Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Thiết kế và chế tạo cơ khí cho máy CNC 3 trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này là kết quả của toàn bộ nỗ lực của bản thân em
trong suốt thời gian theo học tại trường, là toàn bộ năng lực của em khi bắt tay
vào quá trình nghiên cứu. Để được thành công như ngày hôm nay chúng em
không bao giờ quên được sự giúp đỡ và giảng dạy rất nhiệt tình của các thầy cô
Khoa Công nghệ Tự Động Hóa – Trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông. Các thầy cô là đội ngũ đi trước rất am hiểu về lĩnh vực khoa học
kỹ thuật đã tận tình giảng dạy và giúp chúng em hoàn thành được rất nhiều đề
tài, đồ án và có ứng dụng nhiều trong thực tế. Và điều không thể không kể đến
trong thành công của em ngày hôm nay đó là sự nhiệt huyết tận tình hướng dẫn
của thầy giáo Dương Chính Cương, thầy giáo Nguyễn Công Khoa, các thầy đã
cùng em đi qua những ngày khó khăn trong quá trình nghiên cứu và chỉ dẫn của
thầy là niềm động lực rất lớn đối với em. Và cuối cùng em xin ghi ơn công lao
cha mẹ đã sinh ra và cho em được ăn học đến ngày hôm nay để có cơ hội tiếp
cận với lĩnh vực khoa học. Sự quan tâm, động viên thường xuyên từ phía gia
đình là một động lực giúp em vượt qua áp lực tâm lý để em quyết tâm hoàn
thành tốt được đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn đến những người bạn thân và tập thể lớp ĐKTĐ K9A đã không ngại chia sẻ về kinh nghiệm làm đề tài cũng như hỗ trợ các công
việc để giúp em hoàn thành được đồ án này.

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sự nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ
yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu
có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong đồ án
thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Ngọc Vĩnh

2


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH

A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trong nền sản suất công nghiệp hiện đại, đòi hỏi khả năng về tự động với
phương thức linh hoạt cao của dây truyền sản xuất, thì máy công cụ điều khiển số
CNC đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng máy CNC cho phép giảm khối lượng
gia công chi tiết, nâng cao độ chính xác gia công và hiệu quả kinh tế, đồng thời
rút ngắn được chu kỳ sản xuất nên ngày nay trên thế giới rất nhiều nước đã áp
dụng rộng rãi máy công cụ số vào lĩnh vực cơ khí chế tạo. Bên cạnh đó, sự phát
triển về công nghệ thông tin đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn, các máy
tính số ngày càng được sản xuất nhiều với những tính năng tốc độ xử lý dữ liệu
cao, sử dụng dễ dàng, kết cấu nhỏ gọn, giá thành thấp.

3


Xuất phát từ thực tế này cùng với kiến thức chúng em dược học tập khi
ngồi trên ghế nhà trường, nhóm chúng em quyết định thiết kế, chế tạo máy CNC
3 trục công suất nhỏ. Sản phẩm tuy không lớn nhưng sẽ là cơ hội để em áp dụng
lý thuyết vào thực tế, giá thành không quá cao phù hợp với khả năng của sinh
viên. Máy CNC được thiết kế nhỏ gọn, độ chính xác và tin cậy cao trong quá
trình gia công chi tiết máy, nhằm giảm tải sức lao động của con người, gia công

được trên các vật liệu như: gỗ, mica...
Để chế tạo máy CNC nhóm đã nghiên cứu chia thành các lĩnh vực nhỏ để
tiện cho việc nghiên cứu như: Thiết kế và chế tạo cơ khí cho máy CNC, trang bị
điện cho máy CNC, quy trình sinh mã G-code cho máy CNC, điều khiển và giám
sát hoạt động của máy CNC. Trong các lĩnh vực này em đảm nhận về phần thiết
kế cơ khí cho máy CNC, vì vậy em quyết định thực hiện đề tài “Thiết kế và chế
tạo cơ khí cho máy CNC 3 trục”.
Trong quá trình thực hiện đề tài do lượng kiến thức còn hạn chế nên em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài
của em được ứng dụng trong thực tế được hiệu quả hơn.

II. Mục đích nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu các vấn đề cốt lõi, chuyên sâu về thiết kế và chế tạo cơ
khí cho máy CNC:
-

Tìm hiểu các phương án xây dựng mô hình máy CNC.

-

Thiết kế các kết cấu cơ khí chính của mô hình máy CNC.

-

Chế tạo các kết cấu cơ khí chính của mô hình máy CNC.

-

Hoàn thiện máy CNC 3.


III. Kết quả dự kiến đạt được
-

Thiết kế và chế tạo các kết cấu cơ khí chính của máy CNC 3 trục.

4


-

Máy CNC 3 trục sẽ tạo ra được các sản phẩm: khắc chữ, khắc hoa văn trên
các vật liệu như gỗ, mica, nhôm…

IV. Bố cục đồ án
Đồ án thực hiện hoàn thiện gồm các nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về máy CNC 3 trục.
Trình bày kiến thức tổng quan về máy CNC bao gồm cấu tạo, các thiết bị
sử dụng để làm máy CNC 3 trục thực tế. Kèm theo đó là quy trình để tạo ra được
một sản phẩm từ máy CNC.
Chương 2: Phương án xây dựng cơ khí cho máy CNC 3 trục.
Phân tích và lựa chọn các giải pháp thiết kế máy phù hợp để lắp ghép
thành khung máy, lựa chọn hệ thống dẫn động, các bản vẽ kỹ thuật thể hiện chi
tiết máy dạng 3D, và tính toán các thông số chính xác, nhằm tạo ra phương án
thiết kế máy CNC 3 trục tốt nhất.
Chương 3: Chế tạo các kết cấu cơ khí chính của máy CNC 3 trục.
Quy trình lắp ráp và chế tạo cơ khí chính cho máy CNC, đảm bảo sự vận
hành và gia công chính xác của máy CNC.
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY CNC 3 TRỤC


1.1 Lịch sử phát triển của CNC
Máy CNC (computer numerical controlled) là những công cụ gia công kim
loại tinh tế có thể tạo ra những chi tiết phức tạp theo yêu cầu của công nghệ hiện
đại. Phát triển nhanh chóng với những tiến bộ trong máy tính.
Vào năm 1800 nhưng chiếc máy tiện gia công kim loại thực tế đầu tiên mới
được Henry Maudslay phát minh. Công cụ cắt này được nhân viên vận hành vận
dụng qua việc sử dụng cái quay tay hay vô lăng. Độ chính xác về kích cỡ được

5


nhân viên vận hành điều khiển bằng cách quan sát đĩa chia độ trên vô lăng và di
chuyển công cụ cắt theo số lượng hợp lý.
Năm 1818 chiếc máy phay đầu tiên được vận hành theo cách thức tương tự
như vậy, ngoại trừ công cụ cắt được đặt ở trục chính đang quay. Phôi được lắp
trên bệ máy hay bàn làm việc và di chuyển theo công cụ cắt, qua việc sử dụng vô
lăng để gia công đường mức của phôi.
Thiết kế máy CNC hiện đại bắt nguồn từ tác phẩm của John T. Parsons cuối
những năm 1940 và đầu những năm 1950.
Năm 1947, Thomas J. Watson, chủ tịch huyền thoại của IBM, nhờ đó IBM
sẽ làm việc với tập đoàn Parsons để tạo ra một chiếc máy được điều khiển bởi
các thẻ đục lỗ.
Đến những năm 1960, giá thành và tính phức tạp của những chiếc máy tự
động giảm đến một mức độ nhất định để có thể ứng dụng trong các ngành công
nghiệp khác.
Rồi cho đến giữa những thập niên 70, 80, với sự phát triên cùa công nghệ
vi xử lí. Lần dầu tiên nó được đưa vào thiết bị điều khiên số có sự hỗ trợ của máy
tính, tạo một bước nhảy khổng lồ trong lĩnh vực điều khiển số. Từ các máy điều
khiển số NC trở thành những máy điều khiển số CNC (Computeizcd Numcrical

Control), tức là những máy công cụ điều khiến số có sự trợ giúp của máy tính.
Mặc khác, cùng với những mô đun điện tử dùng để lưu trữ dữ liệu và tạo xung,
bộ vi xử lí hình thành trung tâm đóng ngắt và tính toán của tất cả mọi điều khiến
số CNC hiện đại. Tốc độ chuyển nhanh của các phần tử này đủ để đưa ra nhiều
chức năng và nhiệm vụ tính toán khác nhau mà không làm ảnh hướng đến nhịp
độ làm việc cua các máy công cụ ghép nối với chúng.
Rồi từ thập niên 80 trở đi, với sự phát triển của công nghệ truyền số liệu,
các mạng cục bộ và liên thông đã tạo điều kiện cho các nhà chế tạo thực hiện
việc nối kết giữa các máy CNC riêng lẻ (CNC Machinc Tools) lại với nhau tạo
thành các trung tâm gia công DNC (Directe Numerical Control) nhằm khai thác
một cách có hiệu quả nhất như: cách bố trí, sắp xếp các công việc trên từng máy,
6


tổ chức sản xuất,.... Và cũng dựa trên nền công nghiệp này, một chuỗi các loại
thiết bị, phần mềm và hệ thống được phát triển không ngừng bời các viện nghiên
cứu và công nghệ khác nhau trên thế giới. Nhằm thoả mãn về nhu cầu thiết kế và
chế tạo đặc biệt.
Đó là những phần mềm thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ
CAD/CAM (Computer Aided Desgin/ Computer Aided Manufacturing) theo hệ
thống sản xuất linh hoạt FMS (Flexible Manuíacturing System) và cao hơn là
việc chế tạo và gia công chi tiết được thực hiện toàn bộ qua máy tính, người ta
gọi là tổ hợp CIM (Computer Intergraded Manufacturing).
Cho đến năm 2003 này, lịch sử phát triển của máy công cụ điều khiển số
đã được 51 năm tuổi. Nó đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới. Từ những ứng dụng gia công đơn giản như việc di chuyển từ điểm
đến điểm của máy khoan đến những máy công cụ điều khiển 2 trục như máy tiện,
điều khiển 3 trục như máy phay,...và cho đến những nhiệm vụ tự động gia công
nhiều trục và độ phức tạp cao như: các khuôn rèn dập, các khuôn đúc áp lực,
cánh tuabin và những chi tiết phức tạp của máy bay, tàu thuỷ,....

Ngày nay máy CNC còn được dùng vào việc kiểm tra giám sát, điện báo
điện tín và nhiều lĩnh vực khác đã đem lại chất lượng và hiệu quả kinh tế rất
đáng kể. Trong tương lai, với lợi thế về sự ghép nối các hệ thống CNC riêng lẻ
với nhau để tạo thành mạng sẽ được phát huy trong chiến lược gia công toàn cầu.
Trong đó, dòng thông tin được thu phát, chuyển giao bằng hệ thống vệ tinh, đảm
nhiệm mối liên kết giữa nhu cầu thị trường_ đơn đặt hàng_ nhà thiết kế_ nhà chế
tạo_ nhà cung cấp_ nhà tiêu thụ trong mạng liên thông toàn cầu WAR (World
Area Netword).

7


Hình 1. 1 Tiền thân của máy NC

Hình 1. 2 Máy CNC hiện nay

8


Hình 1. 3 Những máy CNC với công nghệ hiện đại nhất thế giới với 6 trục

1.2 Thực trạng ứng dụng máy CNC tại Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1991, thông qua một số dự án chuyển giao công nghệ,
hợp tác với nước ngoài như: dự án “Chuyển giao công nghệ thiết kế, phát triển và
chế tạo khuôn mẫu”. Lúc đó các công nghệ CNC như: máy phay CNC, máy tiện
CNC, đo lường CNC,… lần đầu tiên được giới thiệu và thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà chuyên môn cũng như của các doanh nghiệp trong nước và liên doanh
nước ngoài.
Hiện nay, nhiều nhà máy cơ khí trong nước đã và đang có những dự án
đầu tư các dây chuyền sản xuất với phần lớn thiết bị trong dây chuyền là các náy

CNC.
Mặc dù, công nghệ CNC du nhập vào Việt Nam trong một thời gian ngắn
nhưng có thể nói công nghệ này đã có một chỗ đứng tại Việt Nam và tin chắc
trong những năm tới đây công nghệ này sẽ được dùng nhiều trong các xí nghiệp,
phân xưởng, nhà máy ở nước ta. Vì nó đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt
trong điều kiện sản xuất hiện nay ở nước ta. Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ CNC là một nhu cầu cần thiết đối với các cơ sở sản xuất nói chung và
nghành chế tạo máy nói riêng.
Ở Việt Nam trước năm 1990 khi nhắc đến công nghệ NC, CNC quả là rất
xa lạ và ít người biết đến nó.
1.3 Ứng dụng của máy CNC
Máy CNC dùng để chế tạo ra các máy móc, thiết bị và dây chuyền sản
xuất phục vụ toàn bộ các ngành kinh tế khác như: công nghiệp nặng (đóng tàu,
khai thác mỏ, điện, dầu khí, thiết bị vận chuyển như ô tô, tàu hoả,…), công
nghiệp nhẹ (dệt may, đóng giày, thực phẩm,…), công nghiệp quốc phòng (dây
chuyền sản xuất vũ khí, thuốc nổ,…), công nghệ thông tin (dây chuyền sản xuất
vi mạch điện tử, lắp ráp máy tính và thiết bị viễn thông,…), các thiết bị dùng cho
giáo dục và đào tạo, các thiết bị y học,…

9


Máy CNC cũng có thể dùng để tạo ra các sản phẩm thông dụng và sản
phẩm công nghệ cao được sử dụng trong cuộc sống và trong công nghiệp: khuôn
mẫu dùng để tạo ra các chi tiết bằng nhựa dùng trong cuộc sống hàng ngày, các
chi tiết để cấy và chế tạo các ống nano, các chi tiết bằng vật liệu sinh học để thay
thế xương trong y học, các đồ gá dùng trong sản xuất chíp điện tử,…
1.4 Giới thiệu về máy CNC 3 trục
1.4.1 Giới thiệu
Đời sống ngày càng phát triển đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, tốc độ

sản xuất, độ chính xác… Do đó, vấn đề tự động hóa được đặt ra để đáp ứng nhu
cầu đó. Một trong số những sản phẩm của tự động hóa là máy CNC. Sự ra đời
của máy CNC 3 trục đáp ứng cho nhu cầu sản xuất tự động đạt độ chính xác cao
về hình dáng, kích thước của sản phẩm.
Máy CNC 3 trục được chế tạo, điều khiển nhằm góp phần tự động hóa quá
trình sản xuất. Khi hoạt động, toàn bộ quy trình công nghệ, các thông số trong
dây chuyền sản xuất đòi hỏi phải cần độ chính xác cao về vị trí, kích thước cũng
như đáp ứng về thời gian. Để đáp ứng được các yêu cầu này thì cơ cấu khung
máy và hệ thống dẫn động phải được liên kết chính xác, đảm bảo. Sử dụng động
cơ AC servo kết hợp với bộ điều khiển Mach 3 là lựa chọn phù hợp nhất. Kết hợp
với khả năng tính toán nội suy G-code và xử lý mạnh của máy tính giúp máy
CNC hoạt động chính xác với độ tin cậy cao.

1.4.2 Cấu tạo của máy CNC 3 trục
Gồm 2 phần chính đó là:
Phần cơ khí: Đế máy, thân máy, bàn máy, bàn xoay, trục mít me bi, ổ tích
dụng cụ, cụm trục chính và băng dẫn hướng.
Ở Việt Nam hiện nay chưa thể chế tạo ra 2 bộ phận quan trọng của máy
là: cụm trục chính và băng dẫn hướng mà mới chỉ chế tạo được những cơ cấu
đơn giản là: thân máy, bàn máy, bàn xoay.

10


Phần điều khiển: Các loại động cơ, các hệ thống điều khiển và máy tính
trung tâm.

Hình 1.4 Kết cấu máy CNC
1.4.2.1 Phần cơ khí


a. Phần khung
Máy có kết cấu dạng C – frame nên cần các yêu cầu sau:
+ Thân máy phải có độ cứng vững cao
+ Phần đế máy (chân máy) phải đảm bảo sự cân bằng của toàn máy khi bàn
máy di chuyển, không bị lệch trọng tâm máy.

11


Hình 1. 5 Khung máy
b. Kết cấu bàn máy
Bàn máy được thiết kế để di chuyển theo 2 trục x, y.
Bàn máy có hình dạng như sau:

12


Hình 1. 6 Bàn máy
c. Hệ thống thanh trượt
Thanh dẫn hướng có nhiệm vụ là dẫn hướng cho các chuyển động của bàn
máy theo phương các trục X, Y và chuyển động lên xuống theo trục Z của trục
chính. Yêu cầu của hệ thống thanh trượt phải thẳng, có khả năng chịu tải cao,
cứng vững tốt, không có hiện tượng dính, trơn khi trượt.

Hình 1. 7 Thanh trượt
13


d. Thanh vít me
Giới thiệu chung:

Vít me bi và đai ốc có 1 đường được lắp đầy bởi những viên bi thép. Khi
trục vít xoay, những viên bi cuộn tròn trong mối ren của trục vít và đai ốc. Điều
này nhằm giảm ma sát của chúng. Bởi vì các viên bi cuối cùng sẻ rơi ra ngoài,
nên đai ốc có một đường ống dẫn về để vét những viên bi khỏi rãnh của trục vít
và đưa chúng trở lại phần đầu của đường bi ở phía cuối của đai ốc.

Hình 1. 8 Vít me
1.4.2.2 Phần điều khiển
Phần điều khiển bao gồm hệ thống điện, thiết bị điều khiển, các phần mềm
điều khiển.
a. Động cơ vạn năng
Động cơ vạn năng (UNIVERSAL MOTOR hoặc SERIE MOTOR) hay còn
gọi là động cơ cổ góp điện là động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 1 pha cấu
tạo gồm có 2 phần:
- Stato: là phần đứng yên ( phần cảm) bên trong co gắn cực từ chính và cực

từ phụ.
14


- Roto:Phần quay hay còn gọi là phần ứng, gồm trục, lõi thép, dây quấn, cổ

góp.

Hình 1. 9 Hình ảnh vể động cơ máy khoan (động cơ vạn năng)
 Ưu điểm:

- Mômen mở máy và khả năng quá tải tốt.
- Có thể dùng với nguồn xoay chiều hay nguồn 1 chiều.
 Nhược điểm:


- Cấu tạo phức tạp
- Vành góp và chổi than dễ mòn và hư hỏng.
b. Động cơ bước
Khái niệm: Động cơ bước có thể được mô tả như là một động cơ điện
không dùng bộ chuyên mạch. Cụ thể, các mấu trong động cơ là Stator và Rotor là
nam châm vĩnh cửu hoặc trong trường hợp của động cơ biến từ trở, nó là những
khối răng làm bằng vật liệu nhẹ có từ tính. Tất cả các mạch đảo phải được điều
khiển bên ngoài bộ điều khiển, và đặc biệt các động cơ và bộ điều khiển được
thiết kế để động cơ có thể giữ nguyên bất kỳ vị trí cố định nào cũng như là quay
đến bất kỳ vị trí nào.

15


Hình 1. 10 Động cơ bước sử dụng trong mô hình
 Ưu điểm:

+ Khi dùng động cơ bước không cần mạch phản hồi cho cả điều khiển vị trí
và vận tốc .
+ Thích hợp với các thiết bị điều khiển số.
+ Khả năng điều khiển số trực tiếp, động cơ bước trở thành thông dụng
trong các thiết bị cơ điện tử hiện đại.
Thường được sử dụng trong các hệ thống máy CNC.
 Nhược điểm:

+ Phạm vi ứng dụng là ở vùng công suất nhỏ và trung bình.
+ Việc nghiên cứu nâng công suất động cơ bước đang là vấn đề rất được
quan tâm hiện nay.
+ Hiệu suất động cơ bước thấp hơn các loại động cơ khác.

c. Contactor

16


Hình 1. 11 Contactor sử dụng trong mô hình
 Chức năng:

-

Dùng để đóng cắt mạch điện.

-

Đóng cắt tự động hoặc bằng tay.

-

Bảo vệ động khỏi quá tải.

-

Tác động nhanh, đồng thời.

-

Tránh phóng điện.

 Ưu điểm:


d. Nguồn
Sử dụng nguồn 220-230 (v) AC và bộ chuyển đổi 24 (v) DC cung cấp
nguồn cho động cơ mũi khoan (động cơ vạn năng) và các động cơ bước (Step)

17


Hình 1. 12 Nguồn
e. Driver
Sử dụng driver 4938 với nguyên lý làm việc là sử dụng 6 cổng tín hiệu điều
khiển tốc độ động cơ theo độ rộng xung (PWM).

18


Hình 1. 13 Driver của máy
f. Cổng LPT
Sự dụng chế độ truyền dữ liệu song song về cấu trúc của cổng song song rất
đơn giản với tám đường dữ liệu, một đường dẫn mass chung. Khoảng cách cực
đại giữa cổng song song máy tính PC và thiết bị ngọai vi bị hạn chế vì điện dung
kí sinh và hiện tượng cảm ứng giữa các đường dẫn có thế làm biến dạn tín hiệu,
khoảng cách giới hạn là 8m, thông thường chỉ cỡ 1,5 - 2 m.

19


Hình 1. 14 Cổng LPT
g. Các thiết bị đóng cắt
 Rơ le bán dẫn


Rơle bán dẫn hay còn được gọi công tắc tơ tĩnh, là loại được chế
tạo từ vật liệu bán dẫn, vận hành theo nguyên lý bán dẫn.
Rơle được sử dụng để đóng cắt động cơ trục chính, được điều
khiển bằng máy tính thông qua cáp LPT – chân 1.

20


Hình 1. 15 Rơ le bán dẫn
 Nút bấm

Máy của nhóm sử dụng 3 nút bấm gồm: Nút ON, OFF, ESTOP và 1 đèn
báo.

Hình 1. 16 Nút bấm
-

Chức năng: Cấp và ngắt nguồn cho máy CNC, dừng máy khi có sự cố
Ứng dụng: Lắp đặt trong các tủ, bảng đo lường điều khiển.
Là phần tử không thể thiếu đối với bất kì máy công cụ nào.

1.4.3 Quy trình tạo ra một sản phầm từ máy CNC

21


Để tạo ra một sản phẩm từ máy CNC cần qua nhiều gia đoạn từ thiết kế
mẫu đến vận hành chính xác của máy

Hình 1. 17 Lưu đồ giải thuật

 Cái công đoạn cơ bản như sau:
- Công đoạn thiết kế mẫu và xuất mã G-code: Nhằm thiết kế được các sản

phẩm mang tính thẩm mỹ và độ chính xác cao công đoạn này thường sử dụng
các phần mềm chuyên dụng như Autocad, Mastercam, Lazycam…để thiết kế.
Người thiết kế cần phải có tư duy tốt để thiết kế được các mẫu hoàn hảo nhất..
Không những thế người thiết kế cần phải là người có kiến thức và am hiểu về
máy CNC sẽ phay mẫu mà họ thiết kế để có thể cài đặt thuộc tính phay cắt
khi xuất mã G-code một cách hợp lý.

22


Hình 1. 18 Một mẫu thiết kế bằng phần mềm Lazycam
-

Công đoạn điều khiển: Công đoạn này cần có sự kết hợp giữa phần cứng và
phần mềm điều khiển. Cụ thể ta có thể sử dụng một số loại phần mềm điều
khiển như Mach3, Ncstudio… Các phần mềm này có giao diện điều khiển dễ
sử dụng và điều khiển cho phép điều khiển bằng tay và tự động. Những phần
mềm điều khiển được cài trên máy tính và máy tính sẽ là trung tâm điều khiển
và đưa ra các tín hiệu điều khiển cho máy CNC.

Hình 1. 19 Giao diện phần mềm Mach3
-

Công đoạn giao tiếp: Tại công đoạn này cần có các loại mạch giao tiếp như
board Mach3. Mach3 tiếp nhận tín hiệu từ máy tính qua cổng LPT và đưa tín
hiệu điều khiển đến các động cơ. Tuy nhiên ta cũng có thể nối trực tiếp LPT
với các driver điều khiển các trục chính X,Y,Z. Sản phẩm của nhóm dùng

cách nối trực tiếp LPT với driver nhằm giảm chi phí chế tạo cho máy.
23


Hình 1. 20 Driver của nhóm dùng
-

Hoàn thành sản phẩm: Khi tiến hành phay sản phẩm không những cần sự
chính xác từ giai đoạn gá phôi, thiết kế mẫu mà còn cần sự vững chắc của
khung máy mà còn cần sự ổn định của động cơ các trục.

Hình 1. 21 Hình Sản phẩm từ máy CNC trên vật liệu gỗ
1.5 Kết luận
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về máy CNC 3 trục, các cấu trúc cơ bản
của máy và các thiết bị mà nhóm đã dùng để chế tạo máy. Từ đó, đưa ra phương
án thiết kế và chế tạo cơ khí phù hợp cho máy CNC được thể hiện chi tiết hơn ở
chương 2.
24


25


×