Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Đào tạo nguồn nhân lực về phát triển cộng đồng trong các trường đại học và cao đẳng việt nam hiện nay một phương pháp tiếp cận so sánh về chương trình môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.42 KB, 9 trang )

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SO SÁNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Trịnh Văn Tùng1
Đặng Thị Minh Lý2
1. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách
thức trong lĩnh vực kinh tế - xã hội như nghèo đói, bạo lực gia đình, bất bình đẳng
giới, thất nghiệp, mại dâm, dịch HIV/AIDS, người già, phụ nữ cô đơn, người
khuyết tật, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, môi trường ... Trong đó, những vấn đề liên
quan đến phát triển cộng đồng luôn được quan tâm hàng đầu.
Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua đã góp phần
cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, hình thành những cộng đồng dân cư có thu
nhập cao, được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, y tế, giáo dục ... Người dân tại các cộng đồng này có nhiều cơ hội
phát triển, được phát huy khả năng và được bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã
hội an toàn, bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những cộng đồng dân cư nghèo,
các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Bên cạnh đó cũng có một bộ phận dân cư nghèo ngay trong lòng các đô thị do có
sự phân hóa mạng mẽ và nhanh chóng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Cộng
đồng nghèo thường gắn liền với các đặc điểm: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội
thiếu hoặc yếu kém; kinh tế không phát triển; nhu cầu cơ bản của người dân chưa
được đáp ứng đầy đủ; thiếu cơ hội tiếp cận học đường, khoa học – kỹ thuật, tâm lý
thiếu tự tin hoặc trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước…
Chính vì vậy, việc giúp đỡ, phát triển các cộng đồng nghèo là hết sức cần thiết
và việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát triển cộng đồng có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn to lớn.
Để việc trợ giúp có kết quả bền vững thì những người làm công tác phát triển
cộng đồng cần được đào tạo, trang bị các kiến thức, kỹ năng về phát triển cộng
đồng theo hướng chuyên nghiệp.
1


GVC.TS, Phó chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Đại học KHXH&NV, ĐHQG HN

2

ThS, Đại học Vinh

1


Việt Nam sớm nhận thấy vai trò của Công tác xã hội trong phát triển cộng
đồng và đã xây dựng, triển khai môn học phát triển cộng đồng trong chương trình
đào tạo ngành này ở các trường Đại học, Cao đẳng.
2. Hiện nay việc đào tạo ngành Công tác xã hội đã được thực hiện trên phạm
vi cả nước và đang từng bước hội nhập với chương trình đào tạo Công tác xã hội
trên thế giới. Cho nên, vấn đề xây dựng chương trình đào tạo đang được tất cả các
trường Đại học, Cao đẳng quan tâm giải quyết. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần
thận trọng trong việc thiết kế các môn học trong chương trình đào tạo ngành Công
tác xã hội, nếu không sẽ khó kiểm soát được chất lượng đào tạo và sinh viên do
chúng ta đào tạo sẽ không thể cạnh tranh một cách hữu hiệu trên thị trường lao
động. Ngoài ra, do xây dựng sau Âu Mỹ gần một thế kỷ, nên giáo dục Công tác xã
hội của Việt Nam đang phải học hỏi nhiều từ các nền giáo dục Công tác xã hội của
các nước phương Tây hoặc của các nước có bối cảnh tương tự. Bên cạnh những
thuận lợi, điều này cũng có thể là một dạng “rủi ro” nhất định vì giáo dục Công tác
xã hội ở phương Tây nhằm phục vụ một xã hội dựa trên nền tảng kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hoá khác. Tuy nhiên, việc tham khảo chương trình đào tạo của
phương Tây là hết sức cần thiết. Nhưng sự tham khảo này phải xuất phát từ thực
tiễn đào tạo của ngành Công tác xã hội ở nước ta.
Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ phát triển chưa đồng bộ, các
địa phương vùng sâu vùng xa còn đang phấn đấu để thoả mãn những nhu cầu vật
chất hết sức cơ bản, thấp nhất trong kim tự tháp nhu cầu của Maslow. Phương Tây

đã vượt qua giai đoạn này khá lâu và nền giáo dục Công tác xã hội hiện đại của họ
đang hướng tới đào tạo những chuyên viên công tác xã hội khác thực sự ở trình độ
chuyên nghiệp cao so với đội ngũ chuyên viên Công tác xã hội của nước ta. Đây là
thực tế mà các trường đại học nên chú ý trong công việc soạn thảo các chương
trình đào tạo công tác xã hội.
Phát triển cộng đồng là một trong các phương pháp cơ bản của công tác xã hội
được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành
khoa học xã hội khác như: Xã hội học, Tâm lí học xã hội, Khoa học chính sách,

2


Chính trị học, Nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai
trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu
thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn,
đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống
vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường
sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân
với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Cao
hơn cả là Phát triển cộng đồng giúp tăng cường kết nối giữa cộng đồng yếu thế với
toàn bộ xã hội, giùp họ tham gia vào đời sống xã hội một cách tự tin và hài hoà.
Để trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng phương pháp Phát triển cộng
đồng, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải hết sức chú ý trong việc xây dựng mục tiêu,
nội dung của môn học này trong chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi lựa chọn phân tích so sánh bốn chương
trình đào tạo Phát triển cộng đồng của bốn đại diện đại học có đào tạo công tác xã
hội ở Bắc, Trung và Nam, đó là: Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, Trường
ĐHLĐ-GD, Đại học Vinh và Đại học Đà Lạt.
Sau đây là bảng so sánh về mục tiêu, thời lượng, nội dung môn học Phát triển
cộng đồng của một số trường Đại học ở nước ta hiện nay.

Trường

Mục tiêu

Số tín Nội dung
chỉ

Đại học Khoa
học
HN

Thể hiện ở 3 nội dung: kiến

XH&NV thức, kỹ năng và thái độ.

2

Có 2 nội dung chính: Thứ nhất:
Cơ sở lý thuyết phát triển cộng

Kiến thức: Truyền thụ cho

đồng (gồm: các khái niệm và quan

người học những kiến thức cơ

điểm lý thuyết phát triển cộng

bản nhất về lý thuyết và thực


đồng).

hành nghề Phát triển cộng đồng

Thứ hai: Vận dụng lý thuyết phát

Kỹ năng: rèn cho người học kỹ

3

triển cộng đồng (bao gồm: tiến


năng tư duy, phân tích xã hội;

trình, thiết kế chiến lược, chương

các phương pháp nghiên cứu

trình, dự án phát triển cộng đồng

chung, đặc thù của phát triển

và sự triển khai, thực hiện nó; tác

cộng đồng. Vận dụng các

viên cộng đồng, các phương pháp

phương pháp, kỹ năng


tham gia phát triển cộng đồng)

làm

việc theo nhóm trong thực
hành; Hướng đến việc phân
tích, lựa chọn cách giải quyết
các vấn đề xã hội liên quan đến
đời sống của cá nhân, nhóm và
cộng đồng.
Thái độ: nâng cao trách nhiệm
của cá nhân đối với cộng đồng,
góp phần xây dựng triết lý phát
triển dựa trên cộng đồng, đẩy
mạnh công tác xoá đói giảm
nghèo và phát triển bền vững.
Đại học Đà Lạt

Hiểu các khái niệm cơ bản về 4
Phát triển cộng đồng, lý giải
được tại sao cần phải có Phát
triển cộng đồng trong các dự án
phát triển tại Việt Nam. Nắm
vững các triết
lý, giá
trị
,nguyên tắc trong tiến trình tổ
chức cộng đồng.
Rèn luyện số kỹ năng nhằm phát

huy sự tham gia của người dân ,
và nâng cao năng lực cộng
đồng.
Xây dựng ý thức hợp tác giữa
các tác viên phát triển và điạ
phương.
Đại học Lao Trang bị kiển thức lý luận và 4

4

Bao gồm các nội dung sau: các
khái niệm cơ bản, vai trò của tác
viên, tiến trình tổ chức cộng đồng,
các thử thách khi tiến hành
phương thức phát triển cộng đồng,
sự quan tâm giới trong các dự án
phát triển cộng đồng.

Tập trung vào 3 nôi dung ( ở 3


động & Xã hội

Đại học Vinh

nâng cao kĩ năng thực hành về
các mô hình của phát triển cộng
đồng, các kĩ năng cơ bản của
phát triển cộng đồng và quản lí
dự án phát triển cộng đồng. Từ

đó có thể vận dụng khi tiếp cận,
nghiên cứu cộng đồng và làm
việc với cộng đồng để hỗ trợ
cộng đồng giải quyết vấn đề khó
khăn.
Mong muốn đạt được ở 3 4
phương diện: kiến thức, kỹ năng
và thái độ.
Về kiến thức: Cung cấp các kiến
thức chung nhất về phát triển
cộng đồng, xây dựng dự án và
quản lý dự án phát triển cộng
đồng. Và rèn luyện kỹ năng tư
duy, phân tích xã hội, biết cách
vận dụng kiến thức để triển khai
hoạt động phát triển cộng đồng
tại địa phương.
Về thái độ: rèn luyện phẩm chất
đạo đức của một tác viên cộng
đồng, nâng cao trách nhiệm của
mình trong hoạt động phát triển
cộng đồng hướng tới cuộc sống
ấm no hạnh phúc cho cộng
đồng.

chương). Một là: Một số vấn đề
cơ bản về phát triển cộng đồng;
hai là: Một số công cụ và kĩ năng
trong thực hành phát triển cộng
đồng; ba là: Xây dựng tổ chức

thực hiện và quản lí dự án Phát
triển cộng đồng.

Bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Các yếu tố tác động đến sự hình
thành và phát triển cộng đồng;
phát triển cộng đồng-một số vấn
đề lý luận và thực tiễn; nghề tác
viên cộng đồng; xây dựng, tổ chức
thực hiện và quản lý dự án phát
triển cộng đồng.

Từ bảng trên, chúng tôi nhận thấy có sự tương quan, đồng nhất về mục tiêu và
nội dung môn học. Tuy nhiên nội dung môn học còn phụ thuộc vào thời lượng (số
tín chỉ), số tín chỉ của môn học càng nhiều thì thời gian học sẽ được kéo dài và nội
dung cung cấp cho người học càng cụ thể, đầy đủ và phong phú hơn. Bảng trên
cũng cho thấy không có sự khác biệt gì về thời lượng môn học này của ba trường
(Đại học Đà Lạt, Đại học Vinh và Đại học Lao động- Xã hội). So sánh số lượng
tín chỉ của môn học Phát triển cộng đồng với các môn học khác như: Công tác xã

5


hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm trong khối kiến thức chuyên ngành, cho thấy tỷ
lệ tương đối hợp lý (ở ba trường nêu trên); tỷ lệ này ở trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn Hà Nội là thấp hơn. Phân tích về cơ cấu tiết lý thuyết, thảo
luận, bài tập, thực hành và tự học trong đề cương của môn học này ở bốn trường
trên, kết quả cho thấy chưa có sự thống nhất giữa các trường trong quy định về tỷ
lệ lý thuyết, bài tập, thảo luận, tự học trên một tín chỉ. Cụ thể trường Đại học
Vinh, học phần phát triển cộng đồng có 4 tín chỉ (bằng 60 tiết ) nhưng chỉ có 8 tiết

thảo luận, 0 tiết bài tập, 120 tự học còn lại là học lý thuyết ở lớp; trường Đại học
Lao động và Xã hội cũng với 4 tín chỉ, nhưng lý thuyết chỉ chiếm 36 tiết, nghiên
cứu thực địa 6 tiết, thực hành trong phòng học 15 tiết. Với số liệu này ta thấy
trường Đại học Lao động và Xã hội đã chú trọng đến việc học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực hành, đặc biệt là việc nghiên cứu thực địa, một công việc
có ý nghĩa quan trọng đối với người làm phát triển cộng đồng trong tương lai;
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội số lượng tín chỉ của môn
học này chỉ chiếm 2 với cơ cấu tiết học lý thuyết là 15, bài tập 2, thảo luận 8, 0 tiết
nghiên cứu thực địa và tự học 3. Qua sự phân tích trên chúng ta thấy, cùng một
môn học với mục tiêu và nội dung đào tạo như nhau nhưng chưa có sự thống nhất
về thời lượng, đặc biệt là sự phân bố giữa lý thuyết và thực hành.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và vị trí của môn học Phát triển cộng đồng
trong chương trình đào tạo; đồng thời để đảm bảo tính thống nhất và tạo điều kiện
cho sự liên thông ngành này giữa các trường, chúng tôi xin đề xuất về số tín chỉ
của môn học là 4, với cơ cấu thực hành 1 tín chỉ và lý thuyết là 3 tín chỉ.
Tiếp cận so sánh về chương trình môn học, không thể không xét đến nội
dung về tài liệu, học liệu bắt buộc trong đề cương môn học giữa các trường trên.
Về học liệu bắt buộc thì các tài liệu, giáo trình tiếng Việt của những tác giả:
Nguyễn Thị Oanh, Tô Duy Hợp, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Kim Liên được
nhiều trường lựa chọn. Đối với sinh viên thì việc tiếp cận nghiên cứu những học
liệu này rất dễ dàng và thuận lợi. Với học liệu tiếng Anh các trường chủ yếu lựa
chọn tài liệu về phát triển, xây dựng cộng đồng của những học giả như Alan
6


Twelvetrees, John W. Gardner, Susan Kenny. Tuy nhiên với thực trạng trình độ
ngoại ngữ của sinh viên hiện nay thì việc tiếp cận các tài liệu đó quả thực là không
dễ dàng. Có thể khẳng định rằng, tính khả thi trong việc tiếp cận các tài liệu tham
khảo của nước ngoài là rất thấp và nó cũng chưa thực sự phù hợp với sinh viên
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Để khắc phục hạn chế về tài liệu tham khảo

chúng ta cần chú trọng các tài liệu bằng tiếng Việt. Vì vậy, ngoài những tài liệu
mang tính chất chuyên sâu về phát triển cộng đồng thì cần bổ sung thêm các tài
liệu có liên quan tới phát triển cộng đồng thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội khác.
Những tài liệu này cũng rất cần thiết vì môn học Phát triển cộng đồng được xây
dựng dựa trên các nguyên lý, nguyên tắc, giả định của nhiều ngành khoa học xã
hội như: Tâm lý xã hội, Xã hội học, Chính trị học, Nhân chủng học…
Trong chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội ở các trường Đại học và
Cao đẳng môn học này đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chương
trình đào tạo môn học này của các trường còn nhiều vấn đề.
Thứ nhất, đó là thực trạng về các vấn đề xã hội mà các cộng đồng đang
phải đối mặt. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước ta
hiện nay còn trên 3 triệu hộ nghèo và trên 1,6 triệu hộ cận nghèo; 7,5 triệu người
cao tuổi; trên 5 triệu người tàn tật; 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn… Tuy tỷ lệ đói nghèo trong những năm gần đây của nước ta đã giảm thiểu
đáng kể từ mức 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010 nhưng khoảng cách
giữa người giàu nhất và nghèo nhất lại có xu hướng tăng lên do thành tựu của sự
tăng trưởng kinh tế đã đem lại lợi ích 20% cho nhóm người giàu nhất trong dân số.
Trong bối cảnh này, xoá đói giảm nghèo, cùng với sự công bằng trong việc tiếp
nhận những lợi ích từ sự phát triển kinh tế là những mục tiêu chính mà chính phủ
ta đang đặt ra. Do vậy, nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực cho phát triển xã hội và cộng đồng nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo, đảm
bảo công bằng, an sinh xã hội cho mọi người dân là một việc làm cần thiết và có ý
nghĩa.

7


Thứ hai, là sự thiếu thống nhất về thời lượng, cơ cấu giữa lý thuyết và thực
hành, tài liệu tham khảo, nội dung trong chương đào tạo của môn học này ở tất cả
các trường Cao đẳng và Đại học.

Thứ ba, với hình thức đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự
nghiên cứu với các nguồn tài liệu, học liệu khác nhau. Vì vậy, khi xây dựng
chương trình cần lưu ý đến tính khả thi của việc tiếp cận các học liệu, tài liệu tham
khảo.
Để khắc phục được các vấn đề trên chúng ta cần có một kế hoạch đào tạo
và kế hoạch đó phải được cụ thể hoá bằng việc xây dựng môn học trong chương
trình đào tạo. Khi xây dựng thì cần phải có sự thống nhất cao trong mục tiêu, nội
dung, thời lượng đào tạo, tài liệu tham khảo của môn học này ở tất cả các trường
đào tạo công tác xã hội.

8


Tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại hoc Quốc gia HN,
Chương trình đào tạo, HN 2007.
2. Trường Đại học Vinh, Chương trình đào tạo, Vinh 2011
3. Trường Đại học Đà Lạt, Chương trình đào tạo, Đà Lạt 2009
4. Trường Đại học Lao động Xã hội, Chương trình đào tạo, HN 2007
5. Unicef, Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển
Công tác xã hội ở Việt Nam, HN 2005
6. Susan Kenny, 1999. Developing communities to the future: Community
Development in Australia. Second Edition. Nelson Thomson Learning.
7. Colin Bell and Howard Newby, 1972. Community Studies. An introduction
to the sociology of the local community. George Allen and Unwin Ltd.
Ruskin house Museum street. London.

9




×