Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Thiết kế quy trình kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải công suất 4000m3 ngày.đêm của Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 101 trang )

Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4

DANH MỤC VIẾT TẮT

6

MỞ ĐẦU

7

LỜI CẢM ƠN

8

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

9

1.1


Vị trí địa lý tự nhiên

9

1.1.1

Vị trí địa lý và ranh giới của doanh nghiệp

9

1.1.2

Vị trí của xí nghiệp so với các đối tượng tự nhiên xung quanh

9

1.1.3

Vị trí của xí nghiệp so với các đối tượng kinh tế xung quanh

9

1.2

Điều kiện môi trường tự nhiên

10

1.2.1


Điều kiện địa chất

10

1.2.2

Điều kiện khí tượng, thủy văn

11

1.3

Điều kiện kính tế - xã hội

12

1.3.1

Điều kiện kinh tế

12

1.3.2

Điều kiện xã hội

13

1.4


Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

15

1.4.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy

15

1.4.2

Công suất, tuổi thọ và sản phẩm của doanh nghiệp

15

1.5

Quy trình sản xuất và sơ đồ công nghệ của doanh nghiệp

17

1.5.1

Quy trình sản xuất

17

1.5.2


Sơ đồ công nghệ sản xuất

18

1.6

Công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

19

1.6.1

Các công trình bảo vệ môi trường nước

19

1.6.1.

Các công trình bảo vệ môi trường không khí

23

1.6.2.

Các công trình về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

23

1.7.


Phân tích và lựa chọn đề tài thiết kế

24

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA

25

2.1.

Mục đích, vai trò của xử lý nước thải bia

25

2.2.

Các phương pháp xử lý

25

2.2.1.

Phương pháp xử lý cơ học

25

2.2.2.

Phương pháp xử lý hóa - lý


26

SV: Trần Thị Phố Huế

1 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp
2.2.3.
2.3.

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Phương pháp xử lý sinh học

26

Cơ sở lý thuyết của phương pháp

29

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ QUY TRÌNH KỸ THUẬT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY BIA CÔNG SUẤT 4000M3/NGÀY.ĐÊM

30

3.1.

Thành phần và tính chất đăng trưng


30

3.2.

Cơ sở thiết kế

31

3.2.1.

Các thông số đầu vào

31

3.2.2.

Nguồn tiếp nhận

32

3.2.3.

Chọn ví trí mặt bằng hệ thống

32

3.3.

Quy trình kỹ thuật


32

3.3.1.

Phương án 1

32

3.3.2.

Phương án 2

72

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN KINH TẾ

89

4.1.

Cơ sở lập dự toán công trình

89

4.2.

Tính toán kinh tế phương án 1

89


4.2.1.

Chi phí cho việc xây dựng và máy móc thiết bị

89

4.2.2.

Chi phí hóa chất và năng lượng

90

4.2.3.

Chi phí nhân công

91

4.2.4.

Chi phí vận hành, sửa chữa, bảo vệ môi trường

92

4.2.5.

Chi phí xử lý

93


4.3.

Tính toán kinh tế phương án 2

93

4.3.1.

Chi phí cho việc xây dựng và máy móc thiết bị

93

4.3.2.

Chi phí hóa chất và năng lượng

94

4.3.3.

Chi phí nhân công

95

4.3.4.

Chi phí vận hành, sửa chữa, bảo vệ môi trường

96


4.3.5.

Chi phí xử lý

96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

DANH MỤC HÌNH VẼ

SV: Trần Thị Phố Huế

2 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Hình 1- 1: Bản đồ vị trí của Tổng Công ty Bia-rượu nước giải khát Hà Nội
Hình 1- 2: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Cổ phần Bia - rượu – nước giải khát Hà Nội
Hình 1- 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia
Hình 1- 4: Hệ thống xử lý nước cấp của HABECO
Hình 1- 5: Quy trình công nghệ xử lý nước thải của HABECO

Hình 1- 6: Bể thu gom
Hình 1- 7: Bể Aerotank
Hình 1- 8: Bể lắng cuối
Hình 1- 9: Bể UASB
Hình 1- 10: Tháp đốt khí thải
Hình 1- 11: Lưới chắn rác tinh
Hình 1- 12: : Nhãn bia thải và chất thải xây dựng
Hình 1- 13: Vỏ chai thải và rác thải sinh hoạt
Hình 1- 14: Kho thu gom chất thải rắn nguy hại và rác thải xây dựng

9
15
18
19
21
22
22
22
22
22
22
23
23
24

Hình 3- 1: Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 1
Hình 3- 2: Hệ số phụ thuộc vào tiết diện thanh đan
Hình 3- 3: Sơ đồ song chắn rác
Hình 3- 4: Tấm chắn khí và hướng dòng bể UASB
Hình 3- 5: Hình bố trí đĩa phân phối khí

Hình 3- 6: Hình vẽ mô tả bể MBR
Hình 3- 7: Hình chiếu đứng của một ngăn lọc màng MBR
Hình 3- 8: Hình chiếu bằng của 1 ngăn lọc MBR
Hình 3- 9: Sơ đồ quy trình công nghệ phương án 2
Hình 3- 10: Sơ đồ dòng chảy của nước thải qua bể Aerotank sang bể lắng

33
35
36
50
65
66
69
70
73
80

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SV: Trần Thị Phố Huế

3 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Bảng 3- 1: Kết quả phân tích nước thải đầu vào nhà máy bia HABECO
30

Bảng 3- 2: Hệ số không điều hòa chung (TCXDVN 51:2008)
31
Bảng 3- 3: Thông số nước thải đầu vào
32
Bảng 3- 4: Các thông số xây dựng mương đặt song chắn rác
37
Bảng 3- 5: Bảng hệ số an toàn
38
Bảng 3- 6: Bảng tổng kết số liệu thiết kế hầm tiếp nhận
38
Bảng 3- 7: Thông số thiết kế lưới chắn rác tinh
38
Bảng 3- 8: Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí
40
Bảng 3- 9: Mối quan hệ giữa vận tốc và đường kính ống dẫn khí
41
Bảng 3- 10: Các thông số thiết kế cho bể điều hòa
42
Bảng 3- 11: Thông số đầu vào bể UASB
43
Bảng 3- 12: Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB bùn hạt và bùn bông của các hàm lượng
COD vào và tỉ lệ chất không tan khác nhau
46
Bảng 3- 13: Số liệu kỹ thuật từ kết quả vận hành bể UASB và bể lọc yếm khí
47
Bảng 3- 14: Các thông số thiết kế cho bể UASB
49
Bảng 3- 15: Các loại bùn nuôi cấy ban đầu cho bể xử lý kị khí
52
Bảng 3- 16: Thông số thiết kế bể UASB

55
Bảng 3- 17: Thông số đầu vào bể Aerotank
56
Bảng 3- 18: Các thông số thiết kế cơ bản của bể Aerotank khuấy trộn hoàn toàn
56
Bảng 3- 19: Giá trị điển hình của các thông số thiết kế bể Aerotank
57
Bảng 3- 20: Thông số độ tro của các loại nước thải
58
Bảng 3- 21: Các hệ số động học của quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính
58
Bảng 3- 22: Các kích thước điển hình của bể aerotank khuấy trộn hoàn toàn
60
Bảng 3- 23: Thông số tổng kết bể Aerotank
65
Bảng 3- 24: Các chỉ tiêu và đặc trưng của một số đơn vị lọc màng vi lọc trong quá trình MBR
67
Bảng 3- 25: Thông số kỹ thuật màng MBR LG dạng tấm phẳng
68
Bảng 3- 26: Các thông số thiết kế bể chứa bùn.
72
Bảng 3- 27: Các thông số xây dựng mương đặt song chắn rác
74
Bảng 3- 28: Các thông số xây dựng bể thu gom
74
Bảng 3- 29: Các thông số thiết kế lưới chắn rác tinh
74
Bảng 3- 30: Các thông số thiết kế cho bể điều hòa
75
Bảng 3- 31: Các thông số bồn chứa dung dịch HCl

75
Bảng 3- 32: Thông số đầu vào bể tuyển nổi
75
Bảng 3- 33: Thông số thiết kế cho bể tuyển nổi khí hòa tan
76
Bảng 3- 34: Các thông số thiết kế cho tuyển nổi
78
Bảng 3- 35: Thông số đầu vào bể UASB
78
Bảng 3- 36: Thông số thiết kế bể UASB
79
Bảng 3- 37: Thông số đầu vào bể Aerotank
80
Bảng 3- 38: Thông số tổng kết bể Aerotank
81
Bảng 3- 39: Chỉ tiêu thiết kế bể lắng
82
Bảng 3- 40: Thời gian lắng và vận tốc dòng chảy lớn nhất để tính toán bể lắng đợt II
83
Bảng 3- 41: Các thông số thiết kế bể lắng đứng
85
Bảng 3- 42: Đặc tính kỹ thuật của thùng chứa clo
86
SV: Trần Thị Phố Huế

4 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Bảng 3- 43: Tổng hợp bể khử trùng
Bảng 3- 44: Các thông số thiết kế bể chứa bùn.

87
88

Bảng 4- 1: Chi phí xây dựng phương án 1
Bảng 4- 2: Chi phí máy móc thiết bị phương án 1
Bảng 4- 3: Chí phí xây dựng phương án 2
Bảng 4- 4: Chi phí thiết bị phương án 2

89
90
93
94

SV: Trần Thị Phố Huế

5 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy
DANH MỤC VIẾT TẮT

BOD:
BTNMT:

COD

Nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhu cầu oxy hóa học

DO

Lượng oxy hòa tan trong nước



Nghị định

NĐ-CP
NXB
QCVN
SS
VAT
MLVSS

Nghị định Chính phủ
Nhà xuất bản
Quy chuẩn quốc gia
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
Thuế giá trị gia tăng
Tổng lượng sinh khối + chất rắn hòa
tan

MLSS


Lượng sinh khối trong bể

Aerotank

Bể bùn hoạt tính hiếu khí

UASB

Bể bùn hoạt tính kỵ khí.

F/M

Tỉ lệ thức ăn/vi sinh vật

SV: Trần Thị Phố Huế

6 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy
MỞ ĐẦU

Ngày nay quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự
nhiên bị hao hụt và bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó là sự phát triển
một cách nhanh chóng của các ngành công nghiệp đã thải ra ngoài môi trường một
lượng nước thải lớn.
Ngành công nghiệp thực phẩm là một trong số những ngành công nghiệp phổ

biến, nó phát triển gắn liền với nhu cầu và đời sống của con người. Ở Việt Nam trong
nhiều năm gần đây, ngành này phát triển với tốc độ lớn, đặc biệt là ngành sản xuất
rượu bia. Đây cũng là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho nhà nước và mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Do mức sống tăng, mức tiêu dùng bia ngày càng cao. Năm 2000 có khoảng 81
triệu người và đến năm 2005 là khoảng 89 triệu người dùng bia. Do vậy mức tiêu thụ
bình quân theo đầu người vào năm 2002 đạt 17 l/người/năm (sản lượng bia đạt 1500 lít
tăng gấp 2 lần so với năm 2000) bình quân sản lượng bia tăng 20% mỗi năm.
Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát triển nhanh chóng về số lượng
và quy mô các doanh nghiệp sản xuất bia đã kéo theo những vấn đề bảo vệ và chống ô
nhiễm môi trường. Trong quá trình hoạt động ngành sản xuất bia cũng tạo ra một
lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường cả 3 dạng : Khí thải, chất thải rắn và
nước thải. Trong đó nguồn gây ô nhiễm chính và cần được tập trung gải quyết là nước
thải.
Tổng công ty Cổ phần Bia-rượu-nước giải khát Hà Nội với nhà máy sản xuất
bia có trụ sở đặt tại số 183, đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là
khu vực tập trung đông đúc dân cư, nhiều trường học, cơ sở sản xuất,.... Vì vậy việc
hạn chế tác động xấu do nhà máy bia mang đến cho môi trường hiện nay là rất cần
thiết. Xuất phát từ nhu cầu trên, sau quá trình thực tập tại Tổng công ty cổ phần Biarượu-nước giải khát Hà Nội lựa chọn đề tài “Thiết kế quy trình kỹ thuật hệ thống xử
lý nước thải công suất 4000m3/ngày.đêm của Tổng công ty cổ phần Bia – rượu –
nước giải khát Hà Nội” làm đề tài đồ án tốt nghiệp.
Nội dung đồ án gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1:Thông tin chung về doanh nghiệp
Chương 2: Tổng quan phương pháp xử lý nước thải bia
Chương 3: Thiết kế quy trình kỹ thuật xử lý nước thải nhà máy bia công suất
4000 m3/ngày.đêm
Chương 4: Tính toán kinh tế
Kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo


SV: Trần Thị Phố Huế

7 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Ths. Đặng
Thị Ngọc Thủy đã tận tâm giúp đỡ và cung cấp những tài liệu cần thiết cho em trong
suốt thời gian thực hiện đồ án. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy
cô trong bộ môn Kỹ thuật môi trường, trường Đại học Mỏ - Địa chất đã giảng dạy và
cung cấp kiến thức chuyên ngành để em thực hiện tốt đồ án và phục vụ cho công việc
sau này.
Em xin cảm ơn tới ban lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Bia – rượu – nước giải
khát Hà Nội đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu về quá trình sản xuất cũng như các quy
trình công nghệ xử lý nước thải, những vấn đề bảo vệ môi trường tại công ty.
Do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong quá trình thực
hiện đồ án không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy cô để bản đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Phố Huế

SV: Trần Thị Phố Huế


8 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Vị trí địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới của doanh nghiệp
Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu- NGK Hà Nội.
Tên tiếng Anh: Hanoi Beer Alconhol and Beverage Joint Stock Corporation.
Tên viết tắt: HABECO (Habeco)
Địa chỉ: Số 183, đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà
Nội. (Địa chỉ của trụ sở chính hay còn gọi là Công ty mẹ)
Các hướng tiếp giáp cụ thể như sau:
-

Ranh giới phía Bắc cách 30m là Viện nghiên cứu giày da
Ranh giới phía Đông cách 17m là Cục Điện Ảnh
Ranh giới phía Tây cách 20m là Cửa hàng thời trang xuất khẩu
Ranh giới phía Nam cách 25m là Cửa hàng thời trang Mỹ Duyên

Vị trí của Tổng công ty trên bản đồ google map được thể hiện ở hình 1-1.

Hình 1- 1: Bản đồ vị trí của Tổng Công ty Bia-rượu nước giải khát Hà Nội

1.1.2 Vị trí của xí nghiệp so với các đối tượng tự nhiên xung quanh
Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội nằm trong nội thành Hà Nội
nên đa số giáp với các sông, hồ trong nội thành. Cụ thể:

-

Phía Bắc cách 200m là sông Tô Lịch, 270m là Hồ Tây.
Phía đông cách 850m là Công viên Bách Thảo, 3km là sông Hồng.

1.1.3 Vị trí của xí nghiệp so với các đối tượng kinh tế xung quanh
Có một điều đặc biệt của Habeco là công ty sản xuất theo quy trình công nghiệp
với quy mô lớn duy nhất nằm trong quận Ba Đình do đó các đối tượng xung quanh
Habeco phần lớn là trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng… Cụ thể là:
SV: Trần Thị Phố Huế

9 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

- Phía Đông: Cách 140m là trường tiểu học Ba Đình, 230m là trường THCS
Ba Đình,...
- Phía Tây cách 800m là bệnh viện Phổi Trung ương, 1000m là bệnh viện
354.....
- Phía Bắc: Cách 100m là khu chung cư Golden Westlake Apartment Hanoi.
- Phía Nam: Cách 200m là khách sạn Khăn quàng đỏ.
Từ những vị trí trí tiếp giáp với các đối tượng xung quanh cho thấy Habeco nằm
trong khu vực đông đúc dân cư, trường học, khách sạn,... Ngoài ra Habeco còn thuộc
Quận Ba Đình là quận tập trung hầu hết các cơ quan của Trung ương Đảng, Nhà nước,
Quốc hội, các cơ quan ngoại giao, quốc tế. Vì vậy mọi hoạt động sản xuất phát sinh ra
môi trường cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt và đạt tiêu chuẩn nhà nước trước khi
thải ra môi trường.

1.2 Điều kiện môi trường tự nhiên
1.2.1 Điều kiện địa chất
Về địa chất, Habeco thuộc Hà Nội nên có cấu tạo địa chất đặc trưng của Hà
Nội. Cụ thể theo kết quả khảo sát địa chất khu vực Hà Nội của Trung tâm địa kỹ thuật
trường Đại học Mỏ địa chất khu vực có cấu trúc như sau:
Lớp 1: Đất đắp, sét pha lẫn hỗn tạp, nằm ngay trên mặt đất dưới lớp nền công
trình hiện trạng là đất lẫn hỗn tạp với thành phần chủ yếu là cát lấp, sét pha lẫn phế
thải xây dựng, gạch đá hộc.
Lớp 2: Sét pha trạng thái nửa cứng, dẻo cứng. Nằm ngay dưới lớp 1 có chiều
dày trung bình 3,3m. Thành phần chủ yếu là đất sét pha màu nâu vàng loang xám ghi,
xám xanh, chứa sạn.
Lớp 3: Bùn sét chứa hữu cơ. Chiều dày trung bình 14m với thành phần chủ yếu
là bùn sét màu xám nâu, xám tro
Lớp 4: Sét pha xen kẹp cát pha, dẻo mềm. Chiều dày trung bình 7m với thành
phần chủ yếu là sét pha màu xám, nâu xám tro kẹp ít cát pha trạng thái dẻo mềm.
Lớp 5: Sét pha xen kẹp cát bụi, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày trung bình 4m,
với thành phần chủ yếu là sét pha nhẹ
Lớp 6: Sét pha trạng thái nửa cứng. Chiều dày trung bình 3,2m. Thành phần chủ
yếu là đất sét màu nâu đỏ, xám, vàng lẫn sạn kết vón dạng sét bị clorít hóa.
Lớp 7: Cát hạt trung trạng thái chặt vừa. Chiều dày trung bình 1,5m.
Lớp 8: Cát sỏi lẫn cuội, trạng thái rất chặt. Chiều dày trung bình 2,7m. Thành
phần chủ yếu là đất cuội sỏi lẫn sạn cát màu xám ghi.
Lớp 9: Cát sỏi sạn, trạng thái chặt vừa đến chặt. Chiều dày trung bình 11m.
Thành phần biến đổi từ cát hạt nhỏ, cát hạt trung lẫn ít sỏi màu xám, xám trắng, xám
vàng đã bão hòa nước;
Lớp 10: Cuội sỏi lẫn sạn cát, trạng thái rất chặt. Chiều dày trung bình 4,2m.
Thành phần chủ yếu là đất cuội sỏi lẫn sạn cát màu ghi xám trắng, đã bão hòa nước và
rất chặt. Đây là lớp đất tốt.
SV: Trần Thị Phố Huế


10 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Lớp 11: Cuội sỏi lẫn dăm tảng, cuội hòn lớn, trạng thái rất chặt. Chiều dày
trung bình 9m. Thành phần chủ yếu là đất cuội tảng lẫn sỏi sạn cát màu xám trắng,
xám đen, đã bão hòa nước và rất chặt. Đây là lớp đất rất tốt.
1.2.2 Điều kiện khí tượng, thủy văn
Điều kiện khí tượng:
Khí hậu mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông
Hồng là nóng ẩm hòa trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt
độ trung bình hàng năm dao động khoảng 28 – 29 0C, chế độ mưa gắn liền với sự thay
đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1.818 mm, mùa mưa tập trung
từ tháng 5 đến tháng 10
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình 05 năm gần đây trong khu vực Hà Nội đạt trên
24 C. Nền nhiệt độ của khu vực khá cao. Tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.600 0C
Các tháng VI, VII, VIII thường có nhiệt độ trung bình cao dao động quanh trị số 29 0C.
Tháng 01 lạnh nhất với nhiệt độ trung bình trên dưới 130C.
0

-

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí khu vực nói riêng cũng như thành phố Hà Nội nói chung
tương đối cao, độ ẩm tương đối trung bình trong những năm gần đây xấp xỉ đạt 78 đến

79%. Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất đạt 71% (tháng 12 năm 2011 2014). Độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất đạt 83% (tháng 4).
-

Gió và bão
▪ Gió: Khu vực Hà Nội có hai hướng gió chính là: Hướng Đông - Bắc về mùa
Đông, hướng Đông - Nam về mùa hạ.
▪ Bão: Khoảng thời gian có bão đổ bộ vào Hà Nội thường từ tháng 06 đến
tháng 10 trong năm. Bão gây mưa kéo dài trong 1-2 ngày, có khi đến 5-6 ngày.
▪ Mưa: Theo niên giám thống kê năm 2013, lượng mưa bình quân trong khu
vực nghiên cứu nhỏ hơn lượng mưa trung bình năm trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Lượng mưa tháng lớn nhất đo được là 541,4 mm (tháng 8/2013). Lượng mưa tháng
nhỏ nhất đo được là 0,6 mm (tháng 11/2010).
Điều kiện thủy văn:
Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng và sông Tô Lịch, với các
đặc điểm sau:
- Sông Hồng: Là sông lớn nhất miền Bắc chảy ở phía Đông quận. Chế độ thủy
văn của sông Hồng chia làm hai mùa: Mùa khô và mùa lũ với biên độ dao động mực
nước rất lớn, từ dưới 2 m đến trên 11,5m (báo động cấp 3), việc thoát nước vào sông
Hồng trong mùa lũ bắt buộc phải dùng bơm động lực. Sông Hồng có lượng nước trung
bình năm khoảng 1.220 x109m3 ; trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5%; vào
tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990m 3/s (lúc lớn nhất lên tới
22.200m3/s) trong khi đó mực nước trung bình năm là 5,3m với lưu lượng 2.309 m 3/s.

SV: Trần Thị Phố Huế

11 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Trong mùa lũ nước sông Hồng dâng lên cao, mặt nước sông thường cao hơn mặt ruộng
từ 6m - 7m; vào mùa kiệt mực nước trung bình khoảng 3m với lưu lượng 927m 3/s.
- Sông Tô Lịch: Chế độ thủy văn của quận còn chịu ảnh hưởng bởi sông Tô
Lịch, chạy qua địa bàn quận phía bắc đến phía tây. Với chức năng chủ yếu là thoát
nước mưa, nước thải cho khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực huyện
Thanh Trì.
1.3 Điều kiện kính tế - xã hội
Tình hình kinh tế, xã hội Hà Nội 6 tháng đầu năm 2015.
1.3.1 Điều kiện kinh tế
Kinh tế Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, đạt cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
Tổng sản phẩm trên địa bàn quý II ước tăng 8,0%, cao hơn quý I (7,6%) và cộng dồn 6
tháng tăng 7,8% - mức cao nhất của 4 năm trở lại đây. Các ngành kinh tế đều duy trì
tăng trưởng cao hơn mức tăng năm 2014.
Một là ngành công nghiệp – xây dựng: Ngành công nghiệp đã lấy lại đà tăng
trưởng. Ước 6 tháng giá trị tăng của ngành này tăng 6,7%, cao hơn cùng ký năm 2014
(6,4%). Thống kê 5 tháng đầu năm có 14/19 ngành công nghiệp chế biến có chỉ số sản
xuất tăng.
Hai là ngành dịch vụ: Giá trị gia tăng ngành dịch vụ quý II ước tăng 8,7%, cao
hơn quý I (7,9%) và cộng dồn 6 tháng tăng 8,3%, cao hơn mức cùng kỳ năm 2014
(8,2%).Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng ước tăng 10,5%,
trong đó, bán lẻ tăng 10,3% (cùng kỳ năm 2014 tăng tương ứng là 11,6% và 10,8%, từ
ý kiến nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì năm 2015 vẫn cao hơn 2014 khá nhiều).
Ngành du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách lưu trú 6 tháng đầu năm ước tăng 6,4%,
trong đó, lượng khách quốc tế đã tăng cao trở lại: Quý II tăng 30,6% (quý I giảm
14,3%) và tính chung 6 tháng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Ba là nông nghiệp – nông thôn: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Giá trị
gia tăng 6 tháng đầu năm ước tính tăng 2,8% cao hơn năm 2014 (2,5%).
Bốn là thu – chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng

đầu năm ước thực hiện 72.435,85 tỷ đồng (không bao gồm thu từ cổ tức và lợi nhuận
còn lại của các DNNN), đạt 51,1% dự toán, tăng 13,3% so với cùng kỳ (nếu tính cả
thu cổ tức và lợi nhuận có loại của các DNNN thì đạt 60,9% dự toán).
Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước thực hiện 26.964,56 tỷ
đồng, đạt 45,6% dự toán, tăng 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, chi ngân sách cấp
Thành phố đạt 44,3%, chi ngân sách quận, huyện, thị xã đạt 47,4% dự toán, tăng
12,6% so với cùng kỳ
Năm là kiểm soát giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,12% so
với tháng 4 và tăng 0,93% so với cùng kỳ. Bình quân 5 tháng đầu năm, chỉ số CPI tăng
0,62% so với cùng kỳ năm 2014.
Sáu là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh đầu tư: Trong đó tập trung
vào hai nội dung là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và huy động vốn đầu tư cho phát
triển.
SV: Trần Thị Phố Huế

12 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Thành phố tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất vốn vay sau đầu tư và lãi suất vốn
vay ngắn hạn. Ước tính hết tháng 6, các ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ nhà có
kinh phí giải ngân là 3.600 tỷ đồng (doang nghiệp 700 tỷ đồng và cá nhân 2.900 tỷ
đồng). Đã hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 12 doanh nghiệp với số tiền gần 11 tỷ đồng và
hỗ trợ lãi suất vốn vay sản xuất kinh doanh cho 14 doanh nghiệp với 24,4 tỷ đồng.
Đối với việc huy động vốn đầu tư cho phát triển gồm vốn đàu tư xã hội và vốn
đầu tư nước ngoài:
Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn ước tăng 10,4% so với cùng kỳ (mức tăng cùng

kỳ của năm trước là 10,2%). Giải ngân vốn đầu tư XDCB ước đạt 46%, trong đó giải
ngân các dự án trọng điểm đạt 65%.
1.3.2 Điều kiện xã hội
Một là về văn hóa thể thao: Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật – tuyên truyền
cổ động trực quan nhân dịp Tết Nguyên đán; các hoạt động ký niệm 85 năm ngày
thành lập Đản, 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 125 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể, rất có ý nghĩa giáo dục truyền
thống dân tộc, truyền thống cách mạng, văn hiến, anh hùng của Thủ đô và đất nước;
đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khơi dậy lòng tự hào, niềm tin đối với
Đảng, với chế độ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; động viên,
cổ vũ, tạo động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII.
Hoàn thành xây dựng Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời; Quy
hoạch khảo cổ; Quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa; Quy hoạch nhà hát và rạp chiếu
phim trên địa bàn. Hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Xây dựng
chính sách, huy động nguồn lực để bảo tồn, kịp thời hỗ trợ, bảo vệ và phát huy di sản;
cơ chế về đầu tư, quản lý và khai thác các thiết chế văn hóa, thể thao. Công tác tổ
chức, quản lý hoạt động lễ hội có nhiều chuyển biến tốt hơn các năm trước.
Hai là về giáo dục:Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo và chuẩn đầu
ra của từng cấp học, trường học. Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả các phong
trào thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi quốc
gia và quốc tế. Tổ chức Hội thi giáo viên dạỵ giỏi THPT cấp Thành phố năm học
2014-¬2015 gồm 100 giáo viên xuất sắc nhất, được tuyển chọn từ vòng thi cấp trường,
cấp cụm trường. Tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015 (năm đầu tiên
thực hiện gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT với kỳ thi tuyển sinh đại học).
Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng giải trong
kỳ thi học sinh giỏi THPT các môn văn hoá cấp quốc gia. Kết quả kỳ thi năm 2015 là
thành tích cao nhất của Hà Nội về cả số lượng và chất lượng giải trong các lần tham
dự. Triển khai giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học

sinh Hà Nội" ở tất cả các trường phổ thông và cơ bản đạt kết quả tốt.
Ba là về lĩnh vực khoa học và công nghệ: Công tác xây dựng kế hoạch khoa học
công nghệ được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học và tiến độ
nhanh hơn năm trước. Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN cho 11 tổ
chức; thẩm định công nghệ cho 06 dự án đầu tư; cấp giấy chứng nhận cho 03 doanh
SV: Trần Thị Phố Huế

13 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

nghiệp KH&CN. Hỗ trợ các cơ quan hành chính, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng tiên tiến.Tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm nghiên cứu
chuyển giao và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Bốn là về thông tin – truyền thông: Công tác tuyên truyền về các nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội của Thủ đô; các hoạt động tiêu biểu kỷ niệm các ngày lễ lớn được
đẩy mạnh ngay từ đầu năm. Công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản tiếp tục
thực hiện có hiệu quả, chú trọng việc quản lý, cung cấp thông tin. Hệ thống thông tin
đại chúng phát huy hiệu quả trong định hướng dư luận xã hội.
Năm là về y tế: Hoạt động ý tế dự phòng được triển khai rộng khắp, không để
dịch lớn xảy ra. Tăng cường các biển pháp giám sát, kiểm tra đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc lớn.
Tích cực xây dựng Kế hoạch xây dựng xã/phương/thị trấn đạt chuẩn quốc gia
về y tế. Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, nâng cao trình độ
chuyên môn. Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình nhằm đáp
ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, cấp cứu ban đầu cho nhân dân.
Sáu là về an ninh xã hội:

Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa
phương: Các lực lượng công an, quân đội đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu
trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn Thủ đô; không để
xảy ra bạo loạn, khủng bố, phá hoại; không để xảy ra biểu tình, gây rối ANTT; không
để hình thành tổ chức chính trị đối lập; hình thành, phát sinh các "điểm nóng" về
ANTT. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm,
không để xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong nhân dân, không
tồn tại các tụ điểm phức tạp, kéo dài về tội phạm và tệ nạn xã hội, không để các ổ
nhóm tội phạm hoạt động công khai, lộng hành. Thực hiện tốt chính sách đối với đồng
bào dân tộc, tôn giáo.
Đối với công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng
phí: Thành phố ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 quy định về
việc tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Kiện toàn bộ máy tiếp công dân từ Thành phố đến cơ sở theo
quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ- CP ngày 26/6/2014
của Chính phủ.
1.4 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sơ đồ tổ chức của Công ty mẹ như sau:
Hình 1- 2: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Cổ phần Bia - rượu – nước giải khát Hà Nội

SV: Trần Thị Phố Huế

14 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy


1.4.2 Công suất, tuổi thọ và sản phẩm của doanh nghiệp
Tiền thân của Habeco là nhà máy Bia Hommel được xây dựng năm 1890. Tính
đến năm 2016 Habeco đã trải qua 126 năm đưa vào hoạt động. Với mục tiêu không chỉ
là phấn đấu giữ vững uy tín hàng đầu ở Việt Nam về chất lượng sản phẩm, giá cả,
phương thức phục vụ khách hàng, tương lai trở thành một trong những doanh nghiệp
hàng đầu của châu Á về sản xuất kinh doanh Bia.
Công suất, chỉ tiêu của doanh nghiệp:

Bảng 1-1:Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014

Chỉ tiêu
Doanh thu tiêu thủ sản phẩm chính

SV: Trần Thị Phố Huế

Đơn vị

TH
2014

KH
2015

Tỷ đồng

7.103,
9

7.498,1


15 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Sản lượng sản xuất bia các loại (không tính li xăng)

Triệu lít

497,7

Sản lượng sản xuất bia các loại (không tính li xăng)

Triệu lít

499,5

Lợi nhuận sau thuế

510,0

968

Nộp ngân sách
Thu nhập bình quân

Tỷ đồng


1.589,
8

Triệu
đồng

11,6

Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm:
- Sản xuất và kinh doanh các loại: Bia, rượu, NGK, cồn, vật tư, nguyên liệu,
thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát; các loại
bao bì, nhãn hiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát;
- Dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế
tạo, lắp đặt, xây dựng các công trình chuyên ngành Bia, rượu, NGK.
- Kinh doanh bất động sản: Trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, nhà
ở cho thuê; kinh doanh du lịch nhà hàng, dịch vụ ăn uống...
- Và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm chính:
- Bia chai HàNội:
+ Trúc bạch 330 ml
+ Hanoi beer Premium 330 ml
+ Hanoi beer 450 ml nhãn đỏ
+ Hanoi beer 450 ml nhãn xanh (dành cho thị trường miền Trung)
-

Bia lon Hà Nội 330 ml
Bia lon Trúc Bạch 330 ml, 500 ml
Bia lon Hà Nội nhãn xanh 330 ml
Bia hơi Hà Nội keg 2, 20, 30, 50 lit
Nước tinh lọc UniAqua 350 ml, 500 ml


1.5 Quy trình sản xuất và sơ đồ công nghệ của doanh nghiệp
1.5.1 Quy trình sản xuất
1.5.1.1.

Quá trình đường hóa

Chuẩn bị nguyên liệu:

SV: Trần Thị Phố Huế

16 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Ở giai đoạn này, malt được làm ẩm trước khi nghiền nhỏ, gạo được nghiền
thành bột và ngâm trương nhằm tăng hiệu quả đường hóa.
Nấu – đường hoá
- Quá trình nấu: Gạo và malt được nghiền và định lượng sẵn cho từng mẻ nấu.
Nguyên liệu cần cho một mẻ nấu là: malt, gạo, houblon. Cho nguyên liệu và nước với
tỉ lệ nhất định vào nồi nấu gạo, khuấy đều. Nâng dần nhiệt độ này với những quy định
rất nghiêm ngặt để dịch hóa. Thời gian dịch hóa 20 – 30 phút rồi nâng đến sôi trong 15
– 30 phút.
- Quá trình đường hóa: Cho tiếp lượng malt còn lại cùng với nước vào nồi
đường hóa. Khuấy đều, giữ một thời gian rồi bơm dịch đang sôi ở nồi gạo sang. Nâng
nhiệt độ dịch hóa với quy trình nghiêm ngặt và thời gian nhất định.
- Lọc dịch đường – nấu hoa: Quá trình lọc dịch đường diễn ra theo 2 bước:

Lọc hỗn hợp dịch đường thu nước nha đầu. Dùng nước nóng rửa bã lọc thu nước nha
cuối và tách bã malt. Nước nha đầu và nước nha cuối sau khi lọc được đưa vào nồi nấu
hoa để tạo hương vị cho bia.
- Tách bã và làm lạnh dịch đường: Sau khi nấu, dịch đường được lọc tách bã
hoa rồi được bơm vào thùng lắng xoáy, để lắng, hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 8 –
100C để thích hợp cho quá trình lên men chính, sau đó bổ sung oxy để tạo điều kiện
thuận lợi cho nấm men phát triển rồi chuyển vào thiết bị lên men. Lượng nấm men
được bổ sung với tỷ lệ nhất định.
1.5.1.2. Quá trình lên men
Đây là quá trình quan trọng nhất trong công nghệ sản xuất bia: Đường có trong
nước nha được lên men dưới tác dụng của nấm men. Quá trình lên men gồm lên men
chính và lên men phụ.
- Lên men chính: Thời gian cho quá trình lên men chính thường từ 6 - 10
ngày, nhiệt độ duy trì trong giai đoạn lên men chính từ 8 – 10 0C. Khi lên men, nhiệt độ
của dịch đường trong thùng tăng và cho phép lên đến 14 – 16 0C với áp suất khống chế
ở mức 1,3 - 1,5 bar.
- Lên men phụ: Sau khi quá trình lên men chính kết thúc, nhiệt độ hạ xuống
0
4 C, giữ tiếp trong một ngày nữa rồi tiếp tục làm lạnh bia trong thùng xuống -1 0C. Khi
làm lạnh, men lắng xuống phía dưới đáy thùng và sẽ được lấy ra và chuyển vào thùng
chứa men, các cặn mịn và các chất keo tụ (tanin, protein, pectin không tan và nhựa hoa
houblon) lắng làm trong bia cũng được lấy ra trước khi đi lọc bia. Lượng men thu hồi
được có thể sử dụng lại nhiều lần và theo tỷ lệ do bộ phận kỹ thuật công nghệ quyết
định. Khi nhiệt độ trong thùng hạ xuống tới -1 0C giữ thêm 1 - 3 ngày nữa sau đó đem
đi lọc.
- Khí CO2 thoát ra trong quá trình lên men khá sạch, được nén đóng chai thu
hồi để nạp lại cho bia ở giai đoạn bão hoà CO 2. Lượng CO2 dư có thể bán cho các cơ
sở sản xuất nước giải khát.
1.5.1.3. Lọc bia


SV: Trần Thị Phố Huế

17 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Bia được làm trong nhờ quá trình lọc có sử dụng chất trợ lọc diatomit hoặc tách
ly tâm. Bia sau khi lọc được đưa về thùng chứa bia thành phẩm.
1.5.1.4. Bão hoà CO2 và chiết bia
Từ thùng chứa bia trong bia có thể được bão hoà thêm CO 2 (nếu cần thiết) rồi
đưa đi chiết chai, chiết bom hoặc đóng lon. Bao bì được rửa, sau đó chiết, đóng nắp,
thanh trùng, kiểm tra, dán nhãn, đóng két và xuất xưởng.
Quy trình cụ thể ở hình 1-3.
1.5.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất

Hình 1- 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia

1.6 Công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
1.6.1 Các công trình bảo vệ môi trường nước

SV: Trần Thị Phố Huế

18 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

1.7 Xử lý nước cấp

Hình 1- 4: Hệ thống xử lý nước cấp của HABECO

Trong thị trường bia nội địa Việt Nam hiện nay, Habeco – bia Hà Nội là một
trong những thương hiệu bia đầu tiên được nhắc đến, các dòng sản phẩm của Habeco
đã và đang trở thành thức uống thông dụng cho mọi người, mọi nhà.
Để luôn giữ vững được thương hiệu trên thị trường, ngoài có được nguồn nước
ngầm đặc biệt là công nghệ xử lý nước cấp biến nguồn nước ngầm đó thành vị đặc biệt
chỉ có ở bia Hà Nội. Công nghệ xử lý nước cấp của Habeco được nhập từ Đức với
công nghệ, thiết bị tiên tiến. Và với đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành lâu năm.
Trong quá trình xử lý nước cấp sẽ phát sinh nguồn nước thải từ quá trình sục
rửa, hoàn nguyên các bể lọc. Nguồn nước thải này sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước
thải chung của nhà máy để xử lý.
Tr
1.8

Xử lý nước thải

Là một đơn vị sản xuất đồ uống, Habeco đề cao trách nhiệm trong việc bảo vệ
môi trường, an toàn thực phẩm, đặc biệt quan tâm tới việc hạn chế các nguồn ô nhiễm
do quá trình sản xuất gây ra. Tháng 4/2002, Habeco đã đầu tư để lắp đặt hệ thống thu
gom và xử lý nước thải của CHLB Đức với công suất 3000m3/ngày.đêm.
-

Hệ thống xử lý nước thải thu gom nước thải từ các nguồn sau:
● Nước thải từ sản xuất: Nước sử dụng để vệ sinh sàn, đường ống, nước thải từ
hệ thống xử lý nước cấp; nước thải từ quá trình nấu, lên men,....Với hàm lượng chất

hữu cơ, chất rắn lơ lửng lớn, độ đục, chỉ số vi sinh vật, pH cao.
● Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ khu vực vệ sinh, khu vực nhà ăn, nhà
hàng,...
SV: Trần Thị Phố Huế

19 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

● Nước mưa, nước chảy tràn bề mặt.
- Quy trình công nghệ xử lý của nhà máy:
Nước thải theo các mương dẫn qua song chắn rác rồi chảy vào hầm thu gom.
Qua song chắn rác, những chất thải rắn có kích thước lớn như nắp chai, nhãn mác,...sẽ
bị giữ lại và được thu gom thủ công bằng vợt vớt rác.
Tiếp sau đó nước thải sẽ được bơm qua lưới lọc rác tinh trước khi vào bể điều
hòa. Lưới lọc rác tinh sẽ loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn để đảm bảo cho quá trình
vận hành của các bể tiếp theo. Tại bể điều hòa nước sẽ được bơm châm hóa chất
NaOH (hoặc HCl) để điều chỉnh pH về khoảng 6,6 – 7,6 (điều kiện cho bể UASB hoạt
động).
Từ bể điều hòa sau khi đã được điều chỉnh pH nước thải sẽ được bơm sang bể
UASB từ dưới lên. Tại đây, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ hòa
tan trong nước sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành khí. Khí thải với lưu lượng thấp
sẽ được dẫn về hệ thống thu khí và được đốt trực tiếp tại hệ thống thu khí. Nước thải
sau khi được phân hủy và tách 1 phần bùn sẽ chảy lên máng thu nước và chảy tràn
sang bể Aerotank.
Tại bể Aerotank với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy
ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm

cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở dạng lơ lửng. Chất
hữu cơ và oxy sẽ được chuyển hóa thành CO 2, nước, tế bào mới và sản phẩm trung
gian.
Cuối cùng nước sẽ chảy sang bể lắng theo cơ chế chảy tràn. Tại bể lắng sẽ diễn
ra quá trình lắng các bông cặn còn lại trong nước. Bùn lắng được, một phần sẽ được
tuần hoàn lại bể Aerotank, phần còn lại bơm sang bể chứa bùn. Clo sẽ được châm vào
bể lắng để khử trừng nước trước khi thải ra mương thoát nước chung của khu vực.
Bùn thải sẽ được công ty môi trường đến thu gom mang đi xử lý. Nước thải sau
khi xử lý thải ra môi trường đạt QCVN 40:2011 – cột B, nước thải không dùng cho
mục đích sinh hoạt

Hình 1- 5: Quy trình công nghệ xử lý nước thải của HABECO

SV: Trần Thị Phố Huế

20 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Một số hình ảnh về hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy

SV: Trần Thị Phố Huế

21 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Hình 1- 6: Bể thu gom

Hình 1- 7: Bể Aerotank

Hình 1- 8: Bể lắng cuối

Hình 1- 10: Tháp đốt khí thải

Hình 1- 9: Bể UASB

Hình 1- 11: Lưới chắn rác tinh

1.6.1. Các công trình bảo vệ môi trường không khí

SV: Trần Thị Phố Huế

22 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

-

Khí từ bể UASB thải ra chủ yếu là CH4, CO2... vì lưu lượng nhỏ nên sẽ được đốt
ngay tại hệ thống thu khí.

- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển trong nhà máy sẽ được phun nước
thường xuyên để giảm thiểu.
1.6.2. Các công trình về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Chất thải rắn: Chủ yếu của công ty là vỏ chai bia, nhãn mác, bã bia, vật liệu
xây dựng, rác thải sinh hoạt, bùn thải…
- Chất thải nguy hại: Dầu nhờn máy móc; bao bì đừng hóa chất tẩy rửa như
H2SO4, Clo…
Chất thải rắn được phân loại rõ ràng. Chất rắn nguy hại được bỏ vào thùng,
trong kho có mái che, cách xa khu vực sản xuất. Các chất thải rắn khác được thu gom
vào thùng, định kỳ sẽ được công ty môi trường đến thu gom mang đi xử lý.
Một số hình ảnh về khu vực thu gom, phân loại chất thải rắn và chất thải nguy
hại tại nhà máy.

Hình 1- 12: : Nhãn bia thải và chất thải xây dựng

Hình 1- 13: Vỏ chai thải và rác thải sinh hoạt

SV: Trần Thị Phố Huế

23 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

Hình 1- 14: Kho thu gom chất thải rắn nguy hại và rác thải xây dựng

1.7.


Phân tích và lựa chọn đề tài thiết kế

Qua đánh giá hiện trạng/hoạt động/vận hành kiểm soát/ quản lý các vấn đề ảnh
hưởng đến môi trường và bảo vệ môi trường của công ty, cũng như qua tìm hiểu thực
tế, thấy được sự cấp bách, cần thiết và sự quan trọng của vấn đề ô nhiễm nước thải.
Qua đó xin đề xuất đề tài tốt nghiệp là: Thiết kế quy trình kỹ thuật hệ thống xử
lý nước thải công suất 4000m3/ngày.đêm của Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước
giải khát Hà Nội.

SV: Trần Thị Phố Huế

24 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Ths Đặng Thị Ngọc Thủy

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ
MÁY BIA
2.1.

Mục đích, vai trò của xử lý nước thải bia

Ngành công nghiệp sản xuất bia ngày càng phát triển, kéo theo đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường nói chung và nước thải nói riêng nếu không được quản lý, xử lý
nghiêm ngặt trước khi thải ra môi trường. Như vậy, vai trò của xử lý nước là vô cùng
quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường, sức khỏe của con người:
- Đối với môi trường:
Trong điều kiện kỵ khí, quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước

thải chưa được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng mất vệ sinh như sản sinh ra các mùi hôi
thối, gây khó chịu. Tất cả các động thực vật sống trong nước đều cần phải có một
lượng oxy hòa tan nhất định phục vụ cho quá trình sống của chúng. Một trong những
mục đích chính của việc xử lý nước thải là việc hạn chế xả thải các hợp chất hữu cơ
đến mức có thể vào nguồn tiếp nhận. Mặt khác khi chất thải có chứa nhiều các chất
dinh dưỡng, sẽ kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh của những loài cây
trồng trong nước, dẫn tới tình trạng suy giảm lượng oxy có trong nước và gây hiện
tượng phú dưỡng trong nước nguồn. Vì vậy loại bỏ các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong
nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là mục đích đầu tiên nhằm tiến tới một
môi trường bền vững, giữ cho môi trường trong sạch.
- Đối với sức khỏe:
Nước thải chưa được xử lý sẽ chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh. Tồn tại
rất nhiều các bệnh dịch có nguồn gốc từ các hoạt động thiếu vệ sinh như việc tắm rửa
hay bơi lội trong nước bị nhiễm bẩn, hoặc việc tiêu thụ các loại động thực vật thủy
sinh sống trong các nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải như: bệnh ngứa ngoài da,
viêm da, nhiễm khuẩn... Hơn nữa trong nước thải còn chứa nhiều chất độc hại, có khả
năng làm biến đổi gen hay gây ung thư. Vì những lý do trên, việc loại bỏ các vị sinh
vật gây bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Đối với khía cạnh kinh tế:
Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý cho nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về
mặt môi trường mà còn là động lực phát triển cho các mục tiêu quốc gia, tạo ra một
nền công nghiệp phát triển bền vững trong khi bảo vệ được nguồn nước đang ngày
càng khan hiếm.
2.2. Các phương pháp xử lý
Trong xử lý nước thải, người ta phân biệt 3 phương pháp xử lý nước thải:
- Xử lý cơ học
- Xử lý hóa – lý
- Xử lý sinh học
2.2.1. Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hòa tan

và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao
gồm:
- Song chắn rác: Chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay dạng sợi: giấy,
rau cỏ, rác v.v… được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để nghiền
nhỏ, sau đó đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân huỷ cặn (bể

SV: Trần Thị Phố Huế

25 Lớp Kĩ Thuật Môi Trường-K56


×