Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DSpace at VNU: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.23 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
----------

ĐỖ THIỆN DỤNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY,
HỌC TẬP
CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG DU LỊCH
HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định: "Giáo dục là quốc
sách hàng đầu", giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Giáo
dục chuyên nghiệp là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, là
ngành học có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định
quyết tâm "Đưa ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn". Thực hiện
chủ trương của Đảng phát triển ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế
quan quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, Tổng cục Du lịch đã triển khai nhiều
chương trình hành động bám sát với yêu cầu thực tế, một trong những chương
trình then chốt có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành đó là đào tạo và phát


triển nguồn nhân lực tại các cơ sở phục vụ, kinh doanh. Để triển khai chương trình
này Tổng cục đã giao cho các trường trong hệ thống đào tạo của ngành đổi mới
các hoạt động đào tạo, kết hợp với các cơ sở kinh doanh có uy tín bồi dưỡng
nghiệp vụ, đào tạo nhân viên có trình độ nghiệp vụ, tay nghề vững nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của ngành.
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một trong những trường đầu tiên trực
thuộc Tổng cục Du lịch. Từ ngày thành lập đến nay Nhà trường luôn coi trọng
công tác giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên. Qua nhiều năm hoạt động
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn xứng đáng là cơ sở đào tạo có uy tín trong
ngành Du lịch. Với số lượng hơn 2000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm, Trường đã
cung cấp nguồn nhân lực đáng kể cho các doanh nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc, nhiều học sinh của Trường đã trở thành cán bộ nghiệp vụ chủ chốt của
các cơ sở.
Những năm gần đây với môi trường hội nhập ngành Du lịch có cơ hội phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, lượng khách du lịch tăng nhanh đặc biệt
khách nước ngoài, nhiều cơ sở kinh doanh mới xuất hiện với quy mô lớn, cấp
hạng cao, đa dạng về chủng loại và hình thức tổ chức phục vụ, nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng nhiều. Nhìn nhận lại hoạt động đào tạo
tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chúng tôi thấy có nhiều hạn chế từ chất
lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất sư phạm, tổ chức giảng dạy... còn nhiều
bất cập, sản phẩm đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của các doanh


nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Chính vì vậy tôi
chọn đề tài "Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên
ngành tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" mong
muốn đóng góp cho yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và cho
ngành Du lịch trong thời kỳ hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn

chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo chuyên ngành của Nhà trường.
3. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giảng dạy, học tập chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội.
5. Các nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy, học tập ở các
trường chuyên nghiệp.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy và học tập các môn
chuyên ngành ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
5.3. Đề xuất và khảo ngiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học chuyên
ngành, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường.
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với nhu cầu sử dụng nhân lực
có chất lượng cao của các doanh nghiệp, nếu đề xuất và áp dụng được biện pháp quản
lý hoạt dộng dạy - học chuyên ngành một cách hợp lý, khoa học thì chất lượng đào
tạo của Nhà trường sẽ được nâng cao.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Biện pháp quản lý của Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.


- Địa bàn nghiên cứu: Thực hiện tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy và học
tập các môn chuyên ngành khách sạn - nhà hàng.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2002 đến nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương pháp phân
tích, tổng hợp, hệ thống những vấn đề lý luận có liên quan.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra
bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, đối với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở
thực tập trong khu vực Hà Nội.
- Phân tích sử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý
những số liệu thu được từ khảo sát thực tế.
- Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy - học tập ở các
trường chuyên nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy và học tập các môn
chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy - học các
môn chuyên ngành

CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ở CÁC TRƢỜNG CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.1.1.1. Quản lý
Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều quan niệm về quản lý, theo những
cách tiếp cận khác nhau. Quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra
theo góc độ tổ chức. Theo góc độ điều khiển từ quản lý là lái, điều khiển, điều
chỉnh. Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
(hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong

quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định. Cho đến nay có rất nhiều
định nghĩa về quản lý. Khó xác định định nghĩa nào đúng nhất bởi lẽ khi các tác
giả đưa ra định nghĩa của mình họ đều căn cứ vào lĩnh vực quản lý mà họ hướng
tới. Một số tác giả đã đưa ra các định nghĩa sau:
- Hoạt động quản lý là hoạt động có tính định hướng, có chủ định của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích của tổ chức.[1,tr.7].
- Quản lý là một quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách
thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của hệ quản lý.[ 1,tr.8].
- Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó có các cá nhân
làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu
đã định.[25,tr.11].
- Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.[
3,tr.8].
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội.[20,tr.15].
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức
và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động..[26,tr.15].
Mặc dù các tác giả có những định nghĩa khác nhau nhưng đều cho thấy có những
điểm chung:


+ Hoạt động quản lý được thực hiện bởi một tổ chức hay một nhóm xã hội.
+ Hoạt động quản lý là những tác dộng có mục đích và có định hướng.
+ Yếu tố con người (người quản lý và người bị quản lý) giữ vai trò trọng
tâm của hoạt động quản lý.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bản chất của quản lý được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Bản chất của quản lý
Chủ thể
quản lý

Khách thể
quản lý
Mục tiêu
quản lý

Nội dung
quản lý

Công cụ,
phương tiện
quản lý

Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các
mối quan hệ giữa những con người, nhóm người.
Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thẻ
quản lý: mệnh lệnh, quyết định, luật lệ, chính sách....
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý.
Mục tiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, nó có thể do
chủ thể quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản
lý.
1.1.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người
được thực hiện một cách tự giác. Giống như mọi hoạt động khác của xã hội, giáo



dục cũng cần được quản lý. Quản lý giáo dục là một loài hình quản lý xã hội.
Quản lý giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau:
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong
muốn một cách có hiệu quả nhất.[25,tr.12].
Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức, được định hướng của chủ
thể quản lý lên các thành tố của các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu
của giáo dục một cách có hiệu quả.[25,tr.12].
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu quản lý giáo dục là quá trình
vận dụng những nguyên lý, phương pháp của khoa học quản lý vào một lĩnh vực
hoạt động cụ thể của ngành giáo dục. Hệ thống quản lý giáo dục gồm các thành tố:
- Chủ thể quản lý giáo dục: hệ thống quản lý giáo dục các cấp từ trung ương
đến địa phương.
- Đối tượng quản lý giáo dục (khách thể quản lý giáo dục):
+ Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực cho giáo dục
+ Quá trình giáo dục
+ Con người tham gia hoạt động giáo dục
- Cơ chế quản lý giáo dục bao gồm các cơ chế chính thức và không chính
thức:
+ Cơ chế chính thức là các quy định được thể hiện bằng các văn bản mang
tính pháp lý, được thực hiện nhằm duy trì mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể
do Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền
được Bộ uỷ quyền ban hành.
+ Cơ chế không chính thức là những quy định không thành văn bản
+ Cơ chế không chính thức là những quy định không thành văn bản nhưng
được sử dụng nhằm duy trì quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý dược mọi
thành viên trong hệ thống quản lý thừa nhận và tôn trọng.
- Mục tiêu của quản lý giáo dục: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ nhân lực có đủ tri thức và có tay nghề, có

năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh
thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội".[4,tr.12].


Quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển xã hội và sự phát triển của ngành Giáo dục. Trong bài phát biểu tại
buổi khai mạc hội thảo về quản lý giáo dục tại trường Quản lý cán bộ giáo dục
trung ương I ngày 26 tháng 3 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Ngyễn
Minh Hiển đã khẳng định: "Quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng để tạo ra nội lực
cho ngành trong điều kiện đất nước ta còn nghèo".[30,tr.13].
1.1.1.3. Quản lý nhà trường
Trường học nằm trong hệ thống giáo dục và hệ thống xã hội, đặc điểm của
thể chế là có sự kết hợp chặt chẽ hữu cơ giữa đặc điểm nhà nước và đặc điểm xã
hội. Trường học luôn có mối quan hệ và tác động qua lại với môi trường xã hội.
"Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với
sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy - trò. Trường học là một bộ phận của
cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân nó lá đơn vị cơ
sở".[2,tr.20].
Theo giáo sư - viện sỹ Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu
đào tạo đối với ngành Giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh".[15,tr52].
Quản lý nhà trường về bản chất là quản lý con người. Trong nhà trường hệ
bị quản lý là tập thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh; hệ quản lý là
lãnh đạo nhà trường. Như vậy chúng ta có thể hiểu quản lý nhà trường là tác động
của lãnh đạo nhà trường (chủ thể quản lý) đến tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân
viên và học sinh để tổ chức phối hợp hoạt động của họ trong quá trình giáo dục
học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Nhà trường được coi là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước, xã hội,
trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Nhà trường có

nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu "nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước".
Quản lý nhà trường có rất nhiều hoạt động tùy từng góc độ xem xét nghiên
cứu. Trong đó quản lý nhà trường còn được hiểu như quản lý hoạt động dạy và
học. Vì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phối
mọi hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Nó còn là con đường trực tiếp và
thuận lợi nhất để giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhà trư-


ờng. Do đó, có thể nói trọng tâm của quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy
và học. Quản lý quá trình dạy và học là quản lý việc chấp hành quy định về hoạt
động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho các
hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp ổn định, có kỷ cương, kỷ
luật, có chất lượng và hiệu quả cao.
Quản lý nhà trường còn được hiểu là quản lý hoạt động phối hợp, vì trong
nhà trường có nhiều phòng, khoa, bộ môn, trung tâm và các bộ phận khác nhau.
Mọi hoạt động của nhà trường nói chung đều là các hoạt động mang tính phối hợp.
Chính vì vậy, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trường góp phần
làm cho các hoạt động đạt kết quả cao hơn.
Quản lý nhà trường còn liên quan đến quản lý nguồn tài chính và cơ sở vật
chất kỹ thuật. Trong bất kỳ tổ chức nào, nguồn kinh phí đóng vai trò vô cùng quan
trong trong việc duy trì các hoạt động. Nhà trường cần tạo ra được nguồn kinh phí
ổn định, phát triển đồng thời quản lý và sử dụng đúng mục đích. Cơ sở vật chất kỹ
thuật của nhà trường bao gồm đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, trang thiết bị
và các tài sản khác được Nhà nước giao cho nhà trường quản lý và sử dụng hoặc
do nhà trường tự đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được các tổ chức, cá nhân tài trợ
nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ và các hoạt động khác. Việc quản lý cơ sở vật chất và tài sản phục vụ cho
quá trình đào tạo phải đảm bảo được 3 yêu cầu liên quan mật thiết với nhau là: (1)
đảm bảo để cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình đào tạo của nhà trường; (2) sử

dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình đào tạo; (3) tổ chức quản
lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường.
Quản lý nhà trường khác với quản lý xã hội khác, nó được quy định bằng
bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học và
giáo dục, trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là chủ thể sáng tạo chủ
động, vừa là đối tượng quản lý. Sản phẩm của các hoạt động trong nhà trường là
nhân cách của người học sinh được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng
và rèn luyện, phát triển theo yêu cầu của xã hội.
1.1.2. Khái niệm hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giao tiếp sư phạm mang ý
nghĩa xã hội. Chủ thể của hoạt động dạy là người thầy và chủ thể của hoạt động
học là người học. Hai hoạt động này không đối lập nhau mà luôn song song tồn


tại và phát triển trong một quá trình thống nhất cùng hướng tới mục đích chung.
Hoạt động dạy của thầy là truyền thụ tri thức, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển và
hướng dẫn hoạt động chiếm lĩnh tri thức của người học. Người thầy thực hiện
nhiệm vụ dẫn đường, là người đồng hành với người học trên con đường chiếm lĩnh
tri thức theo nội dung dạy học được chương trình quy định bằng các phương pháp
sư phạm, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa người dạy và người học.
Hoạt động học của học sinh là hoạt động nhận thức dưới tác động của người
thầy, nó trở nên có ý nghĩa và kết quả khi được thực hiện một cách tự giác, tích
cực với sự nỗ lực của người học. Hoạt động học không dừng lại ở việc nhắc lại,
lặp lại bài học, hành vi mà hơn thế nữa nó còn là sự tái tạo cho bản thân, sáng tạo
trong tư duy, biết sử dụng và điều khiển tri thức trong quá trình lĩnh hội và chiếm
lĩnh các kiến thức mới. Thông qua học tập người học biết sử dụng và điều khiển tri
thức đã được lĩnh hội tạo nên nhân cách của bản thân để có khả năng thích ứng với
yêu cầu xã hội.
Dạy và học là hai hoạt động của một quá trình thống nhất. Kết quả học tập
của người học không chỉ là kết quả của việc học mà nó còn thể hiện kết quả của

quá trình dạy. Không thể tách rời kết quả học tập của trò với việc đánh giá kết quả
dạy của người thầy bởi vì:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tác giả, tác phẩm
1. Quang An (2004). Những khái niệm cơ bản về trắc nghiệm trong Giáo dục.
Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên đề “Giáo dục đại học” theo chương trình cấp
chứng chỉ phục vụ chức dnh Giáo dục bặc đại học.
2. Đặng Quốc Bảo (1997). Khái niệm về Quản lý giáo dục và chức năng Quản lý
giáo dục. Tạp chí Phát triển Giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hƣng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai. NXB Chính trị quốc gia.
4. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004). Bài giảng quản lý Giáo dục,
quản lý Giáo dục nhà trường dành cho lớp cao học.
5. Nguyễn Quốc Chí (2004). Những cơ sở lý luận quản lý Giáo dục. Bài gảng
dành cho lớp cao học Quản lý Giáo dục.
6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996). Cơ sở khoa học quản lý. Bài
giảng dành cho lớp cao học Quản lý Giáo dục.


7. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001). Những quan điểm giáo dục
hiện đại. Bài giảng dành cho lớp cao học Quản lý Giáo dục.
8. Nguyễn Đức Chính (2006). Đánh giá chương trình. Bài giảng lớp Cao học
Quản lý Giáo dục khóa 5, Đại học Quốc gia Hà Nôi.
9. Nguyễn Đức Chính – Lâm Quang Thiệp (2004). Bài giảng đo lường - đánh
giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên dành cho lớp cao học Quản lý Giáo
dục.
10. Vũ Cao Đàm (2003). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Đỗ Ngọc Đạt (1997). Tiếp cận hiện đại hoạt đọng dạy học. NXB ĐHQG Hà

Nội.
12. Trần Khánh Đức (2001). Căn cứ và chỉ số, quy trình đánh giá các điều kiên
đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Tạo chí Giáo dục số 1, tháng 4 năm 2001.
13. Trần Khánh Đức (2002). Sư phạm kỹ thuật. NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Đặng Xuân Hải (2004).Tập bài giảng quản lý sự thay đổi trong giáo dục
dành cho Lớp cao học Quản lý Giáo dục.
15. Phạm Minh Hạc – Trần Kiều (2002). Giáo dục tế hệ đi vào thế kỷ XXI.
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006). Quản lý Giáo dục.
NXB Sư phạm
17. Trần Bá Hoành (2006). Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo kho. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18. Trần Bá Hoành (2006). Vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lý luận và thực
tiễn. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
19. Đặng Thành Hƣng (2002). Dạy học hiện đại. NXB ĐHQG Hà Nội.
20. Trần Kiểm (1997). Giáo trình quản lý giáo dục và trường học. (Giáo trình
danh cho học viên cao học Giáo dục học). Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
21. Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý Giáo dục. Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Khôi (2007). Lý luận dạy học công nghệ. NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.


23. Phan Sắc Long (2003). Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc rèn
luyện các kỹ năng Sư phạm của Nhà giáo. Tạp chí giáo dục số 60.
24. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Quang (2004). Bản chất của quá trình dạy học. Tài liệu dung
để nghiên cứu chuyên đề “Giáo dục đại học” theo chương trình cấp chứng chỉ
phục vụ chức danh Giáo dục bậc đại học.

26. Nguyễn Bá Sơn (2000). Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. Tạp chí
Phát triển Giáo dục, Hà Nội.
27. Phan Thế Sủng (2002). Những cách xử thế trong quản lý trường học. NXB
Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Cảnh Toàn (1997). Quá trình dạy, tự học. Tài liệu dùng để nghiên
cứu chuyên đề “Giáo dục đại học” theo chương trình cấp chứng chỉ phục vụ chức
danh Giáo dục bặc Đại học.
29. Phạm Viết Vƣợng (2000). Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
*Văn bản, văn kiện
30. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004). Tài liệu bổ sung về tình hình Giáo dục.
31. Đại từ điển tiếng Việt (1999). NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
32. Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa
VII.
33. Tổng cục Du lịch (2005). Chương trình phát triển nguồn nhân lực Du lịch
Việt Nam, tầm nhìn 2015.
34. Trung tâm biên sạo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995). Từ điển Bách
khoa Việt nam tập 1.
35. Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2005). Kế hoạch phát triển nhà trường
trong giai đoạn 2006 – 2010.



×