Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 3 trang )

Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng Internet

Trần Anh Tuấn
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS chuyên ngành: Kỹ thuật vô tuyến ĐT & Thông tin liên lạc
Mã số: 2 07 00
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Tuấn
Năm bảo vệ: 2007

Abstract: Khái quát sự phát triển của mạng Internet và yêu cầu về chất lượng dịch vụ các mô hình chất lượng dịch vụ (QoS). Trình bày các cơ chế thực hiện INTSERV và
DIFFSERV áp dụng cho thiết bị định tuyến của CISCO: bộ điều hoà lưu lượng biên
mạng, các cơ chế xếp lịch cho gói tin, các cơ chế tránh tắc nghẽn và chính sách loại bỏ
gói tin. Đo kiểm một số cơ chế hoạt động của DIFFERENTIATED SERVICE trên thiết
bị định tuyến của CISCO. Áp dụng các bài đo hất lượng dịch vụ có phân loại tiêu biểu
vào mạng thực tế của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Keywords: Dịch vụ mạng; Internet; Viễn thông

Content
Mạng viễn thông hiện đại ngày nay đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mô cũng
như công nghệ. Ở Việt Nam, cùng với mức độ tăng trưởng chóng mặt của thuê bao điện thoại là
tỷ lệ người dùng Internet băng thông rộng. Làm việc và giải trí, giao tiếp trên môi trường mạng
Internet nói riêng và mạng IP nói chung đang là hình thức giao tiếp hiệu quả và thuận tiện nhất.
Xu hướng hội tụ tất cả các dịch vụ viễn thông lên nền tảng IP đã được dự đoán và đang được
kiểm chứng ngay tại Việt Nam. Các dịch vụ trên nền IP rất đa dạng: từ gửi thư điện tử, truy cập
web, thương mại điện tử đến truyền file, mạng riêng ảo, thoại VOIP, truyền hình trực tuyến,
truyền hình hội nghị.
Trước sự bùng nổ về số lượng và chủng loại dịch vụ thông tin trên mạng IP, các nhà sản
xuất và cung cấp mạng ngày càng phải chú ý đến chất lượng dịch vụ. Ngoài việc tăng cường đầu
tư thiết bị mới để cung cấp dịch vụ, một việc hết sức cần thiết là sử dụng hạ tầng mạng một cách



hiệu quả. Các kỹ thuật Chất lượng dịch vụ QoS được đưa ra nhằm mục đích này. Thực ra các kỹ
thuật và khái niêm IP QoS đã xuất hiện từ rất lâu nhưng phải đến những năm gần đây nó mới
được thực sự chú ý đến. Lý do là ban đầu, lưu lượng trên mạng Internet rất ít, chỉ gồm các dịch
vụ như email, truyền file và truy cập web. Đây là những dịch vụ băng hẹp, dùng ít dải thông và
không phải là dịch vụ thời gian thực. Ngày nay, số lượng dịch vụ đã tăng lên rất nhiều, bao gồm
cả dịch vụ truyền thống và các dịch vụ đòi hỏi thời gian thực như VOIP và hội nghị truyền hình.
Các nhà cung cấp dịch vụ phải tìm mọi cách thoả mãn khách hàng về lưu lượng thông tin và chất
lượng thông tin. Các kỹ thuật QoS có thể đảm nhiệm việc đảm bảo chất lượng thông tin cũng
như sử dụng hiệu quả nhất băng thông của mạng. Một mạng dù được trang bị băng thông lớn
cũng cần phải có những chính sách QoS thích hợp để cân bằng nhu cầu giữa các loại dịch vụ.
Trước những nhu cầu của thực tế khai thác vận hành mạng như vậy, tôi đăng ký đề tài nghiên
cứu về các kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS. Nội dung của đề tài này là tìm hiểu các
mô hình QoS mạng IP và ứng dụng trên mạng Viễn Thông Việt Nam, đó là mô hình Nỗ lực cao
nhất (Best effort), mô hình Dịch vụ có bảo đảm (Integrated Service) và mô hình Dịch vụ phân
biệt (Diffrentiated Service). Đặc biệt chú ý đến mô hình Dịch vụ phân biệt vì nó có thể đáp ứng
chất lượng dịch vụ ở quy mô lớn. Mục tiêu của đề tài là: Tìm hiểu tất cả các kỹ thuật của mô
hình Dịch vụ có phân loại để có thể ứng dụng mô hình này một cách tốt nhất trên mạng lưới Việt
Nam.
Trên cơ sở các hiểu biết về QoS, đề tài cũng đề cập đến một số bài đo chất lượng dịch vụ
trên nền tảng Dịch vụ phân biệt cho mạng IP của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.
References
1. F. Faucheur (2001), “Mpls support of differentiated services”, Internet
Draft, IETF.
2. Gilbert Held (2000), Managing TCP/IP network: techniques, tools, and security
considerations, John Wiley & Sons.
3. H. Jonathan Chao, Xiaolei Guo (2002), Quality of Service Control in High-Speed Networks,
John Wiley & Sons.
4. J. Nagle (1984), RFC 896, "Congestion Control in IP/TCP Internetworks".
5. J. Postel (1981), RFC 791: "Internet Protocol Specification,".
6. K. Nichols and others, RFC 2474, "Definition of the Differentiated Services Field (DS Field)

in the IPv4 and IPv6 Headers".


7. Peter Massam (2003), Managing service level quality across wireless and fixed networks,
John Wiley & Sons.
8. S. Shenker, C. Partridge, and R. Guerin (1997), RFC 2212, "Specification of Guaranteed
Quality of Service"
9. Vilho Raisanen (2003), Implementing Service Quality in IP Networks, John Wiley & Sons.
10. Cisco.com, “Introduction to IP QoS”.
11. Cisco.com, “DiffServ - The Scalable End-to-End QoS Mode”.
12. Cisco.com, “Cisco IOS Quality of Service Solutions Configuration Guide”.
13. www.Juniper.net, “Supporting differentiated service classes in large IP networks”.
14. “Integrated Services Architecture”.
15. "TCP Slow Start, Congestion Avoidance, Fast Recovery,
and Fast Recovery Algorithms,".
16. tf.org/rfc/rfc2210.txt, “The use of RSVP for Integrated Services”.
17. “An Architecture for Differentiated Services”.
18. “Assured Forwarding (AF) PHB”.
19. “An Expedited Forwarding per-hop behavior (PHB)”.
20. />


×