Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.16 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÓI QUEN ĐỌC SÁCH
CỦA SINH VIÊN
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Sách là tài sản quý giá đối với mỗi con người và toàn nhân loại. Đọc
sách là một cách để con người tự học hỏi và trao dồi thêm kiến thức, đồng
thời, giúp mỗi người luôn theo kịp xu thế của thời đại, trở thành người có
tri thức tiên tiến để có thể giúp ích cho xã hội. Thói quen đọc sách là một
quá trình giao tiếp diễn ra một chiều thông qua những từ ngữ câu văn hay
những nhân vật được tác giả nhắc tới, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu
vào trí não và hình thành tư duy ở bạn và đó là quá trình biến những thứ
có hệ thống trong sách vở thành của mình.
Theo Hồ Bích Ngọc tác giả trên Telegraph trong số ra ngày 10/2012 có
bài “Giới trẻ đang thay đổi thói quen đọc sách” có nói: “Giới trẻ nhiều nơi
trên thế giới đang mất dần thói quen đọc sách. Những phương tiện hỗ trợ
đọc trên máy tính, điện thoại sẽ mở rộng khái niệm đọc sách. Thực chất
trong thời đại hiện nay con người đọc nhiều hơn bao giờ hết, thu lượm
một khối thông tin khổng lồ một cách có ý thức và vô ý thức. Tuy vậy
không phải hoạt động đọc nào cũng được đánh giá cùng bản chất với việc
đọc sách, ví dụ đọc thông tin từ các trang mạng xã hội. Nhưng cách đánh
giá này trong tương lai sẽ phải thay đổi việc đọc sách bằng công nghệ
thông tin sẽ dần chiếm hết vị trí của sách in”. Ý kiến của cô cho thấy
-1-


phương pháp đọc sách truyền thống bằng sách in nay ngày càng giảm đi
mà thay vào đó thiết bị hiện đại, mất dần thói quen đọc sách người xưa
truyền dạy bao đời nay.
Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền
thông, phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet,
trên truyền hình, các phương tiện nghe nhìn hiện đại,…đã làm cho sinh


viên không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay .Văn
hóa đọc trong giới trẻ đang đứng trước nguy cơ mai một, bị lấn áp bởi văn
hóa nghe và nhìn. Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu lễ công
bố ngày sách Việt Nam: “Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con
người có thể khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua
mạng Internet, thì sách vẫn không mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn
có của nó, gắn bó với con người hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận
hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh
thần nào có thể so sánh được”.


Từ những nguyên nhân này nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên
cứu đề tài “Thói quen đọc sách của sinh viên” làm nghiên cứu. Hi
vọng qua việc nghiên cứu này có thể giúp cho sinh viên xây dựng lại
thói quen đọc sách tốt cho bản thân, đồng thời giúp cho nhà trường và
các bộ phận giáo dục liên quan có thể tìm ra hướng đổi mới của giáo
dục nước nhà giúp hướng giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng dần
quen lại với việc đọc sách in. Bên cạnh đó cũng đưa ra các giải pháp có
thể áp dụng được nhằm cải thiện thói quen đọc sách cho sinh viên.

-2-


Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu giúp cho sinh viên có cái nhìn đúng nhất về việc đọc sách.
Hình thành lại thói quen đọc sách trong giới sinh viên.
Giúp cho nhà trường, các bộ phận giáo dục liên quan có thể nhìn thấy
được thực trạng lười đọc sách và lý do của vấn nạn này từ đó lên kế hoạch
hoặc thay đổi cách thức giúp hướng giới trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng dần quen lại với việc đọc sách in.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Thói quen đọc sách.
Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung nghiên cứu.
Thực trạng đọc sách của sinh viên.
Thói quen đọc sách và quan điểm của sinh viên về thói quen đọc sách.
Câu hỏi nghiên cứu.
Sinh viên đọc sách vào thời gian nào?
Địa điểm đọc sách được sinh viên lựa chọn?
Thể loại sách sinh viên chọn đọc ?
-3-


Cách thức đọc sách của sinh viên?
Lí do sinh viên phải đọc sách ?
Các giả thuyết cần kiểm định.
Yếu tố thời gian có tác động đển thói quen đọc sách
Yếu tố địa điểm có tác động đến thói quen đọc sách
Yếu tố thể loại sách có tác động đến thói quen đọc sách
Yếu tố cách thức đọc sách có tác động đến thói quen đọc sách
Yếu tố lí do cần đọc sách có tác động đến thói quen đọc sách
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đã chọn kích thước mẫu là 120 sinh viên ngẫu nhiên
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp thu thập số liệu:

Sử dụng dữ liệu sơ cấp được lấy từ bảng khảo sát bằng câu hỏi điều tra.
Kết quả nghiên cứu
Các phân tích định lượng và định tính cho ra số liệu tốt
Độ tin cậy của các số liệu đưa ra ở mức khá cao.

-4-


CƠ SỞ KHOA HỌC
Lược sử nghiên cứu.
Một cuộc khảo sát thể loại sách mà giới trẻ đọc hiện nay theo Cục Xuất
bản cho thấy: truyện tranh (60%), truyện dịch (50%) là thể loại sách rất
được ưa chuộng ở giới trẻ, tuy nhiên các thể loại còn lại là tiểu thuyết
trong trước nước (30%), thơ (20%), ... lại chiếm tỷ lệ rất thấp.Việc này
phản ánh giới trẻ hiện nay chủ yếu chỉ quan tâm đến nhu cầu giải trí, hay
chỉ đọc sách mình thích, còn lại thì quan tâm rất ít hoặc không quan tâm
đến những loại sách nâng cao kiến thức của mình để phục vụ cho công
-5-


việc, kĩ năng sống sau này. Theo Cục Xuất bản, bình quân mỗi người Việt
Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm. Trong một báo cáo
khác của Vụ Thư viện, tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới
26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc chiếm
áp đảo với 44%. Lý giải điều này nhiều người cho rằng thế hệ trẻ bị văn
hóa nghe nhìn lôi cuốn mạnh hơn là văn hóa đọc.


Chưa nói rõ hay khẳng định được chắc chắn lý do dẫn đến việc ít đọc
sách như vậy là do đâu. Nên cũng chưa thể làm rõ tình trạng ít đọc

sách này sẽ có hậu quả gì.
Bài báo “Văn hóa đọc trong sinh viên: đang dần mai một” của tác giả

Hồng Mây của bộ Lao Động ngày 18/10/2011 đã nêu ra tình trạng lười
đọc sách hiện nay của sinh viên.


Tuy nêu ra được tình trạng lười đọc sách của sinh viên hiện nay, nhưng
không làm rõ được nguyên nhân từ đâu hay giải pháp là gì. Cần phải
được phân tích chuyên sâu để làm rõ thêm vấn đề.
16/9, Bộ Văn Hóa – Truyền Thông và Du Lịch đã tổ chức hội thảo

“Thực trạng và hướng giải pháp văn hóa đọc ở Việt Nam” để phản ánh
thực trạng đọc sách và khắc phục tình trạng lười đọc sách này. Phương
pháp khắc phục như: Xây dựng tủ sách trong các doanh nghiệp, khuyến
khích xây dựng tủ sách gia đình, thói quen đọc sách từ gia đình, truyền
thông nên dành nhiều "chỗ" hơn cho sách, tổ chức giờ học về cách đọc
sách ngay trong nhà trường, tổ chức nhiều hơn nữa những buổi thảo luận

-6-


về sách, củng cố mạnh mẽ hoạt động của thư viện để thư viện trở thành
điểm đến hấp dẫn của những người yêu sách.


Thuận lợi, buổi hội thảo này giúp cho các bạn sinh viên có dịp trao đổi
những quyển sách đọc được, những nội dung để từ đó có hứng thú hơn,
theo trào lưu số đông để tạo thói quen đọc sách cho cộng đồng. Bất lợi,
buổi hội thảo nói ra được thực trạng lười đọc sách và cũng đưa ra các

hướng khắc phục nhưng những thứ đưa ra quá chung nhất, không đi
sâu vào trọng tâm nguyên nhân là gì, chưa có hoạt động nào cụ thể
mang tính chuyên sâu để khắc phục và phương pháp giải quyết thiết
thực nhất.
Trao đổi với Giám đốc Công ty Văn hóa Phương Nam (Chi nhánh Đà

Nẵng - Hội An) Lưu Văn Tuyến về vấn đề văn hóa đọc, anh vẫn không
giấu sự lạc quan: “Chỉ so sánh doanh thu về sách của chúng tôi - không
tính đến sách giáo khoa - trong 6 tháng đầu năm 2006 và 2007 thì mức độ
tăng đến hơn 30%. Điều này đồng nghĩa, văn hóa đọc vẫn không bị mai
một như chúng ta lo ngại. Có chăng, sự suy giảm văn hóa đọc ở các tỉnh
lẻ là đáng quan ngại”.


Bên cạnh những người không có thói quen thì đâu đó vẫn có những
người đam mê đọc sách(dẫn chứng tăng 30%). Ở các tỉnh không có
điều kiện như thành phố chúng ta, kiếm được một quyển sách cũ cũng
khó như kiếm được một chén cơm, manh áo. Vì vậy, thói quen nó cũng
ảnh hưởng đến nơi mà ta đang sống.

-7-


Năm 2015, Thứ trưởng Bộ Giáo Dục- Đào Tạo Phạm Mạnh Hùng
cho biết, ở Việt Nam, trung bình 1 người dân đọc chỉ 4 cuốn/ năm;
trong đó, 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn là sách khác. Trong khi
đó các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình 1 người dân
đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như Singapore, số
sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/ năm, Malaysia là 10 cuốn/
năm...Tỉ lệ cho thấy thói quen đọc sách trong cộng đồng người Việt nói

chung và sinh viên nói riêng của chúng ta hiện nay còn quá ít so với các
nước trên thế giới cũng như khu vực lân cận. Ai trong chúng ta cũng biết
sách giúp chúng ta tiếp nhận thêm nhiều tri thức nhưng chúng ta lại quá ít
đọc sách việc này dẫn đến nhiều vấn nạn và đặc biệt là mức dân trí của
nước ta thấp hơn với các nước. Đáng nói ở đây chính là sinh viên- lớp trẻ
của đất nước là những người đang cần tri thức để sử dụng cho công việc
sau này, giúp đất nước phát triển lại là người lười đọc sách.


Sinh viên Việt Nam của ta có thói quen đọc sách so với các thế giới
còn nghèo nàn hơn rất nhiều (chiếm khoảng 20% lượng sách các nước
giàu trên thế giới đọc mỗi năm) dẫn đến tri thức kém. Có phải chăng
nước ta còn nghèo, điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến thói quen đọc
sách?
Lý Trường Chiến - Giám đốc phía nam (dantri.com.vn) và tạp chí Trí

Tri-Học viện tài chính thư viện (số báo ngày 15/09/2016). Một “khảo sát
bỏ túi” nhanh về thói quen đọc và nội dung đọc: Với nhân viên và sinh
viên (lứa tuổi 20 – 30): “70% cho biết chỉ học chứ không đọc tham khảo
thêm, 12% cho biết có đọc các sách, truyện khác ngoài chuyên môn, 80%
-8-


không đọc sách 1 năm qua, 98% không đọc sách tuần qua, gần 100%
không để ý đến thơ. Một số có đọc thì tiếp nhận rất hời hợt và thiếu phản
biện, thiếu tư duy, tiếp nhận thông tin đơn chiều kiểu đọc tiểu thuyết chỉ
thấy anh này yêu chị kia, chị kia yêu anh nọ, các câu chuyện tình tay ba,
tay tư,…mà không hề nhận được tính logic của cuộc sống qua nhân cách,
thái độ, hành xử và diễn biến tâm lý, các kết cuộc của nhân vật,…” Với
cộng đồng: “Qua 2 lần chờ chuyến bay, tình cờ để ý tôi nhận thấy: Ở lần

thứ nhất tại Việt Nam: đếm nhanh với hơn 50 người trong đó có 8 người
nước ngoài (6 Âu và 2 Á) thì 4 người Âu và 2 người Á đều đọc sách, 2
người Âu còn lại trò chuyện cùng nhau. Trong khi đến hơn 40 người Việt
thì chỉ có 3 người đọc báo, số còn lại lang thang chờ, ngủ, xem TV hay lơ
đễnh, làm những chuyện cá nhân. Ở lần thứ 2 tại 1 sân bay ở châu Âu:
Không đếm được số người, do quá đông, nhưng những người chờ thì
khoảng 65% đều đọc sách, có 1 số ít ngủ và cuốn sách vẫn cầm trên tay
hay đặt trên ngực, chỉ có 1 số rất ít không đọc sách vì bận công việc cá
nhân.” Tại các hội chợ sách ở châu Âu, người ta bán vé vào cửa đến vài
trăm USD (tại Thụy điển là 324USD/ vé) mà người vào vẫn nườm
nượp.Qua tìm hiểu được biết ngay cả nông dân châu Âu cũng đọc rất
nhiều sách hàng năm. Chẳng thế mà đi đâu cũng thấy họ cầm sách và họ
nói chuyện rất hay, rất thuyết phục”.


Dẫn chứng này làm rõ hơn dẫn chứng ở trên, nhấn mạnh tình trạng đọc
sách của chúng ta thua xa so với các nước trên thế giới (sinh viên –
tầng lớp tri thức của ta còn thua xa rất nhiều so với những người nông

-9-


dân). Qua đó thấy được tình trạng đọc sách của ta rất đáng báo động
cần đưa ra hướng khắc phục.
Các nghiên cứu có liên quan.
How to read the book- lần đầu tiên được viết vào năm 1940 bởi
Mortimer Adler đưa ra nội dung như sau hướng dẫn cho phê bình đọc
sách tốt và tuyệt vời của một truyền thống bất kỳ.



Tác giả trình bày chi tiết về lợi ích triết học của việc đọc “ tăng trưởng
của trí tuệ”, đầy đủ hơn kinh nghiệm như là một hữu thể có ý thức và
đưa ra phương pháp tiếp cận sách hiệu quả.
How to effectively read a book là bài viết của tiến sĩ Jay C Polmar

(1995). Trong đó ông đã đề ra các nguyên tắc quan trọng của việc đọc
một quyển sách và những điều làm nên tinh thần cho đọc giả khi tiếp cận
sách.
Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc- tham luận cho hội thảo
“NGƯỜI VIỆT CÓ MÊ ĐỌC SÁCH?", người viết báo Lý Trường Chiến
- Giám đốc phía nam (dantri.com.vn) và tạp chí Trí Tri ( đăng ngày
26/03/2008) có đưa ra thực trạng của văn hóa đọc, nhu cầu và lợi ích của
đọc sách, đề xuất ra một chương trình hành động nâng cao văn hóa đọc.


Cho thấy thực trạng, nhu cầu và nêu được lợi ích của đọc sách, đưa ra
các chương trình hành động nhưng chưa cho thấy rõ đối tượng hướng
tới ở đây là sinh viên có tham gia hay không, cũng như tính khả quan
của chương trình này có hay không.

-10-


Nhóm tác gỉả (hanhtrinhdelta.com) (2010) “Kỹ năng đọc và phương
pháp tiếp thu hiệu quả” đưa ra những phương pháp khả thi và lời khuyên
hữu ích kĩ năng đọc, tiếp thu bài và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên học
tốt trong môi trường đại học. Nội dung các phương pháp và kĩ năng là:
Như tạo ra cho mình sự tập trung: khi đọc sách cần tập trung mới hiểu
được. Trước khi đọc nội dung sách nên đọc sơ qua mục lục, cấu trúc, kiến
thức từng phần sắp xếp ra sao. Nếu chương dài bạn nên đọc phần tóm tắt

trước để có cái nhìn tổng quát hơn. Đừng đọc thành tiếng: cách này giúp
bạn nhớ lâu nhưng làm giảm tốc độ đọc của bạn vì bạn không có thời gian
chỉ cần đọc các phần trọng tâm trước. Không nên đọc đi đọc lại một câu:
việc đọc đi đọc lại một câu không hẳn là không tốt nhưng không nên vì nó
khiến ta dễ sao lãng đi nội dung của cả những phần chúng ta đọc trước đó
mà chỉ tập chung vào một ý. Thay đổi tốc độ đọc của bạn: việc đọc sách
là để giúp bạn có thêm tri thức nhưng khi đọc quá nhanh, bạn không còn
thời gian để suy nghĩ, nghiền ngẫm về ý nghĩa mà từng phần, từng
chương hay cả cuốn sách muốn mang lại.


Bài viết chỉ nghiên cứu các phương pháp tiếp thu tốt chứ không đi
nghiên cứu thực trạng. Đưa ra các phương pháp chung chưa cụ thể để
có thể áp dụng rộng rãi trong giới trẻ nói chung sinh viên nói riêng.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – khoa du lịch- Đại Học Huế (4/2011) có

bài “Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc sinh viên Huế” với nội dung:
sau khi khảo sát sinh viên các trường đại học ở Huế (Đại Học Sư Phạm
Huế, Đại học Kinh tế Huế đặc biệt khoa du lịch, Đại học Nông Lâm Huế).
Bà Bích Vân đã phân tích và đánh giá về sở thích, thói quen đọc sách của
-11-


sinh viên và khả năng đáp ứng nhu cầu sách của một số thư viện ở Huế và
nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nhanh và mạnh là nền kinh tế tri
thức cùng với sự bùng nổ về thông tin nên nhiều vấn đề được đặt ra đặc
biệt là giới trẻ cần phải nổ lực học hỏi, chắc lọc các thông tin để tồn tại và
đứng vững. Để làm được điều đó cần phải có sự tích luỹ về văn hóa, kinh
nghiệm sống, vốn hiểu biết, cách sống... Sự tích lũy đó được thể hiện qua
một quá trình học tập lâu dài không chỉ ở trường mà quan trọng nhất là

quá trình tự học, qua việc đọc sách của mỗi cá nhân.


Bài viết đưa ra được thực trạng cũng như tầm quan trọng của việc đọc
sách và đưa ra được hướng khắc phục. Song hướng phân tích cũng như
khắc phục đều ở mức độ vĩ mô, không thể đi sâu vào hướng khắc phục
để tìm cách giải quyết phù hợp là gì.
Theo Tuyết Vân báo Dân trí (2011) “ Giúp sinh viên đọc sách có hiệu

quả”. Nội dung đưa ra một số hướng đọc sách có hiệu quả. Điều này giúp
tránh được việc đọc tràn lan tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn
giúp sinh viên từ cách đọc hợp lý đến quyết định phương thức khai thác
các vấn đề trong cùng một cuốn sách. Có phương thức đọc tốt giúp sinh
viên tiết kiệm thời gian, đạt được kết quả tốt trong học tập, nghiên cứu.


Bài viết chỉ đưa ra hướng đọc giúp kỹ năng đọc của sinh viên tốt hơn
chứ chưa đề cập đến vấn đề lười đọc sách in. Chỉ mang tính lý thuyết
suông mang tính chuyên sâu để có thể áp dụng vào giáo dục hiện nay.
Vũ Thu Vân báo Lao Động (4/2012) “ Giới trẻ đọc sách như thế nào? ”.

Đưa ra vấn đề đọc sách là một phương thức học tập rất hữu hiệu, mặt
-12-


khác cũng là cách giải trí rất nhẹ nhàng. Nhưng hiện nay khái niệm đọc
sách là khái niệm khá xa xỉ đối với giới trẻ. Điều này thật mâu thuẫn với
khối lượng sách báo được xuất bản. Thực trạng giới trẻ nói chung học
sinh-sinh viên nói riêng cũng quan tâm đến sách tuy nhiên chủ yếu là sách
giải, ít nhân văn thiếu tính nghệ thuật và không quan tâm nhiều đến kiến

thức khoa học và ngày càng tiếp cận nhiều với các loại truyền thông đa
phương tiện. Internet không xa lạ gì với họ nhưng thường chỉ tiếp cận với
mục tiêu chơi là chính. Thư viện các trường đại học ngày càng vắng thậm
chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Việc này đòi hỏi phải có
sự kết hợp của nhà giáo dục và gia đình để giới trẻ không bị tụt hậu kiến
thức văn hóa –xã hội.


Bài viết chỉ ra được những nguyên nhân gây nên tình trạng lười đọc
sách in mà xu hướng hiện nay là tiếp cận với Internet- các trang sách
điện tử của giới trẻ. Nhưng cũng quá chung nhất chứ không đi vào chi
tiết vấn đề.
Bộ Thông tin & Truyền thông và Hội Xuất bản Việt Nam phối hội tổ

chức, thảo luận “Giải pháp cải thiện văn hóa đọc cho người Việt” trong
hội thảo văn hóa đọc 8/10/2012. Nội dụng thảo luận về thực trạng văn hóa
đọc sách hiện nay và sự phát triển của văn hóa đọc trong sự phát triển của
nền văn hóa Việt Nam và các giải pháp để duy trì văn hóa đọc trong thời
kì đổi mới. Qua sự điều tra của xã hội học và phân tích kết quả của hội
thảo đã xác định một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành văn hóa
là phải “Xây dựng lại phong trào đọc sách trong xã hội và góp phần xây
dựng hiệu quả thế hệ đọc trong tương lai”. Từ hội thảo, ngày 21/04 hàng
-13-


năm được chọn là Ngày đọc sách của Việt Nam. Ngày hội diễn ra rất
nhiều và đưa ra phương pháp như: Tăng cường hệ thống thư viện nhà
trường và tủ sách dòng họ; lập các câu lạc bộ đọc sách cho trẻ em; đào tạo
bổ sung đội ngũ biên tập viên lành nghề; thành lập phố sách ở Hà Nội và
TP.HCM, tổ chức ngày đọc sách ở VN... đồng thời đầu tư cho sáng tác để

có nhiều sách hay phục vụ công chúng”.


Bài viết nghiên cứu sâu rộng thực trạng đọc sách, đưa ra hướng khắc
phục dành cho các nhà chức trách và bộ phận liên quan. Nhưng việc áp
dụng các biện pháp này hầu như rất không khả thi. Đại bộ phận giới
trẻ, đặc biệt là sinh viên thì dường như không hề quan tâm hoặc quan
tâm rất ít. Việc phổ cập và tuyên truyền cũng rất khó khăn.
Nguyễn Cao– diễn dàn Dân trí (27-01-2016) “Vì sau học sinh bây giờ

ít đọc sách” đã mang nội dung như sau: Thứ nhất, muốn học sinh ham đọc
sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em có thói quen yêu sách và
tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia đình cha mẹ, ông
bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay chưa? Thứ hai là
thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái thừa
là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về, còn lại một
số đầu sách thì không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoặc không có liên
quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể hiểu được. Trong khi
những đầu sách dành cho tuổi mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch
sử lại ít hoặc không có. Thứ ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số
lượng rất ít nhưng giá lại quá cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và
phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên nội dung các cuốn sách chưa cuốn
-14-


hút được các em. Thứ tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin
để giải trí, mạng Intenet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều,
mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen
dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật
được những vấn đề thời sự, ít tốn kém và phù hợp với lứa tuổi.

Đưa ra được lí do khiến cho thói quen đọc sách của học sinh, sinh viên
giảm đi. Nhưng nghiên cứu chưa đưa ra được hướng khắc phục cụ thể để
áp dụng vào thực tế chỉ nói chung và đối tượng nghiên cứu này nghiên về
học sinh nhiều còn đề tài của bọn em về sinh viên nên không áp dụng
những giải pháp này được phải đi nghiên cứu chuyên sâu hơn về nguyên
nhân, giải pháp phù hợp với sinh viên và giới trẻ.
Khung nghiên cứu
Thời gian: khoảng thời gian dành cho việc đọc sách của sinh viên
thường kéo dài bao lâu trong một ngày.
Địa điểm: nơi cụ thể mà sinh viên thường đọc sách.
Thể loại: các loại sách mà sinh viên thường hay chọn đọc.
Cách thức: cách mà sinh viên đọc một cuốn sách chẳng hạn như chỉ
đọc sơ qua, đọc kĩ và ngâm nghĩ ,....
Lí do: nguyên nhân dẫn đến việc hình thành thói quen đọc sách của
sinh viên. Ví dụ như do sự tác động của bạn bè, người thân, hay theo sở
thích, đọc sách theo phong trào ...vv

Thời gian
-15-


Địa điểm
Thói quen đọc sách
Thể loại

Cách thức
Lí do

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu

Vào những năm gần đây, hiện tượng ngại đọc sách in và sự phai nhạt
thói quen đọc sách của công chúng, trong đó đáng chú ý đến giới trẻ và
sinh viên đang được quan tâm rất nhiều. Theo thống kê của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/4/2013 dựa trên báo cáo của các thư
viện gửi về Bộ thì người Việt Nam đọc trung bình 0,8 cuốn
-16-


sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách). Tỷ lệ sách bình quân/ đầu
người tại các thư viện tổng cộng là 0,38 cuốn. Có 6,99% sinh viên thích
đọc sách kinh điển và 10,63% sinh viên thích đọc sách lý luận. 80,85%
sinh viên đã dành thời gian cho việc đọc sách chuyên ngành, tài liệu tham
khảo. 31,91% sinh viên thích đọc truyện tranh và 44,37% sinh viên thích
đọc tiểu thuyết, truyện ngắn. 61,39% sinh viên thường mua thêm sách để
đọc và 29,48 % không mua sách. Theo nghiên cứu này, sinh viên đọc đa
số là sách về giải trí, ít quan tâm đến các vấn đề về xã hội, chuyên ngành.
Ta nên đặt câu hỏi là trong khi sinh viên – mầm xanh tương lai của đất
nước mà không quan tâm việc tiếp thu kiến thức, tinh hoa văn hóa của
dân tộc, của nhân loại để phục vụ việc cải tạo đất nước mình ngày càng
tốt đẹp hơn thì tương lai không xa nữa đất nước này sẽ phát triển để “…
Sánh vai với các cường quốc năm châu”?
Dữ liệu nghiên cứu:
Điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát.
Sử dụng thang đo đánh giá mức độ.
Phương pháp xử lí dữ liệu
Phương pháp định lượng: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân
tích nhân tố EFA, kiểm định hàm hồi quy tuyến tính, phân tích phương sai
ANOVA
Phương pháp định tính (thông tin cá nhân): thống kê mô tả từng yêu tố
Kết quả xử lí dữ liệu

Số sinh viên tham gia là 120 người (Hình 1) có 69 nữ chiếm 57.5% và 51
nam chiếm 42.5% trong tổng thể khảo sát. Thống kê mức độ sinh viên
học năm (Hình 2) khác nhau rải đều ở các năm 1(12.5%), năm 2(14.2%),
năm 3(40.8%) chiếm cao nhất, năm 4(17.5%) và trên năm 4(15%). Nhóm
-17-


ngành học mà sinh viên tham gia khảo sát khá phong phú (Hình 3) bao
gồm kinh tế, kiến trúc, truyền thông, nghệ thuật, …Và sinh viên khảo sát
cũng đến từ nhiều trường khác nhau ở thành phố Hồ Chí Minh (Hình 4)
gồm Đại học Văn Lang, Đại học Kinh tế, Đại học FPT, Đại học Bách
Khoa, …

-18-


Hình 1- Biểu dồ thể hiện về giới tính của sinh viên khảo sát

Hình 2-Biểu dồ thể hiện về các năm học của sinh viên khảo sát.



×