Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Xây dựng chương trình quản lý điểm trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Ban chủ nhiệm khoa CNTT cùng các thầy cô giáo trong khoa đã giảng
dạy, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để chúng em học tập, rèn luyện trong
suốt thời gian học.
Thày Phạm Đức Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
làm đồ án tốt nghiệp, Thầy luôn quan tâm và tận tình hướng dẫn em từ việc tìm
tài liệu đến việc lựu chọn giải pháp để triển khai đồ án.
Em xin chân thành cám ơn !

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan về nội dung đồ án "Quản lý điểm trường THPT
Nguyễn Bỉnh Khiêm" của em không sao chép nội dung cơ bản từ các đồ án
khác và sản phẩm của đồ án "Quản lý điểm trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm"
là của chính bản thân em nghiên cứu xây dựng nên.

2


MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC

3

........................................................................................................

6



LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ

8

CÀI ĐẶT .........................................................................................................

8

1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................

8

1.1.1.Cơ

sở



thuyết

lựa

chọn

đề

8


tài..........................................................

12

1.1.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn đề tài........................................................

12

1.2. Đối tượng, phạm vi và mục đích của đề
tài..............................................
1.2.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài......................................................

12
12
13

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................
1.2.3. Mục đích nghiên cứu đề tài.............................................................
1.2.4. Phương pháp giải quyết bài toán.....................................................
1.3 Khảo sát bài toán quản lý điểm trường THPT Nguyễn Bỉnh
13
Khiêm...

13

1.3.1. Mô hình trường THPT Bạch
Đằng.................................................

14


1.3.2. Nhận định chung về việc quản lý điểm tại trường THPT Nguyễn 14
Bỉnh Khiêm.....................................................................................................

15

1.3.3. Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh THPT................................. 15
1.3.3.1. Đánh giá, xếp loại học

18

lực.......................................................

20

1.3.3.2. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp
loại.........................................

20
20

1.3.3.3 Trách nhiệm trong đánh giá, xếp loại học

3


sinh.......................
1.4. Giới thiệu và lựa chọn ngôn ngữ cài đặt ...............................................
1.4.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0...............................

25


1.4.2. Giới thiệu chung về Access.................................................................... 25
27
29
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

29

QUẢN LÝ ĐIỂM TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM.... 30
2.1. Thông tin vào, ra của hệ thống................................................................

31

2.2. Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng (BLC)........................................

37

2.3. Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu

40

(BLD)....................................................
2.3.1. Biều đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh....................................

40

2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức

40


đỉnh.................................................

41

2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh........................................ 41
2.3.4. Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu.................................................. 41
2.3.5. Mô hình thực thể liên kết (ER).................................................

43
45

CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH................................................

46

3.1. Giao diện chính của chương trình..........................................................

46

3.2. Các chức năng chính của chương trình.................................................. 46
3.2.1. Chức năng cập

46

nhật....................................................................

48

3.2.1.1. Nhập học sinh...............................................................


49

3.2.1.2. Nhập điểm toán hoặc văn............................................

50

3.2.1.3. Nhập điểm các môn học khác......................................

50

3.2.1.4. Nhập hạnh kiểm...........................................................

50

3.2.2. Chức năng khai thác..................................................................
3.2.2.1. Sửa thông tin học
51

4


sinh..................................................
3.2.2.2. Sửa hạnh kiểm..............................................................
3.2.2.3. Sửa điểm Toán, văn......................................................
3.2.2.4. Sửa điểm các môn học khác.........................................
3.2.3. Chức năng tìm kiếm...................................................................
3.2.3.1. Tìm kiếm thông tin học sinh.......................................
3.2.3.2. Tìm kiếm
điểm...............................................................
3.2.4. Chức năng thống kê

...................................................................
3.2.4.1. Thống kê danh sách học sinh giỏi, khá, trung bình,
yếu....................................................................................................................
3.2.5. Chức năng báo cáo....................................................................
3.2.6. Tiện ích - Hệ thống........................................................
KẾT
LUẬN.......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................

5

53
57
65


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, Công nghệ thông tin đang là một lĩnh vực đi đầu của thế giới
cũng như của nhà nước ta. Nó đang phát triển rất nhanh và sẽ còn có những
bước tiến vượt bậc trong một thời gian không xa. Thời đại của Tự động hoá
hoàn toàn. Nhờ có công nghệ thông tin phát triển mà con người có thể quản lý
hiệu quả một khối lượng thông tin khổng lồ, phát triển các ứng dụng phục vụ đa
phương tiện.
Quá trình quản lý là một trong nhưng bài toán tất yếu của vấn đề thời
đại. Những vấn đề quản lý đòi hỏi và yêu cầu quá trình xử lý nhanh chóng,
chính xác, hiệu quả, dễ sử dụng.... đem lại hiệu quả công việc cao hơn so với
các quản lý hiện tại với những dữ liệu khổng lồ mà quá trình phát triển của
nhân loại đặt ra.
Ở nước ta hiện nay là một trong những nước có tỷ trọng phát triển thấp
so với thế giới. quá trình hiện đại hoá đất nước đang diễn ra nhanh chóng và

mạnh mẽ. Quá trình quản lý dần được thay thế để phù hợp với quá trình hiện
đại hoá nghành công việc. Các yêu cầu công việc đòi hỏi những quá trình quàn
lý cao hơn, hiệu quả hơn nhằm dần đưa nước ta tiến dần tới quá trình tự động
hóa.
Vì thế quá trình quản lý được đưa vào và đã trở thành các ứng dụng của
Công Nghệ Thông Tin là một vấn đề cần thiết và tất yếu do yêu cầu công việc
đề ra. Nó sẽ là giải pháp hữu hiệu những vấn đề của công việc. Nó có thể xử lý
những vấn đề mà bằng quá trình quản lý của con người khó mà giải quyết tốt
được. Đồng thời nó cũng tạo ra tính hiệu quả cao, nhanh chóng chính xác, có
độ tin cậy cao hơn nhiều so với cách quản lý thông thường, đồng thời giảm chi
phí một cách đáng kể.
Bài toán Quản lý Điểm THPT (trung học phổ thông) Nguyễn Bỉnh
Khiêm là một trong những bài toán đựơc tạo ra nhằm đáp ứng những yêu cầu
trên. Nó sẽ là một sự thay thế đáng kể, giảm bớt quá trình quản lý bằng tay của
giáo viên giảng dạy, giúp giáo viên có thể thực hiện tốt các công việc chuyên

6


môn của bản thân. Bằng các chức năng được cài đặt sẵn trong chương trình
cũng như tính thực tế cao trong công việc của nhà trường hiện tại cũng như
trong những quá trình phát triển của ngành Giáo dục của tỉnh nhà.
Chương trình quản lý điểm THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng
trong quá trình tìm hiểu và làm việc giảng dạy của bản thân trong nhà trường.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Đức Long, cũng như tập thể các
giáo viên trong trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịp thời chỉ bảo và cung
cấp các thông tin trong việc khảo sát, phân tích, xây dựng hoàn thành chương
trình. Em đã hoàn thành " Đồ án tốt nghiệp " đúng thời hạn được giao.
Vì chương trình quản lý điểm học sinh khá phức tạp và thời gian còn hạn
chế nên chương trình xây dựng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong

nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để chương trình được hoàn chỉnh
hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Yên Hưng, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh

7


CHƯƠNG I
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ
CÀI ĐẶT
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tên đề tài: "Xây dựng chương trình quản lý điểm trường THPT
Nguyễn Bỉnh Khiêm"
1.1.1. Cơ sở lý thuyết lựa chọn đề tài
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của tin học là thành quả vĩ đại của con
người. Công nghệ máy tính đã đạt được những bước đột phá thần kỳ, thế kỷ 21
được xem là thế kỷ của sự bùng nổ thông tin, là thời đại của công nghệ máy
tính. Ngày nay máy tính được áp dụng vào mọi ngành nghề, bất kỳ nơi đâu có
nhu cầu xử lý thông tin nơi đó có tin học, có sự hiện diện của máy tính điện tử.
Chính vì lẽ đó bộ môn tin học đang dần được đưa vào hệ thống môn học chính
thức của học sinh ở các cấp học, nhằm giúp các em tiếp cận và bắt nhịp kịp thời
với tiến độ phát triển, bung nổ thông tin của xã hội, cũng như thế giới. Trong
khối trường học THPT, để quản lý tốt được công việc cập nhật, tính điểm đánh
giá học lực kết quả học tập cho học sinh, cần có một hệ thống quản lý giúp
người quản lý xử lý nhanh chóng đảm bảo đánh giá lực học chính xác của từng
học sinh và đáp ứng được các nhu cầu thực tế thường gặp.

1.1.2 Cơ sở thực tiễn lựa chọn đề tài
(1). Nhận định chung.
Hệ thống quản lý điểm trong trường hiện nay là một hệ thống quản lý thô
sơ, hầu hết các công việc đều được trên giấy tờ, bằng tay, làm việc theo kinh
nghiệm trong những năm công tác mà chưa có một hệ thống quản lý chung
thuân tiện và chặt chẽ nào cả.
-

Việc lưu hồ sơ, điểm của các học sinh trong trường thường được lưu
trữ trong những cuốn sổ của từng giáo viên: giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn.

8


-

Nhiệm vụ tổng kết thống kê được giao cho từng giáo viên quản lý
từng lớp một. Các giáo viên có nhiệm vụ thống kê danh sách rồi mới
được gửi đi.

-

Tìm kiếm, tổng kết điểm của từng loại học sinh cũng phải thông qua
các giáo viên.

-

Vì vậy có rất nhiều hạn chế trong ghi nhận, thống kê và tìm kiếm
điểm của từng học sinh


-

Đối với việc vào điểm thi lại cho học sinh, là phần việc chiếm khá
nhiều thời gian vì công việc vào điểm được thực hiện tất cả đều bằng
thủ công từ việc nhập điểm cho đến việc điều chỉnh kết quả rèn luyện
trong cơ sở dữ liệu.

-

Bên cạnh đó nhu cầu tìm kiếm, lưu trữ, thống kê lại đòi hỏi tính cập
nhật, tra cứu thường xuyên và cần thiết, đồng thời cũng đòi hỏi phải
quản lý lâu dài những học sinh đã học và đang học tại trường cung
như khi ra trường lên khối lượng lưu trữ rất lớn. do đó việc quản lý
được giao cho từng giáo viên sẽ rất khó khăn

(2). Mô tả các vấn đề
 Việc cập nhập (thêm, sửa, xoá) hồ sơ đã ghi vào các sổ ghi chép =>
khó khăn, vất vả, khó thực hiện => có thể sai xót, thiếu tính thực tại.
 Việc tìm kiếm các học sinh thủ công rất mất thời gian tìm kiếm, cần
nhiều sự kết hợp của nhiều giáo viên bộ môn mới có độ chính xác cao, không
lưu trữ được nhiều kỳ học.
 Chỉ tìm kiếm học sinh theo từng lớp, thông qua giáo viên chủ nhiệm
khó có thể tìm kiếm theo điểm tổng kết, hạnh kiểm cụ thể của từng học sinh
theo yêu cầu cụ thể => thiếu tính chính xác.
 Khó có thể biết được số điểm hoc sinh đã có và chưa có => sai xót
trong quá trình xử lý điểm.
Nhìn chung thực tại việc quản lý điểm của học sinh trong trường THCS
Mạo Khê II vẫn chưa hoàn hảo, các giáo viên luôn phải làm thêm giờ sau mỗi
kỳ kiểm tra học kỳ để tổng kết cho kịp tiến độ. Vì vậy cần một chương trình


9


quản lý điểm có thể giải quyết một cách tốt nhất để đảm bảo tính khoa học và
giảm quá trình xử lý bằng giấy tờ cho các giáo viên đồng thời có thể hỗ trợ cho
các giáo viên trong quá trình xử lý điểm.
(3). Thực tế
VẤN ĐỀ

NGUYÊN NHÂN

MỤC ĐÍCH

Việc cập nhập điểm - Do dữ liệu được ghi - Cần có các xử lí,tổ chức
gặp nhiều khó khăn vào các sổ cố định--> dữ liệu tốt
trong xử lí

không dễ chèn vào

1. Linh hoạt, thuận tiện cho

- Số lựơng cập nhập việc thêm ,sửa, xoá và xem
thì nhiều

xét
2. Chứa được lượng dữ liệu
lớn
3. Chứa giao diện để cập


nhập dữ liệu
Vịêc tìm kiếm vất vả - Do trong ghi chép - Cần có cách tổ chức dữ
tốn thời gian, khó có thứ tự khác nhau, liệu linh hoạt, thuận tiện
quản lý

các dữ liệu có thể --> để tìm kiếm nhanh
được

để



nhiều - Dữ liệu luôn được cập

quyển....

nhập đúng và chính xác

- Việc tìm lại gặp nhằm đảm bảo tính chính
nhiều khó khăn và xác cao
mất thời gian
Chỉ có thể tìm kiếm -Trên sổ tìm kiếm - Cần các quản lí dữ liệu
học sinh theo điểm điểm bằng mắt-->khó linh hoạt, thuân tiện cho
từng lớp

, khăn, chậm

việc tìm kiếm, sắp xếp

từng môn học mà khó - Trên sổ khó sắp - Ghi nhận đầy đủ các

có thể tìm theo tên học theo tên đối tượng-- thông tin:mã HS, tên HS,
sinh

>không thể lật từng ngày sinh, điểm, ..........
bộ hồ sơ, sổ để tìm

kiếm
Khó có thể lắm bắt - Việc ghi nhận có thể - Cần có cách xử lí linh

10


được tình hình học tập được nghi vào nhiều hoạt thuận tiên cho viếc sắp
của từng học sinh theo sổ khác nhau do yêu theo thứ tự, tên, ngày
nhiều môn

cầu của từng bộ môn

sinh,học lực.......
- Dữ liệu phải luôn được

cập nhập thường xuyên
Chỉ có thể thống kê - Dữ liệu được ghi - Cần quản lí tốt để đễ dàng
điểm của học sinh trên nhiều sổ khác thống kê một cách đầy đủ ,
theo từng môn, lớp mà nhau, và được từng nhanh gọn, chính xác nhất..
kho co thể thống kê giáo viên khác nhau
theo từng loại hoc quan lí
sinh:học

lực,


hạnh --> khó thống kê

kiểm....

được và mất thời

gian, công sức..
Vấn đề xử lí điểm rất - Dữ liệu nhiều, công - Cần có một hệ thống xử lí
mất thời gian, mà còn việc tính toán đồng nhanh chóng thuận tiện,
có thể thiếu chính xác, thời xen kẽ với việc linh hoạt, dễ xử dụng và
do viêc tính toán bằng dạy học có thể khiến mang lại hiệu qua cao giảm
tay rất mất công

giáo viên không tập thời gian làm việc cũng như
chung lắm vào công xử lí dữ liệu

Dữ

liệu

không

cập

đầy

đủ

không quản lí tốt


việc
nhập - Do dữ liệu cập nhập - Cần một hệ thống quản lí
do không được lưu chữ có thể lữu trữ tốt các dữ liệu
sau khi cập nhập, do được cập nhập.............
không có hệ thống
quản lí việc lưu trữ
quản lí điểm

Mặt khác, việc đưa Tin học vào công tác quản lý làm giảm bớt sức lao
động của con người, tiết kiệm được thời gian, độ chính xác cao và tiện lợi hơn
rất nhiều so với phương pháp thủ công trên giấy tờ. Tin học giúp thu hẹp không
gian lưu trữ, tránh sự thất lạc dữ liệu, tự động hoá hệ thống, cụ thể hoá các

11


thông tin theo nhu cầu của con người. Chính vì những ưu điểm của bài toán
quản lý em đã quyết định chọn đề tài:
"Xây dựng chương trình quản lý điểm trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm".
1.2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
* Thông tin về học sinh, lớp học.
* Nghiên cứu và lựa chọn ngôn ngữ Microsoft Access.
* Khảo sát thực hiện các yêu cầu về quản lý và định hướng phát
triển hệ thống quản lý điểm trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi đề tài thực tập, em tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
* Tìm hiểu cơ chế, chế độ chấm điểm, tính điểm và yêu cầu quản

lý điểm của trường học cấp 2.
* Thiết lập mô hình quản lý điểm của trường.
* Thiết kế bài toán quản lý điểm ở trường THPT theo yêu cầu của
người quản lý.
* Cài đặt và thử nghiệm chương trình.
1.2.3. Mục đích của đề tài
Chọn và nghiên cứu đề tài này, mục đích ban đầu là để bản thân có dịp
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, lấy phần mềm làm minh chứng các
ứng dụng thiết thực của Tin học trong đời sống xã hội.
Thực hiện đề tài này, em có dịp để tìm hiểu khám phá nhiều hơn về ngôn
ngữ lập trình như: Access ... kiểm tra khả năng của mình với việc lập trình.
Điều quan trọng là em muốn bài toán của mình thực hiện được trong thực tế,
giúp người quản lý tiết kiệm thời gian, không gian lưu trữ, có thể đưa ra các
báo cáo một cách nhanh nhất.
1.2.4. Phương pháp giải quyết bài toán
* Chọn ngôn ngữ lập trình là Access
* Tìm hiểu thực tế nhu cầu quản lý điểm và tính điểm khối trường cấp 3.

12


* Phân tích, thiết kế và viết chương trình quản ý điểm trường THPT
Nguyễn Bỉnh Khiêm
* Trao đổi, xin ý kiến những người làm công tác quản lý chuyên môn, để
tìm hiểu rõ hơn về công tác này từ đó có hướng cải thiện chương trình .

1.3. Khảo sát bài toán quản lý điểm trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm
1.3.1. Mô hình của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thị trấn Quảng Yên, huyện Yên

Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Trường nằm tại trung tâm thị trấn Quảng Yên - một thị
trấn có nền kinh tế xã hội phát triển mạnh. Nhà trường có nhiệm vụ đáp ứng
nhu cầu giáo dục ở bậc trung học cơ sở cho con em nhân dân sáu khu phố lớn
phía Đông Nam của thị trấn; cùng với các trường bạn trong địa bàn thực hiện
nhiệm vụ phổ cập THPT và phát triển giáo dục toàn diện trong toàn thị trấn.
Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt được những
thành tích đáng kể, góp phần phát triển giáo dục ở địa phương. Đội ngũ giáo
viên không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ đào tạo và tay nghề. Cơ sở vật
chất thiết bị ngày càng được cải thiện, từng bước hoàn thiện theo quy mô
trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Với những cố gắng đó nhiều năm liên tục
nhà trường đạt được danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của Tỉnh, của Bộ và
được tặng nhiều bằng khen của tỉnh, của Bộ giáo dục&Đào tạo và của Thủ
tướng Chính phủ.
Năm học 2008 - 2009 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có 1.020 học sinh
chia làm 22 lớp theo các khối.
+ Khối 10: Có 8lớp: 398 học sinh
+ Khối 11: Có 7 lớp: 300 học sinh
+ Khối 12: Có 7 lớp : 322 học sinh

- Cán bộ giáo viên:

+ Ban giám hiệu: 3

13


+ Giáo viên: 45
Chia làm 5 tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán: 7
+ Tổ Văn - Sử: 12

+ Tổ Sinh - Hoá - Địa: 13
+ Tổ Lý - Tin: 8
+ Tổ Thể chất - Ngoại ngữ - GD:10
1.3.2. Nhận định chung về việc quản lý điểm tại trường THPT Nguyễn
Bỉnh Khiêm
* Việc quản lý điểm, quản lý việc nhập điểm của học sinh, tổng kết cuối
năm học ở Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện tại được làm bằng tay,
làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm.
- Việc lưu kết quả, tổng kết điểm thì điểm của các khối cuối năm được
lưu lại với các cuốn sổ khác nhau (theo thứ tự) được cất giữ trong tủ đựng, có
ghi ngày tháng và theo các năm học khác nhau, các khối khác nhau.
- Muốn Tìm kiếm Hồ Sơ thì tìm theo ngày tháng và các lớp, các năm và
phải theo thứ tự .
- Vì vậy còn nhiều hạn chế trong việc ghi nhận, việc thống kê danh sách,
việc tra cứu và lập các báo cáo tổng kết.
- Nhu cầu cập nhật hàng ngày điểm của học sinh, việc thay đổi sửa chữa
với thời gian nhanh nhất mà không làm mất nhiều thời gian của người tra cứu.
Vì vậy việc quản lý, tổng kết một cách có hiệu quả và nhanh chóng sẽ trở nên
cấp thiết hơn.
* Sắp tới các trường cấp III sẽ được phổ cập Tin học, chính vì vậy Tin
học hóa việc quản lý điểm cấp III là rất cần thiết.
1.3.3. Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh THPT
(Theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.3.3.1. Đánh giá, xếp loại học lực
Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực
1. Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:

14



a) Hoàn thành chương trình các môn học trong Kế hoạch giáo dục của cấp
THPT
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra
2. Học lực được xếp thành 5 loại: loại giỏi (G), loại khá (K), loại trung bình
(Tb), loại yếu (Y), loại kém (Kém).
Điều 6: Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm
1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình
a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra;
b) Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau một
học kỳ, một năm học.
2. Cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm
khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả dánh giá, xếp loại.
Điều 7: Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra.
1. Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và
kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 1
tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực
hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm kiểm tra:
a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên;
b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên;
c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1.Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học,bao
gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng
môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:

a) Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần:

15


b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần
Điều 9. Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn
học kỳ và cả năm học
- Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;
- Hệ số 1: các môn còn lại
Điều 11. Điểm trung bình môn học
1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài
KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điều 7 của Quy chế này:
ĐKTtx + 2 x ĐKTđk + 3 x ĐKThk
ĐTBmhk =
Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của
ĐTbmhkI với ĐTbmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:
ĐTbmhkI +2 x ĐTBmhkII
ĐTBmcn =
3
Điều 12. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung
bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b...) của từng môn học:
a x ĐTBmhk Toán + b x ĐTBmhk Vật lí +.....
ĐTBhk =
Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình các môn học cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm
trung bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b...) của từng môn học:

a x ĐTBmcn Toán + b x ĐTBmcn Vật lí+.....
ĐTBcn =
Tổng các hệ số
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó có 1 trong 2 môn Toán,
Ngữ văn từ 8,0 trở lên;

16


b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó có 1 trong 2 môn Toán,
Ngữ văn từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó có 1 trong 2 môn Toán,
Ngữ văn từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5.
4. Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học
nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: các trường hợp còn lại.
1.3.3.2. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại
Điều 14. Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học

2. Học sinh thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học
b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để
xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình;
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn
luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.
Điều 15. Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học
lực cả năm học loại yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có điểm
trung bình cả năm học dưới 5,0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho điểm
trung bình cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn học
cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

17


Điều 16. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm
cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,
hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ
hè được thông báo đến chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn nơi học sinh
cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn
thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về
hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 17. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh
kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt
hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên .

1.3.3.3. Trách nhiệm trong đánh giá, xếp loại học sinh
a) Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Thường xuyên kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp, giúp hiệu
trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo quy định của quy, xác nhận
việc sửa chữa điểm của từng môn học ở cuối mỗi trang ghi điểm.
2. Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực học kỳ
(cả năm ) cho học sinh.
3. Đề nghị danh sách những học sinh được lên lớp ,những học sinh phải
kiểm tra lại các môn học ,phải rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm và
những học sinh không được lên lớp
4. Lập danh sách đề nghị khen thưởng đối với học sinh cuối mỗi năm
học .
5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ học sinh kết quả đánh giá,
xếp loại về hạnh kiểm, học lực, được lên lớp, không được lên lớp, danh
hiệu thi đua của học sinh trong lớp cuói mỗi học kỳ và cả năm học nhận

18


xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện và ghi vào học bạ của học sinh
mỗi cuối năm học.
6. Phổ biến quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT đến cha mẹ học sinh
b) Trách nhiệm của giáo viên bộ môn
- Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm, ghi nhận xét vào bài kiểm
tra từ một tiết trở lên và ghi trực tiếp ghi điểm kiểm tra vào sổ gọi tên và
ghi điểm theo quy định tại hướng dẫn sử dụng sổ điểm .
- Tính điểm trung bình, xếp loại môn học theo học kỳ (cả năm) và trực
tiếp ghi kết quả đó vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ học sinh theo
quy định.
c) Trách nhiệm của hiệu trưởng

- Hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong nhà truờng
nắm vững và thực hiện đúng quy chế đánh giá, xếp loại học sinh.
- Thường xuyên xem xét việc thực hiện quy định về kiểm tra cho điểm
của giáo viên bộ môn để có biện pháp xử lý kịp thời những trường hợp chưa
thực hiện tốt: từng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi
điểm của tất cả các lớp trong trường.
- Kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại và ghi kết quả đánh giá, xếp
loại học sinh vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ học sinh của giáo viên bộ
môn, giáo viên chủ nhiệm của lớp.
- Xét duyệt danh sách những học sinh được lên lớp, không được lên lớp,
danh hiệu thi đua của học sinh, danh sách những học sinh phải kiểm tra lại các
môn học, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm của các lớp vào cuối năm học. Phê
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh vào học bạ học sinh sau khi đã được
ghi đầy đủ nội dung, có nhận xét và chữ ký của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm lớp.
- Ấn định thời gian và tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định tại
điều 12 của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THPT, duyệt và công bố danh
sách những học sinh được lên lớp sau khi thực hiện kiểm tra hoặc rèn luyện
thêm về hạnh kiểm trươc khi bước vào năm học mới.

19


- Xét và quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật đối với giáo viên bộ
môn ,giáo viên chủ nhịêm trong lớp trong việc thực hiện đánh giá, xếp loại học
sinh.

1.4 GIỚI THIỆU VÀ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT
1.4.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
Visual Basic được xem là một công cụ phát triển phần mềm và là một

ngôn ngữ lập trình phổ dụng nhất trên thế giới hiện nay.
Visual Basic 2.0 đã từng nhanh hơn, mạnh hơn và thậm chí dễ dùng hơn
Visual Basic 1.0. Visual Basic 3.0 bổ sung các cách thức đơn giản để điều khiển
các cơ sở dữ liệu mạnh nhất sẵn có. Visual Basic 4.0 lại bổ sung thêm phần hỗ
trợ phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trình chuyển Visual Basic thành một ngôn
ngữ lập trình hướng đối tượng đầy đủ. Visual Basic 5.0 đã bổ sung khả năng tạo
các tập tin thi hành thực sự, thậm chí có khả năng tạo các điều khiển riêng. Và
giờ đây, Visual Basic 6.0 bổ sung một số tính năng ngôn ngữ đã được mong đợi
từ lâu, tăng cường năng lực Internet, và cả các tính năng cơ sở dữ liệu mạnh
hơn.
Mặt khác, điểm tiện lợi khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm
thời gian và công sức so với các ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng
một ứng dụng.
Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual) nghĩa là
khi thiết kế chương trình, ta nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao
diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập
trình khác, Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng, màu sắc,
kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng.
Một khả năng khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư
viện liên kết động DLL (Dynamic Link Librảy). DLL chính là phần mở rộng
cho Visual Basic tức là khi xây dựng một ứng dụng nào đó có một số yêu cầu
mà Visual Basic chưa đáp ứng đủ, ta viết thêm DLL phụ trợ.
Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước:

20


- Thiết kế giao diện (Visual Programming). Do Visual Basic là ngôn ngữ
lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giao diện rất đơn giản, hiệu quả
bằng cách đưa các đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số thuộc tính

của các đối tượng đó. Thiết kế giao diện tức là thiết kế các hình dạng của Form,
bố trí các Control trên đó.
- Viết lệnh (Code Programming). Việc viết lệnh của Visual Basic 6.0
cũng giống như viết lệnh của các ngôn ngữ lập trình khác, nó cũng tuân theo
các cấu trúc của một ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên việc viết lệnh trong Visual
Basic thuận tiện hơn so với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các ngôn ngữ bậc
thấp như Pascal, C...Visual Basic có đặc điểm tự kiểm tra cú pháp khi viết lệnh.
Khi viết xong một dòng lệnh và qua một dòng lệnh khác thì Visual Basic tự
kiểm tra câu lệnh vừa viết mà không phải chạy chương trình kiểm tra.
Ngoài ra Visual Basic 6.0 còn có các tính năng nhúng các chương trình
ứng dụng khác vào trong chương trình của Visual Basic, giúp cho người lập
trình linh hoạt trong quá trình làm việc. Đặc biệt Visual Basic 6.0 còn hỗ trợ,
cung cấp cho bạn các công cụ kết nối cơ sở dữ liệu một cách đơn giản trong
việc xây dựng các chương trình ứng dụng nhân sự ứng dụng cuộc sống hàng
ngày.
1.4.2. Giới thiệu về ngôn ngữ Access
Từ cuối những năm 80, hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành
Windows, đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển các ứng dụng phần mềm
trên nền Windows. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất đi kèm lúc đó là bộ
phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Từ đó đến nay, bộ phần mềm
này vẫn chiếm thị phần số 1 trên thế giới trong lĩnh vực Tin học văn phòng.
Ngoài những ứng dụng về văn phòng quen thuộc phải kể đến như: MS
Word - để soạn thảo tài liệu, MS Excel - bảng tính điện tử, MS Powerpoint Trình chiếu báo cáo;...còn phải kể đến phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu rất nổi
tiếng đi kèm: MS Access.
Vậy một câu hỏi đặt ra: Access làm được gì và những ứng dụng của nó
trong thực tế?

21



Microsoft Access là Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDMS - Relational
Database Management System), trong đó có sẵn các công cụ hữu hiệu và tiện
lợi để tự tạo viết các chương trình cho hầu hết các bàI toán thường gặp trong
quản lý, thống kê, kế toán. Hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử dụng - bởi lẽ giao
diện sử dụng phần mềm này gần giống hệt một số phần mềm khác trong bộ MS
Office quen thuộc như: MS Word, MS Excel. Với Access, người dùng không
phải viết từng câu lệnh cụ thể như trong Pascal, C hay Foxpro mà chỉ cần tổ
chức dữ liệu, thiết kế yêu cầu, công việc cần giải quyết để nhanh chóng có được
một phần mềm hoàn chỉnh với giao diện thuận tiện.
Hơn nữa, Access còn cung cấp hệ thống công cụ phát triển khá mạnh đi kèm
(Development Tools). Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triểnn phần mềm đơn
giản trong việc xây dựng trọn gói các dự án phần mềm quản lý quy mô vừa và
nhỏ. Đặc biệt những ai muốn học phát triển phần mềm thì đây là cách dễ học
nhất, nhanh nhất giải quyết bài toán này.
Hiện nay thường sử dụng 4 phiên bản Access là: Access 2.0, Access 97,
Access 2000, Access 2003. Về cơ bản, các phiên bản tuy khác nhau nhưng cách
sử dụng gần giống nhau. Mỗi phiên bản chỉ khác một số tính năng đặc biệt và
một chút về giao diện. Với những phiên bản mới thì các thao tác sử dụng ít đi,
dơn giản hơn và giao diện rất thân thiện.
Sáu đối tượng công cụ mà Access cung cấp là: Bảng (Table), Truy vấn
(Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), Macro và đơn thể (Module).
Bảng có cấu trúc tương tự như một tệp DBF của Foxpro được dùng để lưu
trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL). Một CSDL thường gồm nhiều bảng có
quan hệ với nhau.
Truy vấn là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm
kiếm dữ liệu trên các bảng . Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp
kết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng, gọi là DynaSet. DynaSet là
bảng kết quả trung gian, không được ghi lên đĩa và nó sẽ bị xoá khi kết thúc
truy vấn. Tuy nhiên có thể sử dụng một DynaSet như một bảng để xây dựng các


22


truy vấn khác. Chỉ với truy vấn đã có thể giảI quyết khá nhiều dạng toán trong
quản trị cơ sở dữ liệu.
Mẫu biểu thường được tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế
giao diện chương trình. Tuy có thể nhập liệu trực tiếp vào các bảng, nhưng mẫu
biểu sẽ cung cấp nhiều khả năng nhập liệu tiện lợi như: nhận dữ liệu từ một
danh sách, nhận các hình ảnh, nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều bảng. Mẫu
biểu còn cho phép nhập các giá trị riêng lẻ (không liên quan đến bảng) từ bàn
phím. Mẫu biểu còn có một khả năng quan trọng khác là tổ chức giao diện
chương trình dưới dạng một bảng nút lệnh hoặc một hệ thống menu.
Báo biểu là công cụ tuyệt vời phục vụ công việc in ấn, nó có thể cho các
khả năng :
- In dữ liệu dưới dạng bảng .
- In dữ liệu dưới dạng biểu.
- Sắp xếp dữ liệu trước khi in .
- Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu tới 10 cấp .Cho phép thực hiện
các phép toán để nhận được dữ liệu tổng hợp trên mỗi nhóm . Ngoài ra, dữ liệu
tổng hợp nhận được trên các nhóm lại có thể đưa vào các công thức để nhận
được sự so sánh, đối chiếu trên các nhóm và trên toàn báo cáo.
- In dữ liệu của nhiều bảng có quan hệ trên một báo cáo .
Macro bao gồm một dẫy các hành động (Action) dùng để tự động hoá một
loạt các thao tác. Macro thường dùng với mẫu biểu tổ chức giao diện chương
trình.
Đơn thể là nơi chứa các hàm, thủ tục viết bằng ngôn ngữ Access Basic.
Mặc dù các công cụ mà Access cung cấp khá đầy đủ, nhưng lẽ dĩ nhiên là
không thể bao quát được mọi vấn đề đa dạng của thực tế. Có thể đơn cử vài ví
dụ.Giả sử đã có một bảng chứa các thông tin của một danh sách thí sinh.Bằng
công cụ Truy vấn ta có thể sắp xếp danh sách theo tên thí sinh, nhưng ta không

thể đánh số báo danh và số phòng thi cho các thí sinh. Một ví dụ khác: Giả sử
đã có thông tin về điểm của một lớp học. Ta cần phân loại học sinh theo điểm

23


và tạo thêm một trường để ghi kết quả phân loại. Điều này cũng khó mà thực
hiện bằng các công cụ của Access.
Ngôn ngữ VBA sẽ giúp giải quyết những phần việc lắt léo mà các công cụ
của Access bó tay, do đó làm tăng thêm sức mạnh của Access. Khi xây dựng
một phần mềm, ta có thể viết thêm những đoạn chương trình (dưới dạng thủ
tục/hàm) để hỗ trợ cho Access. Các hàm, thủ tục của Access Basic sẽ trợ giúp
giảI quyết những phần việc khó mà công cụ không làm nổi.
Thực tế từ trước đến nay, những công việc liên quan đến tính toán đều được
thực hiện hoặc là trực tiếp trên máy tính tay, hoặc là làm trên bảng tính Excel.
Nhưng nhược điểm khi sử dụng những công cụ đó thể hiện rất rõ là dữ liệu
không được lưu lại để dễ kiểm tra sau này hay dữ liệu được lưu lại nhưng tính
bảo mật không cao. Với bộ môn lập trình Access thì những vấn đề trên đều
được giải quyết một cách đơn giản, nhanh chóng.
Trên đây là những lý do để em chọn ngôn ngữ Visual Basic 6.0 làm ngôn ngữ
viết cho chương trình và kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
2003 để xây dựng chương trình "Quản lý điểm ở trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm”

24


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

2.1. Thông tin vào, ra của hệ thống
Căn cứ vào yêu cầu thực tế, mục đích chính của hệ thống quản lý điểm là hỗ
trợ đắc lực cho công tác quản lý điểm trong trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm,
do đó hệ thống quản lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-

Hệ thống phải dễ sử dụng, có tính khả thi, đầy đủ thông tin, tránh dư
thừa dữ liệu, giao diện ưa nhìn

-

Hỗ trợ cho công tác quản lý trong việc cập nhật, sửa đổi, tìm kiếm,
thống kê, báo cáo các thông tin liên quan đến học sinh và điểm của học
sinh trong quá trình học tập và rèn luyện của các học sinh tại trường học

-

Tự động hoá ở mức nhất định các công việc: Tính điểm trung bình của
học sinh trong từng môn học của từng học kỳ, cả năm, thống kê bảng
điểm từng học sinh, từng lớp, toàn khối. Đưa ra danh sách học sinh giỏi,
tiên tiến, học sinh thi lại, học sinh lưu ban.

-

Kiết xuất các biểu mẫu thống kê một cách khoa học, hay chi tiết theo
yêu cầu của người sử dụng. để từ đó có thể dễ dàng đưa ra các thông tin
chính xác về các thông tin của toàn bộ học sinh trong trường học cũng
như những thông tin về quá trình học tập của học sinh

-


Đóng vai trò tích cực nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điểm
trong trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: nhanh chóng, chính xác, hiệu
quả, đặc biệt là giảm thiểu sức người một cách tích cực ( khi làm việc
tổng kết cuối kỳ học hay cuối năm yêu cầu tất cả giáo viên trong trường
đều phải tính toán ) chỉ cần một người quản lý để nhập thông tin điểm
của các môn học.

-

Tiết kiệm thời gian làm việc. Tất cả các thủ tục làm trên giấy tờ đều
được may thực hiện một cách chuẩn xác và nhanh gọn từ đó giáo viên

25


×