Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.57 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 9
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Nghe tin quân của Trần Quốc Tuấn không chặn được giặc, phải lui quân, vua
Trần lo lắng, bỏ cả ăn cơm, vội vã đi thuyền đến gặp và hỏi Quốc Tuấn: thế giặc mạnh,
giết hại nhân dân tàn bạo, có nên hàng giặc không. Trần Quốc tuấn trả lời: "Nếu bệ hạ
(vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".
( Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
a) Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1 điểm )
b) Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên, cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp. (1
điểm )
c) Tiếp bước truyền thống ông cha, trong giai đoạn đất nước hiện nay, em cảm thấy
mình cần phải làm gì? (viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 6 dòng) (1 điểm )
Câu 2: (3 điểm)

Từ hai hình ảnh trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) nêu
suy nghĩ của em về việc thực hiện văn hóa xếp hàng trong đời sống hiện nay.
Câu 3: (4 điểm)
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và
trò chuyện đó.
Hết

ĐÁP ÁN


Câu 1:
a) Nội dung chính:
Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của Trần Quốc Tuấn. (1 điểm)
b) Tìm lời dẫn và xác định.


- Lời dẫn: "Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy
hàng". (0,5 điểm)
- Lời dẫn trực tiếp (0,5 điểm).
c) Viết đoạn văn
- Gìn giữ, phát huy truyền thống ông cha.
- Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức góp phần xây dựng đất nước.
- Khi đất nước lâm nguy (có giặc ngoại xâm) thế hệ trẻ cần có tinh thần sẵn sàng xả thân
bảo vệ tổ quốc.
Câu 2
a. Giải thích
- Xếp hàng là cách đứng có tuần tự, có người trước, người sau, cứ hết lượt người này
thì sẽ đến lượt người khác theo một thứ hạng nhất định.
- Văn hóa xếp hàng được hiểu là tất cả mọi người trong một cộng đồng chung đều thừa
nhận và thực hiện việc xếp hàng, có trước có sau, không chen lấn, xô đẩy hay tạo thành
sự hỗn loạn khủng khiếp.
- Nêu biểu hiện của việc xếp hàng hiện nay.
b) Nguyên nhân
– Do tính ích kỉ, thiếu kiên nhẫn của con người
– Tâm lí đám đông
– Không được “dạy dỗ” về văn hóa xếp hàng
c) Hậu quả
– Không có văn hóa xếp hàng dường như cũng là yếu tố khiến người Việt Nam ta càng
ngày càng trở nên lạc hậu với các nước trên thế giới.
– Là nguyên nhân của nạn hối lộ, chạy chọt … khiến xã hội ngày càng mất công bằng
hơn.
– Con người Việt Nam thiếu kỉ luật, nhẫn nại và không mấy “ văn minh”. Đây là vấn đề
gián tiếp làm mất đi hình ảnh người Việt Nam dưới con mắt của bạn bè quốc tế.
d) Giải pháp
- Văn hóa xếp hàng vốn không phải là văn hóa đặc trưng của bất cứ dân tộc nào trên
thế giới, nó xuất phát từ “kỉ luật” mà con người tu dưỡng đạo đức hàng ngày

- Pháp luật cần phải chặt chẽ hơn, phối hợp với giáo dục về tính kỉ luật, văn minh.
Câu 3:
1/ Mở bài:
- Giới thiệu sự việc: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Nhân vật chính là em.
- Tình huống xảy ra câu chuyện: Ở đâu? Khi nào?
2/ Thân bài: kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định.
- Sự việc mở đầu: gặp anh lính lái xe (có thể miêu tả ngoại hình những người lính, miêu
tả những chiếc xe không kính)
- Sự việc phát triển: đặt câu hỏi, các anh trả lời.


+ Tư thế hiên ngang, tình yêu thiên nhiên (ung dung buồng lái ta ngồi, sao trời, canh
chim ...)
+ Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm khi lái những chiến xe không kính
(gió xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng, mưa tuôn mưa xối, ...).
+ Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ (phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha, ...)
+ Tình đồng chí đồng đội: "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi". Cùng ăn uống trò chuyện như
anh em trong gia đình.
+ Ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- Sự việc kết thúc: chia tay anh lính.
3/ Kết bài: Cảm nghĩ của em về các anh lính Trường Sơn: khâm phục, tự hào, quyết tâm
học tập để xứng đáng với thế hệ đi trước.
Lưu ý: Trong khi kể phải kết hợp.
- Miêu tả và miêu tả nội tâm.
- Thể hiện tình cảm và thái độ của của mình trước sự việc và con người.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×