Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Namo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN BANG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN
TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN VÂN
2. PGS.TS. BÙI XUÂN HẢI

TP.HỒ CHÍ MINH, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Văn
Vân và PGS.TS. Bùi Xuân Hải đã luôn tận tâm động viên,
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình đăng ký,
thực hiện và hoàn thành Luận án này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Ban
Giám hiệu Trường Đại học Đà Lạt, Ban Chủ nhiệm Khoa
Luật Thương Mại, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Thư viện


Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc
gia, Thư viện Tổng hợp TP Hồ Chí Minh và quý thầy cô
đã tận tình động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tác giả trong suốt
thời gian nghiên cứu của mình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn
bè, những người đã quan tâm, động viên tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính tác
giả. Các số liệu, phân tích, lập luận và kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Xuân Bang


DANH MỤC CÁC TỪ, NGỮ VIẾT TẮT

TỪ, NGỮ NGUYÊN NGHĨA

VIẾT TẮT

Bộ luật dân sự

BLDS


Bộ luật hình sự

BLHS

Hệ thống kiểm soát nội bộ

HTKSNB

Hoạt động cấp tín dụng

HĐCTD

Hoạt động ngân hàng

HĐNH

Hội đồng quản trị

HĐQT

Kiểm toán nội bộ

KTNB

Ngân hàng

NH

Ngân hàng Nhà nước


NHNN

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WB

Ngân hàng thương mại

NHTM

Nhà xuất bản

NXB

Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

IMF

Thông tin tín dụng

TTTD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization OECD
for Economic Co-operation and Development)
Tổ chức tín dụng

TCTD



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 3
5. Những điểm mới của luận án ................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận án .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp
tín dụng của các ngân hàng thương mại ....................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ....................................................... 10
1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng tiếp cận ở góc độ phòng ngừa rủi ro ...................................... 13
1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng tiếp cận ở góc độ xử lý rủi ro .................................................. 18
1.5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 21
Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM
AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ................................................................................................................ 30
2.1. Sự tất yếu phải bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại.......................................................................................................... 30
2.1.1. Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại và những rủi ro của
nó............................................................................................................................... 30
2.1.2. Khái niệm, các tiêu chí đánh giá và nội dung của bảo đảm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ................................. 46
2.2. Khái niệm và vai trò của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động
cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ............................................................ 56



2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại .................................................. 56
2.2.2. Vai trò của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của các ngân hàng thương mại................................................................................. 58
2.3. Nội dung chủ yếu của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động
cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ............................................................ 60
2.3.1. Pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại ....................................................................................................... 61
2.3.2. Pháp luật về xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại ................................................................................................................ 67
2.4. Yêu cầu đối với việc điều chỉnh bằng pháp luật về bảo đảm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ................................ 72
2.4.1. Phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hoạt động ngân
hàng phát triển hiệu quả, bền vững .......................................................................... 73
2.4.2. Bảo đảm phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại .............................................................................................. 74
2.4.3. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................... 75
2.4.4. Bảo đảm sự điều tiết hợp lý của nhà nước đối với ngân hàng thương
mại ............................................................................................................................ 76
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 77
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN
TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM.............................................................................................................. 79
3.1. Thực trạng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................... 79
3.1.1. Những ưu điểm chủ yếu của pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại .................... 79
3.1.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng

ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại .................... 89
3.2. Thực trạng pháp luật về xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của
các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................ 115
3.2.1. Những ưu điểm chủ yếu của pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ............................. 115


3.2.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ............................. 121
3.3. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................ 126
3.3.1. Về mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại .................................................. 127
3.3.2. Về sự thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại .......................................... 131
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 134
CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM ....................................................................................................................... 136
4.1. Định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam ............................... 136
4.1.1. Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam ........................................................................................................................... 136
4.1.2. Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm
an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.................... 139
4.1.3. Tiếp thu những kinh nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm
an toàn hoạt động ngân hàng ................................................................................... 141
4.1.4. Dựa trên những lý thuyết về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín
dụng của các ngân hàng thương mại........................................................................ 142
4.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt

động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................ 147
4.2.1. Quy định nghĩa vụ của ngân hàng thương mại về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng ............................................................................................. 147
4.2.2. Giám sát chặt chẽ trạng thái an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại .............................................................................................. 149
4.2.3. Quy định chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ................................. 151
4.2.4. Các giải pháp khác ......................................................................................... 151


4.3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về
bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Việt Nam....................................................................................................................... 152
4.3.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam ........................................................................................................................... 152
4.3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý rủi
ro nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại Việt Nam ................................................................................................ 160
Kết luận Chương 4 ...................................................................................................... 164
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro ngân hàng
Phụ lục 2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Phụ lục 3. Các nguyên tắc thanh tra giám sát hiệu quả theo Basel
Phụ lục 4. Số liệu về thực trạng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam theo FSIs
Phụ lục 5. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý rủi ro trong hoạt

động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Phụ lục 6. Các công ty mua bán nợ và quản lý tài sản ở Việt Nam
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cấp tín dụng là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại (NHTM), là một
kênh quan trọng đáp ứng các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế - xã hội, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Về
bản chất, cấp tín dụng là hoạt động kinh tế, do vậy nó cũng chịu sự tác động và điều
tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cấp tín dụng là hoạt động
kinh doanh đặc biệt, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể, chứa đựng sự rủi ro, dễ
tác động dây chuyền đến các hoạt động kinh tế khác. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng (HĐCTD) của các NHTM Việt Nam là nhu cầu rất cần
thiết, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Cho đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh an toàn trong hoạt động
ngân hàng nói chung và HĐCTD nói riêng đã được quan tâm xây dựng và thực hiện,
bởi lẽ một hệ thống tài chính - ngân hàng mạnh, ổn định, có sức “đề kháng” tốt luôn
đóng vai trò cốt lõi và quyết định đến sự sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế tại
bất kỳ quốc gia nào. Ngược lại, một hệ thống ngân hàng (HTNH) tiềm ẩn nhiều rủi ro,
dễ bị tổn thương trước các biến động của nền kinh tế xã hội; HĐCTD không hiệu quả,
chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao, năng lực tài chính của các NHTM yếu… là mầm
mống cho sự bất ổn của nền kinh tế quốc gia.
Có thể nhận thấy những văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và những văn bản khác có liên

quan đã tạo lập hành lang pháp lý cơ bản nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của
NHTM. Tuy vậy các quy định của pháp luật còn chưa toàn diện, thống nhất và phù
hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng (HĐNH) trong điều kiện mới.
Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của
NHTM còn nhiều hạn chế, vướng mắc như công tác thanh tra giám sát ngân hàng chưa
đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn HĐNH, công tác xét xử tại toà án chưa thực sự
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM, hiện tượng sở hữu chéo, lũng đoạn
ngân hàng diễn ra tại một số NHTM đã ảnh hưởng xấu đến an toàn trong HĐCTD.
Cùng với đó, hệ thống lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD
của các NHTM ở Việt Nam còn non yếu, thiếu hệ thống, cơ sở kinh tế và pháp lý chưa
thuyết phục, đồng thời thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.
Do đó việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là
nhiệm vụ rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm


2
an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”
làm luận án tiến sĩ Luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận án “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các
ngân hàng thương mại Việt Nam” có mục đích trước hết là làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; Đồng thời
phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm an toàn trong HĐCTD
của các NHTM và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật này, trên cơ sở đó đề
xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp
luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM tại Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
Thứ nhất, phân tích, đánh giá có hệ thống những công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các

NHTM, trên cơ sở đó tiếp thu những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đồng thời tiếp
tục nghiên cứu phát triển những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của các NHTM;
Thứ hai, làm sáng tỏ sự tất yếu phải bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các
NHTM thông qua việc phân tích rõ bản chất HĐCTD của các NHTM và những rủi ro
của nó; khái niệm, tiêu chí đánh giá và nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTD
của các NHTM. Từ đó, làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, nội dung cũng như yêu cầu của
pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM;
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Việt Nam nhằm phát hiện những hạn
chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong
thực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Việt Nam;
Thứ tư, xác định những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và đề
xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp
luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống lý thuyết liên quan đến bảo đảm an
toàn trong HĐCTD của các NHTM; những quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn
trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm
an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM là vấn đề có thể được nghiên cứu,
tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên


3
cứu khía cạnh pháp lý của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Ở góc độ cụ
thể, phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm:

Thứ nhất, về không gian, tác giả nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của NHTM ở Việt Nam. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng
đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm an toàn HĐNH, đặc biệt là khuyến nghị
của Uỷ ban Basel về an toàn trong HĐCTD;
Thứ hai, về thời gian, tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật đang
có hiệu lực về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM trên cơ sở Luật Ngân hàng
Nhà nước năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản có liên quan.
Thứ ba, về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn
trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam mà không nghiên cứu pháp luật về bảo đảm
an toàn trong các hoạt động khác của NHTM (như huy động vốn, thanh toán, tham gia
thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán…); Đồng thời, tác giả
nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
Việt Nam thông qua hai nội dung: pháp luật về phòng ngừa rủi ro (quy định về những
trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn tín dụng; thẩm
định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn; các biện pháp bảo đảm tín dụng; thông
tin tín dụng; công tác thanh tra, giám sát của NHNN, phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội
bộ); pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM (quy định về cơ cấu lại
thời hạn trả nợ; chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ; mua bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro
và một số quy định khác có liên quan).
Thứ tư, tác giả đề tài luận án chỉ nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của các NHTM Việt Nam mà không nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an
toàn trong HĐCTD của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác như TCTD phi ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học:
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận của pháp luật về
bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích

sự tất yếu phải bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; khái niệm, vai trò, nội
dung , yêu cầu cũng như phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn
trong HĐCTD của các NHTM sẽ đóng góp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện
pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam nói riêng và
pháp luật ngân hàng Việt Nam nói chung.


4
Về thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cho các nhà làm luật tham khảo khi xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về HTNH ở Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn
để các nhà quản lý tham khảo các cách thức tổ chức, quản lý HĐNH, HTNH ở Việt
Nam; Đóng góp các ý kiến để các ngân hàng, các chủ thể có liên quan nâng cao hơn
nữa vấn đề an toàn trong HĐNH, tăng cường hiệu quả hoạt động của mình.

5. Những điểm mới của luận án
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã nghiên cứu,
phân tích và có một số điểm mới cơ bản như sau:
Về lý luận: khác với những công trình nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài
nước, đề tài tiếp cận và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại dựa trên cơ cấu và trình tự
phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương
mại. Đó là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật, đề
xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Về thực tiễn: đề tài đã làm nổi bật hai vấn đề cơ bản của thực trạng pháp luật về
bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại là: (i)
Pháp luật thực định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân
hàng thương mại tuy đã có những ưu điểm nhất định, song các quy định đó còn chưa
toàn diện, thống nhất và phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín

dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. (ii) Trên cơ sở phân tích các
vụ án điển hình trong lĩnh vực ngân hàng như vụ án Nguyễn Đức Kiên, vụ án Huỳnh
Thị Huyền Như, vụ án tại Công ty thủy sản Phương Nam, vụ án tại Ngân hàng Xây
dựng (VNCB)..., đề tài đã làm sáng tỏ việc thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại còn chưa nghiêm: nhiều
hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng cũng như
khách hàng vay vốn trong việc nâng khống giá trị tài sản bảo đảm tín dụng, không
thẩm định hồ sơ tín dụng, thực hiện sai nghĩa vụ kiểm tra sử dụng vốn vay...gây thiệt
hại hàng nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng. Hệ quả tất yếu là hệ thống ngân hàng phải
hứng chịu gánh nặng nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng... Từ đó cho thấy, thực trạng
pháp luật vẫn chưa thực sự bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
Về giải pháp: từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên và dựa vào các lý
thuyết nghiên cứu chính là lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước trong đời sống kinh
tế xã hội, lý thuyết về hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
nền kinh tế thị trường cũng như cách tiếp cận kinh tế học pháp luật, đề tài đã phân tích
định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM


5
bao gồm: phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; khắc phục những
hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các
NHTM; tiếp thu những kinh nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm an
toàn HĐNH. Đặc biệt, định hướng cốt lõi là cần bảo đảm hài hòa hóa lợi ích giữa các
chủ thể trong quan hệ tín dụng; bảo đảm sự phù hợp và bền vững trong việc điều chỉnh
bằng pháp luật đối với bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; chấm dứt sự
lũng đoạn ngân hàng cũng như kiểm soát tốt HĐNH.
Từ đó, đề tài phân tích ba giải pháp chủ yếu là quy định nghĩa vụ của NHTM về
bảo đảm an toàn trong HĐCTD; giám sát chặt chẽ trạng thái an toàn trong HĐCTD
của NHTM và quy định chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm an toàn
trong HĐCTD của NHTM. Trên cơ sở đó, đề tài kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống

pháp luật hiện hành tập trung vào Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010 cũng như kiến nghị bảo đảm cơ chế thực hiện pháp luật về
bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án
gồm 04 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
Chương 2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại;
Chương 3. Thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam;
Chương 4. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


6

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là vấn đề rộng và phức tạp, hiện
nay còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Với mục đích và
trong phạm vi của đề tài luận án, bảo đảm an toàn trong HĐCTD là hoạt động của
những chủ thể nhất định nhằm giữ (hay duy trì) được sự an toàn, bảo vệ cho HĐCTD
không bị những thiệt hại do các tác nhân bên trong và bên ngoài NH tác động vào, đồng
thời duy trì được một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của các NHTM thông qua hai nội dung chủ yếu là phòng ngừa rủi ro và xử lý
rủi ro. Từ đó trước hết tác giả khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến bảo
đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, tiếp đến là khảo sát các công trình nghiên
cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, sau đó khảo sát các
công trình nghiên cứu liên quan đến bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tiếp

cận ở góc độ phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro.

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến bảo đảm an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại
Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM thu hút sự quan tâm không chỉ của các
cơ quan quản lý nhà nước, của các ngân hàng (NH), mà còn nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Trước hết, một số tác giả cố gắng giải mã thuật ngữ “an toàn”
trong HĐNH trong mối liên hệ với an ninh tài chính nói chung.
Cụ thể, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, trong bài viết “An ninh tài chính trong hoạt động
ngân hàng”1, cho rằng an ninh tài chính là khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài
chính ổn định, an toàn và vững mạnh. “An toàn” được hiểu là trạng thái không bị nguy
hiểm từ phía các tác động bên trong và bên ngoài.
Cách tiếp cận khác, tiến sĩ Lê Thị Thuỳ Vân trong bài viết “Bảo đảm an toàn tài
chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012-2013 và thách thức
chính sách trong những năm tiếp theo”2 cho rằng “an toàn” được hiểu là việc duy trì
được sự ổn định (tiếng Anh: stability) và lành mạnh (tiếng Anh: soundness) trên cơ sở
đó sẽ giảm thiểu và hạn chế được rủi ro.
Khác với các quan điểm trên, tác giả Nguyễn Văn Hưng, trong luận án tiến sĩ Kinh
tế: “Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các ngân hàng
thương mại Việt Nam”3, rút ra quan niệm về an toàn trong hoạt động cho vay là việc NH
thu hồi được đầy đủ và đúng hạn số tiền đã cho vay (cả gốc và lãi). Cùng với đó, an toàn
1

Vũ Đình Ánh, “An ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Tài chính tháng 9 năm 2001.
Lê Thị Thuỳ Vân, “Bảo đảm an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012-2013
và thách thức chính sách trong những năm tiếp theo”, Tạp chí Ngân hàng, số 1,2 tháng 01 năm 2014.
3
Nguyễn Văn Hưng (2003), Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các ngân hàng
thương mại Việt Nam”, luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2



7
trong cho vay còn bao hàm cả việc bảo đảm cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
và của cả nền kinh tế. Như vậy, hai tác giả Nguyễn Văn Hưng và Lê Thị Thuỳ Vân đều
khẳng định khía cạnh quan trọng của an toàn là sự ổn định. Tuy nhiên tác giả Nguyễn
Văn Hưng có đề cập trực tiếp đến an toàn trong cho vay thông qua việc NH thu hồi
được số tiền gốc và lãi cho vay.
Theo quan điểm của tác giả luận án, “an ninh” và “an toàn” là những thuật ngữ
có liên quan mật thiết với nhau, nhiều lúc có thể được sử dụng tương đồng với nhau,
nhưng không đồng nhất với nhau, bởi lẽ cả hai thuật ngữ trên đều chỉ một “trạng thái”
của một chủ thể (hay một hoạt động) nhất định mà không bị nguy hiểm từ các yếu tố
bên trong và bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên thuật ngữ an ninh (tiếng Anh là
security) khác với an toàn (tiếng Anh là safety) ở chỗ nó chỉ những mức độ chống lại
hoặc bảo vệ từ các tác nhân nguy hại và được sử dụng khá rộng trong các lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội, trong khi đó an toàn lại được hiểu ở góc độ được bảo vệ trước
những nguy hiểm trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được.
Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Hưng đã phân tích rất cụ thể về tiêu chí an
toàn trong cho vay thông qua việc NH thu hồi gốc và lãi cho vay. Song đây lại là cách
tiếp cận khá hẹp về an toàn, vì nếu NH chỉ thu hồi gốc và lãi số tiền đã cho vay thì đó
mới chỉ là mục tiêu phòng tránh được rủi ro tín dụng vốn dĩ ảnh hưởng đến khả năng
thu hồi vốn gốc và lãi cấp tín dụng. Trong khi đó rủi ro trong HĐCTD bao hàm cả rủi
ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và các rủi ro khác.
Chính vì vậy, vẫn cần phải có một cách tiếp cận khoa học hơn về an toàn trong
HĐCTD của NHTM.
Bên cạnh những công trình nêu trên, một số nhà khoa học nghiên cứu bản chất của
bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Tác giả Phạm Thanh Chung, trong luận
văn thạc sĩ “Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức
tín dụng ở Việt Nam”4, cho rằng: bảo đảm an toàn trong HĐCTD là việc các TCTD thực
hiện các biện pháp nhất định theo quy định của pháp luật và yêu cầu của hoạt động tín

dụng sao cho bảo đảm cho HĐCTD an toàn và hiệu quả.
Khác với cách tiếp cận nêu trên, trong luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam – thực trạng và
hướng hoàn thiện”5, tác giả Tạ Chương Lâm không nêu định nghĩa về bảo đảm an toàn
trong HĐNH, mà tiếp cận bảo đảm an toàn dưới góc độ quản trị rủi ro trong HĐNH.
Một cách tiếp cận khác đáng chú ý về bảo đảm an toàn trong HĐNH là nghiên cứu
của tác giả Lê Văn Luyện trong luận án tiến sĩ Kinh tế: “Những giải pháp đảm bảo an
4

Phạm Thanh Chung (2005), Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng
ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
5
Tạ Chương Lâm (2009), Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại
Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.


8
toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài
chính, tiền tệ quốc tế”6. Theo tác giả Lê Văn Luyện, đảm bảo an toàn cho HĐNH trong
điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế là việc đảm bảo các điều kiện
cần thiết và trợ giúp cho HTNH nâng cao sức cạnh tranh, duy trì được sự phát triển bền
vững, hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế. Cách tiếp cận này phân tích bảo đảm an
toàn trong HĐNH gắn với yêu cầu của quá trình hội nhập NH, thông qua đó nhấn mạnh
các yếu tố cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả trong HĐNH.
Tác giả Kim Thị Huyền, trong luận văn thạc sĩ Luật học “Vấn đề bảo đảm an toàn
trong hoạt động ngân hàng gắn với quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng,7
cho rằng bảo đảm an toàn trong HĐNH là những quy phạm pháp luật mà Nhà nước đặt
ra nhằm quản lý, xác lập và tăng cường sự an toàn, hiệu quả trong các hoạt động huy
động vốn, cấp tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và cung cấp các dịch vụ thanh toán của các
TCTD.

Theo tác giả luận án, nếu coi an toàn trong HĐCTD là trạng thái không bị nguy
hiểm từ các tác nhân bên trong và bên ngoài theo một mức độ rủi ro có thể chấp nhận
được, thì bảo đảm an toàn trong HĐCTD là hoạt động của những chủ thể nhất định
nhằm giữ (hay duy trì) được sự an toàn, bảo vệ cho HĐCTD không bị những thiệt hại
do các tác nhân bên trong và bên ngoài NH tác động vào, đồng thời duy trì được một
mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Một vấn đề được đặt ra là những chủ thể nào có trách nhiệm bảo đảm an toàn trong
HĐCTD? Tác giả Phạm Thanh Chung khẳng định chỉ NHTM là có trách nhiệm bảo
đảm an toàn trong HĐCTD. Ngược lại, tác giả Nguyễn Văn Hưng (trong luận án mà đã
được đề cập ở phần trên) cho rằng trách nhiệm bảo đảm an toàn trong HĐNH không chỉ
thuộc về từng NH, mà còn là trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng trung
ương. Đây là một vấn đề khá quan trọng nên cần được làm sáng tỏ dưới góc độ lý luận.
Đồng thời, không thể coi bảo đảm an toàn trong HĐCTD chỉ là việc quản trị rủi ro như
tác giả Tạ Chương Lâm phân tích, bởi lẽ quản trị rủi ro là hoạt động cụ thể của NH
nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro – vốn dĩ hẹp hơn so với khái
niệm bảo đảm an toàn trong HĐCTD. Không những vậy, vấn đề cạnh tranh, phát triển
bền vững và hiệu quả HĐNH luôn gắn liền với an toàn trong HĐCTD của NHTM, song
nếu tiếp cận sự an toàn trong HĐCTD dưới các góc độ nêu trên của tác giả Lê Văn
Luyện thì sẽ cần được tiếp tục nghiên cứu rõ hơn. Quan điểm về an toàn trong HĐNH
của tác giả Kim Thị Huyền cũng cần được làm rõ thêm, vì không thể đồng nhất bảo đảm

6

Lê Văn Luyện (2003), Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện
hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế, luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
7
Kim Thị Huyền (2008), Vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng gắn với quyền tự do kinh doanh
của các tổ chức tín dụng, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.



9
an toàn HĐNH là những quy định pháp luật. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu vấn đề
bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM một cách khoa học, chính xác hơn.
Một vấn đề cũng cần được làm sáng tỏ là đề tài luận án tiến sĩ mà tác giả đang
nghiên cứu có điểm khác như thế nào so với hai luận văn thạc sĩ Luật của tác giả Phạm
Thanh Chung và tác giả Tạ Chương Lâm như vừa được đề cập ở trên?
Tuy tên đề tài có những nét tương đồng nhất định liên quan đến pháp luật về bảo
đảm an toàn trong HĐNH, nhưng sự khác biệt trước hết về đối tượng được nghiên cứu:
tác giả Phạm Thanh Chung xác định đối tượng nghiên cứu là pháp luật về bảo đảm an
toàn trong HĐCTD của các tổ chức tín dụng bao gồm các NH, tổ chức tín dụng phi NH
và các loại hình TCTD khác; tác giả Tạ Chương Lâm xác định đối tượng nghiên cứu là
pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐNH của các NHTM. HĐNH bao gồm ba hoạt
động cơ bản nhất là huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản. Như vậy đối tượng nghiên cứu trong hai luận văn của các tác giả trên là rộng hơn
so với đề tài luận án tác giả nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đề tài luận án có cơ hội nghiên cứu
sâu hơn về pháp luật bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Bên cạnh đó, nghiên
cứu của hai tác giả nêu trên từ khá lâu (tác giả Phạm Thanh Chung bảo vệ năm 2005 và
tác giả Tạ Chương Lâm bảo vệ năm 2009) trong bối cảnh Luật Ngân hàng nhà nước năm
1997 và Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 đang có hiệu lực. Nhưng đến nay, hệ thống
pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với thời điểm trước với sự ra đời
của Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Bộ luật
dân sự (BLDS) năm 2015 và hàng loạt các văn bản mới có hiệu lực thì cơ chế pháp lý
nhằm bảo đảm an toàn trong HĐNH có nhiều thay đổi so với trước. Vì vậy đề tài luận án
mà tác giả nghiên cứu có nhiều điểm mới hơn so với các đề tài tương tự trước đó.
Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến khía
cạnh bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Nội dung các nghiên cứu nêu trên
tập trung vào các vấn đề như: quan niệm về an toàn trong HĐNH cũng như bảo đảm an
toàn trong HĐNH. Tuy vậy, những quan niệm về an toàn và bảo đảm an toàn trong
HĐNH cần tiếp tục phải nghiên cứu chi tiết hơn; một số công trình tiếp cận bảo đảm an
toàn trong HĐCTD của các NHTM ở các khía cạnh cụ thể như hội nhập quốc tế, an toàn

và an ninh tài chính; một số công trình phân tích các khía cạnh bảo đảm an toàn trong
HĐNH từ khá lâu, không bảo đảm tính cập nhật... Mặc dù vậy, các nghiên cứu nêu trên
là những tài liệu quý báu cho tác giả luận án trong việc tiếp thu, chọn lọc và phát triển
nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các
NHTM Việt Nam.


10

1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn
trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại
Các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu đến cơ sở lý luận của pháp luật về bảo
đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM cũng như nghiên cứu dưới những góc độ
khác nhau về pháp luật bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
Cụ thể, tác giả Nguyễn Ngọc Lương, trong luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”8, đã làm sáng
tỏ những vấn đề chung về cấp tín dụng và pháp luật về HĐCTD của NHTM; thực trạng
pháp luật về HĐCTD của NHTM ở Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh HĐCTD của
NHTM ở Việt Nam. Trong luận án này, tác giả Nguyễn Ngọc Lương đã làm rõ một số
vấn đề làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các
NHTM như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và nguyên tắc của HĐCTD của các NHTM;
vai trò của HĐCTD của các NHTM trong nền kinh tế thị trường; những yếu tố ảnh hưởng
đến pháp luật điều chỉnh HĐCTD của NHTM. Đặc biệt, tác giả có phân tích pháp luật quy
định về giới hạn an toàn trong HĐCTD của NHTM. Đây là nội dung có liên quan chặt chẽ
đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi và nội dung nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc
Lương tập trung vào các quy định của pháp luật điều chỉnh HĐCTD của các NHTM, vì
vậy việc phân tích, đánh giá các quy định về an toàn trong HĐCTD của các NHTM mới
chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chưa nhận được sự quan tâm thích đáng.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐNH
thông qua việc phân tích vai trò, tác động cũng như mức độ điều chỉnh bằng pháp luật
đối với sự an toàn trong HĐNH, hai giáo sư Jeroen Klomp và Jacob De Haan, trong
tác phẩm: “Banking risk and regulation: does one size fit all?”9 (tạm dịch: rủi ro NH
và sự điều chỉnh của pháp luật: liệu sự điều chỉnh có phù hợp với tất cả ngân hàng?),
đã sử dụng dữ liệu từ hơn 200 ngân hàng từ 21 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (tiếng Anh: Organization of Economic Co-operation and
Development - OECD), trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2008, nhằm xem xét
ảnh hưởng của các quy định pháp luật và giám sát NH đối với các rủi ro NH. Tác giả
kết luận các quy định pháp luật và giám sát NH có sự ảnh hưởng nhiều đến những NH
có rủi ro cao. Ngược lại, các quy định pháp luật và giám sát NH lại không có ảnh
hưởng lớn đến những NH có rủi ro thấp.
8

Nguyễn Ngọc Lương (2017), Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
9
Jeroen Klomp, Jacob De Haan, “Banking risk and regulation: does one size fit all?” DNB Working Paper,
11/2011. Jeroen Klomp hiện đang công tác tại Trường Đại học Groningen, Hà Lan; Jacob De Haan là nhà nghiên
cứu về kinh tế ở Munich, Đức. Xem bài viết của các tác giả tại trang web:
/>

11
Cùng với hướng nghiên cứu này, các giáo sư Abdelkader Boudriga, Neila Boulila
Taktak và Sana Jellouli có bài viết “Banking supervision and nonperforming loan: a
cross – country analysis”10 (tạm dịch: giám sát NH và nợ xấu: phân tích tại các quốc
gia). Các tác giả của bài viết cho rằng: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao và chính sách dự
phòng rủi ro tốt sẽ làm giảm nợ xấu; cách thức hiệu quả nhất nhằm giảm nợ xấu đó là
tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp luật, tăng cường minh bạch thông tin và dân
chủ, tăng cường sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong HTNH, tăng cường sự

lành mạnh của hệ thống tài chính NH ở mỗi quốc gia.
Hai tiến sĩ Tung-Hao Lee và Shu-Hwa Chih (Trường Đại học Quốc gia
Chengchi,

Đài Loan), trong bài viết “Does financial regulation affect the profit

efficiency and risk of banks? Evidence from China’commercial banks”11 (tạm dịch:
quy định về tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận và rủi ro của NH?, minh
chứng từ các NHTM Trung Quốc), đã xem xét những quy định mới về tiêu chuẩn an
toàn của Ủy ban Giám sát NH Trung Quốc (tiếng Anh: China Banking Regulatory
Commission - CBRC), đã phân tích ảnh hưởng của những quy định đó đối với hiệu
quả và rủi ro của NH Trung Quốc. Hai tác giả trên đã kết luận: tỷ lệ dự phòng rủi ro và
tỷ lệ chi phí trên thu nhập chỉ phù hợp với các NH lớn, trong khi tỷ lệ cho vay so với
tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ thanh khoản phù hợp với NH nhỏ. Cũng theo
Tung-Hao Lee, tỷ lệ thanh khoản hiện thời không ảnh hưởng đến rủi ro và có thể dẫn
đến những kết quả khác nhau về tính hiệu quả giữa NH lớn và NH nhỏ.
Cách tiếp cận khác, tiến sĩ George Hanc, trong bài viết “The future of banking in
America, summary and conclusion”12 (tạm dịch: khái quát và những kết luận về tương
lai HĐNH tại Hoa Kỳ), đã quan tâm nghiên cứu đến những thách thức của pháp luật
điều chỉnh tổ chức và hoạt động của những NH lớn, bởi lẽ các NH lớn thường có cơ
cấu tổ chức phức tạp, hoạt động với phạm vi rộng bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau, vì
vậy rủi ro cũng cao hơn so với các NH nhỏ.
Nhìn chung, nội dung các công trình nghiên cứu nêu trên đều khẳng định vai trò
không thể thiếu của pháp luật là một trong những phương tiện quan trọng nhất nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp
nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM.

10

Abdelkader Boudriga, Neila Boulila Taktak and Sana Jellouli, “Banking supervision and nonperforming loan:

a cross – country analysis”, Journal of Financial Economic Policy, 4/2009. Abdelkader Boudriga là giáo sư
ngành tài chính học tại Trường Đại học Cathage và giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Orleans, Pháp; Neila
Boulila Taktak là giáo sư công tác tại Trường Đại học Tunis, Tunisia; còn Sana Jellouli đang giảng dạy tại
Trường Electronic Commerce, Tunis, Tunisia.
11
Tung-Hao Lee and Shu-Hwa Chih, “Does financial regulation affect the profit efficiency and risk of banks?
Evidence from China’commercial banks” North American Journal of Economics and Finance, 2013.
12
George Hanc, “The future of banking in America, summary and conclusion”, FDIC Banking Review, 16, 2004.
Ông nguyên là Phó Chủ tịch Cơ quan Bảo hiểm và Nghiên cứu, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ.


12
Một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn
trong HĐNH là mức độ điều chỉnh của pháp luật đến sự an toàn HĐNH. Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tuyến, trong bài viết “Xác định giới hạn can thiệp của Nhà nước đối với
giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt Nam”13, đã cho rằng, Nhà nước chỉ can thiệp đến bảo đảm an toàn trong hoạt
động của các NHTM ở tầm vĩ mô, nghĩa là thông qua việc xây dựng hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp, tạo cơ sở pháp lý an toàn và hiệu quả cho việc
xây dựng và thực hiện hoạt động bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Đây là
cách tiếp cận rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay vì Nhà nước không cần can thiệp
sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và NH nói riêng. Điều quan trọng
nhất là thông qua pháp luật, Nhà nước tạo lập hành lang pháp lý cho vận hành nền
kinh tế nói chung, cho HĐNH cũng như bảo đảm an toàn HĐNH nói riêng.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung của pháp luật điều chỉnh HĐNH
nói chung và bảo đảm an toàn trong HĐCTD nói riêng, giáo sư Roland Benediker,
trong bài viết “European answers to the Financial Crisis: Social Banking and Social
Finance”14 (tạm dịch: câu trả lời của Châu Âu về khủng hoảng tài chính: ngân hàng xã
hội và tài chính xã hội), đã làm rõ bản chất của “ngân hàng xã hội” với 3 đặc trưng cơ

bản: trách nhiệm với cộng đồng, sự minh bạch và sự bền vững. Đồng thời, tác giả đã
chỉ ra những “ngân hàng xã hội” ở châu Âu và đưa ra những ý tưởng cho việc tìm
kiếm những HĐNH hiệu quả, an toàn trong thời gian tới.
Trên thực tế, khi nền kinh tế có những biến động bất lợi hoặc khủng hoảng, ảnh
hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội nói chung và HĐNH nói
riêng, các quốc gia cần phải tìm những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất lợi do
khủng hoảng mang lại. Theo Roland Benediker, việc xây dựng mô hình HĐNH dựa
trên các tiêu chí như trách nhiệm với cộng đồng, minh bạch và sự bền vững là cách
tiếp cận nhằm bảo đảm an toàn trong HĐNH mà các quốc gia có thể áp dụng. Đây là
cách tiếp cận khá mới mẻ và thú vị, có thể được nghiên cứu khi xây dựng pháp luật về
bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Ở góc độ rộng hơn, tác giả Ngô Quốc Kỳ, trong luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”15, đã phân tích ba nhân tố cơ bản
13

Nguyễn Văn Tuyến, “Xác định giới hạn can thiệp của Nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 2003.
14
Roland Benediker là một nhà nghiên cứu về chính trị và xã hội tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế tại Trường
Đại học California tại Santa Barbara. Từ năm 2009-2013 là Giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm châu Âu của Đại
học Stanford. Đến nay, ông cộng tác, nghiên cứu và giảng dạy tại European University, Đức. Xem bài viết của
ông tại trang web:
/>15
Ngô Quốc Kỳ (2003), Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.


13
ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM là: tính đặc thù về hoạt

động của NHTM, cơ chế quản lý kinh tế và trình độ phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng
chính là những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm an toàn
trong HĐCTD của NHTM. Trong luận án, bên cạnh việc phân tích những nội dung cơ
bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM như cấp tín dụng, huy động vốn và
thanh toán, tác giả còn đánh giá thực trạng bảo đảm an toàn trong HĐNH, thông qua
đó đưa ra giải pháp hoàn thiện bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM, bao gồm
những nội dung cơ bản như dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, thanh
tra, kiểm tra, giám sát NH.
Có thể nhận thấy, pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM có nội dung rất rộng,
vì nó bao gồm các quy định về huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản. Với phạm vi của đề tài luận án tiến sĩ, tác giả Ngô Quốc Kỳ đã cố gắng
nghiên cứu khá toàn diện những vấn đề trên. Song cũng vì đó mà tác giả chưa đi sâu
phân tích pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Mặt khác những
biện pháp bảo đảm an toàn trong HĐNH mà tác giả đã đề cập bao gồm dự trữ bắt buộc,
dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, thanh tra, kiểm tra, giám sát NH cần tiếp tục phải
làm sáng tỏ trong mối liên hệ với bảo đảm an toàn trong HĐCTD.
Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Nội dung
các nghiên cứu nêu trên tập trung vào các vấn đề như: bản chất, vai trò, phạm vi cũng
như nội dung của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐNH... Tuy vậy, những quan
niệm về pháp luật bảo đảm an toàn trong HĐNH cần tiếp tục phải nghiên cứu chi tiết
hơn; một số công trình nghiên cứu tiếp cận ở góc độ rất rộng (nghiên cứu pháp luật
điều chỉnh HĐNH nói chung hoặc bảo đảm an toàn trong HĐNH nói riêng). Vì vậy
cần thiết phải có nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Tác giả luận án nhận thấy, các kết
quả nghiên cứu nêu trên là những tài liệu quý báu để tiếp thu, chọn lọc và phát triển
nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của
các NHTM Việt Nam.

1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm an

toàn trong hoạt động cấp tín dụng tiếp cận ở góc độ phòng ngừa rủi ro
Phòng ngừa rủi ro là một nội dung quan trọng của bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của các NHTM. Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến vấn đề này.
Trước hết là chuyên khảo “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” do
PGS.TS Lê Thị Thu Thủy chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản


14
năm 2016. Công trình này đã giải quyết ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất, làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay
của TCTD; Thứ hai, nghiên cứu pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay của TCTD ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam; Thứ ba, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các
biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả luận án nhận thấy, công trình nghiên cứu này có liên quan chặt chẽ đến
đề tài luận án, cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt
Nam. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu từ công trình này, đặc biệt liên quan đến cơ
sở lý luận của pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay; kinh nghiệm xây
dựng pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Anh, Hoa Kỳ, Úc, Nga,
Nhật Bản cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay của TCTD. Từ đó, luận án tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu bàn về khái niệm, phạm vi, nội dung của
phòng ngừa rủi ro trong HĐNH ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có hạn chế rủi ro,
quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và quản trị rủi ro.
Tác giả Lê Thị Ngân Hà, trong luận văn thạc sỹ: “Pháp luật về hạn chế rủi ro
trong hoạt động thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại”16, đã phân tích tương

đối chi tiết những nội dung của hoạt động thẩm định cho vay cũng như rủi ro phát sinh
trong hoạt động này. Tuy không đề cập đến bản chất, nội dung cụ thể của hạn chế rủi
ro tín dụng, nhưng tác giả luận văn đã phân tích các khía cạnh của pháp luật điều chỉnh
hoạt động thẩm định cho vay nhằm hạn chế rủi ro như năng lực chủ thể của bên vay,
khả năng tài chính của bên vay, mục đích sử dụng vốn, phương án sử dụng vốn vay,
thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.
Tiếp cận tương tự về hạn chế rủi ro nhưng ở góc độ rộng hơn, tác giả Đinh Thị Thuỳ
Nga, trong luận văn thạc sĩ Luật học: “Phân tích pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi
ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”17, đã phân tích
những rủi ro, hệ quả của rủi ro và các tiêu chí đánh giá độ rủi ro trong hoạt động cho vay
của NHTM. Tuy vậy, tác giả Đinh Thị Thuỳ Nga vẫn chưa làm sáng tỏ bản chất của hạn
chế rủi ro mặc dù đây là vấn đề lý luận quan trọng của vấn đề được nghiên cứu.
Có một số luận án, luận văn và bài viết về quản lý rủi ro trong HĐNH. Đáng kể
nhất là luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu: “Luận cứ khoa học về
16

Lê Thị Ngân Hà (2011), Pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định cho vay của ngân hàng
thương mại, luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
17
Đinh Thị Thuỳ Nga (2010), Phân tích pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.


15
xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam”18. Theo tác giả Lê Thị Huyền Diệu, quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ
chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và tiềm ẩn trong
hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều
chỉnh theo yếu tố rủi ro tín dụng trong một phạm vi chấp nhận được. Cũng theo nội
dung luận án, quản lý rủi ro là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các

nhà quản trị NH nhằm nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được mục
tiêu tăng trưởng của mỗi NHTM.
Cùng tiếp cận ở góc độ này, tác giả Trương Thị Anh Tú, trong luận văn thạc sĩ Luật
học: “Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng”19,
đã khẳng định: quản lý rủi ro là việc nhận diện và đề ra các biện pháp nhằm hạn chế sự
xuất hiện của rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định tương
quan hợp lý giữa vốn tự có của NH với mức độ mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn NH.
Mặc dù có sự khác nhau nhất định, song quan điểm của hai tác giả nêu trên về quản lý rủi
ro đều có chung ở hai điểm chính: (i) Quản lý rủi ro hướng đến bảo đảm an toàn trong
HĐNH; (ii) Quản lý rủi ro không phải là triệt tiêu rủi ro, mà là chấp nhận mức độ mạo
hiểm, đồng nghĩa với việc duy trì mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tín dụng, tác giả Trần Vũ Hải có bài viết “Những
vấn đề pháp lý về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng”20. Trên cơ sở đưa ra những nội
dung của Basel về giám sát rủi ro tín dụng, tác giả đã phân tích và đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về kiểm soát rủi ro tín dụng. Mặc dù
không đưa ra khái niệm kiểm soát rủi ro, nhưng tác giả Trần Vũ Hải cho rằng các quy
định về kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội
bộ; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng; quy định về các tỉ lệ bảo đảm an
toàn; quy định về hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Nghiên cứu về quản trị rủi ro, tác giả Nguyễn Hữu Đương, trong bài viết “Đẩy
mạnh hoạt động thông tín tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam”21, đã phân tích lý thuyết hiệu quả hoạt động của hệ
thống thông tin tín dụng; đưa ra kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới về hiệu quả
hoạt động của thông tin tín dụng; đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin tín dụng
đối với HĐNH Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động
thông tin tín dụng NH tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn HĐNH.
18

Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.

19
Trương Thị Anh Tú (2010), Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng,
luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20
Trần Vũ Hải “Những vấn đề pháp lý về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng”, Tạp chí Luật học, số 12 năm 2007.
21
Nguyễn Hữu Đương, “Đẩy mạnh hoạt động thông tín tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.


16
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Đương về quản trị rủi ro thông qua hoạt
động thông tin tín dụng là khá chi tiết, vì thông tin tín dụng đóng một vai trò quan
trọng trong bảo đảm an toàn HĐCTD. Thực tế ở các NH Việt Nam đã minh chứng vấn
đề này. Trong suốt quá trình cấp tín dụng, các NH cần phải nắm rõ những thông tin về
khách hàng như năng lực chủ thể, mục đích sử dụng tiền vay, biện pháp bảo đảm và tài
sản bảo đảm, khả năng trả nợ... Một khi không nắm được thông tin hoặc thông tin tín
dụng không chính xác sẽ làm gia tăng rủi ro và nguy cơ thiệt hại cho các NH.
Nghiên cứu về các phương pháp, cách thức nhằm phòng ngừa rủi ro trong
HĐNH, nhà kinh tế học nổi tiếng Ross Levine, trong bài viết “The corporate
governance of banks: A concise discussion of concept and evidence”22 (tạm dịch: quản
trị công ty trong ngân hàng: bàn luận ngắn về khái niệm và chứng cứ), đã phân tích và
đề xuất các chính sách quản trị NH nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả đối với các
NH thông qua việc củng cố hệ thống kế toán, kiểm toán cũng như vấn đề thông tin NH,
thanh tra, giám sát NH và xử lý vi phạm. Cùng với hướng nghiên cứu này nhưng hẹp
hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xuất bản báo cáo khoa học “Policy
brief on corporate governance of banks in Asia” (tạm dịch: Khái quát chính sách quản
trị NH ở châu Á), tháng 6 năm 200623. Báo cáo này có nội dung phân tích những nét cơ
bản trong quản trị NH, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về trách nhiệm quản trị đối với
những giao dịch của các bên có liên quan với NH nhằm phòng tránh rủi ro cho NH.

Trong sách chuyên khảo “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ
chức tín dụng”24, PGS.TS. Lê Thị Thu Thuỷ đã khẳng định rằng, các biện pháp bảo đảm
tiền vay góp phần tạo sự an toàn của các khoản cấp tín dụng, đồng thời nhấn mạnh, các
biện pháp này vừa đóng vai trò là các biện pháp bảo đảm hữu hiệu cho sự chuyển giao
các khoản vốn vừa đem lại sự dễ dàng được vay vốn của những người có nhu cầu về
vốn. Trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Lê Thị Thu Thuỷ cho rằng pháp luật về các
biện pháp bảo đảm tiền vay tiếp tục cần được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi hơn
nữa cho các chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay trong việc tiếp nhận, xử lý tài
sản bảo đảm, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD.
Cũng theo hướng nghiên cứu này, TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang,
trong sách tham khảo “Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay”25, đã cho
22

Ross Levine, “The corporate governance of banks: A concise discussion of concept and evidence”, www.
elibrary.worldbank.org/.../10.../1813-9450-340. Ross Levine là một nhà kinh tế học người Mỹ, hiện đang làm
việc tại Trường Đại học California ở Berkeley. Ông cũng là một thành viên cao cấp tại Viện Milken, một thành
viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và là cố vấn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Tính đến tháng 2 năm 2013,
ông là 13 nhà kinh tế được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
23
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, viết tắt là OECD, là một diễn đàn gồm 34 quốc gia có nền kinh tế thị
trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 quốc gia không phải là thành viên. Mục đích của OECD là bàn bạc,
trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. Trụ sở của OECD ở
Paris, Pháp. Xem thêm bài viết tại trang web: www.oecd.org/dataoecd/43/41/38187317.pdf.
24
Lê Thị Thu Thuỷ (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, NXB Tư pháp.
25
Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2012), Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay”, NXB Tư pháp.


17

rằng, biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro
tín dụng, vì nó tạo ra nguồn thu thứ hai dự phòng cho những trường hợp khách hàng vay
không thể trả nợ bằng khả năng tài chính của mình. Thông qua công trình nghiên cứu,
các tác giả cũng phân tích các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay và xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD trong quan hệ bảo đảm
tiền vay.
Trong luận văn thạc sỹ Luật học “Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại bằng biện pháp pháp luật”26, tác giả Nguyễn Thị Thuỷ đã nghiên cứu
những nội dung gồm tín dụng NH và những yếu tố chi phối nội dung quản lý của nhà
nước đối với rủi ro tín dụng của các NHTM; những quy định của pháp luật Việt Nam
về phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHTM; thực trạng, phương hướng hoàn thiện pháp
luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM. Tác giả khẳng định những biện
pháp pháp luật nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng bao gồm thẩm định và xét duyệt cho
vay, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, thông tin tín dụng, mua bảo
hiểm tài sản hình thành từ vốn vay và các biện pháp hạn chế và phân tán rủi ro.
Trong luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong
cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Hưng cho rằng các
biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay bao gồm việc cấp giấy phép thành lập
và kinh doanh của NH; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc cho vay; biện pháp bảo đảm tín
dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; giới hạn cho vay; các
quy định khác như cho vay hợp vốn, hoán chuyển rủi ro, bảo hiểm tiền vay.
PGS.TS Phạm Thị Giang Thu và TS Nguyễn Ngọc Lương có bài viết “Hoàn
thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”27. Các tác giả
đã phân tích hình thức pháp lý của các quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng và
nguyên tắc xây dựng các quy định phòng ngừa và xử lý rủi ro; tiêu chí tài chính để xác
lập mức dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tiêu chí nhận diện khách hàng để thiết lập dự
phòng và xử lý rủi ro; phương pháp phân loại nợ; giới hạn tín dụng. Các tác giả cho
rằng, pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi
ro của TCTD dựa trên việc yêu cầu xây dựng hệ thống lưu trữ, cập nhật và báo cáo
thông tin. Ngoài ra, nội dung bài viết còn bao gồm phân tích pháp luật về tiêu chí tài

chính để xác lập mức dự phòng và xử lý rủi ro, tiêu chí nhận biết khách hàng để thiết
lập dự phòng và xử lý rủi ro, phương pháp phân loại nợ…
Từ những công trình nghiên cứu trên, tác giả có một số nhận định sau đây:

26

Nguyễn Thị Thuỷ (2000), Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại bằng biện pháp pháp luật,
luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
27
Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương, “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ
chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 3/2011.


×