Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu chính thức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự 1999 20. Tham luLIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.68 KB, 6 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN
Về thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng. Một số bất cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999

Kính thưa:
Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội nghị, tỉnh Lâm Đồng xin trình
bày tham luận về thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng, một số bất cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999;
Tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương có tình hình trật tự, trị an
tương đối ổn định, số lượng tội phạm nhìn chung xảy ra ít hơn so với các địa
phương khác trong cả nước, tuy nhiên các loại tội phạm vẫn xảy ra và có chiều
hướng gia tăng.
Qua thực tiễn thi hành Bộ luật Luật hình sự năm 1999 trên địa bàn tỉnh,
bên cạnh những thuận lợi thì có một số khó khăn, vướng mắc bất cập khi thực
hiện cần kiến nghị điều chỉnh, bổ sung:
1. Thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành
ngày 01/7/2000, được sửa đổi bổ sung năm 2009. Thực hiện Chỉ thị số
04/2000/CT-TTg của Thủ tướng về tổ chức thi hành Bộ luật hình sự, UBND
tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì và có kế hoạch cụ thể hóa cho Hội đồng phổ biến
giáo dục pháp luật tỉnh triển khai tập huấn và phổ biến, tuyên truyền rộng rãi
Bộ luật hình sự cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Các cơ quan
tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyên sâu cho các cán


bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong
ngành mình.
Trong thời qua, cơ quan điều tra đã kết luận chuyển Viện Kiểm sát truy
tố và TAND các cấp đã thụ lý 12.016 vụ/20.814 bị cáo; giải quyết 11.712 vụ/
20.057 bị cáo (đạt tỷ lệ 97,5%). Một số tội danh thường được áp dụng là các tội
phạm truyền thống, xảy ra thường xuyên, phổ biến, các quy định của Điều luật
rõ ràng, cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng. Hầu hết các hình phạt đều được áp
dụng. Trong đó hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ cao nhất
(8.307 bị cáo/15.585 bị cáo bị xét xử, chiếm tỷ lệ 53.26%). Cho hưởng án treo
được áp dụng với 5.292 bị cáo/15.595 bị cáo đã xét xử, chiếm tỷ lệ 33,93%.
Hình phạt cảnh cáo, phạt tiền 536 bị cáo/15.595 bị cáo đã xét xử, chiếm tỷ lệ
3,43%. Ngoài ra các hình phạt bổ sung gồm phạt tiền là 703 bị cáo, tịch thu tài
183


sản 01 bị cáo, trục xuất 25 bị cáo. Các biện pháp áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội được quy định tại điều 70 Bộ luật hình sự (giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng) được áp dụng hạn chế.
Nhìn chung, qua thực tiễn 11 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1999,
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua thực hiện một cách nghiêm
túc, quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự trong công tác điều tra,
truy tố, xét xử được thực hiện một cách khách quan, toàn diện, tình trạng xét xử
oan sai xảy ra không đáng kể, có hiệu quả trong cuộc đấu tranh, phòng chống
tội phạm, giữ vững tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cũng có một số vướng mắc, bất cập cần
sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống, xử
lý tội phạm, nhất là phù hợp với tình hình đất nước trong xu thế hội nhập với
quốc tế hiện nay.
2. Những vướng mắc, bất cập trong thi hành Bộ luật hình sự.
2.1 Khó khăn vướng mắc trong các quy định của phần chung BLHS.

Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) về cơ bản đa số các
điều luật đã có văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thực tế vận dụng đã gặp
nhiều lúng túng trong đo có những cách hiểu khác nhau. Các văn bản hướng
dẫn chưa cụ thể hóa, còn mang tính chung chung. Cụ thể:
- Điều 31 (Cải tạo không giam giữ): khó thực hiện đối với các đối tượng
làm nghề tự do, không có thu nhập ổn định;
- Khoản 1 Điều 46 (Một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) quy
định tại khoản 1 điều này chưa được hiểu một cách thống nhất, khó áp dụng
chính xác, dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách tùy tiện;
- Trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm rồi cố ý bỏ trốn, gây
khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án có lệnh truy nã nhưng
sau đó ra đầu thú, lại được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 46
BLHS là không phù hợp;
- Điều 61 (Hoãn chấp hành hình phạt tù) việc hoãn, tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
người phải thi hành án cố tình trốn tránh cứ có con thứ nhất chưa đủ 36 tháng
tuổi thì lại có con nhỏ khác gây khó khăn cho Tòa án trong việc ra Quyết định.
2.2 Những vướng mắc, bất cập trong các quy định về tội phạm cụ thể:
- Điều 140 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản): Đây là một tội
danh khó áp dụng trong thực tiễn vì trong các cấu thành cơ bản về hành vi
khách quan của tội phạm ở điểm a, b, khoản 1 có những tình tiết không thể
chứng minh được như “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn
gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”, thực tế người đó không trốn
mà chây ỳ không chịu trả lại tài sản đã vay mượn hợp pháp trước đó thì rất khó
xử lý về mặt hình sự. Khái niệm “bỏ trốn” hoặc như thế nào là “bỏ trốn” chưa
184


được quy định rõ ràng, cụ thể, có nhiều quan điểm khác nhau về bỏ trốn dẫn

đến cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tố tụng;
- Việc phân biệt hành vi “phá rừng trái phép” trong tội “Hủy hoại rừng”
(Điều 189) với hành vi “Khai thác rừng trái phép” trong tội “Vi phạm quy định
về bảo vệ khai thác rừng” (Điều 175) có trường hợp không phân biệt rõ được
rừng mới bị phá, đối tượng chưa vận chuyển lâm sản đi nơi khác thì không xác
định được họ chặt cây để lấy gỗ (khai thác trái phép cây rừng) hay chặt cây để
lấy đất (phá rừng trái phép);
- Quy định tại các điều 197 và 198 chưa thể hiện được sự khác nhau giữa
“hành vi tổ chức sử dụng ma túy” với hành vi “chứa chấp việc sử dụng ma túy
trái phép”;
- Tại Điều 202 mới chỉ quy định hành vi vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là tội phạm mà chưa quy định hành vi vi
phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ do người tham gia giao thông
thực hiện. Do vậy, có trường hợp người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao
thông gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nhưng việc xử lý về hình sự
rất khó khăn;
- Điều 169, 172, 173 có quy định về gây hậu quả nghiêm trọng (hoặc rất
nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng) nhưng không quy định mức thiệt hại như
thế nào thì thuộc các trường hợp trên.
2.3 Khó khăn, vướng mắc từ quy định trong các khung hình phạt.
- Hình phạt tù có thời hạn được quy định tại một số điều khoản có
khoảng cách giữa mức khởi đầu và mức cuối của khung hình phạt quá dài, ví
dụ, từ 3 đến 10 năm (khoản 1 Điều 133 - tội cướp tài sản), từ 5 năm đến 20 năm
(khoản 2 Điều 119 - tội mua bán phụ nữ)… Việc quy định khoảng cách hình
phạt quá rộng như vậy làm cho việc áp dụng khó chính xác, thậm chí dẫn tới
việc áp dụng không công bằng giữa các trường hợp tương tự nhau về tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ và nhân thân người phạm tội. Khoảng cách quá lớn này chính là sơ hở làm
nảy sinh tiêu cực trong việc tuyên bản án gây mất lòng tin của quần chúng nhân
dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật;

- Trong BLHS có những điều luật quy định khung và mức hình phạt
không nối tiếp nhau. Ví dụ, khung 1 từ 06 tháng đến 03 năm, khung 2 từ 2 năm
đến 5 năm lại bị áp dụng mức hình phạt cao hơn so với bị cáo bị xét xử ở
khung hình phạt cao hơn trong cùng điều luật;
- Trong nhiều khoản của các điều luật Phần các tội phạm quy định một
khung hình phạt đối với hai tình tiết có tính chất đánh giá về mức độ thiệt hại
“gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, có nhiều
quan điểm đánh giá khác nhau gây khó khăn cho việc quyết định hình phạt,
Việc này dẫn đến sự khác nhau trong việc áp dụng pháp luật giữa các Toà án;

185


- Bộ luật hình sự quy định về khoảng cách tăng số tiền là định lượng
trong cấu thành cơ bản của một số tội còn quá rộng (từ 2.000.000đ đến dưới
50.000.000đ); khung hình phạt cũng quá dài dẫn đến việc áp dụng tùy tiện và
không thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ, quy định số tiền
trộm cắp từ 2.000.000đ đến 50.000.000đ (khoản 1 Điều 138, tội trộm cắp tài
sản).
2.4 Khó khăn, vướng mắc từ công tác tổ chức thực hiện.
Một số điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các tội phạm
cụ thể còn quá chung chung, trong khi đó việc giải thích, hướng dẫn thi hành
các quy định của BLHS chưa được kịp thời hoặc chưa phù hợp, gây khó khăn
cho việc áp dụng trên thực tế, cụ thể:
- Một số quy định của các văn bản pháp luật có liên quan không thống
nhất, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Ví dụ, khoản 2 Điều 60 BLHS quy
định “Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
thường trú (nơi đăng ký hộ khẩu) để giám sát và giáo dục”, trong khi đó, theo
Điều 48 Bộ luật dân sự 1995 thì nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh

sống và có hộ khẩu thường trú. Điều 52 Bộ luật dân sự 2005 đã bỏ điều kiện có
hộ khẩu thường trú mà chỉ quy định “nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó
thường xuyên sinh sống”. Trong thực tế có những bị cáo đăng ký hộ khẩu
thường trú tại một xã nhưng đã chuyển đến sinh sống ở một xã khác (chưa
chuyển hộ khẩu). Vậy khi cho bị cáo hưởng án treo, Tòa án sẽ giao bị cáo cho
địa phương nào giám sát giáo dục?
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194)
mặc dù đã có hướng dẫn nhưng nhận thức vẫn chưa thống nhất về tội ghép hay
là tội độc lập;
3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999.
Từ những khó khăn vướng mắc trên tỉnh Lâm Đồng đề xuất một số kiến
nghị, bổ sung, sửa đổi sau:
- Cần bổ sung liệt kê tại điều 46 thêm các tình tiết người bị hại, nguyên
đơn dân sự hoặc gia đình bị hại xin bãi nại, con em gia đình thương binh, liệt
sỹ, gia đình có công cách mạng…. Nghiên cứu bổ sung thêm tình tiết tăng nặng
về vấn đề người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội có tình tiết bỏ
trốn, trốn tránh pháp luật tại khoản 1 Điều 48;
- Hình sự hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra trong thực
tiễn như: Chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người; vi
phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; cạnh tranh không lành mạnh; không chấp
hành quyết định cưỡng chế xử lý hành chính; đe dọa có bom, mìn trên các
phương tiện giao thông; bảo kê, đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen;...để làm cơ sở
cho việc xử lý về hình sự đối với các hành vi này;

186


- Bổ sung tội danh “sử dụng trái phép chất ma túy” vì ma túy là chất cấm
và trên thực tế tội phạm, ma túy ngày càng gia tăng mặc dù hình phạt cho loại
tội phạm này rất nghiêm khắc;

- Hành vi tuyển người đi lao động có dấu hiệu lừa dối người lao động ở
các tỉnh (vùng sâu, vùng xa). Ví dụ: đưa vào các tỉnh ở Tây Nguyên lao động
hái cà phê, hái nấm. Công ty môi giới chuyển cho chủ trực tiếp sử dụng lao
động với mức tiền công, thời gian, công việc do người sử dụng lao động quyết
định, những trường hợp người lao động không đồng ý nhận việc đều bị ràng
buộc với khoản chi phí trung gian đặt ra, người lao động không có tiền trả các
khoản chi phí bất hợp lý đó thì phải lao động có tính chất bị bóc lột, lao động
bắc buộc, khổ sai…Bộ luật hình sự cần quy định thành tội phạm để có cơ sở xử
lý những hành vi trên;
- Đối với tội trộm cắp tài sản, luật chỉ quy định người nào trộm cắp tài
sản của người khác mà không quy định cụ thể kể cả khi không tìm thấy người
bị hại, như vậy là lọt tội phạm. Trên địa bàn tỉnh Lâm đồng gần đây thường xảy
ra việc vay mượn tiền hoặc tài sản lớn nhưng bội tín dẫn đến tranh chấp. Hành
vi vay mượn tiền hoặc tài sản có giá trị rất lớn (vay mượn ngay thẳng, hợp
pháp) nhưng sau đó bội tín, chây ỳ không chịu trả lại cho chủ tài sản mặt dù đối
tượng vay mượn thừa nhận có vay mượn và vẫn cam kết trả nợ nhưng không
trả (tài sản chủ yếu nhà cửa, đất đai, phương tiện đều đã thế chấp) và cũng
không có biểu hiện bỏ trốn. Hành vi này đang diễn ra rất phổ biến, các cơ quan
pháp luật không có căn cứ để xử lý, chủ tài sản thì mất tài sản đã cho vay,
mượn trong khi đối tượng vay mượn lại sống nhởn nhơ…;
- Cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”; “gây thiệt hại lớn”, “thu lợi
bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn”
trong cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng của nhiều tội phạm trong BLHS
tạo thuận lợi cho việc Quyết định hình phạt;
- Quy định thêm hành vi vi phạm về an toàn giao thông đường bộ do
người tham gia giao thông thực hiện. Trên thực tế, có trường hợp người đi bộ vi
phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng nhưng không bị xử lý về hình sự;
- Đề nghị áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên

phạm tội nhưng bố, mẹ phải trả một phần hoặc toàn bộ tiền phạt để ràng buộc
trách nhiệm của bố, mẹ đối với con cái;
- Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội “đặc
biệt nghiêm trọng” cần quy định khung hình phạt như người trưởng thành;

- Tội cho vay nặng lãi (Điều 163) quy định “...cho vay cao hơn lãi
xuất quy định gấp 10 lần lãi xuất quy định thay đổi hàng tháng” rất khó
xác định. Mức cho vay gấp 10 lần là quá cao đề nghị hạ thấp;

187


- Cần quy định cụ thể việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối
với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp
người thi hành án sinh con liên tục để trốn tránh thi hành án;
- Nghiên cứu rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa của
khung hình phạt tù có thời hạn tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng
vận dụng được dễ dàng, chính xác, đồng thời hạn chế được tình trạng xử lý tội
phạm một cách tùy tiện trong các cơ quan này;
- Đề nghị bỏ biện pháp tư pháp “giáo dục tại xã, phường, thị trấn” và
hình phạt “cảnh cáo” vì trên thực tế biện pháp này không mang lại hiệu quả;
mở rộng hình thức phạt tiền và tù có thời hạn;
Trên đây là một số ý kiến tham luận của tỉnh Lâm Đồng trong quá trình
thi hành Bộ luật hình sự 1999 và một số kiến nghị, sửa đổi, bổ sung để đóng
góp phần thực hiện đạt hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn.

188




×