Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Ủ rác thải gia đình bằng nấm trichoderma spp và vi sinh vật có ích để trồng rau an tòan ở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.78 KB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

Ủ RÁC THẢI GIA ĐÌNH BẰNG NẤM
TRICHODERMA spp. VÀ VI SINH VẬT
CÓ ÍCH ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN
Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG

Cơ quan chủ trì: ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Chủ nhiệm đề tài: TS. PHÙNG THỊ NGUYỆT HỒNG

HẬU GIANG – 2010


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Ủ rác thải gia đình bằng Nấm
Trichoderma spp. và vi sinh vật có ích để
trồng rau an tòan ở Huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang.
Lĩnh vực: Nông nghiệp
2. Chủ nhiệm đề tài: Phùng Thị Nguyệt Hồng
3. Tổ chức chủ trì: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Số điện thoại: 0710 3732 117
4. Danh sách cán bộ tham gia chính:
TT Họ và tên
Đơn vị công tác
1


PGS. TS. Nguyễn Mỹ Hoa Đại học Cần Thơ
2
PGS. TS Cao Ngọc Điệp
Đại học Cần Thơ
3
PGS. TS Trần Thị Ba
Đại học Cần Thơ
4
ThS. Võ Thị Bích Thủy
Đại học Cần Thơ
5
Kỷ sư Trần Duy Phát
Đại học Cần Thơ
5. Thời gian thực hiện đã được phê duyệt:
Năm bắt đầu: tháng 10/2006- 09/2007
6. Thời điểm nộp báo cáo kết quả: tháng 12/2010
7. Kinh phí thực hiện đề tài: 148.890.000 đồng
trong đó:
Sở Khoa học Công nghệ Hậu Giang: 80.040.000 đồng
Dự án CTU-MSU:
68.850.000 đồng
2


KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Kết quả nghiên cứu:
Thực hiện mục tiêu kết nối trường học với cộng dồng đề
tài “Ủ rác thải gia đình bằng Nấm Trichoderma spp. và
vi sinh vật có ích để trồng rau an tòan tại huyện Phụng
Hiệp, Hậu Giang” được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án

CTU-MSU và Sở Khoa học Công nghệ Hậu Giang. Đề
tài đã được thực hiện tại 3 xã Tân Bình, Kinh Cùng và
Hòa An trong hai vụ liên tiếp từ tháng 4-10/2006 giúp
nông dân tập hợp các rác thải thực vật sau vụ lúa, vụ
nấm hoặc cây cỏ mọc trên sân vườn, sông rạch; hướng
dẫn cách ủ các chất thải nầy với các chế phẩm sinh học
Tricô-ĐHCT, vi khuẩn cố định đạm (Gluconacetobacter
diazotrophicus) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas
stutzerii) của trường ĐHCT nghiên cứu thành công để
vừa rút ngắn thời gian ủ vừa làm tăng chất lượng phân ủ
và đồng thời làm sạch môi trường. Hiệu quả của đề tài là
nông dân biết làm ra nguồn phân hữu cơ vi sinh và sử
dụng nguồn phân ủ trồng rau muống và dưa leo, hai loại
rau phổ biến trong bửa ăn của mọi gia đình.
Kết quả chất lượng phân ủ: pH các mẻ phân ủ trung tính
(6,4-7,9). Đạm tổng số cao ở mẻ ủ có nhiều rơm rạ, thấp
nhất ở mẻ ủ chỉ có cỏ và chậm hoai nhất (C/N cao) do
cỏ chứa nhiều chất lignin hơn lục bình và rơm rạ. Môi
trường phân ủ rất thích hợp cho sự phát triển của các vi
sinh vật như mật số nấm Trichoderma spp. vừa làm phân
hủy vật liệu ủ vừa có tác dụng phòng trừ một số nấm
bệnh thông thường có trong đất canh tác, mật số vi
khuẩn cố định đạm và hòa tan lân (đều đạt cao hơn mật
3


số tối thiểu (106). Phân ủ không chứa kim loại nặng gây
hại trong các mẻ ủ có lục bình.
Kết quả trồng rau: thí nghiệm với 4 mức phân: (1) chỉ sử
dụng phân hóa học. (2) chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh

(HCVS). (3) kết hợp HCVS và ½ lượng phân vô cơ của
mức 1. (4) kết hợp ½ lượng phân HCVS và ½ phân vô
cơ 1 để xác định công thức phân vừa phù hợp với đặc
tính đất chua phèn có pH thấp của 3 xã trên vừa cho
hiệu quả kinh tế cao.
Với dưa leo:
- Bón phân HCVS với liều lượng 15 tấn/ha hoặc 30
tấn/ha kết hợp với (70-48-40) đã làm gia tăng chiều cao,
số lá, thành phần năng suất và năng suất trên dưa leo.
- Lượng phân 30 tấn HCVS + (70-48-40), có các chỉ tiêu
về sinh trưởng, trọng lượng trái/cây (1,31 kg/cây), năng
suất thương phẩm (25,58 tấn/ha) đạt cao nhất.
- Hàm lượng nitrate trong trái ở các nghiệm thức sử
dụng phân HCVS (21,6-23,2 mg/kg) đều thấp hơn
nghiệm thức chỉ sử dụng phân vô cơ (40 mg/kg) và thấp
hơn so với tiêu chuẩn của FAO/WHO (150 mg/kg).
- Các nghiệm thức sử dụng phân HCVS đều cho hiệu
quả kinh tế cao, mức phân 15 tấn HCVS + (70-48-40)
cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất (1,65 đồng).
- Bón phân vô cơ theo nông dân làm từ trước tới nay cho
thấy các chỉ tiêu về tăng trưởng, năng suất, hiệu quả
kinh tế đạt thấp nhất.

4


Với rau muống:
- Mức phân 30 tấn HCVS + (50-40-20) là tốt nhất cho
sự sinh trưởng (chiều cao cây, kích thước lá, số lá,
đường kính gốc thân và mật độ lúc thu hoạch) trong suốt

2 vụ thí nghiệm.
- Trong vụ 2, năng suất tổng cao nhất (11,63 tấn/ha) ở mức
phân 30 tấn HCVS + (50-40-20), thấp nhất (7,83 tấn/ha) ở
mức phân (100-80-40) và hiệu quả kinh tế cao nhất là
31.878.000 đồng/ha (vụ 1) và 17.645.000 đồng/ha (vụ 2)
và cũng là công thức có chi phí đầu tư lớn nhất.
2. Các sản phẩm khoa học
Báo cáo về “Ủ rác thải gia đình bằng Nấm Trichoderma
spp. và vi sinh vật có ích để trồng rau an tòan ở Huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” và một đĩa CD
Xây dựng được (1) Qui trình ủ phân hữu cơ có chủng
nấm và vi sinh vật cố định đạm và hoà tan lân, (2) Quy
trình trồng dưa leo theo hướng an toàn và (3) Qui trình
trồng rau muống an toàn
Đề tài đã góp phần đào tạo 04 kỹ sư, tập huấn kỷ thuật ủ
phân và trồng rau với phân ủ cho kỷ thuật viên và hàng
trăm nông dân tại xã Tân Bình, thi trấn Kinh Cùng và xã
Hòa An.
Kết quả của đề tài được đăng 2 bài trên Tạp chí Khoa học
Đất Việt Nam và Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
Giấy chứng nhận tổ chức sản xuất rau an toàn do Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang
cấp vào tháng 10/2007.
Truyền thông tin trong cả nước và địa phương
5


GIỚI THIỆU
Dự án ”Kết Hợp Giáo Dục với Phát Triển Cộng Đồng”
hợp tác giữa hai Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và

Đại học Michigan State (MSU), còn gọi là dự án CTUMSU, được thực hiện trên ba xã Tân Bình, Kinh Cùng
và Hòa An thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ
năm 2001 nhằm kết nối trường học với cộng đồng và
làm tăng thu nhập của nông hộ bằng nhiều hình thức
khác nhau.
Trên các địa bàn nầy hoạt động nông nghiệp là chính,
đất thuộc loại chua phèn có pH thấp. Trong canh tác
nông dân sử dụng phân vô cơ là chính mà giá phân vô
cơ tăng không ngừng cho nên vừa tăng chi phí vừa làm
đất chai xấu bạc màu, khi rửa trôi xuống sông rạch làm
ô nhiểm thêm môi trường sống. Thêm vào đó sau khi thu
họach vụ lúa, vụ nấm… rơm rạ, cỏ vườn vươn vải trên
đồng ruộng, trên sân vườn quanh nhà, trong sông rạch
bèo lục bình mọc dầy đặc.
Mục tiêu
1. Xử lý rác thải hữu cơ hộ gia đình thành phân
hữu cơ với chế phẩm vi sinh của Đại Học Cần
Thơ
2. Xây dự qui trình ủ với các lọai nguyên liệu ủ
đa dạng của các hộ gia đình
3. Đánh gía hiệu quả phân hữu cơ vi sinh trong
sử dụng trồng rau màu.
6


4. Chuyển đổi ý thức xã hội: tận dụng rác thải và
sử dụng giờ nhàn rỗi giúp nông dân tăng thu
nhập gia đình và bảo vệ môi trường.
5. Bồi dưỡng cán bộ và nông dân ở các xã tham
gia dự án qua các họat động kỷ thuật trên.


7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vai trò phân hữu cơ trong sản xuất rau an toàn
Phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân có nguồn gốc
là sản phẩm hữu cơ như các loại phân chuồng, phân
xanh, được dùng để bón cho ruộng (Nguyễn Công Vinh,
2002). Michel (1989) đề nghị phân loại mức độ khoáng
hoá chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ.
* Giúp giảm hàm lượng nitrate trong rau: phân hữu
cơ giúp giảm được lượng phân vô cơ phải sử dụng nên
giúp giảm lượng nitrate trong rau. Ở rau mồng tơi bón
phân hữu cơ sinh học làm giảm hàm lượng nitrate từ
245,2 mg/kg xuống còn 21,5 mg/kg tức làm giảm đến
91,3% so với đối chứng chỉ sử dụng phân hóa học, ở rau
cải xanh giảm đến 79,1% đã góp phần tạo ra sản phẩm
sạch và an toàn cho người sử dụng (Lâm Tú Minh và
ctv., 2003). Kết quả của Nguyễn Thanh Bình (2001) trên
cải ngọt cho thấy bón 100 đạm hữu cơ cho hàm lượng
nitrate không khác biệt so với đối chứng (115,3 mg/kg)
có hàm lượng thấp nhất và chỉ bằng 30% so với bón 100
đạm Urê (343,1 mg/kg).
* Giảm dư lượng thuốc BVTV: phân hữu cơ có vai trò
giảm thiệt hại do bệnh và tuyến trùng nên hạn chế sử
dụng thuốc BVTV cho rau. Kết quả thí nghiệm của Đào
Châu Thu và ctv. (2005) trên cà chua cho thấy ở các
công thức sử dụng phân hữu cơ thì mức độ nhiễm bệnh
sương mai ở mức nhẹ (+) hơn so với công thức bón đơn

lẻ phân vô cơ (++).
* Giảm hàm lượng kim loại nặng: phức hợp hữu cơ-vô
cơ trong đất giúp ngăn cản khả năng đồng hóa kim loại
8


nặng của cây trồng giúp cho các sản phẩm nông nghiệp
trở nên sạch hơn (Vũ Tiến Khang và Lưu Hồng Mẫn,
2000).
1.2. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ
Từ những năm 1990 trở lại đây các nghiên cứu phân vi
sinh đang được tiến hành ở nhiều đơn vị đứng đầu là
Viện Công nghệ Sinh học. Đánh giá hiệu quả của phân
hữu cơ vi sinh trên cây đậu phộng cho thấy đã làm tăng
năng suất sinh học 12,6% so với đối chứng không bón
phân hữu cơ vi sinh. Kết quả cũng cho tương tự khi bón
phân hữu cơ vi sinh đã ảnh hưởng rõ rệt tới tăng năng
suất cũng như chất lượng rau so với đối chứng. Bón bổ
sung cho rau cải trắng đã làm tăng năng suất rau từ 11,212,3% (ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu), cải thiện đáng
kể chất lượng rau như: hàm lượng nitrate giảm, đường
tổng số và vitamin C tăng so với đối chứng (Trần Tú
Thủy và ctv., 2004). Dự án “Kết hợp cải cách giáo dục
và phát triển cộng đồng” do trường Đại học Cần Thơ
hợp tác với Đại học Michigan State thực hiện từ năm
2006-2007 hướng dẫn nông dân cách ủ và sử dụng phân
hữu cơ trong sản xuất rau màu (Lệ Thu, 2006). Mặt
khác, thí nghiệm của Trương Vĩnh Hải (2005) đánh giá
ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đối với năng suất
các nghiệm thức phân hữu cơ sinh học của cải ngọt đạt
21,1-22,7 tấn/ha, dưa leo đạt 33,3-36,3 tấn/ha.


9


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Tổ chức ủ phân
2.1.1 Địa điểm: tại 3 xã Hòa An (HA), Kinh Cùng (KC)
và Tân Bình (TB), thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
2.1.2 Vật liệu
- Rơm rạ, bèo lục bình, cỏ, rơm rạ, phân vịt
- Nấm Trichoderma spp., vi khuẩn cố định đạm và vi
khuẩn hòa tan lân của trường Đại học Cần Thơ.
2.1.3 Phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh
Phân được ủ nóng, xếp lớp, vật liệu ủ được chủng nấm
Trichoderma spp. (20 g/m3 đống ủ) bằng cách pha trong
nước để tưới đều lên lớp vật liệu ủ (5g chế phẩm/ 20 lít
nước). Sau khi phân được ủ hoai 6-8 tuần, phân được
chủng dịch vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan
lân, trộn đều.
2.1.4 Đánh giá chất lượng phân ủ
Phân tích hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm tổng
số, hàm lượng đạm dễ tiêu, xác định mật số bào tử nấm
Trichoderma spp., mật số vi sinh vật cố định đạm và hòa
tan lân, mật số vi khuẩn E. coli và coliform.
2.2. Trồng rau với phân ủ
2.2.1 Thời gian và địa điểm: trồng 2 vụ liên tiếp từ
tháng 4 - 10 năm 2006 tại 2 điểm thí nghiệm/xã (TB,
KC và HA)
10



2.2.2 Vật liệu: Dưa leo F1 Mummy 331 và rau muống
trắng, phân ủ hữu cơ vi sinh (HCVS)
2.2.3 Bố trí thí nghiệm: theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên
gồm 4 nghiệm thức (20 m2/nghiệm thức) ứng với 4 mức
phân bón với 3 lần lặp lại.
* Dưa leo
(1) 140-96-80 (NPK kg/ha): chỉ sử dụng phân vô cơ
(2) 30 tấn phân hữu cơ vi sinh (HCVS): được bón
lót lúc gieo hột và không sử dụng thêm bất kì
loại phân nào.
(3) 30 tấn phân HCVS + 70-48-40 (NPK): kết hợp
HCVS và ½ lượng phân vô cơ.
(4) 15 tấn phân HCVS + 70-48-40 (NPK): kết hợp
½ lượng phân HCVS và ½ phân vô cơ.
* Rau muống
(1) 100-80-40 (kg N-P2O5-K2O/ha)
(2) 30 tấn phân hữu cơ vi sinh (HCVS)
(3) 30 tấn phân HCVS+50-40-20 (NPK)
(4) 15 tấn phân HCVS+50-40-20 (NPK)
2.2.5. Chỉ tiêu theo dõi
1. Tăng trưởng: chiều cao cây, số lá/cây, đường kính
gốc thân
2. Sự xuất hiện sâu bệnh hại chính trên từng nghiệm
thức
3. Năng suất: tổng năng suất, năng suất thương phẩm.
4. Phẩm chất: độ Brix và hàm lượng nitrat trong rau
11



5. Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng: Cd, Ni,
As ở nghiệm thức 1 và 2 ở 1 điểm thí nghiệm (ở Hòa
An).
2.2.6. Phân tích số liệu: bằng phần mềm thống kê
MSTATC.

12


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Chất lượng phân ủ
Mức độ hoai mục và chất lượng phân ủ tùy thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó lọai vật liệu ủ, tỉ lệ vật liệu ủ và kỹ thuật ủ
phân ở từng hộ nông dân được phân tích như sau:
Bảng 3.2.2 Một số tính chất hoá học và dinh dưỡng của phân ủ
ở 2 vụ (% chất khô)
Thành phần
vật liệu ủ
Hộ thí điểm

Tổng
N dễ Pts
C/N
tiêu %P 0
mg/kg

Lục
bình


Cỏ

20

30

50

6,8

38,4

0,7

32

524

0,2

10

70

20

7,5

57,8


1,5

22

94,9

0,4

70

-

30

6,4

71,0

2,4

17

1661

0,3

40

50


10

7,9

76,8

2,3

19

161

0,5

10

20

70

4,9

46,2

0,9

30

1547


0,1

30

30

40

7,2

67,3

2,0

20

189

0,4

-

-

100

6,7

38,6


0,7

32

669

0,2

80

-

20

7,3

70,4

1,8

23

377

0,2

80*

-


7,6

79,7

2,1

22

272

0,3

30

25

50

7,0

65,1

1,7

22

220

0,6


50

25

25

6,5

47,1

1,2

23

724

0,2

75**

6,6

37,4

0,7

31

625


0,2

Rơm

Vụ 1
Phạm V Út
Nhỏ
Lê Văn Đum
Ng Thị Bạch
Vân
Phạm Văn
Mum
Ng Văn Diễn
Ng Văn
Thum
Vụ 2
Phạm V Út
Nhỏ
Lê Văn Đum
Ng Thị Bạch
Vân
Phạm Văn
Mum
Ng Văn Diễn
Ng Văn
Thum

pH
1:2.5


CHC
Nts
Đốt
%
%

13

2


Kết quả trình bày ở Bảng 3.2.2 cho thấy:
- pH của hầu hết các mẻ phân ủ trong khoảng trung tính
(6,4-7,9) cho thấy sự tạo thành NH3 trong quá trình
khoáng hoá đạm hữu cơ thành đạm vô cơ và sau đó là sự
tạo thành NH4OH đã làm cho phân có phản ứng trung
tính.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong phân ủ ở một số hộ khá
thấp (37-46% chất hữu cơ) đặc biệt ở các hộ có hàm
lượng cỏ cao, có thể do rễ cỏ, vật liệu có lẫn đất trong
quá trình thu gom nên làm tăng khối lượng vật liệu sau
khi đốt và kết quả là làm giảm hàm lượng chất hữu cơ
trong vật liệu ủ.
- Hàm lượng đạm tổng số thay đổi theo lọai và tỉ lệ vật
liệu ủ:
+ có tỉ lệ rơm cao (70-80%): phân sau ủ có hàm lượng
đạm tổng số cao nhất (1,8-2,4% N), mau hoai hơn (tỉ lệ
C/N thấp 29-39), hàm lượng N dễ tiêu (NH 4++ NO3-) cao
hơn (272-1661 mg/kg).
+ chứa lục bình cao: hàm lượng N tổng số thấp hơn,

chậm hoai hơn, hàm lượng N dễ tiêu thấp hơn (95161mg/kg).
+ chứa nhiều cỏ: hàm lượng N tổng số thấp nhất, chậm
hoai nhất, hàm lượng N dễ tiêu tuy nhiên đạt khá cao
(624-1547 mgN/kg).
Do đó về mặt thực vật học, dùng cỏ làm vật liệu ủ kéo
dài thời gian ủ và hàm lượng đạm tổng số thấp nhất vì
14


cơ quan dinh dưỡng của cỏ có nhiều chất lignin hơn lục
bình và rơm rạ.
3.1.1 Hàm lượng đạm trong phân ủ trước và sau
chủng vi sinh
Nhìn chung hàm lượng N dễ tiêu trong phân ủ sau khi
chủng vi sinh đạt cao hơn trước khi chủng. Sự gia tăng
nầy có thể chủ yếu là do sự cố định đạm của vi sinh vật
được chủng vào, một phần nhỏ có thể do sự tiếp tục
khoáng hóa dạng đạm hữu cơ, tuy nhiên do phân đã hoai
mục, sự khoáng hóa thấp, nên sự gia tăng đạm khoáng
cũng không đáng kể. Sự mất đạm có thể tiếp tục xảy ra
do phân ủ chỉ được tủ bằng tấm ni lông và không có mái
che. Điều nầy có thể là lý do của sự giảm hoặc tăng
không đáng kể lượng đạm khóang ủ ở một số hộ.
Bảng 3.2.3 Tổng N trong phân ủ trước và sau khi chủng
vi sinh vật
Hộ thí điểm



Phạm Văn Út Nhỏ

Lê Văn Đum
Ng Thị Bạch Vân
Phạm Văn Mum
Nguyễn Văn Diễn
Nguyễn Văn Thum

TB
TB
KC
KC
HA
HA

Tổng N dễ tiêu (mgN/kg )
Trước chủng
Sau chủng
VSV
VSV
524
816
95
143
1661
1692
161
1194
1547
1053
189
446


15


3.2.4. Mật số bào tử nấm Trichoderma trong phân ủ
Sau khi ủ mật số bào tử nấm Trichoderma đạt 1,1 x 107 1,0 x 108 ở vụ 1, đạt thấp hơn trong vụ 2. Độ xốp, độ
thoáng khí của mẻ phân ủ và ẩm độ có thể là nguyên
nhân chênh lệch về mật số bào tử. Nhìn chung qui trình,
vật liệu ủ, kỹ thuật ủ của nông dân ở các điểm thí
nghiệm phù hợp với sự phát triển của nấm.
Bảng 3.2.4 Mật số bào tử nấm Trichoderma trong phân ủ
ở 2 vụ

Hộ thí điểm



Phạm Văn Út Nhỏ
Lê Văn Đum
Nguyễn Thị Bạch Vân
Phạm Văn Mum
Nguyễn Văn Diễn
Nguyễn Văn Thum

TB
TB
KC
KC
HA
HA


Mật số (x 107 bào tử/g)
Vụ 1
Vụ 2
6,6
4,1
9,1
2,0
1,4
2,7
1,1
2,6
10
4,7
8,3
4,2

3.2.5. Mật số VSV cố định đạm và hoà tan lân trong
phân ủ
Mật số VSV cố định đạm và hòa tan lân đều đạt cao
hơn mật số tối thiểu (10 6). Riêng hộ Diễn ở vụ 1 có mật
số vi sinh cố định đạm rất cao (9,01 x 10 11) do pH của
phân ủ thấp, thích hợp cho sự phát triển của nhóm VSV
nầy. Kết quả nầy cho thấy VSV cố định đạm và hòa tan
lân phát triển rất thích hợp ở môi trường phân ủ .
16


Bảng 3.2.5 Mật số vi sinh vật cố định đạm và hoà
tan lân trong phân ủ (CFU/g sản phẩm

tươi)
Hộ thí
điểm
Phạm Văn
Út Nhỏ

Văn
Đum
Nguyễn
Thị Bạch
Vân
Phạm Văn
Mum
Nguyễn
Văn Diễn
Ng
Văn
Thum

Vụ 1

TB
TB

Cố định
đạm

Hoà tan
lân


Vụ 2
Cố định Hoà tan
lân
đạm

2,61 x 107

2,11 x 107

7,07 x 107

5,18 x 107

1,52 x 107

4,01 x 107

1,34 x 107

1,33 x 107

3,01 x 107

5,21 x 107

1,34 x 107

1,35 x 107

2,40 x 107


2,20 x 108

2,72 x 107

1,39 x 107

9,01 x 1011

2,4 x 106

2,06 x 107

1,92 x 107

2,00 x 107

1,66 x 108

2,36 x 107

1,79 x 107

KC
KC
HA
HA

3.2 Năng suất cây dưa leo
Vụ 1:

- Năng suất tổng và năng suất thương phẩm: Hình
3.3.6, cho thấy giữa 4 nghiệm thức tại Hoà An và Tân
Bình không khác biệt thống kê: năng suất tổng (19,2925,57 tấn/ha) tại Hòa An, và tại Tân Bình (50,31-57,77
tấn/ha) ứng với năng suất thương phẩm là 39,02 - 45,22
tấn/ha. Trong khi đó, tại Kinh Cùng, năng suất tổng
(31,89 tấn/ha) và năng suất thương phẩm (26,60 tấn/ha)
đạt cao nhất ở mức 30 tấn HCVS + (70-48-40), kế đến là
17


nghiệm thức chỉ sử dụng phân HCVS có năng suất tổng
28,89 tấn/ha và năng suất thương phẩm 23,92 tấn/ha
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức
còn lại. Tuy nhiên, tỉ lệ năng suất thương phẩm không
khác biệt thống kê giữa 4 nghiệm thức (76,3-78,6%).
- Năng suất tổng và năng suất thương phẩm trung
bình tại 3 xã: kết quả cho thấy không khác biệt thống
kê giữa 4 nghiệm thức, dao động từ 32,42-35,98 tấn/ha
và từ 25,51-27,77 tấn/ha năng suất thương phẩm. Điều
này có thể do phân HCVS có tác dụng chậm, hàm lượng
dinh dưỡng trong phân tương đối thấp, mặt khác pH đất
Hòa An và Kinh Cùng thấp nên năng suất dưa leo chỉ
bằng ½ so với thí nghiệm Tân Bình nơi có pH đất thích
hợp hơn cho sinh trưởng và phát triển của dưa leo (Hình
3.3.4).

18


Năng suất (tấn/ha)


Hình 3.3.4 Năng suất dưa leo (tấn/ha) vụ 1: (a) Hòa An, (b) Kinh
Cùng, (c) Tân Bình, (d) trung bình 3 điểm
19


Vụ 2:
- Năng suất tổng và thương phẩm: ở KC và TB có khác
biệt thống kê giữa các mức kết hợp phân HCVS với phân vô
cơ đạt từ 19,27-23,06 tấn/ha với năng suất thương phẩm là
15,69-18,28 tấn/ha (KC), và từ 29,77-31,12 tấn/ha với năng
suất thương phẩm từ 25,25-27,44 tấn/ha (TB) so với nghiệm
thức chỉ sử dụng phân vô cơ (13,07 tấn/ha) với năng suất
thương phẩm 9,45 tấn/ha (KC), 22,19 tấn/ha với năng suất
thương phẩm 17,60 tấn/ha (TB). Trong khi đó, tại HA các
nghiệm thức sử dụng phân vô cơ khác biệt thống kê so với
nghiệm thức chỉ bón phân HCVS (Hình 3.3.5).
- Năng suất tổng và thương phẩm trung bình 3 xã: Hình
3.3.5, cho thấy có khác biệt thống kê giữa 2 nghiệm thức kết
hợp phân HCVS và vô cơ (28,37-29,62 tấn/ha ứng với năng
suất thương phẩm là 24,14-25,66 tấn/ha) so với các nghiệm
thức chỉ sử dụng phân HCVS hay phân vô cơ.
Nhìn chung, năng suất trung bình vụ 2 thấp hơn vụ 1, do vụ
2 có mưa nhiều ngập úng ở cuối vụ ảnh hưởng đến thụ phấn,
bệnh thán thư rất phát triển, số lần thu hoạch cũng giảm. Tuy
nhiên, hiệu quả của phân vô cơ được tăng lên khi sử dụng
kết hợp với phân HCVS ở vụ 2: cải thiện độ phì nhiêu đất,
giúp bộ rễ, chiều cao và lá phát triển làm gia tăng năng suất
dưa leo. Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2004) khi môi trường đất
không thích hợp, năng suất cây trồng được gia tăng hơn khi

sử dụng phân hữu cơ. Điều này thể hiện rõ ở Hòa An. Tỷ lệ
năng suất thương phẩm trung bình ở 3 xã khác biệt thống kê
và đạt cao nhất (83,1-85,9%) ở các nghiệm thức phân
HCVS, thấp nhất (77,6%) ở mức vô cơ (140-96-80).

20


Năng suất (tấn/ha)

Hình 3.3.5 Năng suất dưa leo (tấn/ha) vụ 2 (a) Hòa An, (b) Kinh
Cùng, (c) Tân Bình, (d) trung bình 3 điểm
21


Hàm lượng nitrate (mg/kg)

3.3.4.2 Hàm lượng nitrate trong thịt trái
* Vụ 1: hàm lượng nitrate trong thịt trái có sự khác biệt
thống kê giữa các nghiệm thức ở 3 xã (Hình 3.3.6), hàm
lượng nitrate trong thịt trái cao nhất (từ 27,0-35,3 mg/kg) ở
nghiệm thức sử dụng phân vô cơ, thấp nhất ở 2 nghiệm thức
15 tấn HCVS + 70-48-40 và chỉ sử dụng phân HCVS.
* Vụ 2: tương tự vụ 1, hàm lượng nitrate trong thịt trái dưa
leo của 4 nghiệm thức tại 3 xã có khác biệt thống kê (Hình
3.3.6), nhưng hàm lương nitrate trong thịt trái trung bình ở 3
xã của 4 nghiệm thức đều cao hơn vụ 1. Sự gia tăng nầy có
lẽ do lượng phân sử dụng ở vụ 1 vẫn còn lưu tồn trong đất.
Nhìn chung, hàm lượng nitrate trong thịt trái cả 2 vụ ở 3 xã đều
thấp hơn so với tiêu chuẩn (150 mg/kg) của tổ chức y tế thế giới

WHO. Đối với các loại rau ăn trái thì sự tích lũy nitrate trong
trái ít hơn nhiều so với rau ăn lá (Bùi Cách Tuyến, 1998).

(Vụ 1)

(Vụ 2)

Hình 3.3.6 Hàm lượng nitrate (mg/kg) trong thịt trái dưa leo
22


3.3 Năng suất cây rau muống
3.3.1 Năng suất đợt 1 vụ 1
Tại HA, năng suất tổng thấp nhất là 9,47 tấn/ha ở 30 tấn
HCVS, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% với các
nghiệm thức khác; cao nhất là 14,53 tấn/ha ở 15 tấn
HCVS + (50-40-20), nhưng không khác biệt với (10080-40) và 30 tấn HCVS + ( 50-40-20).
Tại KC và TB, năng suất tổng, năng suất thương phẩm
không khác biệt thống kê.
Một cách tổng quát, nếu xem mỗi điểm thí nghiệm (HA,
KC, TB) là một lập lại thì năng suất tổng, năng suất
thương phẩm và tỉ lệ NSTP/NST trung bình ba điểm
giữa các nghiệm thức vẫn không khác biệt thống kê. Kết
quả này cho thấy phân HCVS vẫn chưa làm tăng năng
suất và tỉ lệ năng suất thương phẩm ngay trong vụ 1 do
phân HCVS có tác dụng chậm
3.3.2 Năng suất đợt 2 vụ 1
Năng suất tổng, năng suất thương phẩm và tỉ lệ
NSTP/NST của trung bình ba điểm đợt 2 không khác
biệt thống giữa các mức phân bón. Tuy nhiên, năng suất

tổng và năng suất thương phẩm đã suy giảm nghiêm
trọng (45-60%) so đợt 1.

23


Tại HA, năng suất tổng và năng suất thương phẩm cao
nhất (6,47 và 4,17 tấn/ha) ở mức 30 tấn HCVS + (50-4020), khác biệt có ý nghĩa thống kê với các mức còn lại
và thấp nhất (5,03 tấn/ha và 2,70 tấn/ha) ở mức 30 tấn
HCVS nhưng không khác biệt thống kê với nghiệm thức
chỉ có NPK và mức 15 tấn HCVS + (50-40-20).
Tại KC, ở 4 nghiệm thức phân năng suất tổng, thương
phẩm và tỉ lệ NSTP/NST đợt 2 không khác biệt thống
kê.
Tại TB, năng suất đợt 2 giảm nghiêm trọng (70-80%) so
với đợt 1. Năng suất tổng và năng suất thương phẩm
giữa các nghiệm thức khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
5%. Năng suất tổng và năng suất thương phẩm thấp nhất
(2,67 tấn/ha và 1,57 tấn/ha) ở nghiệm thức 30 tấn HCVS
và cao nhất (4,10 tấn/ha và 2,40 tấn/ha) ở nghiệm thức
(100-80-40) nhưng không khác biệt thống kê so với hai
nghiệm thức còn lại.

24


25

Năng tấ(n/ha)suất



×