Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÙI MINH LUYẾN

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY ĐỂ DỰ BÁO
NHU CẦU ĐIỆN NĂNG CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÙI MINH LUYẾN

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY ĐỂ DỰ BÁO
NHU CẦU ĐIỆN NĂNG CHO THÀNH PHỐ THANH HÓA

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN LÂN TRÁNG

Hà Nội - 2016




Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngành điện là một ngành công nghiệp mũi nhọn, ảnh hưởng trực tiếp đến tất
cả các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, ngành điện vừa có
vai trò cung cấp năng lượng thúc đẩy phát triển kinh tế của các ngành vừa trực tiếp
tham gia phục vụ đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Nhất là khi nước ta
đang thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá để hội nhập với nền
kinh tế khu vực và trên thế giới thì nhu cầu điện năng ngày một tăng nhanh đòi hỏi
sự dự báo chính xác là rất cần thiết. Nếu cung không đáp ứng đủ cầu thì sẽ gây thiệt
hại về kinh tế, nếu cầu thấp hơn cung thì cũng gây lãng phí và thiệt hại về kinh tế
không những của ngành điện mà còn ảnh hưởng đến các ngành khác.
Ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài nên việc dự
báo nhu cầu điện năng dài hạn là rất quan trọng. Để luôn đảm bảo cân bằng lượng
điện năng sản xuất và lượng điện năng tiêu thụ trên hệ thống trong một khoảng thời
gian dài.
Từ năm 2000 đến nay, bằng những quyết sách đúng đắn và kịp thời, Đảng bộ
và chính quyền thành phố Thanh Hóa đã phát huy được sức mạnh của toàn Đảng,
toàn dân để đưa kinh tế - xã hội của thành phố không ngừng lớn mạnh và ngày càng
phát triển. Cũng từ đó, nhu cầu điện cho các ngành kinh tế cũng như tiêu dùng dân
cư không ngừng tăng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
toàn thành phố, việc tiến hành dự báo báo nhu cầu điện năng cho thành phố Thanh
Hóa để phục vụ công tác phát triển nguồn và lưới điện kịp thời phục vụ cung cấp ổn
định hệ thống điện và đảm bảo chất lượng điện năng là rất cần thiết.

Trong các đề án quy hoạch phát triển lưới điện thành phố Thanh Hóa những
năm gần đây, dự báo nhu cầu phụ tải thường được dự báo theo các phương pháp
trực tiếp, phương pháp tương quan và phương pháp đàn hồi dựa trên hệ số đàn hồi
---------------------------------------------------------------------------

1

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

giữa nhu cầu điện và GDP bằng phương pháp mô phỏng - kịch bản, trên cơ sở tham
khảo hệ số đàn hồi của các giai đoạn trước. Dự báo theo các phương pháp này có
hạn chế là không sử dụng kết quả trực tiếp từ nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu
điện năng và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế, thu nhập, giá điện,
yếu tố tiết kiệm điện, trên cơ sở các số liệu thống kê trong quá khứ của thành phố.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nhu
cầu điện, các yếu tố khác như thu nhập đầu người, giá điện, yếu tố tiết kiệm
điện….dù nhỏ nhưng cũng thể gây ra tác động trong quá trình dự báo. Nếu dựa vào
phương pháp mô phỏng, chuyên gia trên cơ sở số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế của
thành phố khoảng 18%-25% thì có thể dự báo nhu cầu điện năng tăng trưởng
khoảng từ 17%-33%, như vậy giải dự báo quá rộng.
Sử dụng phương pháp dự báo đa hồi quy ứng dụng phần mềm Simple_E là
phương pháp được dự báo nhu cầu điện năng, có ưu điểm hơn so với phương pháp
đàn hồi và một số phương pháp dự báo khác.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Xuất phát từ lý do thực tế như trên, việc nghiên cứu lựa chọn đề tài “Áp dụng
phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho thành phố Thanh Hóa”
được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu phương pháp đa hồi quy, trên cơ sở đó
nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Simple_E cho dự báo nhu cầu điện
năng. Từ đó dự báo nhu điện năng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 và những
năm tiếp theo.
Trên cơ sở dự báo giúp cho việc lập quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện
thành phố Thanh Hóa trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao
chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện và thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là hiện trạng cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

---------------------------------------------------------------------------

2

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình cung cấp và tiêu thụ điện năng
thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2015.
- Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở cho
việc tính toán dự báo nhu cầu cầu điện ở các giai đoạn tương ứng.

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng, lựa
chọn sử dụng phần mềm thích hợp để dự báo nhu cầu phụ tải trong giai đoạn từ
2016 – 2025.
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị cơ bản, các biện pháp tổ chức, quản lý,
thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu phát triển điện năng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng, cụ thể là phương
pháp hồi quy và sử dụng phần mềm Simple_E làm công cụ dự báo nhu cầu điện
năng trong tương lai.
Đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cơ quan quản lý áp dụng vào
việc dự báo nhu cầu điện năng thành phố Thanh Hóa trong thời gian tới. Trên cơ sở
dự báo chính xác nhu cầu điện năng từ đó giúp cho việc quy hoạch lưới điện thành
phố Thanh Hóa đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp và đáp ứng được mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của toàn thành
phố.
5. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm các chương:
Mở đầu
Chương 1- Phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội và tiêu thụ điện năng
thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2015
Chương 2 - Cơ sở phương pháp luận về phân tích và dự báo nhu cầu năng
lượng
Chương 3 - Phương pháp đa hồi quy và giới thiệu phần mềm Simple_E
Chương 4 - Dự báo nhu cầu điện năng thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 2025 trên cơ sở phần mềm Simple_E
Kết luận.
---------------------------------------------------------------------------

3

----------------------------------------------------------------------------


Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 1
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG THÀNH PHỐ THANH HÓA GIAI ĐOẠN
2001 - 2015

1.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên xã hội thành phố Thanh Hóa
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là tỉnh lị và là trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô Hà Nội 160 Km về phía Nam. Thành
phố là một đô thị phát triển và là một trong những thành phố lớn của khu vực Bắc
Trung Bộ, có tọa độ địa lý 19,80 vĩ Bắc và 105,80 kinh Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hóa
Phía Nam giáp huyện Quảng Xương
Phia Đông Nam giáp Thị xã Sầm Sơn
Phía Tây giáp huyện Đông Sơn
Phía Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa
Diện tích tích tự nhiên 146,77 km2 chiếm 1,32% diện tích của tỉnh Thanh
Hóa.
1.1.2. Cơ cấu hành chính và dân số
Về tổ chức hành chính, thành phố Thanh Hóa có 20 phường và 17 xã, là một
trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số, diện tích và có số đơn vị hành
chính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Thành phố Thanh Hóa có dân tộc chủ yếu là người Kinh. Dân số trung bình

năm 2015 là 258.763 người.
Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị đã có những dịch chuyển đáng kể trong
các năm vừa qua, từ 71,04% dân số thành thị và 28,96% dân số nông thôn vào năm
2009, thì năm 2015, dân số sống ở thành thị đã tăng lên 74,45% và 25,55% dân số
nông thôn.

---------------------------------------------------------------------------

4

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mật độ dân số toàn thành phố hiện nay là 1.763,05 người/km2. Mật độ dân số
không đều, tập trung nhiều trong nội thành và giảm nhiều đối với khu vực ngoại
thành, lân cân.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình:
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, có
nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác, xen kẽ với đồng bằng.
Thành phố được bao bọc bởi những con sông và các ngọn núi. Các đường
vào nội thành đều phải qua sông, qua cầu. Hệ thống núi gồm có núi Hàm Rồng nằm
án ngữ cửa ngõ phía bắc, núi Nhồi nằm phía tây thành phố và núi Mật Sơn nằm trên
địa phận phường Đông Vệ.
Thành phố cũng có sông Mã uốn lượn quanh núi Hàm Rồng với lưu lượng

nước lớn trước khi đổ ra biển và các con sông đào phục vụ thủy lợi (sông Thọ Hạc,
sông Cốc, sông Lai Thành, sông Nhà Thờ, sông Kênh Bắc). Trong thành phố cũng
có một số hồ như hồ Thành, hồ Núi Long, hồ Nhà Hát, hồ Máy Đèn, hồ Tân Sơn...
- Khí hậu:
Nằm trong vựng nhiệt đới gió mùa, thành phố Thanh Hóa có hai mùa nắng
và lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ cuối xuân đến giữa mùa thu. Mựa lạnh bắt đầu từ giữa
mùa thu đến hết mùa xuân năm sau.
Hàng năm có lượng mưa trung bình đạt 1730 - 1980mm, mùa mưa nhiều từ
tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23,60C. Độ ẩm trung bình
cả năm khá cao khoảng 80- 85%, độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông
Bắc, hanh khô (50%) và những ngày có gió tây khô nóng (45%); nhưng có lúc, độ
ẩm lên cao tới 90%.
Hàng năm có khoảng 1.700 giờ nắng, tháng nắng nhiều nhất là tháng 7,
tháng có ít nắng nhất là tháng 2 và tháng 3.
Thành phố ThanhHoá là nơi tập trung nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng với
20 di tích cấp quốc gia và hơn 30 di tích cấp tỉnh.

---------------------------------------------------------------------------

5

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa giai đoạn

2001-2015
1.2.1. Tình hình kinh tế thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2001-2015
Giai đoạn 2001-2005: Kinh tế trong tỉnh giai đoạn 2001-2005 tiếp tục phát
triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng
trưởng nhanh và toàn diện.
- Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 9,32% ; trong giai
đoạn này GDP năm 2005 tăng cao với mức 13,71%.
- Nông nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 9,35%/năm
- Thủy sản: Giá trị sản xuất tăng bình quân 5,6%/năm
- Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 3,1%/năm
- Ngành công nhiệp, xây dựng: Liên tục tăng trưởng cao, với tốc độ bình
quân 11,36% năm, trong đó công nghiệp nhẹ tăng 14,1%, công nghiệp cơ khí tăng
cao với 10,7%.
- Các ngành dịch vụ phát triển, tốc độ tăng 8,82%
Cơ cấu kinh tế chung và trong từng ngành có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ
trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp từ 12,21% năm 2001 giảm xuống còn 9,91%
năm 2005; ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 39.40% tăng lên 42,45%; ngành
dịch vụ giảm từ 48,40% tăng lên 47,64%.
Cơ cấu lao động bước đầu thay đổi, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, lao động trong ngành nông nghiệp giảm trong khi đó lao động trong ngành công
nghiệp xây dựng từ 12,7% tăng lên 14,5%; lao động ngành dịch vụ từ 9% tăng lên
10,6%. Lao động đã qua đào tạo tăng từ 27,6% năm 2001 lên 38,2% năm 2005.
Giai đoạn 2006-2010: Kinh tế thành phố giai đoạn 2006-2010 có bước phát
triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 16,1%, cao hơn mức
bình quân của thời kỳ giai đoạn 2001-2005 là 6,78%. Năm 2010 trong tổng GDP,
khu vực kinh tế nhà nước chiếm 12,6%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm
86,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,4%; ngành công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ chiếm gần 91,1%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,73%; công
---------------------------------------------------------------------------


6

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nghiệp và xây dựng tăng từ 43,5% lên 46,81%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng,
so với thời kỳ 2001-2005; Tổng GDP tăng hơn 2,6 lần; GDP bình quân đầu người
tăng hơn 3,1 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,7 lần.
Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá
trị sản xuất tăng bình quân 18,40% năm. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong
GDP tăng dần, năm 2010 đạt 46,81%
- Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất bình
quân toàn ngành tăng 4,06% năm
- Thủy sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 6,3% năm
- Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất tăng bình quân 2,4%/năm
- Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 16,01% năm
- Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,35% năm. Mặc
dù diện tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng, không ngừng
đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thành phố. Đó là nhờ các giải pháp về cải
tiến canh tác trong trồng trọt và chăn nuôi.
Giai đoạn 2011-2015: Đáng chú ý trong giai đoạn này thành phố mở rộng
địa giới hành chính (theo Nghị quyết 05/NQ-CP năm 2012). Cùng với đó, tình hình
kinh tế thành phố Thanh Hóa đã có bước khởi sắc rõ rệt. Với chế độ mở cửa của nền
kinh tế đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào thành phố Thanh Hóa, kết quả là giảm
tỷ lệ thất nghiệp và tăng tốc độ phát triển kinh tế của tất cả các ngành. Qua đó năng

cao thu nhập của người lao động và ổn định đời sống xã hội.
Tổng GDP năm 2011-2015 tăng bình quân ước đạt 21,79%. Ngành công
nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 22,3% năm,
trong đó công nghiệp địa phương tăng 18,57%, công nghiệp cơ khí tăng trưởng
nhanh, đạt tốc độ 27,6% năm. Một số ngành công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh
tranh như chế tạo máy, lắp ráp xe máy, công nghiệp điện tử, dệt may, gia dầy…Trên
địa bàn Thành phố có 3 khu công nghiệp chính, đó là:
- Khu công nghiệp Lễ Môn:

---------------------------------------------------------------------------

7

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa
5 km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm
Sơn, diện tích quy hoạch 87ha. Đã có hơn nhiều doanh nghiệp FDI đến đầu tư và
hoạt động hiệu quả như: Công ty TNHH Sunjade(Đài Loan), Công ty TNHH
Sakurai(Nhật Bản), Công ty TNHH Yotsuba Dress(Nhật Bản), Công ty TNHH
Aoenmed Việt Nam (liên doanh với Thái Lan) đã tiến với Nhà máy sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm và dung dịch lọc thận, cùng với đó là những doanh nghiệp lớn
của Việt Nam như Vinamilk....
Khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công

nghệ cao,chế tạo và gia công từ các nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao
động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản
xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí,
điện tử, thiết bị viễn thông.
- Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga:
Khu công nghiệp này có diện tích 150ha, nằm ở phía bắc thành phố Thanh
Hóa. Đây là khu công nghiệp mới hình thành chưa lâu và vẫn đang quá trình thu hút
đầu tư mạnh mẽ. Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là sản xuất lắp ráp hàng điện tử,
viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng,thủ công mỹ nghệ, chế biến nông
lâm thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch
vụ.Hiện nay công ty nổi bật ở khu công nghiệp này là Công ty TNHH Điện tử Bình
Minh: đơn vị đầu tiên sản xuất chip thạch anh công nghệ cao mang thương hiệu
Việt Nam.
Chíp thạch anh, cụ thể hơn là bộ dao động cộng hưởng thạch anh, được ứng
dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, thông tin liên lạc, vô tuyến truyền hình…
Thạch anh có thể chuyển đổi chính xác sự rung chuyển cơ học thành các tín hiệu
điện tử, được sử dụng như một nguồn tín hiệu liên quan đồng bộ trong nhiều loại
mạch tổ hợp, những tín hiệu liên quan tới màu sắc, đồng hồ hoặc tương tự. Với sự
hợp tác chặt chẽ của Công ty Điện tử Shinsung Korea - thương hiệu hàng đầu trên
---------------------------------------------------------------------------

8

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


thế giới, có kinh nghiệm trên 40 năm trong lĩnh vực sản xuất chip điện tử, Cty
TNHH Điện tử Bình Minh đang sản xuất và đưa vào thị trường các dòng sản phẩm
chip dao động thạch anh Crystal Unit, như HC-49US, HC-49US SMD, UM-1, UM5, SMD (7050, 6035, 5032, 3225, 2520, 2016, 1608), OSCILLATOR, TCXO,
FILTER, OCXO…
- Khu công nghiệp Hoàng Long:
Khu công nghiệp này thuộc xã Hoằng Long, Hoằng Anh và phường Tào
Xuyên. Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh hiệu quả
như: Công ty TNHH Hungfu Việt Nam, Công ty TNTT Rolfsport (Doanh nghiệp
Đài Loan), Công ty nước mắm Thiên Hương...
Mục tiêu của thành phố là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi mô hình tăng trưởng công nghiệp; phát
triển ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến, sản xuất sạch, tiết
kiệm năng lượng; xây dựng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu; phát triển khu công nghiệp Tây Nam thành phố,
khu công nghiệp Nam đường Voi đi Sầm Sơn. Phấn đấu thu hút được ít nhất một
tập đoàn công nghiệp có công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật hoặc Mỹ, Israel vào
thành phố.
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 22,12% năm.
Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu quả
cao. Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã phường có điểm bưu điện nhà
văn hoá. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư
nghiệp từ 12,21% năm 2001 giảm xuống còn 4,07% năm 2015; công nghiệp xây
dựng từ 39,4% lên 47,8%; ngành dịch vụ ổn định với 48,4% xuống 48,13%. Cơ cấu
lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn chung
nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, phù hợp với định hướng phát triển của

---------------------------------------------------------------------------

9


----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thành phố và đáp ứng được với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất
nước.
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thành phần kinh tế [2]
(theo giá so sánh năm 1994: tỷ VNĐ)
Năm

Tổng

2001

2216,681

2002

Nông lâm

Tốc độ tăng

CN&XD

Dịch vụ


270,600

873,300

1072,781

6,34

2362,047

282,150

945,210

1134,687

6,56

2003

2572,346

296,012

1051,121

1225,213

8,90


2004

2857,692

311,274

1192,730

1353,688

11,09

2005

3249,368

322,174

1379,244

1547,950

13,71

2006

3762,412

332,475


1636,698

1793,239

15,79

2007

4448,674

348,888

1977,586

2122,200

18.24

2008

5117,572

364,713

2308,863

2443,996

15,04


2009

5894,511

384,050

2711,044

2799,417

15,18

2010

6852,681

392,936

3207,698

3252,047

16,26

2011

8124,315

407,982


3816,236

3900,097

18,56

2012

10212,681

475,687

4831,493

4905,501

25,71

2013

12317,658

539,418

5868,642

5909,598

20.61


2014

15018,741

624,902

7164,871

7228,968

21,93

2015

18343,215

747,201

8768,022

8827,992

22,14

sản

trưởng GDP(%)

Qua bảng số liệu ta thấy GDP có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP trong

những năm đầu của giai đoạn này 2001 - 2005 có tăng nhưng chưa cao (trung bình
khoảng 9,32%); điều này là cho thấy nó là thời kỳ đầu đánh dấu bắt đầu quá trình
công nghiệp hoá của nước ta. Sau đó tốc độ tăng mạnh do những thay đổi tích cực
---------------------------------------------------------------------------

10

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác quốc tế, tốc độ tăng
GDP đã tăng ổn định trở lại và đã đạt mức 16,1% và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao
đến năm 2015 đạt trung bình 21,79 %. Nói chung tốc độ tăng trưởng GDP trung
bình các năm gần đây là khá ổn định, thể hiện sự ổn định tương đối của nền kinh tế.
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 5 năm theo từng giai đoạn
Giai đoạn

2001 - 2005

2006 - 2010

2011 - 2016

Tốc độ tăng
trưởng GDP(%)


9,32

16,10

21,79

Tổng sản phẩm toàn thành phố năm 2015 đạt 22,14%; trong khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 19,57%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 22,38%,
khu vực dịch vụ 22,12 %. Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 25,71%, cao nhất trong
giai đoạn 2011-2015, trong đó tất cả 3 khu vực đều tăng.

---------------------------------------------------------------------------

11

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong đó, diễn biến tăng trưởng các thành phần kinh tế toàn thành phố Thanh
Hóa giai đoạn 2001-2015 được thể hiện trong bảng 1.3
Bảng 1.3. Cơ cấu GDP (%) giai đoạn 2001-2015 [2]
Cơ cấu GDP (%)
Chia theo ngành


Năm
Toàn bộ

Nông lâm nghiệp Công nghiệp - Thuỷ sản
Xây dựng

Dịch vụ Thương mại

2001

100

12,21

39,40

48,40

2002

100

11,95

40,02

48,04

2003


100

11,51

40,86

47,63

2004

100

10,89

41,74

47,37

2005

100

9,91

42,45

47,64

2006


100

8,84

43,50

47,66

2007

100

7,84

44,45

47,70

2008

100

7,13

45,12

47,76

2009


100

6,52

45,99

47,49

2010

100

5,73

46,81

47,46

2011

100

5,02

46,97

48,01

2012


100

4,66

47,31

48,03

2013

100

4,38

47,64

47,98

2014

100

4,16

47,71

48,13

2015


100

4,07

47,80

48,13

---------------------------------------------------------------------------

12

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhìn chung, nền kinh tế thành phố Thanh Hóa có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt
trong các năm gần đây. Điều đó được thể hiện qua diễn biến tăng trưởng GDP, các
thành phần kinh tế toàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 được thể hiện
trong bảng 1.4
Bảng 1.4. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2011-2015 (%) [2]
Năm

2011

2012


2013

2014

2015

Tổng số

18,56

25,71

20,61

21,93

22,14

Nông, lâm nghiệp

3,83

16,60

13,40

15,85

19,57


Công nghiệp và xây dựng

18,97

26,60

21,47

22,09

22,38

Dịch vụ

19,93

25,78

20,47

22,33

22,12

Qua bảng số liệu ta thấy, tăng trưởng của các ngành cũng đã có bước chuyển
dịch đều và khá chắc chắn. Đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế trong cả giai đoạn 2011 – 2015 luôn xấp xỉ 50%, so
với năm 2001 là 39,40%. Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực, theo
hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống

dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng
18,65 %, xấp xỉ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của
các ngành dịch vụ đó liên tục tăng lên trong 5 năm qua,dự kiến đạt khoảng 22,5%
năm 2016. Bình quân 5 năm 2011 – 2015, gía trị gia tăng ngành dịch vụ tăng
trưởng với tốc độ 22,13%, / năm, cao hơn mức tăng bình quân của GDP. Tổng
đóng góp của khối ngành phi nông nghiệp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế
chiếm đến hơn 90%. Khối ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, do tốc độ tăng trưởng
thấp nên mức đúng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm và chỉ còn
đạt dưới 10%, mặc dù giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng đều qua các năm. Điều
---------------------------------------------------------------------------

13

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

này khẳng định con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta ngày càng
rõ.
Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu GDP (%) trong giai đoạn 2001 - 2015 thể
hiện qua các hình vẽ 1.2, 1.3.
%

30
25
20

15
10
5
0
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13

20
14
20
15

N¨m

Hình 1.2: Tốc độ tăng GDP (%)

%
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

N«ng l©m nghiªp - Thuû s¶n

C«ng nghiÖp - X©y dùng

N¨m

DÞch vô


Hình 1.3: Cơ cấu GDP theo ngành
---------------------------------------------------------------------------

14

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2.2. Tình hình dân số thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2015
Mức độ tăng trưởng dân số là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiêu thụ năng
lượng của một quốc gia.
Bảng 1.5. Dân số thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2015 [2]
Năm

Tốc độ tăng
Tổng số người
(%)

Cơ cấu (%)
Nam

Nữ


2001

179.965

2,38

49,28

50,72

2002

183.934

2,21

49,31

50,69

2003

187.878

2,14

49,33

50,67


2004

191.546

1,95

49,38

50,62

2005

195.136

1,87

49,46

50,54

2006

198.673

1,81

49,54

50,46


2007

202.130

1,74

49,58

50,42

2008

205.618

1,73

49,62

50,38

2009

209.085

1,69

49,65

50,35


2010

212.495

1,63

49,76

50,24

2011

215.483

1,41

49,77

50,23

2012

246.825

14,54

49,56

50,44


2013

251.694

1,97

49,62

50,38

2014

255.361

1,46

49,68

50,32

2015

258.763

1,33

49,81

50,19


---------------------------------------------------------------------------

15

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Qua bảng số liệu ta thấy dân số thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2001 -2011 có
mức tăng giảm dần gần như tuyến tính và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, đáng
chú ý trong giai năm 2012 thành phố mở rộng địa giới hành chính (theo Nghị quyết
05/NQ-CP năm 2012) nên dân số tăng lên đáng kể, với mức tăng 14,54% từ
215.483 người lên 246.825 người. Nhìn chung, mức tăng dân số còn khá cao, một
phần do sự di cư ra thành phố để sinh sống và làm ăn. Ngoài ra không thể không kể
tới sự nới lỏng chính kế hoạch hoá gia đình của chính phủ.
1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Thanh Hóa đến năm 2020
định hướng đến năm 2030 [10]
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 2020), họp từ ngày 11 đến ngày 13/5/2015 tại trung tâm hội nghị 25B của tỉnh, có
299/299 đại biểu chính thức đã về dự Đại hội.
Sau khi nghe và thảo luận báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố Thanh Hóa khoa XIX, báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia
vào dự thảo các văn kiện của Trung ương, của tỉnh. Đại hội thông nhất phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 với
các nội dung chủ yếu sau:
1.3.1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa đến năm

2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với xây dựng đô thị văn minh, hiện đâị,
giàu bản sắc và thân thiện môi trường; phấn đấu là một trong các thành phố lớn tiêu
biểu trong cả nước có sức hấp dẫn, lan tỏa nhiều mặt ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ và trở thành đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới vào năm 2020.
Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững và hiệu
quả; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng
tăng trưởng; ưu tiên phát triển và xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực của
tỉnh có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

---------------------------------------------------------------------------

16

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo
nhanh, tạo việc làm, từng bước giảm dần chênh lệch mức sống giữa các khu vực,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu và phát triển bền vững hướng tới hình thành một tỉnh xanh, sạch về môi
trường vào cuối những năm 2020, đầu những năm 2030.
Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, giữ
vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

1.3.2. Mục tiêu phát triển
1.3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nền kinh tế của thành phố Thanh Hóa có bước phát triển nhanh,
bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là CNH-HĐH
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng
hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú
trọng phát triển; mức sống người dân từng bước được cải thiện; môi trường được
bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;
xây dựng Thành phố Thanh Hóa thành trung tâm khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Đến năm 2020, thành phố Thanh Hóa có trình độ phát triển cao và là thành phố lớn
tiêu biểu trong cả nước.
1.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020 là 21 %/năm, phấn đấu
giai đoạn 2011-2015 khoảng 22,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 20,5%/năm;
thời kỳ 2021-2035 khoảng 20 %/năm.
- Đến năm 2016: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; công
nghiệp; dịch vụ tương ứng là 4,05%, 47,90% và 48,05%; GDP bình quân đầu
người/năm đạt khoảng 95 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 17%/năm; giá trị
xuất khẩu tăng khoảng 11%/năm.

---------------------------------------------------------------------------

17

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014



Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; công
nghiệp; dịch vụ tương ứng là 3,5%, 49,0% và 47,5%;

GDP bình quân đầu

người/năm đạt khoảng 130 triệu đồng; thu ngân sách tăng khoảng 15%/năm; giá trị
xuất khẩu tăng khoảng 15%/năm. Đạt tỷ lệ 110 doanh nghiệp /1 vạn dân vào năm
2020;
- Định hướng đến năm 2030: Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống
dưới 3,5%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 96,5% trong cơ cấu kinh tế.
b) Về văn hóa - xã hội
- Đến năm 2016: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,92%/năm; trên 75%
lao động qua đào tạo;
- Đến năm 2020: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 0,75%/năm; trên 90%
lao động qua đào tạo;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đến năm 2020 đạt 97%;
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động đến năm 2020 là 5%;
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt 80% trở lên;
- Tỷ lệ phường, xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 đạt
100%;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2020 ở mức 6%;
- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 0,5-0,8%;
- 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế;
c) Về đô thị
- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 82%; 100% xã đạt tiêu chí nông thôn
mới;
- Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đến năm 2020 là 100%;

- Tỷ lệ dân số ngoại thành dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2020 là 100%;
- Thu gom xử lý rác thải hợp vệ sinh môi trường khu vực nội thành đạt
100%, ngoại thành đạt 80%;
1.3.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
1.3.3.1. Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
---------------------------------------------------------------------------

18

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, chất
lượng cao, bền vững. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
sinh học vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản. Phát huy
lợi thế các tiểu vùng sinh thái (vùng đồng bằng ven sông) để hình thành các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, các cánh đồng mẫu lớn, khu sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao gắn với hệ thống chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,2% thời kỳ 2011-2020 và đạt 3,6%
thời kỳ 2021-2030.
- Phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, đầu tư hoàn
chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng để bảo đảm phát triển sản xuất ổn định, từng bước cải thiện cuộc
sống của người dân theo tiêu chí nông thôn mới.
- Nông nghiệp: Ổn định diện tích canh tác lúa khoảng; hình thành các vùng

sản xuất rau màu tập trung; có giải pháp dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện cho
người dân phát triển kinh tế trang trại; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm
nông nghiệp chủ yếu của tỉnh. Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm
theo hướng trang trại tập trung gắn với chế biến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao
đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi
trong cơ cấu ngành nông nghiệp tăng dần từ 41,2% (năm 2015) lên 46,6% (năm
2020).
- Thủy sản: Quản lý và thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản;
hình thành các vùng nuôi tập trung theo phương thức bán thâm canh và thâm canh,
áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng suất cao và an toàn.

1.3.3.2. Phát triển công nghiệp
- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh để
chủ động hội nhập với khu vực và thế giới; khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so
sánh để phát triển; nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư
thuận lợi nhằm thu hút được các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện
---------------------------------------------------------------------------

19

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

môi trường tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn
đấu tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt 22,5%/năm, thời

kỳ 2021-2030 đạt 22,0%/năm.
- Tập trung đầu tư hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa
phương có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
cao như công nghiệp hỗ trợ, giầy da, may mặc, sản xuất dược liệu, cơ khí chế tạo, ô
tô, xe máy, điện tử - tin học...
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có thị trường tương đối ổn
định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...); tăng cường
đầu tư chiều sâu, đổi mới trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ; khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư ph át triển công nghiệp, đa dạng hóa
các nguồn vốn đầu tư.
- Phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển
dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.3.3.3. Phát triển thương mại và dịch vụ
Phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ bền vững, hiệu quả đáp ứng nhu cầu
phát triển ngày càng cao của xã hội, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch; phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 20,0%/năm cho cả giai đoạn.
- Thương mại: Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục
vụ thương mại theo hướng kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với
phát triển thị trường nông thôn; phát triển các khu chợ đầu mối để thu mua sản
phẩm của người dân; hình thành các cụm thương mại - dịch vụ kết nối với vùng sản
xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung hoặc gắn với các khu, cụm công nghiệp; quy
hoạch hệ thống chợ phù hợp với phân bố dân cư, chú trọng công tác vệ sinh, an toàn
thực phẩm tại các khu chợ. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại
các loại thị trường dịch vụ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Du lịch: Đổi mới chính sách đầu tư, quản lý về du lịch nhằm thu hút các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cấp hạ tầng du lịch; phát triển du lịch theo
---------------------------------------------------------------------------

20


----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tâm linh... hình thành các
tuyến du lịch liên tỉnh.
Các kịch bản phát triển kinh tế giai đoạn 2016- 2025 được thể hiện số liệu
tổng hợp tại bảng 1.6.
Bảng 1.6. Kịch bản phát triển kinh tế đến 2025
Kịch bản cơ sở

Hạng
mục

GDP

Kịch bản cao

2016-2020

2021-2025

2016-2020

2021-2025


20,5%

20,0%

21,5%

21,0%

Bảng 1.7. Tổng hợp kết quả dự báo phát triển dân số giai đoạn 2016 - 2025

Năm

2020

2025

Người

273.312

288.678

1.4. Đặc điểm tình hình của điện lực thành phố Thanh Hóa

1.4.1. Đặc điểm của đơn vị
1.4.1.1. Mô hình tổ chức
Điện lực TP Thanh Hóa có số lượng CBCNV là 127 người.
Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: Ban Giám đốc Điện lực, 04 Phòng, 04 đội SX,
01 đội phát triển công tơ, 01 tổ Kiểm tra GSMBĐ, 02 tổ thu tiền điện, 01 tổ trực vận

hành điện lực.
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc.
+ Phó giám đốc kỹ thuật.
+ Phó giám đốc kinh doanh.
---------------------------------------------------------------------------

21

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phòng kế hoạch - kỹ thuật.
- Phòng Tài chính kế toán.
- Phòng Kinh doanh.
- Phòng tổng hợp hành chính.
- Đội sản xuất: + Đội SX số 1.
+ Đội SX số 2.
+ Đội SX số 3.
+ Đội SX số 4.
- Tổ phát triển công tơ.
- Tổ Kiểm tra GSMBĐ.
- Tổ thu tiền điện: + Tổ thu tiền điện cơ quan.
+ Tổ thu tiền điện tư gia.
- Tổ trực vận hành.

Cơ cấu của các Phòng gồm: 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và các
nhân viên.
Cơ cấu của các Đội gồm: 01 Đội trưởng, 01 Đội phó và các nhân viên.
Cơ cấu của các Tổ gồm: 01 Tổ trưởng và các nhân viên.

1.4.1.2. Cơ cấu lao động
- Trình độ lao động:
+ Kỹ sư: 11
+ Cử nhân: 13
+ Đại học khác:
+ Công nhân sản xuất trực tiếp: 59%
+ Tỉ lệ lao động nữ: 45%
+ Tỷ lệ lao động gián tiếp: 41%
- Độ tuổi bình quân của CBCNV Điện lực: 45,96 tuổi.
- Độ tuổi bình quân của lực lượng QLVH trực tiếp: 45 tuổi
---------------------------------------------------------------------------

22

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


Đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp đa hồi quy để dự báo nhu cầu điện năng cho TP Thanh Hóa”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.4.2. Đặc điểm lưới điện thành phố Thanh Hóa
Hệ thống lưới điện trung áp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa bao gồm các
cấp điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV được cấp điện từ trạm 110kV Núi 1 và trạm

110kV Thành phố. Gồm 20 lộ xuất tuyến: 03 lộ đường dây 35kV; 12 lộ đường dây
22kV; 01 lộ đường dây 10kV; 06 lộ đường dây 6kV. Có 04 lộ đường dây 22kV cấp
điện riêng cho 02 khu công nghiệp của tỉnh: KCN Lễ Môn và KCN Tây Bắc Ga.
Còn lại các lộ đường dây khác cấp điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt, sản xuất kinh
doanh của các cơ quan của khách hàng trong khu vực thành phố Thanh Hóa.
Tổng số khách hàng mua điện trực tiếp của Điện lực đến ngày 31/12/2015 là
67.211 khách hàng. Trong đó khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt là
4782, khách hàng mua điện sinh hoạt là 62.429 khách hàng.
- Khối lượng quản lý vận hành:
+ Đường dây trung áp:
Bảng 1.8. Số liệu đường dây trung áp thành phố Thanh Hóa [7]
Chiều dài

TS Điện lực

TS Khách hàng

(km)

(km)

(km)

Đường dây 35kV

43,29

26,26

17,03


Đường dây 22kV

191,54

150,79

40,75

Đường dây 10kV

30,38

29,18

1,2

Đường dây 6kV

12,05

10,44

1,61

+ Trạm trung gian: 01 trạm / 01 máy, công suất: 3.200kVA.
+ Đường dây hạ thế: 790,44km.
+ Trạm biến áp phụ tải:
---------------------------------------------------------------------------


23

----------------------------------------------------------------------------

Học viên: Bùi Minh Luyến – Mã số CB140924 - Lớp 14KTĐHTĐ – Khóa 2014


×