Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.98 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC
ĐÀO TẠO DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC
ĐÀO TẠO DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lƣu

Hà Nội - 2015




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 11
6. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCHError! Bookmark not defin

1.1. Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịchError! Bookm
1.1.1. Du lịch .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đào tạo, dạy nghề ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Nguồn nhân lực ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịchError! Bookmark not defined.
1.1.6. Vai trò của nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịchError! Bookmark not
1.2. Phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch và các yếu tố

chủ yếu tác động đến hoạt động đào tạo, dạy nghề du lịch của một tỉnhError! Bookmark
1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch .......... Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịchError! Bookmark not d
1.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề
du lịch ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ............................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng và du lịch Lâm ĐồngError! Bookmark not define


2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ....................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của Lâm ĐồngError! Bookmark not defined.
2.1.4. Tình hình phát triển du lịch Tỉnh Lâm ĐồngError! Bookmark not defined.
2.1.5. Tình hình giáo dục – đào tạo tỉnh Lâm ĐồngError! Bookmark not defined.

2.2. Khái quát về các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm ĐồngError! Bookmar
2.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du
lịch tại Lâm Đồng ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thực trạng về phát triển số lượng .......... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thực trạng về hợp lý hoá cơ cấu ............ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Thực trạng về nâng cao chất lượng ........ Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy
nghề du lịch ở tỉnh Lâm Đồng....................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân ....................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Những cơ sở để xây dựng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch tỉnh Lâm ĐồngError! Bookmark not define

3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch và yêu cầu về nhân lực du lịch trong thời
gian tới .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............................. Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề của tỉnh Lâm ĐồngError! Bookmar
3.2. Các giải pháp góp phần đẩy mạnh cơng tác phát triển nguồn nhân lực

trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm ĐồngError! Bookmark n


3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, giảng
viên đào tạo, dạy nghề du lịch.......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kiện toàn bộ máy, quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáo viên, giảng
viên đào tạo, dạy nghề du lịch.......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới phương pháp cho đội ngũ giáo viên, giảng
viên đào tạo, dạy nghề du lịch.......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Tạo động lực phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy
nghề du lịch ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Đối với Nhà nước ................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Đối với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hộiError! Bookmark not defined.
3.3.3. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchError! Bookmark not defined.
3.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm ĐồngError! Bookmark not defined.

3.3.5. Đối với các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnhError! Bookmark no
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 12
PHỤ LỤC



HẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, du lịch đã được Đảng và Chính phủ xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn. Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế trong nhiều năm qua. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội
dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao. Chất
lượng của hoạt động du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng, tài
nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du
lịch và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách phát triển du lịch của Nhà
nước, tình hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập
của nền kinh tế…
Trong q trình hội nhập, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với
sự phát triển nhanh về du lịch, cũng đòi hỏi sự phát triển nhanh về nguồn
nhân lực du lịch. Nhưng là một quốc gia đang phát triển, nguồn nhân lực du
lịch ở Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung, mang những đặc điểm của
nguồn nhân lực Việt Nam: trẻ, thiếu và yếu; tính chuyên nghiệp chưa cao,
thiếu tính đồng bộ. Nhiều người, nhiều cơng việc thiếu những tiền lệ và sự
trải nghiệm, đang trong q trình tìm tịi, tiếp cận để học hỏi, bổ sung, hồn
thiện mình. Đặc biệt là những người trực tiếp đào tạo, dạy nghề du lịch, cung
cấp nguồn nhân lực cho ngành Du lịch. Đây là một bộ phận nhân lực du lịch
đông đảo, rất quan trọng, trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề du lịch, các khoa Du lịch trong các trường Đại
học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc. Với nhiều qui mô
và cấp độ đào tạo, dạy nghề khác nhau, các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch
đang là cơ sở đầu tiên đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đa dạng, chất
lượng cao cho kinh tế du lịch của đất nước.



Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 2020” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: Giai đoạn 2011 2015, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra là tăng cường quản lý
nhà nước về đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội; xây dựng
chuẩn (tập trung vào chuẩn kỹ năng nghề) và thực hiện chuẩn hóa một bước
nhân lực du lịch, phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều
kiện cho hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch; phát triển mạng lưới cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các
bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bố vùng, miền hợp lý phù hợp với
chiến lược phát triển du lịch quốc gia; xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn
trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch; đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác nghiên cứu, thống kê phục vụ đào
tạo, bồi dưỡng du lịch; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực trong và ngoài nước cho đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã
hội; tạo môi trường thuận lợi cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch
theo nhu cầu xã hội.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 916/QĐUBND ngày 23/4/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2020. Trong đó, nội dung phát triển nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao, được đặt ở vị trí quan trọng, nhằm thực hiện thành
công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế của tỉnh; chú
trọng phát triển giáo dục đào tạo toàn diện nhằm nâng cao chất lượng nhân
lực. Điều này đòi hỏi phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát
triển nguồn nhân lực trình độ cao, bao gồm đội ngũ quản lý, lực lượng
chuyên gia đầu ngành, đội ngũ nghiên cứu, giảng viên, giáo viên và lao động
kỹ thuật cao.
Lâm Đồng hiện nay có 06 cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch, trong đó
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt chuyên đào tạo các nghề về du lịch,


05 trường còn lại chỉ đào tạo một số nghề liên quan về du lịch như nghề
Hướng dẫn du lịch, Quản trị Khách sạn Nhà hàng, Chế biến món ăn, Văn hóa
du lịch... Đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch ở các cơ sở này cịn chiếm tỷ

trọng ít so với nhu cầu của xã hội với trình độ chun mơn, nghiệp vụ và
trình độ ngoại ngữ chưa cao. Trong các sở, ban ngành và các doanh nghiệp
du lịch ở địa phương thì hầu hết các cán bộ quản lý đều được thuyên chuyển
từ các ngành kinh tế - văn hóa - xã hội khác sang làm việc trong lĩnh vực du
lịch… Vì vậy để du lịch Lâm Đồng trở thành một ngành kinh tế trọng điểm
thì cần phải thấy rõ thực trạng của đội ngũ đào tạo, giảng dạy về du lịch của
tỉnh; từ đó mới đề ra những biện pháp nhằm kiện toàn, nâng cao chất lượng
của đội ngũ này. Đối với lĩnh vực này cịn có một khoảng trống chưa có
những cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tơi đã chọn đề tài: “Phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về phát triển nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh, thành phố, phát triển đội
ngũ giáo viên của trường và công tác đào tạo ở các trường nghề; trường
cao đẳng chuyên nghiệp và đại học như:
Đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực du lịch tại các
trường du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ” (Luận văn Thạc
sĩ du lịch - Đoàn Thị Thắm - Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2012): luận
văn đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng nhân lực du lịch của các trường du
lịch trực thuộc Bộ VHTTDL đào tạo, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực du lịch của các trường du lịch trực thuộc Bộ.
Đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch tại các trường
Cao đẳng du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu điển hình tại


trường Cao đẳng Kỹ Thuật Khách sạn và Du lịch)” (Luận văn Thạc sĩ du
lịch - Nguyễn Hải Dương - Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2013): Nội
dung của luận văn là đánh giá chung thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực

du lịch của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch, đề xuất giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch tại Trường Cao
đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch.
Đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng
nghề Đà Nẵng” (Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Trần Lê Uyên –
Đại học Đà Nẵng, năm 2013): Đề tài cũng chủ yếu phân tích thực trạng phát
triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, từ đó
đưa ra các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường.
Đề tài: “Giải pháp phát triển ngành Du lịch Lâm Đồng đến năm 2020”
(Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Nguyễn Thị Hồng Nhạn – Đại học Kinh tế
TP.HCM, năm 2010): nội dung của luận văn cho cái nhìn tổng thể về thực
trạng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2008 và từ đó cũng đưa
ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.
Đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực Duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” (Luận án Tiến sĩ - Trần Sơn Hải - Học viện
Hành chính, năm 2010): Đề tài đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng
chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch của các tỉnh khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên để từ đó đề ra những giải pháp đồng bộ phát
triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên nói riêng, qua đó thúc đẩy ngành Du lịch của khu vực phát triển.
Các nghiên cứu trên hầu hết đề cập tới vấn đề phát triển đội ngũ làm
việc trong ngành Du lịch; các giải pháp để phát triển du lịch của một tỉnh hay
các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề du lịch của các
Trường nói chung mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu về nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng một cách cụ thể.


Do vậy, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo
du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là một đề tài mới, tiếp cận cụ thể một
lĩnh vực chưa được đề cập nhiều. Tác giả mong muốn có những đóng góp

nhất định vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho nhân lực du
lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và của ngành Du lịch nói chung trong
thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng và
đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện được mục tiêu
nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ chính sau đây: 1) Hệ thống
hố và có phát triển một số khái niệm và vấn đề lý luận về phát triển nguồn
nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn; 2) Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội
ngũ đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng thông qua các phương pháp nghiên cứu và phân tích các
dữ liệu, chỉ rõ ưu điểm và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân; 3) Đề xuất
một số giải pháp góp phần phát triển đội ngũ đào tạo nhân lực du lịch trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng đáp ứng nhu cầu xã hội và ngành Du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề du
lịch tỉnh Lâm Đồng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đội ngũ đào tạo, dạy nghề du lịch tại
các cơ sở có đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ
2009 - 2013; giải pháp luận văn đề xuất sẽ áp dụng cho năm 2015 và các
năm tiếp theo.


+ Về không gian nghiên cứu: Khảo sát tại các trường có đào tạo, dạy
nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi đánh giá tình trạng nguồn
nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch và đề xuất giải pháp phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch của các cơ sở
đào tạo của tỉnh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu như sau được sử dụng:
- Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: Tiến hành điều tra, khảo
sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để thu thập, tích
luỹ tài liệu, thơng tin thực tế. Kết quả điều tra thực tế này là cơ sở ban đầu và
thẩm định lại một số nhận định trong q trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này dự kiến được sử
dụng để xử lý tư liệu, số liệu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du
lịch của các trường có đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó có
những đánh giá và đưa ra cách khắc phục những hạn chế tồn tại.
- Phương pháp thu thập, phân tích xử lý dữ liệu: Thu thập dữ liệu
thứ cấp và sơ cấp để tập hợp và phân tích xử lý dữ liệu làm cơ sở đề ra các
giải pháp.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bảng hỏi, phát phiếu
điều tra cho các đối tượng: Giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các
cơ sở có đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch; Chương 2. Thực
trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng; Chương 3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực du
lịch đến năm 2020
3. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã Hội (2005), Tìm hiểu Luật Dạy nghề
2006, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
5. Chính phủ (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước
6. Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (2007), Quản lý nguồn
nhân lực trong ngành công nghiệp khách sạn, dịch từ cuốn “Human
Resource Management in the Hospitality Industry” của Michael Boella và
Steve Goss
7. D. Gvisianhi, V.Linishkin (1976), Khoa học dự báo, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
8. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp TP.HCM
9. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, NXBm Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - một số vấn đề lí luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo
dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch,


Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng năm 2013 và phương hướng, nhiệm

vụ năm 2014.
17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
18. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị Nhân sự, Nxb Lao động – Xã hội
19. Trần Phương Trình (2006), Tạo động lực làm việc, Nxb Trẻ, TP.HCM
20. Trần Phương Trình (2007), Tuyển đúng người, Nxb Trẻ, TP.HCM
21. Từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.22. Nguyễn Quốc Tuấn
và CS (2006), Quản trị nguồn nhân lc, Nxb Thống kê



×