Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 5 trang )

Người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong tố tụng dân sự Việt Nam
Trần Thị Hường
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật tố tụng dân sự; Người đại diện; Pháp luật Việt Nam
Content
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc tham gia TTDS góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; giải
quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật và quyền bình đẳng của mọi cá nhân,
cơ quan tổ chức trong TTDS là những nguyên tắc quan trọng trong BLTTDS và phù hợp với
nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1992 của nước ta. BLTTDS năm 2004 cũng đã quy định
đương sự có quyền tham gia phiên tòa; tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Vì vậy, chế định về người đại diện theo ủy quyền có ý nghĩa rất quan
trọng.
Trong những năm vừa qua, từ hoạt động của mình, người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong TTDS đã và đang dần khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong tố tụng, ngày càng
chứng tỏ là một trong những thành phần khó có thể thiếu trong TTDS. Việc xác định đúng đắn
vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS là một việc làm cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng. Các hoạt động của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
TTDS có tác động không chỉ đến hoạt động của những người tham gia tố tụng mà đến cả hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần thúc đẩy sự dân chủ, tiến bộ của xã hội, hoàn
thiện và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Chế định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS được quy định và ngày một
hoàn thiện trong BLTTDS năm 2004. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 ra
đời và có hiệu lực ngày 01/01/2012 cũng góp phần hoàn thiện về quyền và nghĩa vụ của người
đại diện trong TTDS. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quy định được pháp luật ghi nhận một
cách chung nhất, khái quát nhất về địa vị pháp lý cùng những vấn đề có liên quan đến người đại


diện nói chung và người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS mà lại thiếu những
văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành dẫn tới việc thực hiện những quy định này còn nhiều
thiếu sót, bất cập. Thực tiễn trong quá trình tố tụng tại TA cho thấy còn tồn tại nhiều trường
hợp hình thức, nội dung văn bản ủy quyền tham gia tố tụng không rõ ràng dẫn đến việc xác
định sai người dại diện; xác định phạm vi đại diện theo ủy quyền không rõ ràng làm hạn chế
quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền... cũng như khiến cho người đại diện theo
ủy quyền lúng túng, gặp khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng.
Xuất phát từ vai trò của người đại diện theo ủy quyền, thực tiễn pháp luật và thực tiễn tố tụng,
việc tìm hiểu, nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS đã trở
thành một nhu cầu cấp bách… Mặt khác, các quy định của pháp luật cũng như các công trình
nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS còn hạn chế, và cần thiết phải nghiên


cứu một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về chế định người đại diện theo ủy quyền. Vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài “Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam" làm
Luận văn tốt nghiệp .
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực TTDS đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về người đại diện của
đương sự nói chung. Về luận án, luận văn, khóa luận, bài viết có những công trình sau đây:
Luận án tiến sĩ luật học "Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự" của nghiên
cứu sinh Nguyễn Công Bình năm 2006; Luận văn thạc sĩ luật học "Người đại diện của đương
sự trong TTDS" của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà năm 2012; Khóa luận tốt nghiệp "Chế định
người đại diện của đương sự trong pháp luật TTDS Việt Nam" của tác giả Phùng Thị Thương
năm 2012; Khóa luận tốt nghiệp "Người đại diện của đương sự trong TTDS" của tác giả Hồ
Nguyên Bình năm 2010; bài viết “Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong TTDS” của
tác giả Tưởng Duy Lượng đăng trên Tạp chí Khoa học pháp luật số 01 (38) 2007... Những công
trình trên đây đều nghiên cứu một cách tổng thể về người đại diện, cũng như được khai thác
dưới góc độ bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự; bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại
diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự... và là cơ sở để có những công trình
nghiên cứu chuyên sâu hơn về người đại diện theo ủy quyền của đương sự.

Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về người đại diện theo ủy quyền còn hạn chế, đã
có các bài viết như sau: "Ủy quyền tham gia tố tụng" của tác giả Nguyễn Văn Tùng đăng trên
tạp chí Tòa án nhân dân số 02/2000; “Bàn về quyền người đại diện theo ủy quyền của đương sự
được quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả TS. Nguyễn Văn Dũng đăng
trên Tạp chí Nghề luật số 04/2006; "Một người có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố
tụng" của Thạc sỹ Nguyễn Hải An đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2006; "Một số vấn
đề về người đại diện theo ủy quyền và người đại diện do tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự"
của tác giả Nguyễn Thị Hạnh đăng trên Tạp chí Nghề luật số 06/2010... Những công trình
nghiên cứu này cũng chỉ đề cập một cách chung chung, khái quát, hoặc tập trung nghiên cứu về
một số khía cạnh cụ thể của đại diện theo ủy quyền mà chưa đi sâu vào nghiên cứu chế định
người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS một cách tổng thể, toàn diện nhất.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung các quy định của pháp
luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS… Qua thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS,
thấy được những bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật về người đại diện theo
ủy quyền của đương sự trong TTDS và thực tiễn thực hiện, tìm ra nguyên nhân của nó để đề
xuất các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người đại diện theo ủy quyền của đương sự
TTDS.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định
như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong
TTDS như khái niệm, đặc điểm, vai trò… của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS; phân
loại người đại diện theo ủy quyền trong TTDS...
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật TTDS Việt Nam về người đại diện theo ủy
quyền của đương sự trong TTDS như quy định của BLTTDS năm 2004; các quy định của Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS về những vấn đề liên quan đến người đại diện theo
ủy quyền của đương sự trong TTDS như quy định về điều kiện trở thành người đại diện theo ủy
quyền; các căn cứ làm phát sinh và phạm vi đại diện theo ủy quyền, những trường hợp không

được làm người đại diện theo ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, hậu quả pháp lý
của việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong TTDS…
- Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện
theo ủy quyền của đương sự trong TTDS tại các Toà án trong những năm qua.


2. Tính mới trong nội dung nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và kết cấu
của luận văn
2.1. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn về đề tài “Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam” cho ta
có cái nhìn đây đủ hơn về khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo ủy quyền của
đương sự trong TTDS, qua đó đưa ra được các cách phân loại và cơ sở khoa học của việc xây
dựng các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
Đặc biệt, Luận văn đã phân tích rõ các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo
ủy quyền của đương sự, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về người đại
diện theo ủy quyền trong tố tụng từ năm 2005 trở lại đây, từ đó rút ra những hạn chế thiếu sót
của pháp luật về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp
luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc
nghiên cứu đề tài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu…
Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như phương pháp thống kê, thu
thập, xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau.
2.3. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Đặt vấn đề , Nội dung và Kết luận. Nội dung của Luận văn gồm 03
chương:
Chương 1: Những vấn vấn đề lý luận cơ bản về người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về người đại diện theo ủy

quyền của đương sự trong tố tụng dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự
trong TTDS Việt Nam và một số kiến nghị.

References
1. Th.s Nguyễn Hải An (2006), “Một người có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố
tụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (17).
2. Hồ Nguyên Bình (2010), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
3. TS. Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân
sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
4. Bộ luật Dân sự và Thương sự Việt Nam cộng hoà (1972), NXB Thần Chung, Sài Gòn.
5. Bộ luật Tố tụng Dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), NXB Chính trị quốc
gia, bản dịch tiếng Việt, Hà Nội.
6. Bộ luật Tố tụng Dân sự Cộng hòa Liên bang Nga (2005), bản dịch tiếng Việt, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ luật Tố tụng Dân sự Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 về công
chứng, chứng thực, Hà Nội.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, Hà Nội.
10. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945
cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành của chế độ cũ, Hà Nội.
11. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 33/SL ngày
13/09/1945 về việc thành lập TA quân sự, Hà Nội.
12. Chủ tịch Phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày
22/05/1950 về cải cách tư pháp và Luật tố tụng, Hà Nội.


13. Nguyễn Đăng Dung (2007), Tìm hiểu các bản Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà

Nội.
14. TS. Nguyễn Văn Dũng (2006), “Bàn về quyền người đại diện theo ủy quyền của đương
sự được quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, (4).
15. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB
Sự thật, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Đắc (chủ biên) (1999), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà
Nội.
17. Nguyễn Phú Đức (2012), “Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền
trong tố tụng dân sự”, Toà án nhân dân tối cao.
18. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2012), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận
văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Th.s Nguyễn Thị Hạnh (2010), “Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và
người đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, (6).
20. Nguyễn Minh Hằng (2009), "Đại diện theo ủy quyền: Từ pháp luật nội dung đến tố tụng
dân sự", .
21. Hội đồng nhà nước (1987), Pháp lệnh tổ chức Luật sư , Hà Nội
22. Hội đồng nhà nước (1990), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội.
23. HĐTPTANDTC (1990), Nghị quyết 03/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự , Hà Nội.
24. HĐTPTANDTC (2012), Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn
phần "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS đã được sửa đổi,
bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Hà Nội.
25. HĐTPTANDTC (2012), Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn
phần "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm" của BLTTDS đã được sửa
đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Hà Nội.
26. HĐTPTANDTC (2003), Quyết định số 17/2003/HĐTP-DS ngày 30/05/2003 về vụ án
tranh chấp quyền sở hữu ghe đánh cá, Hà Nội.
27. Phan Vũ Linh - TAND Cần Thơ (2012), “Một số vấn đề bàn về trường hợp ủy quyền
tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự”, Tòa án nhân dân tối cao, .
28. Nguyễn Thị Long (2011), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận

tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
29. Tưởng Duy Lượng (2007), “Một số suy nghĩ về đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1).
30. Hồ Chí Minh (1970), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1996), Báo cáo Dự thảo Hiến pháp 1959 trong Hồ Chí Minh Toàn tập,
tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hà Trung Nhân (2005), "Toà án đã cố tình tước đoạt quyền khởi kiện của công dân",
báo Pháp luật Việt Nam, (5)
33. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
34. Phòng 5 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam (2013), “Một bản ản có nhiều vi phạm
thủ tục tố tụng đăng trên trang Viên kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam”,
.
35. Quốc Hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
36. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
37. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
38. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
39. Quốc Hội (2006), Luật công chứng, Hà Nội.
40. Quốc Hội (2006), Luật luật sư, Hà Nội.
41. Quốc Hội (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội..
42. Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương (2012), “Thẩm phán TAND quận Bình Thạnh bị tố cáo vi


phạm luật tố tụng”, .
43. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2007), Bản án sơ thẩm số: 1084/2007/KDTM ngày
27/06/2007 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, thành phố Hồ Chí Minh.
44. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo Tổng kết công tác thi đua 2006 ngành
TAND thành phố Hồ Chí Minh, .
45. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2011), “Kỹ năng đặc thù trong thụ lý vụ án dân sự”,
.

46. TAND thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo Kết quả công tác năm 2012 và nhiệm vụ
công tác năm 2013 của của TAND thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân
dân thành phố Hà Nội (khóa XIV), Hà Nội.
47. TAND tối cao (2005), Báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác của
các Toà án tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Công an Nhân dân, Hà Nội.
49. Hồng Tú (2011), “Ủy quyền về tài sản trong án ly hôn”, .
50. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Luật sư , Hà Nội.
51. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động, Hà Nội.
52. Viện luật học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1985), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (bình luận) Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội.
53. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa
và Nxb Tư pháp.
54. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.



×