Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu chính thức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự 1999 14. Tham luLIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.83 KB, 22 trang )

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI
XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN
Bộ Quốc phòng
Trong quá trình tổng kết Bộ luật hình sự, Bộ Quốc phòng đã có Báo cáo
tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với
các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư
pháp quân đội. Những hạn chế, bất cập của Bộ luật hình sự mà Bộ Quốc phòng
đã báo cáo đã được Bộ Tư pháp tổng hợp trong Báo cáo chung do vậy, Bộ
Quốc phòng hoàn toàn nhất trí với Báo cáo tổng kết Bộ luật hình sự do Bộ Tư
pháp trình bày. Tại Hội nghị ngày, Bộ Quốc phòng xin phép trình bày những
hạn chế, vướng mắc, bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự về các tội
xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; trên cơ sở đó đưa ra những
kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về nhóm tội
phạm này. Để trình bày một cách có hệ thống, chúng tôi chia các tội xâm phạm
nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thành các nhóm. Nội dung bài viết trình
bày theo logích từ những vấn đề chung cho đến từng nhóm tội phạm.
1. Khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân Theo chúng tôi, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Do vậy, khái niệm
các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng bao gồm các
những dấu hiệu chung của khái niệm tội phạm. Theo đó, các tội xâm phạm
nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách có lỗi và phải chịu hình phạt.
Khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân là các quan hệ xã hội tồn tại trong quân đội hoặc khi có hoạt động quân
sự. Mặt khách quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XXIII Bộ
luật hình sự và những hành vi nguy hiểm này chỉ có thể xảy ra trong các hoạt
động quân sự. Đó không chỉ bao gồm các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách
nhiệm của quân nhân mà còn cả những hành vi: vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm


của những người không phải là quân nhân như dân quân tự vệ, công dân được
trưng tập vào phục vụ trong quân đội; vi phạm pháp luật quốc tế về chiến tranh
như hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh, hành vi tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ
hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự. Chủ thể của các tội xâm
phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm quân nhân và những người
không phải là quân nhân (như dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong
chiến đấu và phục vụ chiến đấu, công dân được trưng tập vào phục vụ trong
quân đội) thực hiện. Nghiên cứu Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới,
chúng tôi thấy: Bộ luật hình sự của Liên Xô (trước đây), Liên bang Nga (hiện
nay) đặt tên chương tội phạm này là “Các tội phạm quân sự”; Bộ luật hình sự
128


Vương quốc Thuỵ Điển đặt tên chương tội phạm này là “Các tội phạm do
thành viên các lực lượng vũ trang thực hiên”... Việc đặt tên Chương XXIII Bộ
luật hình sự Việt Nam “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân” là không bao quát hết các hành vi khách quan được đề cập tại Chương
này cũng như chủ thể của loại tội phạm này. Để khắc phục bất cập này, chúng
tôi đề nghị đổi tên Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm
của quân nhân” của Bộ luật hình sự thành “Các tội xâm phạm hoạt động quân
sự.”
Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự, thì những người phải chịu
trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
không chỉ là quân nhân mà còn là những người không phải là quân nhân. Việc
quy định người không phải là quân nhân nhưng phải chịu trách nhiệm về việc
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là phi lô gích về mặt ngôn ngữ.
Mặt khác, nội dung Điều 315 Bộ luật hình sự mới trả lời được câu hỏi ai và khi
nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách
nhiệm của quân nhân mà chưa trả lời được câu hỏi các tội xâm phạm nghĩa vụ
trách nhiệm của quân nhân là gì? Để khắc phục những hạn chế, bất cập này và

đồng thời với việc đổi tên Chương XXIII Bộ luật hình sự, chúng tôi đề nghị đổi
tên Điều 315 “Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm
nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” Bộ luật hình sự thành “Khái niệm các
tội xâm phạm hoạt động quân sự.” Nội dung của Điều luật này phải trả lời
được các câu hỏi: các tội xâm phạm hoạt động quân sự là gì? được quy định ở
đâu? do ai thực hiện? có lỗi hay không? Khi tìm lời giải cho những câu hỏi
này, chúng tôi thấy:
Ngoài việc phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến
đấu, thì hàng năm dân quân, tự vệ còn được Chỉ huy các đơn vị quân sự địa
phương (Ban chỉ huy quân sự huyện, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh) điều động đi học
tập chính trị, huấn luyện quân sự tại các trường quân sự. Trong thời hạn đó, dân
quân, tự vệ phải thực hiện đầy đủ các chế độ quy định như quân nhân nhưng
chưa bị Điều 315 Bộ luật hình sự quy định là chủ thể của các tội xâm phạm
nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Hệ quả là những người này không phải
chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân trong thời gian được điều động vào phục vụ trong quân đội mặc dù theo
quy định của Luật dân quân tự vệ, thì họ phải thực hiện các nghĩa vụ và được
hưởng đầy đủ các chế độ của quân nhân tại ngũ. 1. Từ những lý do nêu trên,
chúng tôi đề nghị sửa đổi nội dung Điều 315 Bộ luật hình sự và xây dựng khái
niệm các tội xâm phạm hoạt động quân sự như sau:
“Điều … Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động quân sự
Các tội xâm phạm hoạt động quân sự là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, do quân nhân tại ngũ;
quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được điều
động hoặc trưng tập vào phục vụ trong quân đội; dân quân, tự vệ trong thời
1

Xem: Luật Dân quân tự vệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 29-32.

129



gian huấn luyện hoặc phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ
chiến đấu, có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm chế độ hoạt động trong quân đội.
2. Các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng. Các tội xâm phạm
quan hệ chỉ huy, phục tùng bao gồm tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không
nghiêm chỉnh mệnh lệnh và tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm; được quy định tại các Điều 316, 317 và 318 Bộ luật hình sự. Nghiên
cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục
tùng, chúng tôi thấy:
- Với quy định về tên tội danh và mô tả trong điều luật, thì đối tượng tác
động của tội chống mệnh lệnh và tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh
là “mệnh lệnh” của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền. Theo hướng
dẫn của cấp có thẩm quyền, thì “Mệnh lệnh” là lệnh của người chỉ huy trực tiếp
hoặc cấp trên có thẩm quyền được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng tín hiệu lệnh và bắt buộc cấp dưới phải chấp hành. 2 Vậy, chỉ thị của người
chỉ huy hoặc cấp trên có phải là đối tượng tác động của các tội phạm này hay
không? Hành vi chống lại hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh chỉ thị của
người chỉ huy hoặc cấp trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm
này?
Theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội, thì “mệnh lệnh” và “chỉ thị”
của người chỉ huy hoặc cấp trên là hai khái niệm khác nhau. Cho nên, mới quy
định nghĩa vụ của quân nhân là phải “tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy,
chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên... 3 Xét về nội dung và yêu
cầu, thì mệnh lệnh và chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm
quyền đều có tính bắt buộc cấp dưới phải thi hành. Nhưng về hình thức pháp lý,
thì chỉ thị của cấp trên chưa chắc đã phải là mệnh lệnh như chỉ thị của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng (là văn bản quản lý hành chính) nên không chỉ bắt buộc
đối với các đơn vị quân đội, mọi quân nhân mà cả những người không phải là

quân nhân nhưng có liên quan. Ví dụ: Chỉ thị về việc tuyển quân hàng năm là
văn bản có giá trị bắt buộc không chỉ đối với những quân nhân làm nhiệm vụ
tuyển quân mà còn có giá trị bắt buộc với Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa
phương và thanh niên trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự. Có những chỉ thị chỉ
có giá trị bắt buộc đối với một nhóm quân nhân (là thủ trưởng các đơn vị quân
đội) như “Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc cấm không cho bộ đội
đi làm kinh tế...” Chúng tôi cho rằng, chỉ thị của cấp trên có thẩm quyền cũng
là đối tượng tác động của tội chống mệnh lệnh và tội chấp hành không nghiêm
chỉnh mệnh lệnh. Việc quy định đối tượng tác động của các tội phạm quy định
tại các Điều 316, 317 Bộ luật hình sự chỉ là “mệnh lệnh” là chưa chính xác mà
phải là “mệnh lệnh, quyết định và chỉ thị của người chỉ huy và cấp trên có
thẩm quyền” mới đúng.
2

Xem: Tòa án nhân dân tối cai, Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và tố tụng, Hà
Nội 2004, tr 6.
3
Xem: Bộ Quốc phòng, Điều lệnh quản lý bộ đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, tr 14.

130


- Tội chống mệnh lệnh là hành vi công khai từ chối chấp hành mệnh lệnh
hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên
có thẩm quyền. Mặt khách quan của tội chống mệnh lệnh thể hiện bởi hành vi:
công khai từ chối chấp hành mệnh lệnh; cố ý không thực hiện mệnh lệnh được
giao. Hai hành vi này tuy có điểm chung là hành vi được thực hiện một cách cố
ý nhưng có sự khác nhau về hình thức biểu hiện. Hành vi công khai từ chối
chấp hành mệnh lệnh thể hiện ở việc người nhận mệnh lệnh công khai từ chối
hoặc có hành vi khác làm cho người giao mệnh lệnh biết ngay là mệnh lệnh của

mình sẽ không được thực hiện. Còn hành vi cố ý không thực hiện mệnh lệnh
được biểu hiện dưới dạng: không thực hiện những hành động được quy định
trong mệnh lệnh; thực hiện những hành vi mà mệnh lệnh cấm; thực hiện mệnh
lệnh không chính xác về mặt thời gian, địa điểm hoặc tính chất của hành động
được ghi trong mệnh lệnh. Cho nên, mặc dù mệnh lệnh không được thực hiện
nhưng người giao mệnh lệnh không biết, thậm chí còn tin là mệnh lệnh của
mình sẽ được thực hiện. Việc tại Điều 316 Bộ luật hình sự chỉ quy định “Người
nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm
quyền, thì bị phạt...” mà không mô tả hành vi chống mệnh lệnh là gì, theo
chúng tôi là chưa chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chưa khắc phục được bất cập
tại Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1985 cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
Chúng tôi đề nghị:
- Tội chống mệnh lệnh cần được hoàn thiện theo hướng: bổ sung thêm
các đối tượng tác động của tội phạm là “quyết định, chỉ thị của người chỉ huy
hoặc cấp trên có thẩm quyền;”và mô tả hành vi khách quan của tội phạm này
là “công khai từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện quyết định, chỉ thị
hoặc mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền.” Theo đó, tên
tội danh cần được sửa đổi là “Tội chống mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của
người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền” và nội dung khoản 1
Điều 316 Bộ luật hình sự cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ Điều…. Tội chống mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người
chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền
1. Người nào công khai từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện
mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp
trên có thẩm quyền, thì bị phạt...”
- Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh cũng cần được hoàn
thiện theo hướng bổ sung thêm đối tượng tác động của tội phạm là “quyết định,
chỉ thị của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền.” Tên tội danh cần được
sửa đổi là “Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ
thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền”. Nội dung khoản

1 Điều 317 Bộ luật hình sự cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ Điều… Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, quyết định
hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền

131


1. Người nào chấp hành mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ
huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện
gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt...”
3. Các tội xâm phạm quan hệ đoàn kết nội bộ quân đội. Các tội xâm
phạm quan hệ đoàn kết nội bộ quân đội bao gồm: tội làm nhục, hành hung
người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp
dưới, tội làm nhục, hành hung đồng đội; được quy định tại các Điều 319, 320
và 321 Bộ luật hình sự. Về mặt khách quan, thì các tội xâm phạm quan hệ đoàn
kết nội bộ được thể hiện bởi các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự; hành
hung; dùng nhục hình. Trong đó: xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hành vi
khách quan của cả ba tội phạm thuộc nhóm này; hành hung là hành vi khách
quan của các tội phạm quy định tại các Điều 319 và 321 Bộ luật hình sự; dùng
nhục hình chỉ là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm quy định tại Điều
320 Bộ luật hình sự. Về bản chất và theo giải thích của Từ điển luật học, thì
“nhục hình” - là phương pháp tra tấn, gây đau đớn về thể xác người bị điều
tra, xét hỏi hoặc bị giam giữ cải tạo như đánh đập, bắt nhịn đói, ăn cơm nhạt,
không cho uống nước, bắt nằm lạnh.v.v...”4 Đây là khái niệm được dùng để chỉ
hành động thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự trái với quy định của pháp luật về
điều tra, xét hỏi, cải tạo, giam giữ. Trong khi, dùng nhục hình đối với cấp dưới
là hàng vi hành hung cấp dưới do người chỉ huy hoặc cấp trên thực hiện bằng
cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn.5 Hoạt động quản lý, chỉ huy bộ đội là hoạt
động quản lý hành chính quân sự. Như vậy, việc nhà làm luật sử dụng khái
niệm “dùng nhục hình” để chỉ hành vi của người chỉ huy hoặc cấp trên hành

hung cấp dưới là không chính xác về thuật ngữ.
Việc định tội danh đối với các hành vi nêu trên phục thuộc vào hoàn cảnh
thực hiện hành vi và mối quan hệ quân nhân giữa người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội với người bị hại. Cụ thể:
“- Nếu giữa người thực hiện hành vi nêu trên với người bị hại có quan hệ
công tác, thì hành vi làm nhục, hành hung bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội làm nhục, hành hung chỉ huy hoặc cấp trên theo quy định tại Điều 319 Bộ
luật hình sự khi người phạm tội là cấp dưới của người bị hại;
- Nếu người phạm tội là cấp trên của người bị hại, thì hành vi làm nhục,
dùng nhục hình bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục hoặc dùng
nhục hình đối với cấp dưới theo quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự;
- Nếu giữa người thực hiện hành vi nêu trên với người bị hại không có
quan hệ công tác, thì hành vi làm nhục, hành hung bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội làm nhục, hành hung đồng đội theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình
sự.” 6
4

Xem: Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999, tr 356.
Xem: ThS. Mai Bộ, Trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm nhục, hành vi và dùng nhục hình đối với đồng
đội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2008, tr 27.
6
Xem: Tòa án nhân dân tối cai, Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và tố tụng, Hà
Nội 2004, tr 10-11.
5

132


Theo chúng tôi, thì việc quy định một loại hành vi nguy hiểm cho xã hội
(làm nhục, hành hung) thành ba tội phạm khác nhau là không cần thiết, không

bảo đảm sự bình đẳng trách nhiệm hình sự giữa các quân nhân, những người có
nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân và không bảo đảm thống nhất trong áp
dụng pháp luật. Về kỹ thuật lập pháp, thì quy định tại các điều luật nêu trên
cũng không thống nhất với quy định tại các Điều 8, Điều 20 Bộ luật hình sự
“Tội phạm là hành vi...”và “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố
ý cùng thực hiện một tội phạm”. Xin nêu một ví dụ để chứng minh:
Nguyễn Văn A là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 1 Trung đội 1. Khi Nguyễn Văn
A đang thực hiện hành vi làm nhục, hành hung Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 thì
Nguyễn Văn B là quân nhân thuộc Tiểu đội 2 đến bênh đồng hương và cùng
với Nguyễn Văn A làm nhục, hành hung Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2.
Trong trường hợp nêu trên, tuy Nguyễn Văn B chỉ là người đồng thực
hành (hành vi làm nhục, hành hung) với Nguyễn Văn A nhưng mỗi người lại bị
truy cứu trách nhiệm về một tội khác nhau. Nguyễn Văn A bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội làm nhục, hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1
Điều 321 Bộ luật hình sự. Còn Nguyễn Văn B bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội làm nhục, hành hung người chỉ huy theo quy định tại khoản 1 Điều 319
Bộ luật hình sự. Nguyễn Văn B có thể bị phạt nặng hơn Nguyễn Văn A vì chế
tài quy định tại khoản 1 Điều 319 nặng hơn chế tài quy định tại khoản 1 Điều
321 Bộ luật hình sự.
Hơn nữa, về lý thuyết, thì tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc
cấp trên, tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới và tội làm nhục
hành hung đồng đội có thể xảy ra trong chiến đấu hoặc khi không chiến đấu.
Hành vi phạm các tội nêu trên được thực hiện trong chiến đấu có tính nguy
hiểm cao hơn nên cần trừng trị nghiêm khắc hơn nhưng “phạm tội trong chiến
đấu” không được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các
tội phạm này là một hạn chế của Bộ luật hình sự.
Do vậy, sẽ là hợp lý nếu thay các tội làm nhục, hành hung người chỉ huy
hoặc cấp trên, tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới và tội làm
nhục, hành hung đồng đội bằng hai tội độc lập là tội làm nhục đồng đội và tội
hành hung đồng đội. Trong đó:

- Tội làm nhục đồng đội là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự người chỉ huy, cấp trên, cấp dưới hoặc đồng đội. Như vậy, đối tượng
tác động của tội phạm này là người chỉ huy, cấp trên, cấp dưới hoặc đồng đội.
Xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thì: hành vi làm nhục đồng đội ít
nghiêm trọng hơn hành vi làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên do đối tượng
bị tác động là người chỉ huy hoặc cấp trên; hành vi làm nhục đồng đội cũng ít
nghiêm trọng hơn hành vi làm nhục cấp dưới do người thực hiện hành vi này là
người chỉ huy hoặc cấp trên. Cho nên, có thể quy định “hành vi xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội” là dấu hiệu định tội; còn phạm tội
đối với người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới là dấu hiệu định khung hình phạt.
Điều luật quy định về tội phạm này có thể là:
133


“Điều...Tội làm nhục đồng đội
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt...:
a) Đối với người chỉ huy trực tiếp, cấp trên hoặc cấp dưới...”
- Tội hành hung đồng đội là hành vi xâm phạm sức khoẻ của đồng đội.
Trong đó, hành vi xâm phạm sức khoẻ của đồng đội (của người ngang cấp,
ngang chức) ít nguy hiểm hơn hành vi xâm phạm sức khoẻ người chỉ huy, cấp
trên hoặc cấp dưới. Chính sách hình sự đối với từng trường hợp nêu trên cũng
khác nhau và đã từng được thể hiện tại khoản 2 các Điều 319, 320 và 321 Bộ
luật hình sự. Mặc dù tại khoản 2 của các điều luật nêu trên đều quy định ba tình
tiết định khung hình phạt là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhưng chế tài được quy định (loại và mức
hình phạt) với từng tội phạm có sự khác. Sự khác nhau này là cần thiết về
đường lối xử lý khi cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Để khắc phục những bất
cập của việc quy định thành ba tội phạm độc lập nêu trên mà vẫn đảm bảo có

sự khác nhau cần thiết về đường lối xử lý khi cá thể hoá trách nhiệm hình sự
đối với từng chủ thể, chúng tôi đề nghị: thay cụm từ “dùng nhục hình đối với
cấp dưới” bằng cụm từ “hành hung cấp dưới” tại Điều 320 Bộ luật hình sự; và
gộp các tội hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên, tội dùng nhục hình đối với
cấp dưới và tội hành hung đồng đội quy định tại các Điều 319, 320 và 321 Bộ
luật hình sự thành một điều luật với một tội danh mới “Tội hành hung đồng đội”;
và quy định “hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho
đồng đội chưa đến mức cấu thành tội cố ý gây thương tích” là dấu hiệu định
tội; còn phạm tội đối với người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới là dấu hiệu định
khung hình phạt. Điều luật quy định về tội phạm này có thể là:
“Điều ... Tội hành hung đồng đội
1. Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của đồng đội mà tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, thì bị
phạt...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt...:
a) Phạm tội đối với người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới…”
4. Các tội xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu. Các tội xâm phạm chế
độ kỷ luật chiến đấu bao gồm: tội đầu hàng địch, tội khai báo hoặc tự nguyện
làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội vi phạm
chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu, tội chiếm đoạt hoặc huỷ
hoại chiến lợi phẩm và tội ngược đã tù binh, hàng binh; được quy định tại các
Điều 322, 323, 324, 336, 337 và 340 Bộ luật hình sự. Các tội phạm này được
quy định trong pháp luật hình sự của tất cả các nước có tổ chức quân đội không
phụ thuộc vào chế độ chính trị của Nhà nước. Bộ luật hình sự Vương quốc
Thuỵ Điển quy định các hành vi sau đây thuộc nhóm các tội xâm phạm chế độ
134


kỷ luật chiến đấu: khai báo tin tức cho địch; ở lại lãnh thổ của kẻ thù; giao nộp
cho kẻ thù vị trí chiến đấu, phương tiện chiến tranh; nộp mạng chính mình

hoặc đơn vị mình cho địch; không thực hiện nhiệm vụ trong chiến đấu.7 Theo
quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thì các hành
vi phạm tội xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu bao gồm: tự động bỏ vũ khí
đầu hàng; tháo chạy khi lâm trận; khi ở trong chiến trường biết chiến sỹ ở đơn
vị khác gặp nguy hiểm yêu cầu cứu viện, có khả năng mà không cứu viện; khi
thi hành nhiệm vụ chiến đấu, rời bỏ vị trí phản bội chạy ra nước ngoài hoặc ở
nước ngoài làm những việc gây nguy hại đến lợi ích quân sự của Nhà nước;
khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu, điều khiển máy bay, chiến thuyền phản bội, bỏ
chạy; cố ý bỏ rơi quân nhân bị bệnh trong chiến trường; không cứu chữa quân
nhân bị thương trong chiến trường; tàn sát người dân vô tội hoặc cướp bóc tài
sản trong khu vực có chiến sự; ngược đã tù binh.8 Bộ luật hình sự Liên bang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga trước đây cũng quy định trách nhiệm
hình sự đối với một loạt hành vi xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu như: bỏ vị
trí chiến đấu, giao nộp hoặc để lại cho địch phương tiện chiến đấu; bỏ trận
chiến hoặc từ chối thực hiện hành động chiến đấu; tự nguyện làm tù binh; tự
nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh; chiếm đoạt tài sản của người
bị thương hoặc bị chết trong trận chiến; tàn sát hoặc cướp bóc tài sản của dân
thường trong khu vực có hành động quân sự; đối xử tàn ác với tù binh.9
Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm kỷ luật
chiến đấu, chúng tôi thấy:
- Tội bỏ vị trí chiến đấu là hành vi bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm
nhiệm vụ trong chiến đấu. Trong đó: bỏ vị trí chiến đấu là hành vi tự ý bỏ vị trí
chiến đấu đã được phân công mà không được phép của người chỉ huy có thẩm
quyền; không làm nhiệm vụ trong chiến đấu là hành vi của người đang làm
nhiệm vụ chiến đấu tuy vẫn có mặt ở vị trí chiến đấu nhưng không làm nhiệm
vụ được phân công. Như vậy, tên tội danh là “bỏ vị trí chiến đấu” không bao
quát hết các hành vi khách quan được mô tả tại khoản 1 Điều này.
- Về tội đầu hàng địch và tội bỏ vị trí chiến đấu, thì tại điểm b khoản 2 của
các Điều 322 và 324 Bộ luật hình sự quy định “Giao nộp tài liệu quan trọng cho
địch, bỏ tài liệu quan trọng” là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT-TANDTC-VKSNDTCBCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số
quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999, thì “Tài liệu quan trọng" được hiểu là tài
liệu bí mật công tác quân sự hoặc tuy không phải là tài liệu bí mật công tác
quân sự nhưng ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của đơn
7

Xem: Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển do Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) dịch, Hà Nội, 1999,
tr 76-77.
8
Xem: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) dịch,
Hà Nội, 1999, tr 68-70.
9
Xem: Bộ luật hình sự nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga năm (Bản tiếng Nga), Nxb
Pháp lý, Matxcơva, 1987, tr 130-138.

135


vị. Ví dụ: tài liệu về tổ chức, biên chế, trang bị, kế hoạch công tác của đơn vị,
các tài liệu đảm bảo cho hoạt động của đơn vị v.v... 10 Cho nên, không thể áp
dụng điểm b khoản 2 của các Điều 322 và 324 Bộ luật hình sự đối với trường hợp
giao nộp cho địch tài liệu bí mật nhà nước khi đầu hàng địch hoặc bỏ tài liệu bí
mật nhà nước khi bỏ vị trí chiến đấu. Nhưng tại Điều 263 Bộ luật hình sự lại
chưa quy định là tội phạm trường hợp giao nộp cho địch tài liệu bí mật nhà
nước khi đầu hàng địch hoặc bỏ tài liệu bí mật nhà nước khi bỏ vị trí chiến đấu.
- Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu được
quy định tại Điều 336 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa

hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười năm.
4. Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
Như vậy, tại Điều 336 Bộ luật hình sự quy định hai nhóm hành vi phạm
tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu là: cố ý bỏ
thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh; và
chiếm đoạt di vật của tử sĩ. Chủ thể của nhóm hành vi bỏ thương binh, tử sĩ tại
trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là người có trách nhiệm
trong việc: chuyển hoặc tổ chức vận chuyển thương binh, tử sỹ ra khỏi trận địa;
chăm sóc, cứu chữa hoặc tổ chức chăm sóc, cứu chữa thương binh. Còn chủ thể
của hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ là bất cứ người nào được quy định tại
Điều 315 Bộ luật hình sự có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi không
chăm sóc, cứu chữa thương binh có thể xảy ra cả trong chiến đấu, trên trận
chiến và trong quá trình phục vụ chiến đấu ở hậu cứ nhưng tên tội danh quy
định tại Điều 336 Bộ luật hình sự chỉ giới hạn không gian hành vi bị truy cứu
trách nhiệm hình sự là “trong chiến đấu”. Đối tượng tác động của hành vi bỏ
thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là
tính mạng, sức khoẻ thương binh và thi hài tử sỹ. Trong khi đối tượng tác động
của hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ là “những vật của tử sỹ để lại tuy
không có giá trị về tài sản hoặc giá trị về tài sản không đáng kể, nhưng lại có
giá trị về tinh thần đối với thân nhân của tử sỹ như ảnh, huân chương, huy
chương, nhật ký...” 11
10

Xem: Tòa án nhân dân tối cai, Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và tố tụng, Hà

Nội 2004, tr 9.
11

Xem: Tòa án nhân dân tối cai, Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và tố tụng, Hà
Nội 2004, tr 11.

136


Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận
địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh được quy định tại khoản 1, 2
và 3; còn trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt di vật của tử sĩ được
quy định tại khoản 4 Điều luật này. Như vậy, về kỹ thuật lập pháp thì việc quy
định hai nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội có đối tượng tác động và chủ thể
khác nhau vào cùng một điều luật với cùng một tên tội danh là không hợp lý.
Sự bất hợp lý này còn dẫn tới hệ quả không đồng bộ với quy định tại Điều 47
Bộ luật hình sự về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn. Bởi vì, tại Điều 336 Bộ
luật hình sự quy định bốn khung hình phạt, trong đó khoản 1 là tình tiết định tội
“vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu” đối với hành
vi cố ý bỏ thương binh, tử sỹ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa
thương binh gây hậu quả nghiêm trọng; khoản 2 và 3 là những tình tiết tăng
năng định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội nêu trên; khoản 4 là tình
tiết định tội “vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu”
đối với hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ. Hình phạt quy định tại khoản 3
nặng hơn hình phạt quy định tại khoản 4. Vậy, khi xử phạt bị cáo về tội vi phạm
chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu theo quy định tại khoản 4
Điều 336 và trong trường hợp áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự thì có thể quyết
định hình phạt theo mức quy định tại khoản 3 điều luật này hay không? Nếu có,
thì đây là trường hợp quyết định hình phạt nặng hơn quy định của Bộ luật hình
sự chứ không phải là “quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình

sự” như quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự.
- Tại Điều 340 Bộ luật hình sự cũng chỉ mới quy định “Người nào ngược
đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm” mà không mô tả hành vi ngược đãi tù binh,
hàng binh. Trong khi đó, Công ước Geneve ngày 12/8/1949 về cách đối xử với
tù binh quy định: “Trong mọi trường hợp, bản thân và danh dự của tù binh
phải được quyền tôn trọng. Mọi hành vi hoặc mọi bất động bất hợp pháp của
quốc gia giam giữ làm thiệt mạng hoặc làm phương hại trầm trọng đến sức
khoẻ của một tù binh thuộc quyền họ đều bị cấm chỉ và coi như là một sự vi
phạm nặng nề đối với Công ước này. Đặc biệt là không được huỷ hoại thân thể
một tù binh hoặc dùng họ để thí nghiệm về y học hay khoa học, dưới bất cứ
hình thức nào nếu cuộc thí nghiệm đó không phải là để điều trị cho tù binh
đương sự hoặc vì lợi ích của chính bản thân họ. Các tù binh lúc nào cũng phải
được bảo vệ, nhất là đối với những hành vi bạo hành hay đe doạ và đối với sự
lăng nhục và sự hiếu kỳ của dân chúng. Cấm thi hành những biện pháp trả thù
đối với tù binh.”12. Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước, thấy: Bộ luật
hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định “ngược đãi tù binh, có
tình tiết xấu thì bị phạt đến 3 năm tù.”13; Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga quy định “Nhiều lần ngược đãi hoặc đối xử tàn
ác hoặc hành vi chống lại tù binh ốm, bị thương, cũng như không thực hiện
nghĩa vụ của mình trong việc cứu chữa, chăm sóc tù binh bị ốm, bị thương nếu
12

Xem: Bộ Ngoại giao Việt Nam cộng hòa, Công ước Geneve ngày 12/8/1949, Sài Gòn, 1968, tr 71-72.
Xem: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) dịch,
Hà Nội, 1999, tr 70.
13

137



không có dấu hiệu của tội nặng hơn, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.” 14
Theo chúng tôi, Bộ luật hình sự nước ta cũng nên mô tả hành vi ngược đãi tù
binh, hàng binh là gì. Hình phạt đối với người phạm tội ngược đãi tù binh cũng
cần được quy định tương đồng với quy định của pháp luật hình sự các nước
trên thế giới.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, theo chúng tôi, cần hoàn thiện dấu
hiệu cấu thành tội phạm của tội bỏ vị trí chiến đấu, tội vi phạm chính sách đối
với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu, tội ngược đãi tù binh, hàng binh. Theo
đó:
- Tội bỏ vị trí chiến đấu cần hoàn thiện theo hướng: đặt tên tội danh là
“Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu”; và quy định
“hành vi tự ý rời bỏ hoặc không có mặt ở vị trí chiến đấu một cách trái phép
hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu” là dấu hiệu định tội. Điều luật quy
định về tội phạm này có thể là:
“Điều... Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong
chiến đấu
1. Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu một cách trái phép hoặc không
có mặt ở vị trí chiến đấu đã được phân công mà không có lý do chính đáng
hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt....”
- Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu được
quy định tại Điều 336 Bộ luật hình sự, cần tách thành hai tội là: tội cố ý bỏ
thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh; và
tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh.
Trong đó:
+ Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu
chữa thương binh là hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không
chăm sóc, cứu chữa thương binh do những người có trách nhiệm trong việc
chuyển hoặc tổ chức vận chuyển thương binh, tử sỹ ra khỏi trận địa hoặc chăm
sóc, cứu chữa thương binh thực hiện. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội

phạm này có thể như sau:
“Điều... Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu
chữa thương binh
1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa
hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị
phạt....”
+ Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương
binh là hành vi chiếm đoạt hoặc huỷ hoại đồ vật của thương binh, tử sỹ không
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Chương “Các tội xâm phạm sở
hữu”. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội phạm này có thể như sau:
14

Xem: Bộ luật hình sự nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga năm (Bản tiếng Nga), Nxb
Pháp lý, Matxcơva, 1987, tr 438.

138


“Điều... Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản
của thương binh trong chiến đấu
1. Người nào chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của
thương binh trong chiến đấu nếu không thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Chương “Các tội xâm phạm sở hữu” thì bị phạt...”
- Tội ngược đãi tù binh là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự; hành hung hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc cứu
chữa, chăm sóc tù binh bị ốm, bị thương gây hậu quả nghiêm trọng. Cho nên,
tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội phạm này có thể như sau:
“Điều… Tội ngược đãi tù binh, hàng binh
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hành hung
hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc cứu chữa, chăm sóc tù

binh, hàng binh bị ốm, bị thương gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt...”
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gia nhập các Công
ước Gieneve ngày 12/8/1949 (bao gồm: Công ước về việc cải thiện số phận
của những thương nhân và bệnh nhân của các lực lượng vũ trang trên chiến
trường; Công ước về cải thiện số phận của những thương nhân, bệnh nhân và
các người bị đắm tầu thuộc các lực lượng vũ trang trên mặt biển; Công ước về
cách đối xử đối với tù binh; Công ước về việc bảo vệ các thường dân trong thời
kỳ chiến tranh; và Nghị định thư (số I) bổ sung các Công ước nêu trên về bảo
vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế). Theo
quy định tại Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thì: “Trong
trường hợp việc thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, huỷ
bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tự mình hoặc
kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ
bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật” 15 Và theo thông lệ quốc tế, thì các nước
tham gia các Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 đều quy định là tội phạm quân
sự đối với những hành vi vi phạm những điều cấm của các Công ước nêu trên
(như Liên bang Nga và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa…). Việc quy định trách
nhiệm hình sự đối với hành vi tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản trong
khu vực có chiến sự không những thể hiện trách nhiệm pháp lý của Nhà nước
ta trong việc tham gia các Công ước quốc tế nêu trên mà còn có ý nghĩa răn đe,
phòng ngừa tội phạm. Do vậy, chúng tôi đề nghị tội phạm hoá hành vi tàn sát,
chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản trong khu vực có chiến sự. Theo đó, tội tàn
sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản trong khu vực có chiến sự là hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân
trong khu vực có hoạt động quân sự. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội
phạm này có thể như sau:

15


Xem: Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 23.

139


“Điều... Tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân
trong khu vực có chiến sự
1. Người nào cố ý gây thương tích, giết hại, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại
tài sản của dân thường trong khu vực có chiến sự gây hậu quả nghiêm trọng
thì bị phạt…”
5. Các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. Các
tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ bao gồm tội đào ngũ
và tội trốn tránh nhiệm vụ; được quy định tại các Điều 325, 326 Bộ luật hình
sự. So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại
ngũ có một số điểm mới sau đây:
Thứ nhất, Bộ luật hình sự hiện hành đã phi tội phạm hoá hành vi vắng
mặt trái phép. Việc phi tội phạm hoá hành vi vắng mặt trái phép được lý giải là
“Hành vi vắng mặt trái phép của quân nhân tuy vi phạm kỷ luật của Quân đội
nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa cần phải
xử lý bằng biện pháp hình sự mà chỉ cần xử lý bằng kỷ luật của Quân đội cũng
đủ để giáo dục, răn đe, phòng ngừa. Và cũng vì thế cho nên mặc dù Bộ luật
hình sự năm 1985 có quy định tội phạm này nhưng thực tiễn xét xử cũng ít áp
dụng.”16 Chúng tôi cho rằng, việc giải thích như trên chưa có tính thuyết phục.
Bởi lẽ, vắng mặt trái phép khi đơn vị đang trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác là hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Cho nên, chống mệnh lệnh hoặc chấp hành không nghiêm
chỉnh mệnh lệnh trong trường hợp đơn vị đang làm nhiệm vụ sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác

đều bị coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “phạm tội trong trường
hợp đặc biệt khác” 17 theo quy định tại khoản 3 Điều 316, khoản 2 Điều 317 và
bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm nếu bị kết án về tội chống mệnh
lệnh; từ hai năm đến mười năm nếu bị kết án về tội chấp hành không nghiêm
chỉnh mệnh lệnh
Thứ hai, dấu hiệu của cấu thành tội đào ngũ được thay đổi căn bản. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 259 Bộ luật hình sự năn 1985, thì hành vi rời bỏ
hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ bị coi là phạm tội đào ngũ. Còn
theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi rời
bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ chỉ bị coi là phạm tội đào ngũ
khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc trong thời chiến.
Thứ ba, tình tiết định khung hình phạt “phạm tội trong chiến đấu hoặc
trong khu vực có chiến sự”của tội trốn tránh nhiệm vụ được thay bằng tình tiết
“phạm tội trong thời chiến”; tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây
16

Xem: Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự , Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình
sự năm 1999 (dùng cho báo cáo viên), Hà Nội, 2000, tr 334.
17
Xem: Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự , Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình
sự năm 1999 (dùng cho báo cáo viên), Hà Nội, 2000, tr 336.

140


hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được bổ sung làm tình tiết định khung của cả
hai tội đào ngũ và trốn tránh nhiệm vụ.
Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ
thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ thấy:

- Tại Điều 325 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ là “hành vi rời bỏ
hàng ngũ quân đội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến”. Theo chúng tôi, thì rời bỏ hàng
ngũ quân đội bao gồm: rời bỏ đơn vị một cách trái phép; không có mặt tại đơn
vị theo quy định. Trong đó: Rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi
đơn vị, nơi công tác hoặc nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn
tránh việc tiếp tục phục vụ trong quân đội; Không có mặt tại đơn vị một cách
trái phép là hành vi không đến đơn vị, không đến nơi công tác, nơi điều trị, điều
dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong quân đội.
Đây là hành vi rời bỏ đơn vị một cách hợp pháp khi những người này được
chuyển đơn vị, chuyển nơi công tác nhưng không đến đơn vị mới hoặc nơi
được cử đến công tác; hoặc sau khi ra viện, sau điều dưỡng, nghỉ phép, tranh
thủ, sau đợt công tác không trở lại đơn vị với mục đích trốn tránh việc tiếp tục
phục vụ trong quân đội. Việc dùng thuật ngữ “rời bỏ hàng ngũ quân đội” để
mô tả hành vi khách quan của tội đào ngũ là quá khái quát và dễ nhầm với hành
vi “rời bỏ đơn vị.”
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự, thì về lý luận có ba
trường hợp phạm tội đào ngũ như sau: Trường hợp thứ nhất, phạm tội đào ngũ
do đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Đây là trường hợp người phạm tội đã
thực hiện nhiều lần hành vi bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách
trái phép và có ít nhất một lần đã bị xử lý kỷ luật, chưa hết thời hạn để được coi
là chưa bị kỷ luật nay lại thực hiện hành vi đào ngũ. Trường hợp thứ hai, phạm
tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị
một cách trái phép gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp thứ ba, phạm tội đào
ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách
trái phép trong thời chiến. Để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội đào
ngũ trong trường hợp này chỉ cần có hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt ở
đơn vị một cách trái phép nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà không cần có một trong
hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng.

Bản chất của tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt
tại đơn vị một cách trái phép với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự; và tội
đào ngũ là tội phạm kéo dài nên tội phạm đã hoàn thành, nhưng hoạt động
phạm tội đào ngũ vẫn chưa chấm dứt. Cho nên, trong số ba trường hợp phạm
tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự, chỉ có trường
hợp thứ hai “phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không
có mặt tại đơn vị một cách trái phép nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục
vụ trong Quân đội gây hậu quả nghiêm trọng” và trường hợp thứ ba “phạm tội
đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một
141


cách trái phép trong thời chiến nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ
trong Quân đội” là thoả mãn các dấu hiệu thuộc về bản chất của tội đào ngũ.
Còn trường hợp thứ nhất “phạm tội đào ngũ do đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi
phạm” không thoả mãn các dấu hiệu thuộc về bản chất của tội đào ngũ. Đây
chỉ là trường hợp rời bỏ đơn vị một thời gian sau đó lại có mặt và bị xử lý kỷ
luật, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị kỷ luật nay lại thực hiện hành vi
rời bỏ đơn vị. Hành vi này không không thể hiện mục đích trốn tránh nghĩa vụ
tiếp tục phục vụ trong Quân đội. Bởi lẽ, nếu trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong
Quân đội, thì người thực hiện hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội sẽ không trở lại
đơn vị nữa. Do vậy, có thể kết luận, bản chất hành vi rời bỏ đơn vị quân đội sau
đó lại trở về đơn vị là hành vi vắng mặt trép. Mặt khác, theo Điều lệnh quản lý
bộ đội, thì thủ tục xử lý kỷ luật quân nhân được thực hiện theo các bước như
sau:
“- Quân nhân có sai phạm tự kiểm điểm trước tập thể và nhận hình thức
xử phạt;
- Tập thể đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến vào việc xử phạt;
- Trước khi kết luận người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh và gặp quân
nhân có sai phạm để họ trình bày ý kiến;

- Báo cáo cấp uỷ Đảng thông qua;
- Ra quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định xử phạt theo phân cấp;
- Tổ chức công bố quyết định xử phạt, báo cáo lên cấp trên và lưu trữ hồ
sơ ở đơn vị.”18
Như vậy, theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội, thì chỉ có thể kỷ luật
được người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép mà không thể kỷ luật được
quân nhân đào ngũ vì sau khi đảo ngũ họ không quay trở lại đơn vị. Với quy
định như Điều 325 Bộ luật hình sự, thì nhà làm luật gọi “người vắng mặt trái
phép” là “người đào ngũ”. Việc Toà áp dụng Điều 325 Bộ luật hình sự xử phạt
“người vắng mặt trái phép” về tội đào ngũ là đúng người nhưng không đúng
tội. Để khắc phục những bất cập nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần tội phạm hóa
hành vi vắng mặt trái phép và thiết kế lại dấu hiệu cấu thành tội đào ngũ, theo
hướng:
- Đối với tội đào ngũ cần mô tả “hành vi tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái
phép hoặc không có mặt tại đơn vị theo quy định nhằm trốn tránh nghĩa vụ
phục vụ trong quân đội” là dấu hiệu định tội; và chỉ truy cứu trách nhiệm
trường hợp đã bị kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Theo đó cần
sửa đổi khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều… Tội đào ngũ
1.Người nào tự ý đi khởi đơn vị hoặc không đến đơn vị đúng hạn định
nhằm trốn tránh nghĩa vụ, đã bị kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vi
phạm thì bị phạt...”
18

Bộ Quốc phòng, Điều lệnh quản lý bộ đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, tr 129.

142


- Tội vắng mặt trái phép là hành vi tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác hoặc

nơi điều trị, điều dưỡng hoặc không trở lại đơn vị, không đến đơn vị mới, nơi
công tác, nơi điều trị, nơi điều dưỡng đúng thời hạn quy định. Theo chúng tôi,
chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vắng mặt
trái phép trong các trường hợp: vi phạm nhiều lần; đã bị xử phạt kỷ luật hoặc bị
xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Tên tội
danh và cấu thành cơ bản của tội vắng mặt trái phép có thể như sau:
“Điều ... Tội vắng mặt trái phép
1. Người nào không được phép mà đi khỏi đơn vị hoặc không đến đơn vị
đúng thời hạn quy định nhiều lần, đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành
chính mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt…”
6. Các tội xâm phạm chế độ công tác hàng ngày của quân nhân. Các
tội xâm phạm chế độ công tác hàng ngày của quân nhân bao gồm: tội cố ý làm
lộ bí mật công tác quân sự, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí
mật công tác quân sự, tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tội làm mất tài
liệu bí mật công tác quân sự, tội báo cáo sai, tội vi phạm các quy định về trực
chiến, trực chỉ huy, trực ban, tội vi phạm các quy định về bảo vệ, tội vi phạm
các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện; được
quy định tại các Điều 326, 327, 328, 329, 330, 331 và 332 Bộ luật hình sự.
Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ công tác
hàng ngày của quân nhân, chúng tôi thấy:
- Tại Điều 327 Bộ luật hình sự quy định hai tội là: tội cố ý làm lộ bí mật
công tác quân sự; và tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công
tác quân sự. Trong đó:
Về đối tượng, thì đối tượng tác động của tội cố ý làm lộ bí mật công tác
quân sự là bí mật công tác quân sự. Còn đối tượng tác động của tội chiếm đoạt,
mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự là tài liệu bí mật công
tác quân sự.
Mặt khách quan của tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự thể hiện bởi
hành vi làm cho người khác biết về những bí mật công tác quân sự. Hành vi cố
ý làm lộ bí mật công tác quân sự có thể được thực hiện dưới dạng hành động

hoặc không hành động. Hành động cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự được
thể hiện ở việc nói, giới thiệu, cho hoặc cho xem, cho sao chụp hoặc cho người
khác ghi, chép những nội dung thuộc bí mật công tác quân sự. Không hành
động phạm tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự là việc không thực hiện
những qui định về việc bảo quản, giữ gìn, cất giữ, che đậy như trường hợp đang
sử dụng tài liệu bí mật công tác quân sự mà có người khác tới nhưng không cất,
che đậy... với mục đích để cho người khác biết được nội dung bí mật đó. Tội
phạm hoàn thành từ thời điểm người thứ hai không có trách nhiệm biết được bí
mật đó. Còn mặt khách quan của tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu
bí mật công tác quân sự được thể hiện bởi các hành vi chiếm đoạt, mua bán
hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự.
143


Về chủ thể, thì: chủ thể của tội cố ý làm lộ bí một công tác quân sự là
những người được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự có trách nhiệm nên
được biết bí mật công tác quân sự; còn chủ thể của tội chiếm đoạt, mua bán
hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự là những người được quy định tại
Điều 315 Bộ luật hình sự mà không phải là người có trách nhiệm và được biết
bí mật công tác quân sự. Do vậy, theo chúng tôi, chính sách hình sự đối với
người thực hiện từng tội phạm cụ thể này cũng cần có sự khác nhau. Theo đó,
người phạm tội cố ý làm lộ bí một công tác quân sự cần phải bị xử phạt nặng
hơn người phạm tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác
quân sự.
Như vậy, tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự và tội chiếm đoạt, mua
bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự là hai tội phạm khác nhau về
đối tượng tác động, hành vi khách quan, chủ thể của tội phạm. Cho nên, về
chính sách hình sự thì việc quy định tại cùng một điều luật hai tội phạm khác
nhau về bản chất là không ổn.
- Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự và làm mất tài liệu bí mật công

tác quân sự cũng là hai tội phạm khác nhau về đối tượng tác động và hành vi
khách quan của tội phạm và việc quy định hai tội phạm này tại cùng một điều
luật cũng là một bất cập về kỹ thuật lập pháp. Tuy nhiên, cũng có quan điểm
cho rằng, phải quy định tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự và tội làm mất
tài liệu bí mật công tác quân sự trong cùng một điều luật và cùng chung một
hình phạt với lý do: trường hợp thu lại được tài liệu đã bị mất, thì chỉ có hành
vi “làm lộ” mà không có hành vi “làm mất” tài liệu bí mật công tác quân sự. 19
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm nêu trên, bởi vì khi định tội danh với
hành vi làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự phải căn cứ vào hành vi khách
quan và thời điểm hoàn thành của tội phạm. Việc thu lại được tài liệu đã bị mất
(sau khi tội phạm đã hoàn thành) không ảnh hưởng tới việc định tội danh.
Để khắc phục bất cập đó, chúng tôi đề nghị:
- Quy định hai tội phạm độc lâp là tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân
sự; và tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự tại
hai điều luật độc lập như sau:
“Điều ... Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc
trường hợp quy định ở Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt…
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt…”
“Điều ... Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công
tác quân sự
19

- Lê Đức Tiết, Lê Thanh Trung, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Hợp, Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm
của quân nhân, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1987, tr 92.

144



1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác
quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 263 của Bộ luật này, thì
bị phạt...
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt...”
- Quy định hai tội phạm độc lập là tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân
sự; và tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự tại hai điều luật khác nhau
như sau:
“Điều... Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều... Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự
1. Người nào làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt…
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt…”
7. Các tội xâm phạm chế độ, quy tắc bảo quản, sử dụng vũ khí,
phương tiện kỹ thuật quân sự. Các tội xâm phạm chế độ, quy tắc bảo quản,
sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm: tội vi phạm quy định về
sử dụng vũ khí quân dụng, tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự, tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự; được quy định tại các Điều 333, 334 và 335. Nghiên cứu quy
định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ, quy tắc bảo quản, sử
dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chúng tôi thấy:
Tại Điều 334 Bộ luật hình sự chỉ quy định “Người nào huỷ hoại vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 85 và Điều 231 Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy

năm”. Cho nên, mặt khách quan của tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thụât quân sự thể hiện bởi hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự. Đó là hành vi đập phá, đốt cháy, dùng hoá chất, ngâm
nước... làm mất hoàn toàn (không thể khôi phục lại) giá trị sử dụng của vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Như vậy, Bộ luật hình sự hiện hành
không quy trách nhiệm hình sự của hành vi “cố ý làm hư hỏng vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”. Trong khi Bộ luật hình sự một số nước
như Liên bang cộng hoà Xô viết Nga trước đây, Liên bang Nga hiện nay quy
định trách nhiệm hình sự của hành vi “cố ý huỷ hoại hoặc làm hư hỏng vũ khí,

145


phương tiện kỹ thuật quân sự là hoàn toàn chính xác về kỹ thuật lập pháp. 20 Để
khắc phục bất cập đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung tội huỷ hoại vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo hướng đổi tên tội danh là “Tội
huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự”; và bổ sung hành vi “cố ý làm hư hỏng…” vào khoản 1 Điều 334 Bộ luật
hình sự như sau:
“Điều... Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và
Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt …”
Ngoài sáu nhóm tội xâm phạm nêu trên, còn một nhóm tội nghĩa vụ,
trách nhiệm của quân là các tội xâm phạm quan hệ đoàn kết quân dân. Các tội
xâm phạm quan hệ đoàn kết quân dân bao gồm: tội quấy nhiễu nhân dân, tội
lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ; được quy định tại các
Điều 338, 339 Bộ luật hình sự. Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về
các tội xâm phạm đoàn kết quân dân, chúng tôi thấy về cơ bản các tội phạm

này được quy định chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp không cần phải sửua đổi bổ
sung.
8. Hoàn thiện các tình tiết định khung hình phạt của các tội xâm
phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
- Theo quy định tại các điều từ Điều 316 đến Điều 340 Bộ luật hình sự,
thì các tình tiết sau đây được coi là những tình tiết định khung hình phạt của
một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: là chỉ
huy hoặc sỹ quan; phạm tội trong chiến đấu; phạm tội trong khu vực có chiến
sự; phạm tội trong thời chiến; phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
khác; lôi kéo người khác phạm tội; dùng vũ lực; giao nộp, vứt bỏ hoặc mang
theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; đối xử tàn
ác với tù binh khác; chiến lợi phẩm có giá lớn hoặc rất lớn; phạm tội trong khu
vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp; gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu
quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nghiên cứu quy
định của Bộ luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của
các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nêu trên chúng tôi thấy:
+ Sỹ quan là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp uý,
cấp tá, cấp tướng; chỉ huy là cán bộ quân đội có chức vụ từ trung đội trưởng và
tương đương trở lên. Do vậy, việc sỹ quan hoặc người chỉ huy cố ý thực hiện
tội phạm sẽ nguy hiểm hơn việc hạ sỹ quan, binh sỹ, quân nhân chuyên nghiệp,
công dân được điều động hoặc trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân,
tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu thực
hiện. Nhưng theo quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, thì “Là chỉ huy
hoặc sỹ quan” mới chỉ được coi là tình tiết định khung hình phạt của tội chống
20

Xem: Bộ luật hình sự Liên bang Nga do Ban soạn thảo Bộ luật hình sự sửa đổi dịch, Hà Nội, 1999, tr 132133.

146



mệnh lệnh, tội đầu hàng địch, tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch
khi bị bắt làm tù binh, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm
vụ, tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm và tội quấy nhiễu nhân dân.
Chúng tôi đề nghị bổ sung tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt của
một số tội cố ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sau đây: tội làm
nhục đồng đội; tội hành hung đồng đội (là những tội được tách ra và thay thế
các tội phạm quy định tại Điều 319, 320 và 321 Bộ luật hình sự); tội vắng mặt
trái phép (là tội mới được tội phạm hoá); tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân
sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự; tội
báo cáo sai, tội vi phạm các quy định về bảo vệ; tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, tội cố ý bỏ thương binh,
tử sỹ hoặc không chăm sóc cứu chữa thương binh; tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại
di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh trong chiến đấu (hai tội phạm này
được đề nghị tách ra từ tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong
chiến đấu); tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu
vực có chiến sự (là tội phạm mới được đề nghị).
+ “Phạm tội trong chiến đấu” là phạm tội trong thời gian người phạm tội
đang trực tiếp chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; được quy định là
tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không
nghiêm chỉnh mệnh lệnh, tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm,
tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, tội vi phạm các
quy định về bảo vệ và tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự. Theo chúng tôi, thì hành vi làm nhục, hành hung đồng đội và hành vi
đào ngũ trong khi đang làm nhiệm vụ chiến đấu cũng rất nguy hiểm. Tuy nhiên,
cân nhắc việc quy định “phạm tội trong chiến đấu” hay “phạm tội trong khu
vực có chiến sự” là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội làm nhục
đồng đội, tội hành hung đồng đội (mà chúng tôi sẽ trình bày ở đoạn văn dưới
đây), thì chúng tôi chọn tình tiết “phạm tội trong khu vực có chiến sự”. Do vậy,
chúng tôi chỉ đề nghị bổ sung tình tiết “phạm tội trong chiến đấu” là tình tiết

định khung hình phạt của tội đào ngũ.
+ “Phạm tội trong khu vực có chiến sự” là phạm tội trong khu vực đang
có các hoạt động tác chiến quân sự giữa ta và địch; được quy định là tình tiết
định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm
chỉnh mệnh lệnh, tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, tội vi
phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,
tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội quấy nhiễu
nhân dân. Theo chúng tôi, hành vi phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách
nhiệm của quân nhân sau đây trong khu vực có chiến sự rất nguy hiểm cần xử
phạt nghiêm khắc hơn: tội làm nhục đồng đội; tội hành hung đồng đội; tội đào
ngũ; tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu
huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự; tội báo cáo sai, tội vi phạm các quy định
về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban; tội vi phạm các quy định về bảo vệ. Để có
căn cứ pháp lý xử phạt nghiêm khắc hành vi phạm các tội nêu trên trong khu
vực có chiến sự và đồng thời với việc tội phạm hoá hành vi vắng mặt trái phép,
147


chúng tôi đề nghị bổ sung tình tiết “phạm tội trong khu vực có chiến sự” làm
tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các tội phạm này.
+ “Lôi kéo người khác phạm tội” là hành vi dụ dỗ, thuyết phục, mua
chuộc, đe doạ... dẫn đến người khác cùng phạm tội với mình; được quy định là
tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội cản trở đồng đội
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, tội đầu hàng địch, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội
đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm vụ, tội quấy nhiễu nhân dân. Theo chúng tôi, thì
khi thực hiện các hành vi vắng mặt trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ,
huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự người thực hành tội phạm vẫn có thể lôi kéo người khác cùng phạm tội. Khi
đó tính chất nguy hiểm của hành vi sẽ tăng lên và có thể sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng hơn. Do vậy, đồng thời với việc quy định “tội tàn sát, chiếm đoạt

hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự”, chúng tôi đề
nghị bổ sung tình tiết “lôi kéo người khác phạm tội” làm tình tiết định khung
hình phạt của: tội vắng mặt trái phép; tội vi phạm các quy định về bảo vệ; tội
huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự và tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực
có chiến sự.
- Đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân quy
định tại các Điều Điều 317, 325, 329, 330, 331, 332, 333, 335, 336, 338, 339
Bộ luật hình sự, thì: “gây hậu quả nghiêm trọng” được coi là tình tiết định tội;
và “gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là
những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Còn “Gây hậu quả nghiêm
trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là
những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các tội xâm phạm nghĩa vụ,
trách nhiệm của quân nhân quy định tại các Điều 318, 319, 320, 321, 322, 323,
324, 326, 327, 328, 334, 337 Bộ luật hình sự. Về cơ bản, chúng tôi đồng tình
với việc quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng,
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là tình tiết định tội hoặc tình tiết định
khung hình phạt của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
nêu trên. Tuy nhiên, xuất phát từ việc tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm
cho xã hội, hoàn thiện cấu thành tội phạm và tình tiết định khung hình phạt đố
với một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân,
chúng tôi đề nghị:
+ Quy định “gây hậu quả nghiêm trọng” là tình tiết định tội; và “gây
hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là những tình
tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội vắng mặt trái phép, tội cố ý bỏ
thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh, tội tàn sát,
chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự và tội
ngược đãi tù binh, hàng binh;
+ Quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng,
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là những tình tiết tăng nặng định khung

hình phạt đối với tội làm nhục đồng đội, tội hành hung đồng đội, tội bỏ vị trí
148


chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, tội đào ngũ, tội chiếm
đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh trong chiến
đấu.
Về kỹ thuật lập pháp, chúng tôi đề nghị gộp hai tình tiết định khung
khung hình phạt “phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “phạm tội gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 và 4 Điều 334 Bộ luật hình sự
vào làm một như sau “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng, thì bị phạt...”

149



×