Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở việt nam, qua thực tiễn giải quyết tại tòa án trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 90 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH LAN PHNG

áP DụNG PHáP LUậT GIảI QUYếT TRANH CHấP
QUYềN Sử DụNG ĐấT ở VIệT NAM QUA THựC TIễN
GIảI QUYếT TạI TòA áN TRÊN ĐịA BàN
TỉNH QUảNG BìNH

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH LAN PHNG

áP DụNG PHáP LUậT GIảI QUYếT TRANH CHấP
QUYềN Sử DụNG ĐấT ở VIệT NAM QUA THựC TIễN
GIảI QUYếT TạI TòA áN TRÊN ĐịA BàN
TỉNH QUảNG BìNH
Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s

: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC


Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Nguyn Quang Tuyn

H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích
dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Lan Phƣơng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

1


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

9

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN Ở VIỆT NAM

1.1.

Lý luận về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp quyền sử dụng đất

9

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

11

1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

13

1.2.

14


Lý luận áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật

14

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật về giải quyết

18

tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa
án nhân dân
1.2.3. Quy trình áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử

21

dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
1.2.4. Tiêu chí đánh giá và điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét
xử của Tòa án nhân dân

25


Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT


33

TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình tác

33

động đến việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền
sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

34

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng

35

Bình đến việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền
sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
2.2.


Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh

38

chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án
nhân dân tại tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Những kết quả đạt được

38

2.2.2. Những hạn chế

40

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

48

Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

60

VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.


Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét
xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Quảng Bình

60


3.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc

60

giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết

61

tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn liền với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền
3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết

62

các tranh chấp về quyền sử dụng đất đặt trong bối cảnh đổi
mới công tác xét xử của Tòa án nhân dân theo hướng mở rộng
dân chủ, tranh luận tại phiên tòa, thực hiện đầy đủ các nguyên
tắc tố tụng
3.2.


Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền

63

sử dụng đất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử
của Tòa án nhân dân tại tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền

63

sử dụng đất
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết

70

tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa
án nhân dân tại tỉnh Quảng Bình
KẾT LUẬN

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS


: Bộ luật dân sự

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng


Trang

Kết quả thụ lý và giải quyết các vụ án tranh chấp về

38

bảng
2.1

QSDĐ của TAND cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
2.2

Kết quả giải quyết các vụ án tranh chấp về QSDĐ của

38

TAND tỉnh Quảng Bình
2.3

Kết quả án sơ thẩm xét xử tranh chấp QSDĐ của TAND
cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm

39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
1.1. Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường (đặc biệt là

những năm gần đây), tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về nội dung, tính chất. Các dạng tranh chấp đất đai phổ
biến trong thực tế là tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh
chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; tranh chấp đất đai là tài sản chung của
vợ chồng trong các vụ án ly hôn... Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm
hiểu về tranh chấp đất đai chỉ ra nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân chủ
quan và nguyên nhân khách quan; đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai ra đời với mong muốn hướng dẫn
các bên tranh chấp có thái độ, cách hành xử văn minh khi giải quyết bất đồng,
mâu thuẫn về đất đai; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà một trong những
cơ quan nhà nước đó là Tòa án nhân dân. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong
giải quyết các tranh chấp QSDĐ của các cơ quan nhà nước nói chung và của
TAND nói riêng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực như giải
quyết ổn thỏa nhiều vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài dựa trên cơ
sở pháp luật; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật không chỉ của
các bên đương sự mà còn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, Thẩm
phán… thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp QSDĐ. Song bên cạnh
những kết quả đạt được, việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp
QSDĐ từ hoạt động xét xử của TAND còn bộc lộ một số hạn chế như vẫn còn
một số lượng không nhỏ vụ án xét xử sơ thẩm bị kháng nghị, hủy bản án,
quyết định của cấp sơ thẩm; hoạt động xét xử tranh chấp QSDĐ của TAND
gặp không ít khó khăn, trở ngại và đạt hiệu quả thấp v.v... Điều này có nguyên

1


nhân từ việc áp dụng chưa đúng, chưa chính xác pháp luật trong giải quyết
tranh chấp QSDĐ của các Thẩm phán cho dù pháp luật đất đai (trong đó có

các quy định về giải quyết tranh chấp QSDĐ) thường xuyên được sửa đổi, bổ
sung nhằm phù hợp với thực tiễn. Để khắc phục hạn chế này thì việc tiếp tục
nghiên cứu áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp QSDĐ qua thực tiễn
xét xử của TAND vẫn là việc làm cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh Luật
đất đai năm 2013, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm
2015 v.v... được ban hành với những sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp QSDĐ của TAND.
1.2. Quảng Bình là địa phương giàu truyền thống cách mạng và là
mảnh đất địa linh nhân kiệt sản sinh cho đất nước nhiều người con ưu tú mà
tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Mẹ Suốt v.v... Phát huy truyền thống
cách mạng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng bộ, chính
quyền, quân và dân Quảng Bình đã không ngừng vượt khó để xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp. Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, tốc
độ phát triển kinh tế của Quảng Bình năm sau cao hơn năm trước góp phần
nâng cao đời sống của nhân dân. Đóng góp vào thành tựu phát triển chung
của tỉnh Quảng Bình không thể không ghi nhận hoạt động xét xử nói chung
và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng của ngành
TAND nhằm duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Dẫu vậy, việc
áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai trong hoạt động xét xử của
TAND trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn để lại những suy nghĩ, trăn trở khi số
lượng không nhỏ các vụ việc tranh chấp QSDĐ đã xét xử bị kháng cáo, kháng
nghị hoặc hủy bản án. Điều này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu để tìm ra
nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Cho dù, việc tìm hiểu áp dụng
pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND đã
được nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, tìm hiểu và đánh giá
việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn xét xử của

2



TAND tại tỉnh Quảng Bình một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện trên
phương diện lý luận và thực tiễn tham chiếu với các đạo Luật đất đai năm
2013, BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015 v.v... thì dường như vẫn còn
thiếu một công trình khoa học như vậy.
Với những lý do cơ bản trên đây, học viên lựa chọn đề tài "Áp dụng pháp
luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam qua thực tiễn giải
quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ và thực tiễn áp
dụng chế định pháp luật này trong hoạt động giải quyết, xét xử của TAND đã
có nhiều công trình được công bố. Trong những công trình này, có thể nêu ra
một số công trình tiêu biểu sau đây: i) Luận văn thạc sĩ luật học của Chu Đức
Thắng (2004): Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh; ii) Luận án tiến sĩ luật học của Mai Thị Tú Oanh (2013): Tranh
chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai, Học viện Khoa học xã hội; iii)
Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Hồng Minh (2014): Áp dụng pháp
luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn
của Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; iv)
Bài viết Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án, của Nguyễn
Quang Tuyến (2004), Tạp chí TAND, số 14, tháng 7; v) Bài Luật đất đai (sửa
đổi) cần mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh
chấp đất đai, của Nguyễn Văn Thắng (2013), Tạp chí TAND, số 21; vi) Lưu
Tiến Dũng với bài viết Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử
(2005), Tạp chí TAND, số 5; vii) Phạm Thanh Hải với bài viết Trao đổi thêm
về việc áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003 (2005), Tạp chí TAND, số
5; viii) Nguyễn Thị Dung (2004), Về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong những quy định của Luật Đất đai, Tạp chí Luật học, số chuyên đề về

3



Luật Đất đai 2003, tháng 5; ix) Ban Biên tập Tạp chí TAND với bài viết
Những vấn đề trao đổi khi áp dụng Điều 136 Luật đất đai năm 2003 (2005),
Tạp chí TAND, số 5; x) Doãn Hồng Nhung (chủ biên) (2014), sách chuyên
khảo Kỹ năng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam,
Nxb Lao động, Hà Nội; xi) Tưởng Duy Lượng (2005), Bình luận về một số vụ
án hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; xii) Phan Thị Hương
Thủy (2005), 99 tình huống và tư vấn pháp luật về thừa kế nhà và quyền sử
dụng đất, Nxb Tư pháp, Hà Nội; xiii) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2000 - 2007, Nxb Tư pháp, Hà Nội v.v...
Những công trình khoa học trên đây đã giải quyết một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai; cụ thể: Một
là, phân tích khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai và giải quyết tranh
chấp đất đai; hai là, lý giải mục đích và nguyên tắc của giải quyết tranh chấp
đất đai; ba là, nêu bật vai trò của TAND trong giải quyết tranh chấp đất đai;
bốn là, phân tích nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và
đánh giá thực trạng thi hành chế định này thông qua bình luận một số vụ việc
cụ thể; năm là, nhận diện những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật đất
đai để giải quyết tranh chấp đất đai; sáu là, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả thi hành...
Tuy nhiên, nghiên cứu áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về
QSDĐ từ thực tiễn xét xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình một cách có hệ
thống, đầy đủ và toàn diện trên phương diện lý luận, thực tiễn thì dường như
vẫn còn thiếu một công trình như vậy. Đây có thể coi là một khiếm khuyết
trong quá trình áp dụng pháp luật về QSDĐ nói chung và các quy định về giải
quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Bởi lẽ, khi
gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp QSDĐ trong quá trình xét xử, TAND các cấp của tỉnh
Quảng Bình thiếu cơ sở lý luận, căn cứ khoa học để luận giải, tìm ra các giải


4


pháp xử lý (đặc biệt là đối với các vụ việc tranh chấp về QSDĐ phức tạp, kéo
dài). Chính vì vậy, rất cần có một công trình nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề
này một cách hệ thống toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở tiếp
thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố, bản luận văn
này đi sâu nghiên cứu về áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ ở
Việt Nam qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và nâng cao chất lượng
áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn giải quyết tại
Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp QSDĐ tại TAND thông qua việc giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
i) Phân tích khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung và
áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng; tìm hiểu mục đích, ý
nghĩa của áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp đất đai nói riêng; các nguyên tắc và yêu cầu của áp dụng pháp luật nói
chung và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng.
ii) Làm rõ khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật giải quyết
tranh chấp QSDĐ thông qua hoạt động xét xử của TAND; mục đích, ý nghĩa,
nguyên tắc và yêu cầu của áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp QSDĐ
thông qua hoạt động xét xử của TAND.

- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp QSDĐ thông qua hoạt động xét xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình.

5


- Đưa ra định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp QSDĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định pháp luật này
trong hoạt động xét xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn xác định đối
tượng nghiên cứu khu trú vào các nội dung cụ thể sau đây:
- Các quan hệ pháp luật trong sử dụng đất đai.
- Các quan hệ pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
tại Tòa án nhân dân.
- Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của Luật đất đai năm 2013
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) hướng dẫn về đường lối xét xử các vụ án tranh chấp đất đai thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND.
- Các quan điểm lý luận, trường phái lý thuyết về tranh chấp QSDĐ,
giải quyết tranh chấp QSDĐ và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp
QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND.
- Các văn bản về nghiệp vụ xét xử các vụ án giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất tại TAND tỉnh Quảng Bình.
- Thực trạng áp dụng pháp luật của TAND trong hoạt động xét xử các
vụ án tranh chấp QSDĐ tại tỉnh Quảng Bình v.v...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ luật học, tác giả

giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài vào một số nội dung cụ thể sau đây:
- Về phạm vi không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở
thực tiễn áp dụng pháp luật của TAND trong hoạt động xét xử các vụ án tranh
chấp QSDĐ tại tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian từ
năm 1993 (thời điểm Luật đất đai 1993 được ban hành) đến nay.

6


- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu khu
trú vào các quy định của Luật đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai
2013 về giải quyết tranh chấp đất đai và các văn bản hướng dẫn việc áp dụng
chế định pháp luật này trong hoạt động xét xử của TAND.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi tìm hiểu khái niệm, đặc
điểm của tranh chấp QSDĐ, giải quyết tranh chấp QSDĐ; áp dụng pháp luật
về giải quyết tranh chấp QSDĐ nói chung và áp dụng pháp luật về giải quyết
tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND nói riêng; các nguyên
tắc và yêu cầu áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt
động xét xử của TAND v.v...
ii) Phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích kết hợp với luận
giải được sử dụng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng
pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND;

các tiêu chí đánh giá và điều kiện đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật về giải
quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND v.v...
iii) Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp so
sánh, phương pháp nghiên cứu hệ thống… được sử dụng khi đánh giá thực
trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét
xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình.
iv) Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp… được sử dụng khi
đề cập định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ và
nâng cao hiệu quả áp dụng chế định pháp luật này trong hoạt động xét xử của
TAND tại tỉnh Quảng Bình.

7


v) Phương pháp lập luận logic được sử dụng khi nghiên cứu đề xuất
các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ
và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định pháp luật này trong hoạt động xét xử
của TAND tại tỉnh Quảng Bình v.v...
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn nếu bảo vệ thành công sẽ có một số đóng góp nhất định, cụ
thể sau đây:
- Luận văn hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về áp dụng
pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND
nói chung và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt
động xét xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình nói riêng.
- Luận văn phân tích, bình luận, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật
về giải quyết tranh chấp QSDĐ trong hoạt động xét xử của TAND tại tỉnh
Quảng Bình.
- Luận văn đưa ra định hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp QSDĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định

pháp luật này trong hoạt động xét xử của TAND tại tỉnh Quảng Bình.
Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu
về lĩnh vực pháp luật này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân
dân tại tỉnh Quảng Bình.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
1.1. Lý luận về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp quyền sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất
Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật không phải lúc nào
cũng có chung quan điểm hay có sự đồng thuận về cách tiếp cận trong xử lý
các vấn đề nảy sinh. Do đó, những bất đồng, xung đột hay những mâu thuẫn
nổ ra là điều khó tránh khỏi. Hiện tượng này được giới chuyên môn gọi là sự
tranh chấp pháp lý.

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: "Tranh chấp: bất đồng, trái ngược
nhau" [42, tr. 227]. Như vậy, theo ngôn ngữ học, tranh chấp được hiểu là
những bất đồng, trái ngược nhau giữa hai hoặc nhiều người (hoặc nhiều bên)
trong quan hệ xã hội.
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học: "Tranh chấp đất đai: tranh
chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền
và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai" [36, tr. 74].
Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: "Tranh
chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa
vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai" [37, tr. 445].
Theo Luật Đất đai năm 2013: "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai" [19, Điều 3].
Như vậy, cho dù có những cách định nghĩa về tranh chấp đất đai song
giới luật học nước ta đều thống nhất với nhau ở điểm chung đó là, tranh chấp

9


đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quan hệ đất đai. Trên cơ sở các định nghĩa về tranh chấp đất đai trên đây, tác
giả cho rằng nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai bao gồm: i) Về chủ thể.
Tranh chấp đất đai phát sinh từ những bất đồng, khác biệt giữa hai hay nhiều
bên (còn gọi là các bên) trong quan hệ đất đai; ii) Về đối tượng của tranh
chấp. Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ đất đai.
1.1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp quyền sử dụng đất
Tìm hiểu tranh chấp về QSDĐ, tác giả nhận thấy bên cạnh đặc điểm
chung của tranh chấp, loại tranh chấp này có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của tranh chấp đất đai là chủ thể quản lý đất đai

hoặc chủ thể sử dụng đất chứ không phải là chủ sở hữu đất đai.
Do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thông qua một trong các
phương thức là giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; đồng thời, Nhà nước
thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Vì vậy, ở nước ta, toàn dân là chủ sở
hữu duy nhất đối với đất đai nên không thể có tranh chấp về sở hữu đất đai.
Thứ hai, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
thông qua một trong các phương thức là giao đất, cho thuê đất, công nhận
QSDĐ; đồng thời, Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Vì vậy,
đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những
lợi ích vật chất thu được từ việc sử dụng đất.
Thứ ba, tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp
của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
Vì khi xảy ra tranh chấp, một bên hoặc các bên không thực hiện được những
QSDĐ của mình. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ của
người sử dụng đất đối với Nhà nước v.v...

10


1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
1.1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp QSDĐ là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong đời sống
xã hội ở bất kỳ một hình thái kinh tế - xã hội nào. Việc giải quyết tranh chấp
QSDĐ luôn là vấn đề phức tạp và khó khăn; do tranh chấp QSDĐ liên quan
đến lợi ích thiết thân của các bên đương sự. Thuật ngữ giải quyết tranh chấp
QSDĐ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật nhưng dường
như trong các đạo Luật đất đai lại chưa có sự giải thích chính thức về thuật

ngữ này mà chỉ có các quy định về vấn đề này. Vậy giải quyết tranh chấp
QSDĐ là gì? Theo từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học (Phần Luật Đất đai,
Luật Lao động, Tư pháp quốc tế) của Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản
năm 1999: "Giải quyết tranh chấp đất đai: Giải quyết bất đồng, mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp
pháp bị xâm phạm; đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai". Dựa trên cách giải thích trên đây và qua việc
nghiên cứu nội dung các quy định về giải quyết tranh chấp QSDĐ; theo tác
giả, giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là một phương thức của con người
(bao gồm các bên tranh chấp, cộng đồng dân cư và các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền) nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp dựa trên chính sách, pháp
luật đất đai mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được để hóa giải bất
đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ quản lý đất đai hoặc
quan hệ sử dụng đất.
1.1.2.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Bên cạnh các đặc điểm chung của giải quyết tranh chấp, giải quyết
tranh chấp QSDĐ còn có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, giải quyết tranh chấp QSDĐ là hoạt động có mục đích rõ ràng.
Mục đích của giải quyết tranh chấp QSDĐ là hòa giải bất đồng, mâu thuẫn về lợi
ích kinh tế, về quyền và nghĩa vụ giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai.

11


Hai là, giải quyết tranh chấp QSDĐ dựa trên chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là các tranh
chấp về quyền sở hữu đất đai không được xem xét, thụ lý giải quyết vì nó vi
phạm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định
của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách

đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam [19, Khoản 5 Điều 26].
Ba là, nguyên tắc hòa giải được coi trọng, đề cao và là phương thức
được ưu tiên áp dụng khi giải quyết tranh chấp QSDĐ. Do tính ưu việt, linh
hoạt của hòa giải (đỡ tốn kém về thời gian, công sức, tiền của trong việc "theo
đuổi" kiện cáo trong tranh chấp QSDĐ; đảm bảo duy trì sự đoàn kết ổn định
trong nội bộ nhân dân; tôn trọng và đề cao tính tự định đoạt giữa các bên
đương sự và phù hợp với tâm lý, suy nghĩ, đạo lý truyền thống của người Việt
Nam v.v...) tranh chấp QSDĐ nên phương thức này được các bên đương sự
ưu tiên lựa chọn để hóa giải các bất đồng, mâu thuẫn trong lĩnh vực đất đai.
Chỉ sau khi áp dụng phương thức này không đạt hiệu quả thì việc giải quyết
tranh chấp QSDĐ mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Nguyên tắc này được quy định thành một điều trong Luật đất đai năm 2013
(Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai). Theo Điều 202: i) Nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua hòa giải ở cơ sở; ii) Tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải
được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp
để hòa giải; iii) Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải
tranh chấp đất đai tại địa phương mình...
Bốn là, giải quyết tranh chấp QSDĐ dựa trên quan điểm, đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước ở từng thời kỳ và nguồn gốc
lịch sử, quá trình sử dụng đất cụ thể của từng mảnh đất...

12


Năm là, giải quyết tranh chấp QSDĐ tuân thủ trình tự, thủ tục chặt chẽ
do pháp luật quy định; cụ thể: i) Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp
đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở;

ii) Tranh chấp đất đai mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND
cấp xã nơi có đất tranh chấp đề hòa giải; iii) Chủ tịch UBND cấp xã có trách
nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; iv) Tranh
chấp QSDĐ mà UBND cấp xã hòa giải không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do TAND giải quyết.
* Tranh chấp QSDĐ mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai
năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền
theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013.
- Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự (Điều 202 và Điều 203 Luật đất đai năm 2013).
Sáu là, việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ còn huy động sự tham gia
tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức quần chúng khác và dòng họ, cộng đồng dân cư ở cơ sở. Mặt
khác, bên cạnh quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; hồ sơ địa chính, tài liệu về đất đai v.v...; việc giải quyết tranh chấp về
QSDĐ còn dựa vào luật tục, hương ước, quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán
truyền thống... của người dân ở các địa phương, vùng, miền.
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Giải quyết tranh chấp QSDĐ mang lại một số ý nghĩa cơ bản sau đây:
Một là, về khía cạnh chính trị. Giải quyết tranh chấp về QSDĐ nhằm
hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ người dân, góp
phần không để những bất đồng này âm ỷ, kéo dài và phát sinh thành những

13



"điểm nóng" tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về chính trị. Bởi lẽ, nếu những bất
đồng, mâu thuẫn về đất đai không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt
điểm sẽ tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, xúi giục, kích
động một bộ phận người dân khiếu kiện đông người, vượt cấp làm mất ổn
định trật tự xã hội.
Hai là, về khía cạnh xã hội. Giải quyết tranh chấp về QSDĐ sẽ hóa
giải những bất đồng, mâu thuẫn không để nó phát triển trở thành xung đột xã
hội phá vỡ kết cấu ổn định của quan hệ xã hội giữa các thành viên trong gia
đình, dòng họ, cộng đồng dân cư v.v... Hậu quả là các quan hệ xã hội bị tổn
thương nghiêm trọng, phá vỡ sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong nội bộ
nhân dân khiến xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng cục bộ, rối loạn.
Ba là, về khía cạnh kinh tế. Giải quyết tranh chấp về QSDĐ sẽ khắc
phục tình trạng sử dụng đất bị gián đoạn, ngưng trệ không tạo ra của cải vật
chất, đất đai bị bỏ hoang không sử dụng do tranh chấp đất đai gây ra. Hậu quả
là hiệu quả sử dụng đất thấp khiến năng suất lao động không được cải thiện.
Điều này không có lợi về mặt kinh tế. Hơn nữa, thay vì đầu tư chất xám, thời
gian, tiền của, công sức vào việc sử dụng đất; các bên tranh chấp sử dụng các
nguồn lực này để "theo đuổi" khiếu kiện kéo dài. Ở khía cạnh khác, các cơ
quan nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội v.v... cũng phải bỏ thời
gian, công sức, nguồn lực con người... vào việc thụ lý, giải quyết tranh chấp
QSDĐ. Như vậy, xét về bài toán kinh tế, nguồn lực xã hội bị mất một phần để
sử dụng vào việc giải quyết tranh chấp QSDĐ, trong điều kiện để phát triển
đất nước cần phải đầu tư ngày càng nhiều nguồn lực của xã hội.
1.2. Lý luận áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật
1.2.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, việc xem xét
khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu từ việc việc xem xét khái niệm


14


thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và là
hoạt động quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hóa các quy định của pháp
luật, biến các quy định đó từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp
của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể.
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật
Hà Nội và Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội có cùng một quan điểm về thực hiện pháp luật: "Thực
hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy
định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể pháp luật" [10], [37].
Thực hiện pháp luật có các hình thức sau đây: i) Tuân thủ pháp luật;
ii) Thi hành pháp luật; iii) Sử dụng pháp luật; iv) Áp dụng áp luật. Áp dụng
pháp luật là một trong những hình thức quan trọng của việc thực hiện pháp
luật, là hoạt động diễn ra hàng ngày trong các cơ quan nhà nước và chỉ do
nhân viên nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Trong hoạt
động tư pháp, áp dụng pháp luật thường được Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân... tiến hành theo một thủ tục tố tụng nhất định
để thu thập chứng cứ, xác minh, điều tra làm rõ các tình tiết vụ án nhằm xác
định sự thật khách quan, có cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý và xác định
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật.
Theo Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật của Trường Đại
học Luật Hà Nội thì áp dụng pháp luật được hiểu: Áp dụng pháp luật là hoạt
động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa quy phạm
pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với các cá nhân, tổ
chức trong các trường hợp cụ thể [38].
Theo cuốn tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Lý luận chung về
Nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh: Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp

15


luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư
pháp của Nhà nước. Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà
nước được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước sao cho các quy phạm
pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội [41].
Như vậy, trên thực tế cho dù có những quan điểm, cách tiếp cận khác
nhau về áp dụng pháp luật song tựu chung lại áp dụng pháp luật được hiểu
như sau: Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính thực tiễn, cụ thể và
sinh động do các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước được giao quyền
tiến hành theo một thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Nó là hình thức
thực hiện pháp luật, là thủ tục bắt buộc để các cơ quan nhà nước thực hiện
các biện pháp cưỡng chế khi có hành vi vi phạm, khi phải giải quyết các tranh
chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật hoặc khi Nhà nước cần phải can thiệp, tham gia để bảo đảm việc
thực thi trên thực tế các quyền của chủ thể trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật, tác giả
nhận thấy về cơ bản áp dụng pháp luật như là hình thức đặc biệt của thực hiện
pháp luật và có những đặc điểm cơ bản sau:
- Áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức
hay cá nhân có thẩm quyền tiến hành, chỉ được giao một số hoạt động áp
dụng pháp luật nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình. Hoạt động áp
dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ
quan nhà nước hay những người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí

của những chủ thể có liên quan. Trường hợp cần thiết, áp dụng pháp luật được
bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước hay những người có
thẩm quyền phải xem xét, cân nhắc thận trọng và dựa trên những quy phạm
pháp luật đã được xác định để ra văn bản áp dụng pháp luật cụ thể. Văn bản

16


áp dụng pháp luật là hình thức thể hiện chính thức của hoạt động áp dụng
pháp luật, là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền xây dựng, được Nhà nước trao quyền ban hành
trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp, trách
nhiệm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
- Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật được pháp
luật quy định rõ ràng nên các cơ quan nhà nước và những người có thẩm
quyền khi áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để tránh
sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, thiếu chính xác
làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật. Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật
được thể hiện cụ thể bằng các bản án, quyết định... Các loại văn bản trên phải
phù hợp với pháp luật được dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Văn
bản áp dụng pháp luật có hai loại là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể và văn bản bảo vệ pháp luật chứa đựng những biện pháp trừng trị,
cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hóa quy phạm pháp luật đối
với từng trường hợp cụ thể
Áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể

trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Trên những quy tắc xử sự chung trong quy
phạm pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật cá biệt hóa một cách cụ thể và
chính xác những quy phạm pháp luật nhất định.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo
Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật cần
phải nghiên cứu kỹ vụ việc, làm sáng tỏ sự cấu thành pháp lý của nó. Trong

17


×