Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHƯƠNG VII kế TOÁN các CHÍNH SÁCH THUẾ KHÁC – PHÍ và lệ PHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.53 KB, 7 trang )

CHƯƠNG VII:
KẾ TOÁN CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ KHÁC – PHÍ VÀ LỆ PHÍ
7.1. Thuế môn bài
7.1.1. Khái niệm, đặc điểm
Thuế môn bài là một khoản thuế cố định mà các đơn vị kinh doanh phải nộp
theo năm tài chính nhằm trang trải chi phí về quản lý hành chính của Nhà nước đối với
các đơn vị kinh doanh.
Công tác đăng ký và khai nộp thuế môn bài trước khi hành nghề nhằm mục đích
phân loại các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo từng ngành nghề, từng loại (lớn,
nhỏ, vừa) để tiện trong việc quản lý của cơ quan thuế theo từng hồ sơ của từng đối
tượng nộp thuế.
7.1.2. Kê khai thuế môn bài
Các tổ chức kinh doanh nộp thuế môn bài theo 4 mức: 3.000.000 đồng,
2.000.000 đồng, 1.500.000 đồng, 1.000.000 đồng.
Các tổ chức kinh tế bao gồm:
+ Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty
TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, tổ chức kinh tế khác theo quy định
+ Các Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ... hạch toán phụ thuộc
hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đăng ký nộp thuế và
được cấp mã số thuế;
Các tổ chức kinh tế nêu trên nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo biểu sau:
(ĐVT: Đồng)
Bậc thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

-



Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

-

Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

-

Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 10 tỷ

1.500.000

-

Bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000


+ Vốn đăng ký với từng trường hợp cụ thể như sau:
1


- Đối với Doanh nghiệp Nhà nước là vốn điều lệ
- Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vốn đầu tư
- Đối với Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.
Trường hợp vốn đăng ký kinh doanh được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi vốn đăng ký ra tiền đồng
Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, cơ sở kinh doanh phải kê khai
với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm
sau. Nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn
bài phải nộp.
- Quy định việc xác định bậc thuế môn bài đối với một số trường hợp cụ thể
như sau:
+ Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong
ĐKKD năm thành lập để xác định mức thuế môn bài.
+ Đối với các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương của các Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế môn bài theo mức thống
nhất: 2.000.000 đồng/1 năm. Các doanh nghiệp thành viên nêu trên nếu có các chi
nhánh tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuế môn bài theo
mức thống nhất 1.000.000 đồng/năm.
+ Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ
chức kinh tế khác ... không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không có vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế
môn bài theo mức 1.000.000 đồng/năm.

* Thể thức kê khai và nộp thuế môn bài
- Thuế môn bài được nộp 1lần/năm và nộp vào đầu năm
- Cơ cở Kinh doanh ở vào thời điểm 6 tháng đầu năm thì phải nộp thuế cả năm.
Cơ sở kinh doanh ở vào thời điểm 6 tháng cuối năm thì phải nộp 50% mức thuế môn
bài cả năm (nộp ½ năm)

2


- Những cơ sở đang sản xuất kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu
năm của năm dương lịch.
- Trường hợp di chuyển sang địa phương khác,thay đổi ngành nghề: phải khai
báo lại với cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu ở các địa điểm khác
nhau trên cùng một địa phương thì phải nộp thuế môn bài cho bản thân cơ sở, đồng
thời còn phải nộp thuế cho các cơ sở phụ đóng trên cùng địa phương.
* Kế toán thuế môn bài:
(1). Khi xác định thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp Ngân sách Nhà nước, kế
toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
(2). Khi nộp thuế môn bài cho NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
Có TK 111, 112: Thuế môn bài nộp vào NSNN.
7.2. Thuế tài nguyên
Khái niệm Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên ra đời nhằm khuyến khích ,bảo vệ khai thác tài nguyên, sử
dụng tài nguyên được tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo nguồn thu cho NSNN
Thuế tài nguyên là loại thuế thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt
động khai thác tài nguyên thiên nhiên, không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu

quả sản xuất kinh doanh.
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này là các tài nguyên
thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm:
1. Khoáng sản kim loại;
2. Khoáng sản không kim loại;
3


3. Dầu thô theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Dầu khí năm 1993;
4. Khí thiên nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Dầu khí năm 1993;
5. Khí than theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Dầu khí năm 2008;
6. Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm
khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế
trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ;
7. Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển;
8. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất;
9. Yến sào thiên nhiên;
10. Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét,
quyết định.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế đơn
vị tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, trong đó giá tính thuế đơn vị tài nguyên được
áp dụng tương ứng với loại tài nguyên chịu thuế của kỳ tính thuế.
Số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau:
Thuế tài nguyên

phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài
x
nguyên tính thuế

Giá tính thuế đơn
vị tài nguyên

x

Thuế suất thuế
tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên
một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên
phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài
nguyên tính thuế

x

Mức thuế tài nguyên ấn định trên
một đơn vị tài nguyên khai thác


Sản lượng tài nguyên tính thuế
Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác theo
quy định tại Điều 5 Luật Thuế tài nguyên và được xác định như sau:
1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối
lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của
tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
4


2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc
khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài
nguyên được xác định trong một số trường hợp như sau:
a. Đối với tài nguyên khai thác phải chuyển qua khâu sàng tuyển, phân loại mới
bán thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc
khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại. Tài nguyên qua sàng
tuyển, phân loại vẫn ở trạng thái quặng, chưa thành sản phẩm khác. Đối với đất, đá,
phế thải, bã xít ... thu được qua sàng tuyển nếu bán ra thì xác định sản lượng tính thuế
tài nguyên theo từng loại chất tương ứng.
b. Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau nhưng không qua
sàng, tuyển, phân loại và không xác định được sản lượng từng chất khi bán ra thì sản
lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định theo sản lượng tài nguyên thực
tế khai thác và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên đã được kiểm định theo mẫu
quặng tài nguyên khai thác.
3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm
khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế
khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản
phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị
sản phẩm.
4. Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên

tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng
mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua
bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt
Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
5. Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên
dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng
mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Việt Nam.
6. Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động,
không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị
dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ
hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương
xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

5


7. Trường hợp tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thu mua tài nguyên từ các tổ chức,
cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ lẻ và tổ chức, cá nhân đầu mối thu mua cam kết bằng
văn bản chấp thuận kê khai nộp thuế thay thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản
Giá tính thuế tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá
nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Thuế suất thuế tài nguyên
Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài
nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.
Kế toán thuế tài nguyên
(1). Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627, 154(DN nhỏ và vừa): Thuế tài nguyên phải nộp
Có TK 333: Thuế tài nguyên phải nộp (TK 3336)

(2). Khi nộp thuế tài nguyên vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
Có TK 111,112: Thuế tài nguyên nộp vào NSNN.
7.3. Các loại phí, lệ phí.
- Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng
không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân
phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó.
Các dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật có thể do Nhà nước đầu tư
cung cấp và cũng có thể cho khu vực tư nhân đầu tư cung cấp như: kiểm dịch động
vật, thực vật; đo đạc và lập bản đồ địa chính, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ....
Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà
nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng. Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà
nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực
hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức
cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật.

6


Ví dụ: Thuỷ lợi phí; Phí xây dựng; Phí chợ; Phí thẩm định đầu tư; Phí sử dụng
đường bộ; Phí qua cầu; Phí bảo đảm hàng hải; Học phí; Phí dự thi, dự tuyển; Viện phí;
Phí bảo vệ môi trường; Phí hoạt động chứng khoán; án phí; Phí giám định tư pháp;…
- Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành
chính pháp lý của Nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ cho công việc
quản lý hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các dịch vụ theo quy định của luật pháp được phép thu lệ phí thuộc các dịch vụ
gắn với công việc quản lý Nhà nước như: đăng ký quốc tịch, hộ khẩu, đăng ký kết hôn,
bảo hộ quyền tác giả, cấp giấy phép kinh doanh, công chứng, cấp hạn ngạch, ... Vì
vậy, chỉ có cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý
Nhà nước theo quy định của luật pháp mới được thu lệ phí, tuy nhiên tiền lệ phí đó

không phải là giá cả của dịch vụ, mà là khoản thu phục vụ cho yêu cầu quản lý của
Nhà nước, do đó lệ phí là khoản thu của NSNN.
Ví dụ: Lệ phí quốc tịch; Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu; Lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực
xuất cảnh, nhập cảnh; Lệ phí trước bạ; Lệ phí địa chính; Lệ phí cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; Lệ phí bay qua vùng trời, đi qua vùng đất, vùng biển;…

7



×