Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Kỹ thuật phân tập và các ứng dụng trong hệ vô tuyến đa người dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.08 KB, 3 trang )

Kỹ thuật phân tập và các ứng dụng trong hệ vô
tuyến đa người dùng
Nguyễn Thị Quỳnh Chi
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật Điện tử; Mã số: 60 52 70
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Kính
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Tổng quan về một số kỹ thuật xử lý để cải thiện chất lượng của tín hiệu thu,
kỹ thuật phân tập, kỹ thuật phân tập không gian và kỹ thuật phân tập tần số. Giới thiệu
về môi trường truyền phading, các kỹ thuật phân tập tương ứng và ứng dụng kỹ thuật
phân tập giảm ảnh hưởng của phading nhiều tia đến gián đoạn thông tin trong thực tế.
Tìm hiểu hệ đa lối vào đa lối ra MIMO - kỹ thuật sử dụng nhiều anten ở cả nơi phát và
nơi thu, có khả năng tăng dung năng bằng cách thay đổi đường truyền với số lượng
anten cố định mà không cần tăng dải thông hay công suất và ứng dụng của kỹ thuật
phân tập trong hệ vô tuyến đa người dùng
Keywords: Hệ vô tuyến đa người dùng; Kỹ thuật phân tập; Kỹ thuật điện tử
Content
MỞ ĐẦU
Môi trường thông tin vô tuyến luôn bị ảnh hưởng bởi tác động của nhiều yếu tố tự
nhiên như tạp âm, can nhiễu … khiến tính chất của nó biến đổi liên tục theo thời gian. Trong
đó, nguyên nhân chủ yếu làm kênh vô tuyến di động bị biến động rất nhiều là do Phading
nhiều đường và trải tần Doppler. Các hiệu ứng này làm phân tán năng lượng của tín hiệu về
biên độ, pha và thời gian. Những ảnh hưởng đó sinh ra trong nhiều phiên bản của tín hiệu
truyền tới anten thu, tác động tiêu cực rất mạnh lên tỷ lệ lỗi bit trong bất kể loại điều chế nào.
Sự truyền theo nhiều đường truyền thường kéo dài thời gian cần thiết cho phần băng gốc của
tín hiệu đi tới máy thu làm cho tín hiệu bị méo hay nhòe đi một cách đáng kể do giao thoa
giữa các ký hiệu với nhau.
Chính vì vậy, các hệ thông tin di động luôn đòi hỏi các kỹ thuật xử lý tín hiệu để cải
thiện chất lượng kết nối trong môi trường vô tuyến di động đầy trở ngại. Có nhiều kỹ thuật
khác nhau để chống lại các ảnh hưởng trên như kỹ thuật cân bằng, mã kênh … và kỹ thuật
phân tập là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp nâng cao hiệu suất băng tần, cải thiện




chất lượng tín hiệu thu. Nghiên cứu về kỹ thuật phân tập là cần thiết, và đã có nhiều người
đang nghiên cứu các ứng dụng của phân tập trong hệ vô tuyến đa người dùng.
Khóa luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết về kỹ thuật phân tập: khái niệm, phân
loại và các phương pháp. Đồng thời, tìm hiểu tác dụng của phân tập làm giảm ảnh hưởng của
phading gây gián đoạn thông tin trong hệ vô tuyến đa người dùng.
Khóa luận được kết cấu thành 3 chương. Chương 1 đề cập tổng quan về kỹ thuật phân
tập. Chương 2 giới thiệu về môi trường truyền phading và các kỹ thuật phân tập tương ứng.
Chương 3 tìm hiểu về hệ thống đa lối vào – đa lối ra MIMO, và ảnh hưởng của phân tập đến
chất lượng của hệ MIMO-OFDM.

References
Tiếng Việt
1. Bùi Thiện Minh (2006), Vi ba số, Nhà xuất bản Bưu điện, tr. 97 – 147
2. BP.LATHI (1999), Hệ thông tin số và tương tự hiện đại, Chương 5 + 6, Người dịch:
PGS-TS Nguyễn Viết Kính, Trường Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
3. TS. Phan Hồng Phương, KS.Lâm Chi Thương (2007), Kỹ thuật phân tập anten trong
cải thiện dung lượng hệ thống MIMO-OFDM, .
Tiếng Anh
4. Hermann Lipfert (2007), MIMO OFDM Space time coding – Spatial Multiplexing
Increasing Performance and Spectral Efficiency in Wireless Systems, Part I, pp. 6 –
11.
5. Nguyễn Tuấn Đức (2008), MIMO OFDM techniques: state of art and future, IRIRA,
University of Rennes - France
6. John G. Proakis (1983), Digital Communications, pp. 323 – 453
7. Simon Haykin and Michael Moher (2005), Modern Wireless Communications, pp. 339
– 450.
8. Theodore S.Rappaport (1997), Wireless Communications Principles and Practice Unit
1, pp. 214 -312

9. Theodore S.Rappaport (1997), Wireless Communications Principles and Practice Unit
2, pp. 20 -47

2


10. www.parteqinnovations.com (2005), Diversity Coding Method for MIMO-OFDM,
Parteq Innovations, Queen’s University, Kingston, Ontario, Canada.
11. Helmut Bolcskeiz (2005), Principles of MIMO-OFDM Wireless Systems, pp. 1-33.

3



×