Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.25 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN NHẬT QUANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIÊT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN NHẬT QUANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIÊT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG KHẮC LỊCH


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

BCVT

Bưu chính Viễn thông

2

BCVT&CNTT

Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin


3

BĐTT

Bưu điện tỉnh thành

4

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

5

CNH

Công nghiệp hóa

6

CNTT

Công nghệ thông tin

7

DN

Doanh nghiệp


8

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

9

DNVT

Doanh nghiệp viễn thông

10

ĐTCĐ

Điện thoại cố định

11

ĐVTV

Đơn vị thành viên

12

DVVT

Dịch vụ viễn thông


13

DVVTCI

Dịch vụ viễn thông công ích

14

HTQT

Hợp tác quốc tế

15

KHCN

Khoa học công nghệ

16

NLCT

Năng lực cạnh tranh

17

NSNN

Ngân sách nhà nước


18

PHBC

Phát hành báo chí

19

R&D

Nghiên cứu và phát triển

20

SXKD

Sản xuất kinh doanh

21

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

22

VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam / Vietnam
Posts and Telecommunications Group


i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

Số lượng Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông
và Internet

25

2

Bảng 3.2

Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Bưu chính

26

3


Bảng 3.3

Ma trận SWOT trong kinh doanh bưu chính và PHBC

55

4

Bảng 3.4

Ma trận SWOT trong kinh doanh viễn thông và
Internet

57

ii

Trang


DANH MỤC HÌNH
Nội dung

STT

Hình

1


Hình 1.1

Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter

12

2

Hình 3.1

Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ điện thoại cố định

28

3

Hình 3.2

Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ điện thoại di động 2G và 3G.

29

4

Hình 3.3

Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ truy cập Internet băng rộng (cố định và di động)


29

5

Hình 3.4

Thị phần các doanh nghiệp bưu chính tính theo doanh
thu năm 2013.

30

6

Hình 3.5

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới NLCT của VNPT

39

7

Hình 4.1

Định hướng tổ chức Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Quốc gia Việt Nam đến 2020

72

iii


Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
VNPT là tập đoàn trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực viễn thông, luôn nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng
đặc biệt. VNPT là thương hiệu quốc gia, lan tỏa trong trên trường quốc tế, cùng rất
nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên thời gian gần đây lĩnh
vực Viễn thông bị cạnh tranh cực kỳ gay gắt, hàng loạt đối thủ lần lượt ra đời cùng
tốc độ phát triển thần tốc đã vượt xa VNPT về thị phần và doanh thu như Tập đoàn
Viettel hay gần nhất là Tổng công ty Mobifone, đòi hỏi Tập đoàn VNPT phải nhanh
chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trụ vững và duy trì vị thế hàng đầu. Cũng từ
nội tại VNPT tồn tại quá nhiều hạn chế, dung chứa sự trì trệ, bộ máy quá cồng kềnh,
năng lực Tài chính chưa cao, công nghệ dần lạc hậu, giá cước linh hoạt cạnh tranh,
thương hiệu chưa được củng cố tương xứng.
Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 888/QĐ-TT phê duyệt Đề
án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn 20142015. Nhằm tiếp tục phát triển VNPT, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương
tiện; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, có năng lực cạnh tranh cao. Ðể thực
hiện ngày một tốt hơn các nhiệm vụ chính trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm lại
vị thế số 1, tập đoàn VNPT đã xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 Do vậy đề tài “Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Tập
đoàn bưu chính Viễn Thông Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu Luận
văn Thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong tập
đoàn nói chung. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh, chỉ ra những hạn chế


1


và nguyên nhân của những hạn chế đó, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vẫn đề lý luận và thực tiễn về công tác nâng cao năng
lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình năng lực cạnh tranh của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nêu rõ những thành tựu, những khó khăn
còn tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và khó khăn đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính

Viễn Thông Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn

Thông Việt Nam giai đoạn tái cơ cấu 2014 – 2015 và định hướng 2015 -2020.
4. Kết cấu của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT).
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.
KẾT LUẬN

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.

Đặc điểm Tập đoàn Kinh tế

1.1.1. Khái niệm Tập đoàn Kinh tế
Hiện nay có nhiều quan điểm về Tập đoàn kinh tế (TĐKT). Các quan điểm
này khác nhau là do có sự nhận thức khác nhau về phương thức hình thành, nguyên
tắc tổ chức hoạt động và tư cách pháp nhân của tập đoàn. Bản chất của TĐKT là sự
liên kết của các doanh nghiệp có pháp nhân độc lập, do đó không có hình mẫu
chung về TĐKT trong cơ chế thị trường. Mặc dù còn có nhiều cách hiểu khác nhau
nhưng phần lớn đều đồng ý với định nghĩa sau:
“TĐKT là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực
khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có doanh nghiệp (công ty
mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp khác (công ty
con) về mặt tài chính và chiến lược phát triển. TĐKT là một cơ cấu tổ chức vừa có
chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ,
tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.”(Báo khoa học và ứng dụng, 2009, số 10)
1.1.2. Đặc điểm TĐKT

Từ khái niệm về tập đoàn kinh tế nêu ở trên ta thấy tập đoàn kinh tế có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về mặt tổ chức TĐKT là một tổ hợp các công ty có tư cách pháp
nhân độc lập liên kết với nhau một cách tự nguyện có cùng mục tiêu chung là tối đa
hóa lợi nhuận.
Thứ hai, mối liên kết của các thành viên trong tập đoàn hết sức đa dạng, có
thể liên kết về vốn, công nghệ, liên kết trong các hoạt động sản xuất kinh doanh…
Thứ ba, phạm vị hoạt động của TĐKT rất đa dạng, không chỉ hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh chính mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác, có thể ở
trong biên giới quốc gia, cũng có thể vươn ra ngoài quốc gia khác.

3


Thứ tư, hầu hết các TĐKT có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu và
phạm vi hoạt động.
Một trong các yêu cầu hình thành các TĐKT là tận dụng lợi thế về quy mô
trong cạnh tranh do đó, có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu là một đòi hỏi
khách quan khi hình thành TĐKT.
Thứ năm, TĐKT thường có tổ chức đa dạng và đa sở hữu. Đặc điểm này
thường phụ thuộc vào lịch sử hình thành của TĐKT ở mỗi nước, quan điểm quản lý
kinh tế của mỗi nước.
Thứ sáu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa,
mở cửa, hội nhập, hầu hết các TĐKT đều có trung tâm nghiên cứu khoa học và triển
khai công nghệ (R&D).
Thứ bảy, về cơ bản các TĐKT được tổ chức, quản lý theo thứ bậc rõ ràng và
được điều hành tập trung. Tuy nhiên, do lịch sử hình thành TĐKT của mỗi nước mà
đặc điểm này có một số ngoại lệ.
Đó là đặc điểm chung của các TĐKT được thừa nhận một cách phổ biến.
Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm kinh tế của mỗi nước và ở mỗi thời kỳ phát triển khác

nhau mà TĐKT mang dấu ấn riêng của mỗi nước ở những thời kỳ khác nhau.
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của TĐKT
Năng lực cạnh tranh của TĐKT có thể hiểu chung nhất như sau: “NLCT của
TĐKT là sự thể hiện thực lực và lợi thế của TĐKT so với đối thủ cạnh tranh trong
việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao
bằng việc khai thác, sử dụng lợi thế bên trong, lợi thế bên ngoài nhằm tạo ra những
sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dung để tồn tại và phát triển, thu được lợi
nhuận ngày càng cao và cải thiện được vị trí của mình so với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường.” [Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 396, 2011]
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính
tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho các doanh
nghiệp nói chung và tập đoàn kinh tế nói riêng.

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Bưu chính Viễn thông, 2004. Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin
và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà
Nội.
2. Bộ Công nghệ thông tin và Truyền Thông Việt Nam, 2014. Sách trắng về Công
nghệ thông tin năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Bộ Công nghệ thông tin và
Truyền Thông Việt Nam
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2011 – 2015. Hà nội.
4. Công ty tài chính Bưu điện, 2006. Báo cáo tài chính các năm 1999 – 2006. Hà
Nội.
5. Đặng Đức Thành, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp thời
hội nhập. Tp. HCM: NXB Thanh niên.
6. Minh Châu, 2005. Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề xây dựng Tập đoàn kinh tế

ở Việt Nam. Hà nội: Nhà xuất bản Bưu điện.
7. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2008. Chiến lược và chính sách kinh
doanh. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Nguyễn Đăng Nam, 2004. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ tài
chính Việt Nam trong điều kiện hội nhật quốc tế. Hà Nội: Tạp chí tài chính, số
12, trang 39-41.
9. Nguyễn Hữu Thắng, 2009. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia.
10. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch
SXKD các năm 2003-2010.
11. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chiến lược hội nhập và phát triển
đến 2010 và định hướng đến 2020.
12. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết VNPT giai đoạn
2010 – 2015.

5


13. Thủ tướng chính phủ, 2001. “Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 10/10/2001
của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính –
Viễn thông Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội.
14. Thủ tướng chỉnh phủ, 2014. Quyết định “Phê duyệt đề án tái cơ cấu tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014 – 2015”. Hà nội.

6




×