Trung thực, giầu lòng vị tha... có ảnh hưởng tích cực đến các cháu ngay từ tuổi ấu thơ
qua việc răn dạy các cháu trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong cuộc sống hàng ngày các cụ gần gũi với con cháu bằng lời ru và các câu
chuyện dân gian, ca giao, tục ngữ đầy ắp ý nghĩa nhân văn, đạo lý ở đời về lòng hiếu
thảo, trách nhiệm, thiện ác, vinh nhục.Các cụ đã bồi đắp cho các cháu những suy nghĩ
cao đẹp mang ý nghĩa triết lý nhân sinh và đạo đức truyền thống của dân tộc như “thương
người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”... Bằng người thực việc
thực, sống động của một thế hệ đã vào sinh ra tử qua hai cuộc kháng chiến như ngọn lửa
hồng đã trực tiếp hun đúc tinh thần anh dũng, quả cảm cho con cháu, soi rọi vào tâm hồn
thế hệ trẻ khí phách anh hùng dân tộc. Giáo dục lớp trẻ noi gương và tiếp bước cha ông
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Là thế hệ sinh ra và trưởng thành trong nền giáo dục truyền thống chịu nhiều
ảnh hưởng của văn hoá và triết lý phương Đông cho nên các cụ đề cao tu thân, tích thiện,
tề gia, tam cương ngũ thường...Do đó ở giai đoạn tuổi già hầu hết các cụ càng coi trọng
lối sống “cha mẹ hiền lành để đức cho con cháu”, Vì vậy mà trong suy nghĩ và hành động
của NCT đều mong muốn cho con cháu tránh xa những hành vi độc ác, bất nhân. Đặc
biệt trong điều kiện mặt trái của nèn kinh tế thị trường đang làm nảy sinh các loại tệ nạn
XH, nhiều giá trị bị trệch hướng do sức mạnh của đồng tiền đã chi phối làm đảo lộn giá
trị về tình yêu, tình nghĩa vợ chồng, đạo cha con, ơn thầy nghĩa bạn.... thì vị trí những lời
khuyên dạy của NCT càng có tác dụng mạnh mẽ đối với việc giữ gìn những truyền thống
tốt đẹp về gia phong, gia giáo, gia pháp trong quan hệ giữa các thành viên trong mỗi gia
đình.
Trong gia đình, NCT còn có vị trí như cái phanh hãm, cái bánh lái con tàu trên
con đường gập ghềnh, khúc khuỷu để ngăn chặn con cháu không chệch đường. Thế hệ trẻ
hôm nay chính là con, cháu của NCT, nhà nào cũng có, cộng đồng dân cư nào cũng có.
Bác Hồ từng nói “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
rất cần thiết...”. Việc quản lý, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, trước hết là trách nhiệm của
gia đình, kết hợp với các đoàn thể, trọng tâm là ở cơ sở. NCT hầu hết là chủ gia đình,

chính là lực lượng đầu tiên, trực tiếp và thường xuyên nhất trong việc quản lý, giáo dục
thế hệ trẻ, góp phần tích cực ngăn chặn và khắc phục tệ nạn xã hội. Trên thực tế đã có

6


nhiều NCT giáo dục, thuyết phục con cháu mình từng mắc tệ nạn xã hội, thậm chí từng là
tội phạm trở lại hoàn lương, thành người có ích trong xã hội.
Đặc biệt NCT có vai trò hết sức to lớn trong việc thực hiện các chủ trương
đường lối của Đảng và Nhà nước.
Trong gia đình, NCT- chính là khâu nối giữa quá khứ và hiện tại, là nhịp cầu
cho con cháu bước vào tương lai, là lớp người gìn giữ những di huấn thiêng liêng của các
bậc tiền bối. Vì vậy chính họ là người truyền thụ, bổ sung cho thế hệ trẻ những nét đẹp
của văn hoá gia đình ngày càng thêm trong sáng.
1.3.2. Vị thế và vai trò của người cao tuổi trong xã hội
NCT VN hôm nay trong suốt cuộc đời họ đã phải trải qua những kinh nghiệm
lịch sử và XH khốc liệt. Họ được sinh ra trong XH bị thực dân Pháp đô hộ, nhiều người
trong số họ không kiếm được việc làm, một số bị bắt lính, phải gánh những khoản sưu
thuế cho chiến tranh. Một số khác, suốt tuổi thanh niên, trung niên đã tham gia kháng
chiến chống Pháp, rồi kháng chiến chống Mỹ. Bước vào tuổi già họ gặp phải cuộc khủng
hoảng KT-XH diễn ra trong suốt thập niên 80 thế kỷ XX đã ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống mọi mặt của NCT. Tuổi già ở thập niên 90 thế kỷ XX lại diễn ra trong bối cảnh quá
độ chuyển sang nền kinh tế thị trường, nó đem lại nhiều cơ may cho một nhóm dân cư
này nhưng cũng đem lại nhiều cam go cho một nhóm dân cư khác, trong đó trước hết
phải kể đến NCT do chậm thích nghi với cơ cấu XH mới.
Tuy nhiên NCT ngày nay không chỉ đông về số lượng mà về chất lượng họ cũng
được đào luyện về nghề nghiệp, họ là chuyên gia trong các lĩnh vực KT - XH, hơn thế
nữa họ lại là những người có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy họ là lực
lượng XH quan trọng, nếu biết sử dụng đúng trong các lĩnh vực của đời sống XH như:
khu vực kinh tế không kết cấu, hoạt động giáo dục, hoạt động nghiên cứu... sẽ còn đem

lại hiệu quả to lớn.
Không chỉ có vậy, mà trên lĩnh vực lao động việc làm, người dân quí trọng lão
nông tri điền, lão nghệ nhân với bàn tay vàng, đội ngũ công nhân lành nghề, lâu đời. Xét
về cơ cấu độ tuổi của dân số nước ta, chính NCT là người tích luỹ nhiều nhất, có bề dày
nhất về kinh nghiệm lao động sản xuất, ứng phó với thiên nhiên, môi trường sinh thái của
một đất nước luôn phải chung sống với thiên tai, bão lũ, hạn hán... Ở góc nhìn này, lại
càng thấy quí tri thức, kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm sống của NCT.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
1.4.1.1. Đặc điểm sinh lí:
Quá trình lão hóa Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến
sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh
nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất
và tinh thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi
theo chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và
thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi già có những nếp
nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính chất đàn hồi. Các
mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da - Bộ răng yếu làm cho

7


người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và
chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn các thức ăn mềm
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác
ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng
với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim
phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh

nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá. Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi
hít vào và lượng ôxy giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng
với cũng giảm sút. Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ
dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ. Họ
cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải tiếp
cận với nhiệt độ cao.
- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở
người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt, mềm
dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. Người già hay bị
mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
* Các thay đổi về hình dáng bên ngoài
Thay đổi hình dáng là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tuổi già. Qua đó con
người có thể sớm cảm nhận để có sự đón trước kịp thời.
- Thay đổi về tóc:
+ Bạc tóc: Đây là dấu hiệu sớm của tuổi già, vì sắc tố trên tóc giảm đi làm tóc
không có màu. Tuy nhiên, có người mới ở tuổi trung niên tóc đã bạc. Do đó, tóc bạc
thường chỉ xảy ra ở khoảng 65% NCT, 35% còn lại chỉ bạc tóc khi tuổi rất cao. Vì vậy,
tóc bạc không hẳn liên quan đến sự lão hoá toàn diện của cơ thể hay với tuổi thọ.
+ Rụng tóc: Hằng ngày tóc đều rụng nhưng tuổi cao tóc rụng nhiều hơn khiến
tóc thưu, có thể dẫn đến hói đầu
Ngoài ra khi về già tóc còn khô, giòn vì các tuyến nhờn kém hoạt động
- Thay đổi về da
Da có tác dụng góp phần chống vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Da là bộ phận có
diện tích bề mặt lớn nhất trong cơ thể, nó có tính chất đàn hồi, dẻo dai và nhạy cảm
nhưng nó cũng là bộ phận sớm lão hoá.
Sự thay đổi về da thể hiện rõ nhất trên mặt như vầng trán nhăn nheo với các vết
rạn ở đuôi mắt, da mặt mỏng, nhưn nheo, mềm xệ, hoặc nổi những nốt đồi mồi, xương
mặt nhô, mạch máu lộ trên da, mí mắt xệ, quầng mắt thâm sậm đen, vành tai chảy xuống
Khi bị lão hoá, lớp mỡ dưới da giảm làm người già chịu lạnh kém, sự nhạy cảm
trên da cũng giảm sút nên khi bị chấn thương, các vết thương lâu lành do máu nuôi

dưỡng da bị giảm bớt.
- Thay đổi chiều cao
Càng nhiều tuổi chiều cao càng thu lại. Trung bình về già đàn ông thấp đi 2cm,
đàn bà 1,5cm. Đó là do ảnh hưởng của một số yếu tố như: nước có thể giảm, các bắp thịt
giảm sút, xương sống biến dạng.
- Thay đổi sức nặng

8


Thường sức nặng cơ thể tăng lên ở thời trung niên và giảm đi khi già, do tế bào
mỡ tăng thay thế vào chỗ tế bào cơ giảm đi, mỡ nhiều ở vùng bụng và mông
1.4.1.2. Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi.
* Nhận thức của Người cao tuổi
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống con người.
Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung
quanh và bản thân mình tren cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Triết
học Macxit cho rằng, nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan vào não con người và:
thế giới khách quan là hoàn toàn có thể nhận thức được. Nhận thức phát triển theo từng
giai đoạn, những giai đoạn này liên hệ với nhau, và giai đoạn này nhất thiết phải là tiền
đề cho giai đoạn kia.
Mỗi giai đoạn phát triển khả năng nhận thức của con người lại có những biến
đổi cùng với sự biến đổi về sinh lý của cơ thể. Giai đoạn tuổi già là lúc con người đã ở
vào giai đoạn xế bóng, sự phát triển của cơ thể đang có sự giảm sút dần theo thời gian,
các chức năng của não suy giảm, những suy giảm đó gây ra những cản trở bước đầu trong
nhận thức.
Ở giai đoạn đầu( 60-70 tuỏi) khả ngăng nghe nhìn của NCT vẫn còn tốt. Nhưng
từ 70 tuổi trở đi thì khả năng này suy giảm mạnh. Các cụ nhìn sự vật hiện tượng không
rõ, nhiều cụ không nhìn thấy gì, nghe âm thanh không rõ. Do đó khi giao tiếp khả năng
thu nhận thông tin có sự sai lệch. Độ nhạy cảm của các giác quan suy giảm mạnh( khứu

giác, vị giác, mạc giác).
Trong giai đoạn đầu tuổi già, NCT vẫn còn sức làm việc, còn năng lực sáng tạo
thậm chí ở mức độ cao nhờ tích luỹ kinh nghiệm, vốn sống. Đồng thời tính ham hiểu biết
vẫn còn, thể hiện ở chỗ họ hứng thú theo dõi những tin tức thời sự, khoa học kỹ thuật,
những trào lưu mới trong xã hội. Hoạt động ngôn ngữ tích cực: hay nói hay bình luận
nhận xét.
Trí nhớ thay đổi rõ rệt, trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vãn ở mức
cao. Tuy nhiên NCT hay quên, chính vì thế mà họ hay nói đi nói lại. Do vậy họ sống
nặng về nội tâm.
Tư duy của NCT kém năng động, kém linh hoạt, hoạt động tư duy đẻ ra quyết
định chậm hơn so với lớp trẻ. Nhưng do có nhiều kinh nghiệm và sự trải nghiệm nên các
quyết định của họ thường chín chắn hơn. Mặt khác do sự từng trải và tuổi đã cao nên
NCT thường khó chấp nhận cái mới, không thích thay đổi thói quen, cách tư duy cũ, mà
đôi khi lớp trẻ cho rằng NCT bảo thủ và cứng nhắc trong giải quyết vấn đề.
NCT có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, con người và xã hội.
*Tình cảm của người cao tuổi : Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối
với hiện thực khách quan. Nó là thuộc tính tâm lý ổn định bền vững của nhân cách và
được chủ thể ý thức rõ ràng. Tình cảm thường được phân thành tình cảm cấp cao và tình
cảm cấp thấp.
NCT là những người đã từng trải về cuộc đời, họ đã cống hiến cho XH, nay về
già là lúc họ được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già. Tuy nhiên không phải ai về già cũng có
được một cuộc sống em đẹp, đủ đầy, bình yên. Một số NCT còn gặp khó khăn trong cuộc
sống và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tình cảm của họ.

9


NCT có phản ứng xúc cảm nhạy bén, vui buồn dễ dàng, dễ hờn dỗi, bởi NCT
sống thiên về tình cảm hơn là vật chất nên họ dễ có xúc cảm khi gặp tình huống lạ. Tâm
lý tiêu cực của NCT thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Tính tự ti: Mặc cảm tuổi già, sức yếu, lực bất tòng tâm, các cụ có tâm lý bi
quan, chán nản, hay giận dỗi, tự ái, cảm giác sống nhờ vào con cái, cảm giác là người
thừa không có ích trong gia đình, rồi từ đó cảm thấy lạnh lùng, trống rỗng và trầm lắng
xâm nhập vào cõi lòng. Gắn liền với tinh thần tiêu cực đó là đa nghi, hay nghĩ ngợi, nhạy
cảm với mọi việc, hoài nghi người khác. Cảm giác u uất tự ti cũng từ đó mà nảy sinh. Do
đó dễ dẫn tới xung đột trong tuổi già và lớp trẻ, nếu bị hắt hủi NCT có thể bỏ nhà ra đi.
- Cảm giác mất mát, cô độc: Sự xao xuyến lo âu là tâm trạng thường xuyên của
NCT. Họ ý thức rằng cuộc đời đã xế chiều nên NCT sợ ốm đau, sợ không có người chăm
sóc, không đủ kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau, sợ báo hại con cháu, làm khổ người xung
quanh, sợ chuỗi ngày còn lại cô đơn vô dụng...Chính vì những trăn trở đó mà NCT giầu
tình cảm, sống thiên về tình cảm nhiều hơn. Họ rất nặng tình cảm hàm ơn người khác nếu
được ai giúp đỡ dù là việc nhỏ
Khi cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, dòng họ, gia
đình và con cháu. Nhiều người thường đi thăm viếng, lễ bái ở các đền chùa, di tích, tham
gia các lễ hội của làng xã. Những hoạt động này vừa mang tính chất thư giãn, giải trí cao,
vừa thoả mãn tâm lý trở về cội nguồn của NCT. Các cụ thường quan tâm tới lịch sử, gia
phả của dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoàn thiện những công
việc mà trước đây do bận chưa làm được. Điều này đem lại niềm vui, niềm tự hào cho
chính họ.
*Giao tiếp của người cao tuổi
Giao tiếp là sự xác lập vận hành mối quan hệ giữa con người với con người, làm
nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, thông qua đó nhằm trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và
tác động qua lại với nhau.
Trong cuộc sống, giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng. Giao tiếp là nhu cầu
không thể thiếu ở mỗi người và với người cao tuổi, nhu cầu đó lại càng trở nên cần thiết.
Bới giao tiếp là phương tiện, động lực giúp NCT tránh được sự cô đơn, buồn tủi, giúp
NCT trao đổi những thông tin, suy ngĩ, bộc bạch tâm tư, nguyện vọng của bản thân. Giao
tiếp giúp NCT sống vui, sống khoẻ, sống có ích, từ đó tuổi thọ của NCT được nâng cao
hơn.
Do đặc điểm sinh lý của NCT có nhiều thay đổi, chức năng hoạt động của các

cơ quan giảm sút, có nhiều bệnh tật về hô hấp, tim mạch. Các cơ quan cảm giác suy
giảm. Vì thế khả năng giao tiếp của NCT cũng suy giảm không còn linh hoạt như trước.
Mặc dù vậy, nhu cầu giao tiếp của NCT lại rất cao, bởi đặc điểm NCT là người trên tuổi
lao động, độ tuổi đã nghỉ hưu. Do đó thời gian rảnh rỗi nhiều, hơn nữa thông qua giao
tiếp NCT sẽ tăng thêm sức khoẻ và thấy mình có ích cho XH.
Trong quá trình giao tiếp do tư duy của NCT kém năng động, kém linh hoạt nên
tốc độ nói của họ thường chậm. Do thính giác suy giảm nên khi giao tiếp với mọi người
đôi khi NCT không nghe rõ thông tin, nên tiếp thu thông tin có sự sai lệch. Đồng thời với
sự thay đổi của trí nhớ, trí nhớ ngắn hạn giảm sút trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao nên

10


NCT hay quên những gì mình vừa nói và hay nói đi nói lại, làm cho người khác ấn tượng
” cây già lắm rễ, người già lắm lời”.
NCT hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua.
Chính vì thế chủ đề giao tiếp của NCT thường xoay quanh những chuyện quá khứ họ kể
về những khó khăn vất vả mà họ đã trải qua, kể về những thành công mà mình đã đạt
được.
Đối tượng giao tiếp của NCT cũng thể hịên đặc trưng riêng: NCT thích giao tiếp
với con cháu trong gia đình, muốn quây quần bên con cháu. Qua đó nói nên tình cảm
cũng như sự quan tâm của NCT tới gia đình. Họ gắn bó với đời sống tâm linh, đồng thời
thích tham gia các hội như: Hội NCT, hội phụ lão, hội cây cảnh...
NCT thích yên tĩnh, ghét sự ồn ào bởi đặc điểm sinh lý của họ đã suy giảm nên
rất nhạy cảm với tiếng động, âm thanh. NCT không thích tiếp chuyện vào buổi tối, thích
nghỉ ngơi vào buổi trưa.
1.4.2. Nhu cầu của NCT
Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh tính tích cực hoạt động
của con người, là trạng thái tâm lý khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất
định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, trạng thái tâm lý đó kích thích tính tích

cực hoạt động của con người nhằm đạt được những điều mình muốn.
Con người không tồn tại trong XH nếu không được đảm bảo đời sống vật chất
tối thiểu. Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã xây dựng tháp biểu diễn các nhu cầu của
con người từ thấp đến cao chia làm 5 bậc:
- Nhu cầu về sinh lý học
- Nhu cầu về an toàn
- Nhu cầu gắn kết và tình cảm
- Nhu cầu được tôn trọng và có danh tiếng
- Nhu cầu tự thực hiện hoá
Mỗi con người trước hết tìm cách thoả mãn những nhu cầu ở bậc thấp, trước
khi vươn tới bậc tiếp theo cao hơn. Nhu cầu sẽ xuất hiện khi con người bị thiếu hụt
những yếu tố nhất định trong môi trường sống. Sự thiếu hụt này gây cho họ những căng
thẳng:
- Về mặt sinh lý học đó là trạng thái thiếu hụt trong cơ thể.
- Về mặt tâm lý học đó là sự thiếu hụt về các mối quan hệ xử sự nhất định.
Các nhu cầu của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc:
sự xuất hiện một nhu cầu ở một con người trước hết phụ thuộc vào việc đã được thoả
mãn một nhu cầu khác đã chiếm lĩnh trước đó và chỉ khi một nhu cầu đã được thoả mãn
thì mới xuất hiện nhu cầu tiếp theo cao hơn. Nhu cầu càng cao bao nhiêu thì nó càng ít
quan trọng bấy nhiêu đối với cuộc sống đơn thuần , bởi vì nó dẽ bị hoãn lại, nó chưa thật
sự bức bách và cungc có thể bị biến mất hoàn hoàn.
Một con người mà hành vi xử sự của họ do các nhu cầu cao cấp điều tiết (điều
này chỉ có khi các nhu cầu cơ bản ở họ đã được thoả mãn) thì họ sẽ ít ốm đau, ăn ngủ tốt
hơn và sống lâu hơn. Sự thoả mãn những nhu cầu cao cấp sẽ gạt bỏ được những chứng
bệnh tâm thần và như vậy nó là một yếu tố bảo vệ sức khoẻ quan trọng.
Ở NCT nhu cầu thể hiện ở những khia cạnh sau:

11



-

- Nhu cầu vật chất: Mặc dù đã hết tuổi lao động nhưng NCT vẫn muốn tham gia
lao động vì lao động là bản tính tự nhiên của con người và cũng là biện pháp để rèn luyện
sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa NCT có tích luỹ kinh nghiệm nên trong công việc
thường làm có tính chăc chắn cao và thường truyền lại cho các thế hệ sau. Nếu được làm
công việc phù hợp với khả năng và sức khoẻ, NCT sẽ thấy tin tưởng, lạc quan hơn khi
thấy mình vẫn có ý nghĩa trong cuộc sống. Đồng thời, lao động giúp NCT có thu nhập
đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân, thậm chí không ít NCT tuy đã hết tuổi lao
động nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng người thân.
- Nhu cầu về tinh thần: Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất quyết định ý thức,
Mặt khác theo Các Mác thì ”con người là tổng hoà các mối quan hệ XH”. Có nghĩa là để
tồn tại và để sống với đúng nghĩa của nó thì con người cần được giao lưu, trao đổi với
những người xung quanh, được yêu thương, tôn trọng, hoàn thiện và hoà nhập cộng
đồng. Đối với NCT, nhu cầu vật chất không phải là quan trọng nhất mà là sống dưới mái
ấm gia đình, quây quần bên con cháu, được con cháu yêu thương, chăm sóc, quan tâm.
Trên cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng NCT ở khắp nơi trên thế giới
đều có chung 5 nhu cầu cơ bản là
Nhu cầu được chăm sóc, yêu mến
Nhu cầu được khoẻ mạnh và chăm sóc khi ốm đau
Nhu cầu thấy mình có ích cho XH
Nhu cầu được vui hưởng tuổi thọ
Nhu cầu được học hỏi thêm
1.5. Một số vấn đề thường gặp ở người cao tuổi
1. Ăn của NCT
- Tuổi càng cao thì nhu cầu dinh dưỡng càng giảm, nguyên nhân chủ yếu do
hoạt động ngày một ít đi. Do mỗi người có thể tạng, tuổi tác, sức khoẻ, hoàn cảnh
sống...khác nhau nên không có một công thức ăn uống chung cho tất cả mọi người. Trên
nguyên tắc cân bằng chất dinh dưỡng, từng người nên có thực đơn riêng của mình. Song
trong chế độ ăn uống, muốn khoa học và hợp lý cần lưu ý những điếm sau đây:

+ Khẩu phần hàng ngày cần đa dạng, phong phú và được thay đổi luôn luôn
+ Chọn thưc ăn thích hợp, hợp khẩu vị với từng người và phải được chế biến khéo.
+ Nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, thay cho ăn ít bữa mà
quá no. Nên coi bữa sáng và bữa ytưa là những bữa ăn chính. Tuyệt đối tránh ăn
trước khi đi ngủ.
+ Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hoá, ăn nhạt, hạn chế ăn mì chính. Thức ăn lạnh
quá, nóng quá hay chua quá đều không hợp với NCT.
+ Tránh ăn những thực phẩm giầu mỡ, nhất là mỡ động vật, mỡ bão hoà làm tăng
cholesterol trong máu. Nên dùng thức ăn được chế biến bằng cách hấp, nướng hơn
là bằng cách rán (chiên). Hạn chế ăn lòng đỏ trứng, thịt đỏ và nhất là phủ tạng
động vật.
+ Hạn chế ăn đồ ngọt, vì khả năng phân giải và hấp thụ đường của NCT kém nên
dễ dẫn đến những bệnh về tim mạch và tiểu đường.
+ Tăng cường ăn rau và trái cây, những thức ăn này giàu vitamin, vi lượng và chất
xơ.

12


+ Chọn mua thực phẩm an toàn.
+ Nên ăn trong trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái
-Ăn uống hợp lý: Ăn uống tốt không phải là ăn được nhièu, ăn được bất cứ thức
ăn gì, bất cứ lúc nào mà phải là ăn uống hợp lý. Nghĩa là phải tạo ra được những điều
kiện tốt nhất để thức ăn được tiêu hoá hết. Muốn thế phải thực hiện những nguyên tắc sau
đây:
+ Ăn đúng giờ giấc
Các quá trình sinh lý diến ra trong cơ thể theo nhịp điệu nhất định, kế tục, nối tiếp nhau
theo một chu kỳ nhất định (nhịp sinh học). Hoạt động của các cơ quan tiêu hoá cũng vậy.
Đến giờ ăn, theo phản xạ có điều kiện, dịch vị và các men tiết ra trước nên khi ăn ta sẽ
thấy ngon miệng và thức ăn dễ tiêu hoá.

Nếu ăn uống thất thường, không đúng giờ, ăn sẽ mất ngon, thức ăn sẽ không
được tiêu hoá hết. Dịch vị và các men tiết ra không gặp thức ăn dễ gây bệnh ở dạ dày, ở
ruột...Khi tuổi đã cao, tiêu hoá thường khó hơn lúc còn trẻ.
+ Thức ăn nên thay đổi và đa dạng
Mỗi loại thức ăn là một hỗn hợp phức tạp các chất dinh dưỡng. Để đảm bảo
hoạt động bình thường và để giữ được sức khoẻ, cơ thể cần nhận trung bình khoảng 60
chất dinh dưỡng khác nhau. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ có
ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng trong thiên nhiên lại không có loại thức ăn nào khả dĩ có
thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó nếu ăn thức ăn càng đa
dạng thì cơ thể càng nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng. Thức ăn đơn điệu vừa kém
hấp dẫn, mau chán, ăn không thấy ngon, lại thiếu chất cho cơ thể.
+ Ăn phải ngon miệng: Trong bầu không khí vui vẻ, ấm cúng, thoải mái, thì dù
bữa cơm có thanh đạm, người ăn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, thức ăn sẽ được hấp thụ
tốt hơn.
Trong bữa ăn không nên vừa ăn vừa đọc sách báo,, suy nghĩ miên man, tranh
luận căng thẳng. Tranh thủ thời gian như vậy chẳng được bao nhiêu mà tác hại sức khoẻ
thì rõ ràng
+ Nên bỏ thuốc lá, thuốc lào và hạn chế uống rượu: Các công trình nghiên cứu
đã cho thấy hút thuốc lá, thuốc lào rất có hại cho sức khoẻ. Không chỉ dễ bị ung thư phổi
mà còn làm cơ thể mệt mỏi, khản cổ dai dẳng, viêm phế quản, mất ngủ...
+ Nên ăn vừa phải và thỉnh thoảng nhịn đói một bữa để khôi phục cảm giác
thèm ăn.
Về mặt sinh lý học, chỉ khi đói và thèm ăn thì quá trình tiêu hóa thức ăn mới có
hiệu quả. Nên nhịn đói vào thời kỳ cơ thể thấy lúc nào cũng no, ăn không thấy ngon và
không có cảm giác thèm ăn, Đây cũng là một cách dưỡng sinh, có tác dụng phòng và
chữa bệnh, nhất là bệnh ở đường tiêu hoá đối với NCT.
2.Uống của NCT
- Vai trò của uống: Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sống. Ở cơ thể
người, nước chiếm 60% thể trọng, là thành phần cơ bản của máu, chiếm 95% trọng lượng
huyết tương. Nước có mặt trong mọi tổ chức của cơ thể.


13


Nước luôn vận động, cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và oxy, đồng
thời thải loại ra ngoài những chất có hại. Mỗi ngày cần uống từ 1,5-2l nước, tốt nhất nên
uống nước tinh khiết.
- Uống đủ nước: Số lượng nước uống cần cho cơ thể tuỳ thuộc vào mùa, tuỳ
theo sự hoạt động của cơ thể. Nên đưa nước vào cơ thể dưới dạng uống, hoặc thức ăn có
chứa nhiều nước như các loại hoa quả.
3.Trang phục của NCT
Ngoài ý nghĩa làm đẹp, trang phục còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Quần áo
làm cho cơ thể mát mẻ về mùa nóng và ấm áp vào mùa lạnh. Trong những giới hạn nhất
định, áo quần duy trì sự cân bằng cơ thể khi các yếu tố bên ngoài thay đổi. Nếu sự cân
bằng ấy bị phá vỡ, cơ thể không điều chỉnh được thì bệnh lý sẽ xảy ra.
Trang phục của NCT có những yêu cầu riêng như sau:
-Quần áo gọn gàng, sách sẽ là một biểu hiện của nếp sông có văn hoá và cũng là để
phòng ngừa các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
-Nên chọn vải bông hoặc loại vải có tỷ lệ bông cao để mặc cho thoáng. Mùa hè nên mặc
vải mỏng, màu thanh nhã.
-Quần áo nên may rộng rãi nhưng không quá dài dễ dẫn đến vấp ngã
-Về mùa đông cần giữ ấm cổ, giữ ấm đôi bàn chân. Chân lạnh làm sức đề kháng của cơ
thể giảm sút các vi sinh vật gây bệnh dễ đột nhập vào cơ thể. Buổi tối trước khi đi ngủ
cần ngâm chân trong nước nóng hoặc nước lá thơm.
Những người có bệnh cao huyết áp, nhất là những người đã bị tai biến mạch máu não cần
phải đặc biệt giữ gìn. Phải coi các biện pháp trên như một cách phòng bệnh.
4. Tắm gội của NCT
Da là một cơ quan bài tiết của cơ thể, mỗi ngày trung bình cơ thể thải từ 10001500g mồ hôi. Trong mồ hôi có muối, nước và những chất độc có hại cho cơ thể. Da còn
là cơ quan hô hấp, cơ quan bảo vệ, là rào chắn không cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Vì
vậy năng tắm rửa để cho da được sạch sẽ, giúp da làm tốt nhiệm vụ bài tiết, hô hấp, ngăn

ngừa được sự xâm nhập của bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.
Tắm nước nóng làm giãn nở mạch máu và làm mềm da, nhưng nếu ngâm mình
lâu trong nước nóng thì lại không có lợi. Với người già yếu nên tắm nước nóng, tránh tắm
ở nơi gió lùa, Trước khi tắm nên chà xát nhẹ lên người cho ấm. Tắm xong nên nghỉ ít
phút, không nên ngồi ở chỗ có gió hoặc đi ra gió ngay.
Không nên gội đầu bằng xà phòng, mà nên gội bằng bồ kết hoặc hiện nay có
nhiều thuốc gội đầu vừa hiệu quả vừa thuận tiện.
5.Nhà ở với NCT
Ngôi nhà vừa là tài sản vừa là tổ ấm của con người. Ngôi nhà thường gắn với
cuộc đời của mỗi con người, gắn liền với những kỷ niệm thân thương, vui buồn của gia
đình . Sự gắn bó đó mạnh mẽ đến mức nếu phải xa nhà là nhớ không thể nào chịu đựoc,
chỉ có ở trong ngôi nhà của mình, người ta mới cảm thấy thoải mái nhất. Riêng đối với
NCT, những kỷ niệm gắn với ngôi nhà của mỗi người đã được trải nghiệm qua một thời
gian lâu dài nên không dễ gì thay đổi được. Không ít NCT khi đến chỗ ở mới khó thích
nghi được ngay, thậm chí có thể buồn nhớ mà dẫn đến ốm đau.

14


Trong thực tế, nhiều tai nạn xảy ra đối với NCT là khi ở nhà. Ví dụ như trượt
ngã vì sàn nhà ướt, vấp phải thảm trải trên sàn, vấp phải dây điện trên lối đi v.v...
Để đảm bảo an toàn cho NCT, khi bố trí các vật dụng trong nhà cần lưu ý:
- Không để các vật linh tinh trên sàn nhà, trên cầu thang làm cản trở bước đi.
- Giữ cho sàn nhà luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Không trải những tấm thảm đã rách hoặc đã bị xơ.
- Buồng tắm nên dùng vật liệu chống trơn hoặc trải thảm cao su để tránh trượt
ngã, để xà phòng ở nơi dễ với tay lấy.
- Cần có đủ ánh sáng cho các phòng ở, công tắc điện nên đặt gần cửa ra vào cho
tiện dùng, có đèn mờ suốt đêm trong nhà vệ sinh, hành lang và cầu thang.
- Có số máy điện thoại của thân nhân, cứu thương, cảnh sát ...ngay cạnh máy điện

thoại phòng khi có việc khẩn cấp.
- Cất giữ các dụng cụ cần thiết ở những nơi vừa tầm tay với
6. Giấc ngủ của NCT
Y học coi giấc ngủ là một hiện tượng sinh lý tự nhiên giúp cơ thể thư giãn, trí óc
nghỉ ngơi, phục hồi được sinh lực và cả các tổn thương, nếu có. Giấc ngủ là liều thuốc
quí đối với sức khoẻ với các ý nghĩa sau:
- Giúp cho thần kinh được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Giúp cho hệ thống tiêu hoá hoạt động hiệu quả, do đó tăng cường sinh lực.
- Giúp các chất nội tiết có đủ thời gian để giải phóng và tham gia vào các hoạt
đông của cơ thể.
Đảm bảo giấc ngủ tốt chính là biện pháp ít tốn kém để giảm thiểu những stress
ở NCT.
Thiếu ngủ (ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày) có thể sinh ra nói lắp, giảm trí nhớ, đi
đường định hướng kém, dễ xảy ra tai nạn. Y học cũng cho rằng mất ngủ không phải là
một bệnh, mà chỉ là triệu chứng, dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Thông thường,
khi mất ngủ là người ta đã vội dùng thuốc an thần ngay mà không xét đến nguyên nhân.
Giấc ngủ của NCT có các đặc điểm sau:
- Số giờ ngủ một đêm trung bình chỉ 5- 6 tiếng.
- Chất lượng giấc ngủ kém, hay trằn trọc, gặp mộng.
- Hay thức giấc, hay đi tiểu và rất khó ngủ trở lại.
- Rất thính ngủ, có thể bị thức giấc vì tiếng động khẽ, thức khuya, dậy sớm.
- Ban ngày hay buồn ngủ, nhưng đi nằm lại không ngủ được.
7. Hoạt động vận động của NCT
Vận động ở đây là chỉ sự hoạt động của cơ thể con người, đặc biệt là của cơ
bắp. Hoạt động của cơ bắp được tổ chức đúng sẽ đem lại ảnh hưởng tốt đối với cơ thể,
nhất là có khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Xét về mặt nào đó mà nói, lao động chân
tay là một cách nghỉ ngơi tích cực đối với NCT.
Trong số những hình thức hoạt động cơ bắp thì hoạt động thể dục thể thao là
một trong những hình thức hoạt động chính, có ý nghĩa tích cực nhất.
Nhìn chung thể lực NCT không còn sung mãn, nên phải có kế hoạch luyện tập

cho phù hợp và đối với từng người cụ thể cần phải có các chương trình vận động riêng.
Nguyên tắc chung của hoạt động thể dục thể thao đối với NCT là sự vận động cần được

15


tiến hành từng bước một, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Tập
luyện quá sức là phi thể thao, không những không khỏe thêm mà còn có hại cho sức
khỏe.
Vậy đối với NCT, luyện tập môn thể thao nào thì phù hợp? Không có lời giải
riêng cho từng người. Tùy theo sức khỏe và sở thích, mỗi người có thể chọn lựa cho mình
những môn hoạt động sau: cầu lông, bóng bàn, tập võ, bơi lội, cờ tướng, cờ vua, đi bộ, đi
xe đạp...
8. Hoạt động giải trí của NCT
Sau một thời gian dài cống hiến cho XH, đóng góp xây dựng gia đình và nuôi
dạy con cái, nhìn chung cuộc sống của nhiều NCT đã tương đối ổn định, họ thường dành
thời gian còn lại để an hưởng tuổi già. Tuy nhiên việc an hưởng lành mạnh, tích cực đối
với một số NCT cũng không phải là bài toán dễ dàng. Có người còn tiếp tục mải mê làm
kinh tế, người có hoàn cảnh neo đơn, người có kinh tế khá hơn thì sức khỏe lại không cho
phép... Do đó tùy theo mức độ kinh tế, sức khỏe cũng như hoàn cảnh, NCT cần có một
chương trình vui chơi, giải trí cho phù hợp làm sao cho cuộc sống cuối đời vẫn phong
phú và có ý nghĩa hơn.
Một số hoạt động giải trí rất phù hợp với NCT như sau:
- Đi du lịch: NCT ít bận bịu với công việc gia đình nên có nhiều thời gian và
điều kiện thuận lợi để tham gia vào hoạt động du lịch, nhất là du lịch trong nước. Suốt
dọc chiều dài đất nước, đâu đâu cùng có những danh lam thắng cảnh kỳ thú, những di
tích văn hóa lịch sử nổi tiếng.
- Tham gia các hoạt động sở thích: Do có nhiều thời gian rỗi, không ít NCT có
điều kiện thuận lợi để thực hiện nhưng sở thích mà trước đây họ chưa làm được. Nhiều
cụ thích sưu tầm những bài thơ, áng văn để mang ra đàm đạo cùng bạn hữu. Có những cụ

thích sưu tầm cây cảnh, sưu tầm tem thư, đồ cổ... không nhằm mục đích kinh doanh mà là
để thỏa mãn sở thích của mình cũng như để phổ biến giá trị văn hóa cho bạn bè, con
cháu. Chính từ những hoạt động này đã xuất hiện nhiều câu lạc bộ sở thích, nhiều tủ sách
ở các địa phương lôi cuốn không chỉ có NCT tham gia mà còn nhiều đố tượng khác nữa.
Ngoài ra, nhiều NCT, đặc biệt là các cụ ông còn có thú uống trà, thưởng hoa.
Đối với người phương Đông nói chung và người VN nói riêng thì việc uống trà không chỉ
có giá trị ẩm thực mà còn mang ý nghĩa văn hóa tinh thần nữa. Xét trên góc độ sinh lý,
việc uống trà rất cần thiết đối với quá trình tiêu hóa của con người. Xét trên góc độ văn
hóa xã hội thì uống trà vừa là một thú vui tao nhã, vừa là dịp giao kết bạn bè, bằng hữu.
Cùng với việc uống trà, thì việc chơi hoa, thưởng hoa cũng trở thành nhu cầu
văn hóa không thể thiếu của NCT. Hiện nay khi đời sống kinh tế đã trở nên đầy đủ hơn
thì nhu cầu thưởng hoa ngày càng trở nên phổ biến. Khi thưởng hoa, NCT sẽ cảm thấy
tâm hồn thư thái, yên bình, càng có khát vọng vươn tới cái đẹp, vươn tới sự hoàn thiện,
hoàn mỹ
- Khiêu vũ: Là hoạt động không chỉ tăng cường sức khỏe, nâng cao tuổi thọ cho
NCT, mà còn giúp họ nhìn nhận cuộc sống một cách đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn. Khiêu vũ
còn là cơ hội thuận lợi để các cụ mở rộng quan hệ XH, gặp lại bạn cũ, kết thân bạn mới.
9. Trí nhớ ở NCT
Trí nhớ là khả năng của não bộ trong quá trình thu thập, xử lý và lưu trữ các
thông tin, cũng như có thể dễ dàng lấy thông tin ra khi cần thiết. Theo qui luật chung, trí

16


nhớ mỗi ngày một suy giảm. Tuy nhiên, nếu biết luyện tập thì sẽ duy trì sự suy giảm ấy ở
tốc độ chậm hơn. Đó là:
- Tăng cường sức khoẻ bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày vào những giờ nhất
định. Chú ý tập thở đúng, thở sâu và tập cử động nhiều lần tất cả các khớp xương của cơ
thể.
- Thực hiện xoa bóp cho huyết mạch lưu thông từ đầu xuống mặt, ngực, vai, lưng, bụng

và chân tay.
- Nhớ lại những việc đang làm dang dở hôm trước và suy nghĩ đến những việc sẽ thực
hiện trong ngày. Để đồ vật gì ở đâu nhớ nhắc lại trong đầu vài lần để tránh quên. Nên
thực hiện nếp sống trật tự ngăn nắp. Nên tạo thói quen đọc sách báo, nghe đài, xem tivi,
chơi cờ, chăm sóc cây cảnh, trông nom con cháu... Việc gì không hợp không nên gắng
sức làm.
- Tăng cường giao lưu với bạn bè, thỉnh thoảng thay đổi không khí bằng cách đi bộ, đi du
lịch, thăm bảo tang, di tích văn hoá, tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ yêu thích.
10. Đề phòng rủi ro
Tuổi già thường gặp nhiều rủi ro dễ dẫn đến bạo bệnh hoặc nguy hiểm đến tính
mạng. Biết được chiều hướng các rủi ro để phòng xa là rất quan trọng. Đôi khi chỉ cần sơ
xuất nhỏ cũng gây ra hậu quả lớn. Do đó, NCT cần lưu ý:
-Sự thay đổi của thời tiết: Nhiều NCT thường ra đi đột ngột trong thời gian thây
đổi thời tiết, nhất là khi thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng, hoặc chuyển từ nóng sang
lạnh, hoặc trong những ngày nóng và lạnh kéo dài.
- Theo dõi những dấu hiệu của bệnh tim mạch: Hàng năm, NCT nên đi khám
toàn diện sức khoẻ kèm với chụp tim, phổi, điện tâm đồ, xét nghiệm máu để có biện pháp
phòng ngừa bệnh tật và chữa trị kịp thời.
- Hạn chế các tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày: Vì loãng xương nên xương
NCT rất dễ gãy, chỉ cần một chấn thương nhẹ như ngã, trượt chân cungc có thể gây gãy
xương. Nếu bị gãy, xương cũng rất khó liền, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Chỗ
dễ bị chấn thương nhất là xương cổ tay, cổ chân. Nhưng nguy hiểm nhất là gãy xương cổ
đùi, gãy xương chậu, sụn cột sống...
- Để đề phòng chấn thương cần lưu ý:
+ Không nên vội vã ngay cả khi có những tình huống khẩn cấp (như có tiếng gọi cửa,
tiếng chuông điện thoại)
+ Qua đường không nên vội vàng.
+ Nếu đi không vững thì phải dùng can, dùng gậy chống. Nếu dùng gậy thì chú ý chiều
dài vừa tầm tay.
+ Không nên mang vác, bê các vật nặng.

+ Khi tinh thần không còn tỉnh táo cần luôn có người bên cạnh giúp đỡ

17


Chương 2.
LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
Một số văn kiện quốc tế cơ bản về người cao tuổi
Với xu hướng số lượng người cao tuổi trên thế giới ngày càng gia tăng, Liên hợp
quốc và các tổ chức quốc tế đã thông qua một số văn kiện và thực hiện nhiều các chương
trình hành động quốc tế liên quan đến hỗ trợ người cao tuổi,
Quyền của người cao tuổi
Bản tuyên bố về sự phát triển và tiến bộ xã hội năm 1969 đã đề cập cụ thể đến người cao
tuổi như là một nhóm đối tượng đích.
Năm 1980, Hiệp hội quốc tế người cao tuổi – FIAPA – được thành lập.
Năm 1982 liên hiệp quốc đã đưa ra Chương trình hành động quốc tế đầu tiên về NCT.
Văn kiện quan trọng này đã trở thành định hướng hữu ích của các quốc gia thành viên để
đảm bảo quyền của NCT trong khuôn khổ các quyền con người đã được thừa nhận qua
bản tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Cho đến nay, Chương trình vẫn là
một văn kiện pháp lý quốc tế chuẩn mực và tiếp tục định hướng các văn bản tiếp theo về
công tác NCT
Tháng 11/ 1991 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua các nguyên tắc đối với NCT,
các nguyên tắc này được chia thành 5 nhóm:
+ Không phụ thuộc
+ Đảm bảo sự tham gia hoạt động XH
+ Chăm sóc sức khỏe
+ Bản sắc
+ Phẩm giá
Những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về người cao tuổi, được Đại Hội đồng Liên
Hợp Quốc thông quan theo Nghị quyết 46/91 ngày 16/12/1991

2.1.

-

-

Đánh giá cao sự đóng góp của người cao tuổi cho xã hội,
Ghi nhận rằng, trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, bên cạnh nhiều vấn đề khác, các
dân tộc trong Liên Hợp Quốc tuyên bố quyết tâm khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ
bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng giữa nam
và nữ và giữa các dân tộc lớn và nhỏ, và thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như những chuẩn mực
sống tốt đẹp hơn trong điều kiện tự do hơn,
Lưu ý sự ghi nhận các quyền đó trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người,
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị, và nhiều văn kiện khác nhằm đảm bảo việc áp dụng những chuẩn mực
phổ quát về quyền con người đối với từng nhóm cụ thể,
Chiểu theo Kế hoạch hành động quốc tế do Đại hội thế giới về Người cao tuổi thông
qua và được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ủng hộ tại Nghị quyết 37/51 ngày 03/12/1982,

18


Đánh giá cao sự đa dạng phong phú về tình hình người cao tuổi, không chỉ giữa các
nước mà còn ngay trong các nước và giữa các cá nhân, đòi hỏi phải có nhiều chính sách đáp
ứng,
Nhận thức rằng ở tất cả các nước, số lượng cá nhân đang tiến đến độ cao tuổi và có
sức khỏe tốt hơn so với trước đây ngày càng đông,
Nhận thấy nghiên cứu khoa học đang bác bỏ nhiều định kiến về những suy giảm hiển
nhiên và không thể đảo ngược gắn với tuổi tác,
Tin rằng trong một thế giới được đặc trưng bởi số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ngày

càng nhiều thì cơ hội phải được dành cho những người cao tuổi mà sẵn lòng và còn có sức
để tham gia và đóng góp vào những hoạt động đang diễn ra trong xã hội,
Ghi nhớ rằng những gánh nặng lên cuộc sống gia đình ở cả các nước đang phát triển
và phát triển đòi hỏi phải có sự hỗ trợ cho những người chăm sóc người cao tuổi suy nhược
về thể chất,
Ghi nhớ các chuẩn mực được nêu trong Kế hoạch hành động quốc tế về người cao
tuổi và các công ước, khuyến nghị và nghị quyết của Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Y
tế thế giới và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc,
Khuyến khích các chính phủ lồng ghép những nguyên tắc dưới đây vào các chương
trình quốc gia của mình trong điều kiện cho phép:
NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP
. Người cao tuổi cần có đầy đủ lương thực, nước sạch, nhà ở, quần áo và dịch vụ chăm sóc sức
khỏe thông qua việc chu cấp thu nhập, sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng và tự thân chăm
sóc.
2. Người cao tuổi cần có cơ hội được làm việc và được tiếp cận các cơ hội tạo thu nhập khác.
3. Người cao tuổi cần có điều kiện tham gia quyết định về thời điểm và thời hạn rút khỏi lực
lượng lao động.
4. Người cao tuổi cần được tiếp cận các chương trình giáo dục và đào tạo thích hợp.
5. Người cao tuổi cần có điều kiện được sống trong những môi trường an toàn và có thể thích ứng
với những sở thích cá nhân và năng lực luôn thay đổi.
6. Người cao tuổi cần có điều kiện sống tại gia đình trong thời gian lâu nhất có thể được.
NGUYÊN TẮC THAM GIA

19


7. Người cao tuổi vẫn cần được hòa nhập vào xã hội, tích cực tham gia vào việc xây dựng và
thực hiện các chính sách mà ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của họ và chia sẻ kiến thức
cũng như kỹ năng với các thế hệ trẻ.
8. Người cao tuổi cần được tìm kiếm và tận dụng các cơ hội để phục vụ cộng đồng và làm tình

nguyện viên trong các cương vị phù hợp với lợi ích và năng lực của họ.
9. Người cao tuổi cần được tạo dựng các phong trào hay lập hội người cao tuổi.
NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC
10. Người cao tuổi cần được chăm sóc và bảo vệ từ gia đình và cộng đồng, phù hợp với hệ giá
trị văn hóa của từng xã hội.
11. Người cao tuổi cần được chăm sóc sức khỏe để giúp họ duy trì và lấy lại mức độ tối đa về
điều kiện thể chất, tinh thần và tình cảm, và để dự phòng hoặc làm chậm lại thời kỳ đi vào
ốm đau.
12. Người cao tuổi cần được tiếp cận các dịch vụ xã hội và pháp lý để làm tăng tính tự chủ, việc
bảo vệ và chăm sóc cho họ.
13. Người cao tuổi cần được sử dụng các mức độ chăm sóc phù hợp của các cơ sở nhằm đảm
bảo việc bảo vệ, phục hồi, khích lệ về mặt xã hội và tinh thần trong một môi trường nhân
văn và an ninh.
14. Người cao tuổi cần được hưởng các quyền và tự do căn bản của con người, bao gồm cả việc
tôn trọng đầy đủ nhân phẩm, niềm tin, nhu cầu và cuộc sống riêng tư của họ, cũng như tôn
trọng quyền được quyết định về việc chăm sóc và chất lượng cuộc sống của họ khi sống
trong mọi môi trường nhà ở, cơ sở chăm sóc hay điều trị.
NGUYÊN TẮC TỰ HOÀN THIỆN
15. Người cao tuổi cần được theo đuổi các cơ hội đề phát triển toàn diện tiềm năng của họ.
16. Người cao tuổi cần được tiếp cận các nguồn giáo dục, văn hóa, tinh thần và giải trí của xã
hội.
NGUYÊN TẮC NHÂN PHẨM
17. Người cao tuổi cần được sống trong nhân phẩm và an ninh, không bị bóc lột, bị xâm hại về
thể chất hoặc tinh thần.
18. Người cao tuổi cần được đối xử công bằng bất kể tuổi tác, giới tính, nguồn gốc chủng tộc
hay tộc người, mức độ khuyết tật hay địa vị khác, và được trân trọng sự đóng góp độc lập về

20



kinh tế của họ.
-

-

-

-

Đến năm 1992 FIAPA đã có thành viên là các Hiệp hội NCT tại 37 quốc gia đại diện cho
trên 100 triệu NCT trên thế giới. Đến nay, FIAPA trở thành tổ chức quốc tế lớn gồm 150
Hiệp hội NCT từ 60 quốc gia đại diện cho khoảng 300 triệu NCT trên thế giới.
- Năm 1992, LHQ tiếp tục thông qua 8 mục tiêu toàn cầu về NCT cho hoạt động
quốc gia đến năm 2001 và một bản hướng dẫn vắn tắt về việc xác định các mục tiêu
quốc gia, thể hiện quan điểm toàn diện trong công tác chăm sóc NCT.
Cũng năm 1992, trong lễ kỷ niệm 10 năm Chương trình hành động quốc tế vì NCT,
Đại hội đồng LHQ thông qua một bản tuyên bố về NCT trong đó kêu gọi ủng hộ các sáng
kiến quốc gia trong công tác NCT để những người phụ nữ cao tuổi có quyền được hỗ trợ
đầy đủ vì những cống hiến to lớn chưa được thừa nhận của họ đối với XH, đồng thời để
những nam giới cao tuổi tiếp tục phát triển năng lực về XH, văn hóa mà chưa được phát
huy trong những năm phải lo sinh kế
Năm 1995 hội đồng quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa đã thông qua ở điều 6 về kinh tế,
xã hội và quyền về văn hóa của người già.
Liên hiệp quốc đã tuyên bố năm 1999 là năm quốc tế của người cao tuổi và phát triển
khung lý thuyết dựa trên bốn lĩnh vực ưu tiên 1) tình trạng của người già, 2) sự phát triển
suốt cuộc đời của cá nhân, 3) mối quan hệ giữa các thế hệ, và 4) mối quan hệ giữa dân số,
tuổi và phát triển.
Năm 2002, kế hoạch hành động Madrid Plan of Action đã giải quyết được thực trạng của
người cao tuổi và hội đồng phát triển xã hội đã hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện kế
hoach này.

Chính sách quốc tế về người cao tuổi của Liên đoàn quốc tế của nhân viên xã hội
Theo Liên đoàn quốc tế của nhân viên xã hội (1991), nghiên cứu gần đây khuyến
cáo rằng nhóm người cao tuổi thích nghi tốt hơn với các can thiệp và đối mặt với tuổi già
một cách khỏe mạnh hơn. Với những tiến bộ y học và tuổi thọ kéo dài, nghiên cứu cũng
bắt đầu phản ánh rằng khoảng thời gian yếu thế và suy nhược đã được rút ngắn lại ở giai
đoạn cuối của cuộc đời. Liên đoàn quốc tế của nhân viên xã hội (1999) cho rằng việc đáp
ứng được nhu cầu của nhóm người này là cần thiết cho phúc lợi xã hội và bản thân cá
nhân người cao tuổi. Trong chính sách quốc tế về người cao tuổi(1999), Liên đoàn quốc
tế của nhân viên xã hội đã nói rằng “can thiệp quan trọng là thông qua một nhóm chăm
sóc được đào tạo chuyên môn, tỏ lòng kính trọng và coi trọng nguyên tắc tự quyết”. Vì
thế Liên đoàn quốc tế của nhân viên xã hội đã khuyến nghị rằng các nguyên tắc sau cần
phải được nhấn mạnh trong chính sách xã hội với người cao tuổi:
Một bản tuyên ngôn chính sách xã hội đối với người cao tuổi cần phải tính đến các nhu
cầu khác biệt của nhóm đối tượng này khi họ trải qua tiến trình già hóa.
Tiến trình già hóa ở các quốc gia là giống nhau, vì thế vấn đề người cao tuổi là một vấn
đề xã hội và mối quan tâm toàn cầu. Trong hầu hết các quốc gia, người cao tuổi thường
được định nghĩa là những người đến tuổi nghỉ hưu, được chấp nhận bởi một số dất nước
và nền văn hóa.

21


-

-

-

-


-

-

Mỗi chính sách cần phải phản ảnh quyền của người cao tuổi tiếp tục làm việc nếu họ
muốn được làm việc. Tuy nhiên, cơ hội đến từ những việc được trả lương và những việc
tình nguyện để tăng cường cuộc sống của cá nhân và đóng góp cho xã hội…
Bất kỳ chính sách nào cũng sẽ phải bảo vệ quyền của người cao tuổi trong việc thực hiện
sự tự do để họ được sống theo cách của họ, theo nhịp độ của họ và với những phong cách
sống riêng…
Người cao tuổi cần được lựa chọn sự phụ thuộc về mặt thể chất, trên cơ sở tôn trọng quyền của
cá nhân trong việc chấp nhạn hay muốn thay đổi dịch vụ.

Liên đoàn quốc tế của nhân viên xã hội (1999) hỗ trợ các chính sách xã hội và kinh tế
cho người cao tuổi để:
Đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ để duy trì và thúc đẩy chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi trong cộng đồng hay người cao tuổi sống trong trung tâm;
Hỗ trợ nhu cầu nhà ở cho người cao tuổi trong cộng đồng, bằng cách tập trung theo nhóm
hay sống tại trung tâm; và
Cung cấp mức thu nhập đảm bảo người cao tuổi có thể thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và
duy trì tiêu chuẩn cuộc sống phù hợp với xã hội mà họ đang sống, nhằm:
+ Đảm bảo tiếp cận với giao thông, các dịch vụ sức khỏe, giáo dục cho người lớn
và các hoạt động văn hóa giải trí; và
+ Giải quyết các tình huống bất lợi của phụ nữ đặc biệt là những người góa chồng
hoặc đang phải sống đơn thân, khuyết tật, bị tác động bởi sự nghèo đói.
Liên đoàn quốc tế của nhân viên xã hội cũng xác nhận rằng:
Củng cố quyền của người cao tuổi để họ có thể dễ dàng tiếp cận các cơ sở chăm sóc sức
khỏe phòng ngừa và chữa trị, bao gồm bệnh viện, chăm sóc lâu dài và các dịch vụ khác
phục vụ trong cộng đồng và tạ gia đình;
Quyền của người cao tuổi được tiếp tục sống trong nhà của họ và được quyền tiếp cận

với các lựa chọn khác về chỗ ở tùy theo các điều kiện và nhu cầu cụ thể của họ;
Các chính sách đảm bảo rằng người cao tuổi trong các cơ sở chăm sóc lâu dài cần phải
được đối xử một cách tôn trọng và hỗ trợ thực hiện quyền tự quyết và việc tự lựa chọn.
Những người cao tuổi mắc chứng Alzheimer và các chứng bệnh khác cần phải được nhận
các cơ hội chăm sóc đặc biệt; và
Sự bảo vệ, trao quyền, hỗ trợ của luật pháp xã hội nhằm tăng cường và bảo vệ quyền của
người cao tuổi, bảo vệ họ khỏi sự lạm dụng, bóc lột và sao nhãng.
2.2. Luật pháp Việt Nam liên quan đến người cao tuổi
2.2.1. Luật người cao tuổi
- Căn cứ để ban hành luật Người cao tuổi:
+ Hiến pháp nước VNDCCH năm 1946, điều 14;
+ Hiến pháp nước VNDCCH năm 1959, điều 32;
+ Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 điều 64 qui định “... Cha mẹ có
trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có trách nhiệm có trách nhiệm kính trọng và chăm
sóc ông bà cha mẹ”
+ Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam năm 1992

22


Chương 1. Những qui định chung
+ Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi (điều 3)
+ Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi (điều 4)
+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân (điều 5)
+ Ngày người cao tuổi Việt Nam (6/6)
+ Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi (điều 7)
+ Hợp tác quốc tế về người cao tuổi (điều 8)
+ Các hành vi bị cấm (điều 9)
- Chương 2: Phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi

+ Phụng dưỡng người cao tuổi
+ Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
+ Chăm sóc người cao tuổi trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể
thao, giải trí,du lịch, sử dụng công trình công cộng và tham gia giao thông
công cộng
+ Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi
+ Chúc thọ, mừng thọ, tổ chức an táng
- Chương 3: Phát huy vai trò người cao tuổi
- Chương 4: Hội người cao tuổi Việt Nam
- Chương 5: Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về công tác người cao tuổi
- Chương 6: Điều khoản thi hành
2.2.2. Luật pháp liên quan đến NCT
- Luật Hôn nhân và gia đình VN năm 2000, tại khoản 2 điều 36 qui định “Con
có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu,
tàn tật...” và tại khoản 2 điều 47của luật này qui định “Con cháu có bổn phận chăm sóc
phụng dưỡng ông bà nội ngoại”.
- Luật Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã dành một chương riêng “Bảo
vệ và chăm sóc sức khoẻ NCT” trong đó, khoản 1, điều 40 của luật này qui định: “NCT...
được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho XH
phù hợp với sức khoẻ của mình”.
Luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 qui định tại điều 124: “người sử dụng
lao động có trách nhiệm quam tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không
được sử dụng NCT làm việc nặng nhọc, nguy hiểm... ảnh hưởng sức khoẻ”.
Điều 37, Bộ Luật dân sự có qui định “Các thành viên trong gia đình có quyền
được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia
đình VN”.
Điều 151 Bộ luật hình sự năm 1999 qui định “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và điều 152 qui định
“Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên cạnh đó luật cũng qui định một số
tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội là người già”.

-

2.2.3. Một số chính sách đối với người cao tuổi

23


Quan tâm, chăm sóc, có chính sách XH đúng đắn cho NCT thực chất là đền ơn
trả nghĩa của con cháu với ông bà, cha mẹ, là đạo lý của con người VN, là truyền thống
nhân đạo của dân tộc, là thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
Sau khi Hội NCT VN được thành lập, Ban Bí thư TW đã ban hành Chỉ thị
59/CT- TW “Về chăm sóc NCT” qui định “Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần
của NCT là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn XH. Hội NCT VN mới được thành
lập, cần được nhanh chóng ổn địnhvề tổ chức và mở rộng hoạt động ở cơ sở. Đảng đoàn
Mặt trận Tổ quốc, các ban Đảng, các đoàn thể nhân dân cần giúp đỡ Hội hoạt động có
hiệu quả thiết thực, phối hợp với Hội trong việc vận động gia đình và Xh chăm sóc, bồi
dưỡng, phát huy NCT phục vụ công cuộc đổi mới. Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt
trận Tổ quốc VN, các ban của Đảng, các ban cán sự Đảng Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ
Y tế, Bộ Tư pháp phối hợp với Hội nghiên cứu, soát xét cá chính sách, luật pháp hiện
hành, đề xuất những văn bản pháp quy của nhà nước nhằm bảo vệ, chăm sóc và phát huy
NCT. Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề XH, trong đó có ván đề
chăm sóc NCT. Trước hết cần quan tâm chăm sóc những NCT có công, cô đơn không
nơi nương tựu, tàn tật và bất hạnh, nhanh chóng xó bỏ tình trạng người già lang thang
trên đường phố, ngõ xóm. Đề nghị chính phủ hỗ trợ Hội NCT VN về kinh phí và điều
kiện hoạt động”
Với tinh thần đó, năm 1996, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP
“Về chăm sóc NCT và hỗ trợ hoạt động cho Hội NCT VN”. Chỉ thị khẳng định: “kính lão
đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và nhà nước ta coi việc quan tâm,
chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là đạo lý của dân tộc, là tình cảm, trác
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Các cấp chính quyền đã đề ra nhiều chính sách thể hiện

sự quan tâm đó
Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính sách của
Đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội người cao tuổi, Thủ tướng đã chỉ thị:
a. Về chăm sóc NCT: Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng,
đơn vị thuộc quyền thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc NCT. Công tác
này cần được thể hiện trong các kế hoach phát triển KT- XH ngắn hạn và dài hạn của địa
phương. Trong chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng cuộc số mới ở khu dân cư:
chỉ đạo các cơ quan văn hoá, thông tin, giáo dục và đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ý thức, thái độ và nghĩa vụ chăm sóc, giúp
đỡ, kính trọng NCT.
b. Đối với Hội NCT: Hội có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ phù hợp
với Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của đảng và sự hỗ trợ của chính phủ về kinh
phí và điều kiện hoạt động
c. Đối với các Bộ, ngành
* Bộ LĐTB&XH quản lý về mặt Nhà nước đối với Hội NCT có trách nhiệm
theo dõi, hướng dẫn Hội hoạt động theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của nhà
nước
* Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở
vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt đọng cho Hội NCT ở Trung ương, xã, phường
và thị trấn.

24


* Các bộ, ngành khi soạn thảo các văn bản pháp luật có liên quan đến chính
sách đối với NCT cần tham khảo ý kiến của Hội NCT VN trước khi trình Chính phủ và
Quốc hội.
* Chỉ thị cũng đề cập đến Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa học và
công nghệ, Bộ ngoại giao, Tổng cục thể dục thể thao, Mặt trận Tổ quốc VN...tạo điều
kiện và phối hợp chăm sóc và phát huy vai trò NCT.

* Pháp lệnh NCT của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành năm 2000,
đây là bước đi thích hợp để chăm sóc NCT.
Pháp lệnh NCT đã dành chương 2: Phụng dưỡng chăm sóc NCT (Điều 14) tập
trung đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng
dưỡng chăm sóc NCT trong đó chính sách chăm sóc sức khỏe được quan tâm khá toàn
diện. Điều này được minh chứng ở khoản 2 điều 10, điều 12, điều 13; khoản 1, điều 14,
điều 15, điều 16.
*Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Qui định và hướng
dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh NCT”. Điều 9 nêu rõ: NCT được chăm sóc sức
khoẻ theo qui định của Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11/8/1989. NCT được hưởng
dịch vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng ngày 24/1/1991 về Điều lệ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng;
NCT từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ BHYT.
* Nghị định số 120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số
30/CP năm 2002.
* Nghị định số 121/CP của Chính phủ “Về chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn” năm 2003 ghi rõ chế độ đối với Chủ tich Hội NCT cấp
xã.
* Năm 2004, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 02/2004/TT-BYT hướng dẫn thực
hiện công tác chăm sóc sức khoẻ NCt trong đó qui định: NCT được...chăm sóc sức khoẻ,
được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được ưu
tiên khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo
chế độ chăm sóc sức khoẻ cho NCT tại địa phương. Ngành y tế chịu trách nhiệm về
chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ NCT...Tổ chức mạng lưới tình nguyện
viên chăm sóc sức khoẻ cho NCT tại nhà. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
quản lý sức khoẻ và thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho NCT tại địa phưong.
Trường hợp NCT bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến
khám chữa bệnh tại nơi qui định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám
chữa bệnh tại nơi ở của NCT hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức đưa
ngưòi bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh... Thực hiện việc ưu tiên khám trước cho người

bệnh cao tuổi, phát trển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y
tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi.
Có thể nói Thông tư 02/2004 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài trong việc thể
chế hoá chính sách y tế cho NCT VN, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng chính
sách y tế mới cho NCT khi Luật NCT được Quốc hội thông qua.
* Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 “Về việc thành lập
Uỷ ban Quốc gia về NCT VN”.

25


×