Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.69 KB, 5 trang )

Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong
công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
Nguyễn Thanh Lý
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Giao dịch có khả năng tư lợi; Công ty cổ phần
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, mô
hình kinh tế nhiều thành phần hình thành, phát triển đã mang đến cho nền kinh tế Việt Nam những
nét đặc thù rõ rệt so với các nền kinh tế ở các quốc gia khác trên thế giới. Hệ thống công ty hiện nay
của chúng ta là hệ quả tất yếu từ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế trong hơn 20 năm qua.
Với cấu tạo đa dạng và phức tạp, hoạt động của công ty nhà nước, công ty tư nhân, công ty có vốn
đầu tư nước ngoài đều có những đặc điểm và mang lại những giá trị riêng, không thể phủ nhận sức
ảnh hưởng mạnh mẽ của công ty đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, nhiệm vụ của Nhà
nước là tạo ra những cơ chế điều tiết hiệu quả đối với các công ty này trên cơ sở đảm bảo công
bằng, bình đẳng cho các đối tượng tham gia vào công ty và vì lợi ích chung của nền kinh tế - xã hội.
Về bản chất công ty chính là một hợp đồng, khi góp vốn vào công ty các thành viên đã tự
nguyện cam kết vào một khế ước chung mà nền tảng là nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do kết ước
và tự do lập hội. Một công ty hiệu quả, đạt được mục đích chung mà các thành viên hướng tới đòi
hỏi các thành viên trong công ty phải thiện chí, thực hiện công việc của công ty như thực hiện công
việc của chính bản thân mình [13] [8]. Xét về mục tiêu thì pháp luật điều chỉnh chung, điều lệ công
ty và các văn bản nội bộ của công ty luôn hướng tới việc làm sao để đạt được những hiệu quả trên.
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của công ty, không phải lúc nào các thành viên trong công ty
cũng thực hiện đúng thỏa thuận chung và nghĩa vụ của mình.
Thực tế, vấn đề lợi dụng công ty để tư lợi cho bản thân đã và đang diễn ra ngày càng phức
tạp, đáng báo động ở Việt Nam. Luận giải cho thực tế này cũng rất dễ hiểu bởi kinh doanh vốn là
hoạt động đa dạng và phức tạp trong khi nghĩa vụ trên của các thành viên xuất phát từ nền tảng đạo
đức, những đòi hỏi về tính thiện chí, trung thực, cẩn trọng đều rất mơ hồ và khác nhau trong những


tình huống khác nhau. Vì vậy, các thành viên trong công ty rất có thể bỏ qua lợi ích của công ty,
của các chủ sở hữu khác để mưu lợi và thu lợi riêng cho bản thân thông qua các giao dịch của công
ty.
Các giao dịch tư lợi nảy sinh sẽ gây thiệt hại về tài sản, uy tín của công ty, ảnh hưởng đến
quyền lợi của các thành viên công ty, của các chủ thể có quyền lợi liên quan, kéo theo đó là ảnh
hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ của công ty khi công ty không còn đủ tài sản để thanh toán các
khoản nợ cho các chủ nợ. Ở phạm vi rộng hơn, các giao dịch tư lợi làm thất thoát tài sản của Nhà
nước và xã hội, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đạo


đức kinh doanh và nền kinh tế của quốc gia. Do đó, kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi là vô
cùng cần thiết và cấp bách nhằm bảo vệ lợi ích cho không chỉ bản thân công ty và các thành viên
công ty mà còn đảm bảo quyền lợi của tất cả các chủ thể tham gia giao dịch với công ty, vì lợi ích
chung của quốc gia và toàn xã hội.
Trên thế giới, kiểm soát giao dịch tư lợi không còn là mới mẻ, nhưng pháp luật Việt Nam
chưa có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề này trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù,
Luật Doanh nghiệp 1999 đã tạo bước khởi đầu cho việc xác lập cơ chế kiểm soát giao dịch có khả
năng tư lợi và cơ chế này được cải thiện hơn ở Luật Doanh nghiệp 2005. Pháp luật hiện tại về kiểm
soát giao dịch có khả năng tư lợi đã xác định hai loại giao dịch có khả năng tư lợi là đối tượng bị
kiểm soát gồm: giao dịch giữa công ty với những người có liên quan và giao dịch có giá trị tài sản
lớn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh doanh vốn đã đa dạng và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ tiêu cực thì việc hoàn thiện pháp luật nhằm kiểm soát các giao dịch có khả năng tư
lợi là rất cần thiết và cấp bách. Đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
việc hạn chế và kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
một môi trường kinh doanh lành mạnh.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công
ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan đến kiểm soát các giao
dịch có khả năng tư lợi. Cụ thể, luận văn nghiên cứu về các giao dịch có khả năng tư lợi là đối

tượng bị kiểm soát và các biện pháp nhằm kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các giao dịch có khả năng tư lợi trong mô
hình công ty cổ phần. Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định liên quan đến kiểm soát giao dịch
có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần trong luật Doanh nghiệp, đồng thời có sự liên hệ với các
quy định trong một số luật liên quan như: Luật Phá sản, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Chứng
khoán…
3. Tình hình nghiên cứu
Kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi đã được đề cập khá nhiều, đặc biệt là từ sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Vấn đề này đã được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu kinh tế, luật học
rất quan tâm, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sỹ “Một số vấn đề
pháp lý về giao dịch trục lợi” của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm; Luận văn thạc sỹ “Kiểm soát các
giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005” của tác giả
Ngô Thị Bích Phương; bài viết trên Tạp chí Luật học số 1/2004 “Kiểm soát các giao dịch tư lợi
trong công ty theo Luật Doanh nghiệp” của Ths. Lê Đình Vinh; bài viết “Kiểm soát các giao dịch
có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp 2005” của Ths. Trần Thị Bảo Ánh... Ngoài ra,
vấn đề kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi cũng đã được đề cập trong một số giáo trình và sách
tham khảo của các trường đại học như: Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân
của PGS.TS Ngô Huy Cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, kiểm soát giao
dịch tư lợi cũng là chủ đề của một số diễn đàn chia sẻ nghiên cứu khoa học gần đây.
Tuy nhiên, những công trình khoa học và những bài viết đã nghiên cứu đều tiếp cận vấn đề
kiểm soát giao dịch tư lợi ở góc độ chung nhất hoặc chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp là Luật
Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 chưa sửa đổi, bổ sung. Có thể khẳng định rằng, cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về các giao dịch có khả năng tư lợi trong phạm vi mô
hình công ty cổ phần. Các công trình nghiên cứu trên chưa có sự nghiên cứu sâu và kết nối giữa
Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác như: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Chứng
khoán,… và một số quy định của quốc tế. Từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 được sửa đổi bổ sung
năm 2009 ra đời đến nay đã 8 năm và Luật Doanh nghiệp 2005 lại tiếp tục nằm trong đề án đưa ra
sửa đổi, bổ sung lần thứ 2, cộng với quá trình hội nhập khu vực, hội phập quốc tế phát triển mạnh
mẽ (đánh dấu bằng việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN, ASEM, APEC và WTO),



chưa có một công trình nghiên cứu nào về đề tài kiểm soát giao dịch tư lợi ở góc độ pháp lý chuyên
sâu và phạm vi nghiên cứu như tác giả đề xuất.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao dịch có
khả năng tư lợi và pháp luật về kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần;
phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát các giao dịch
có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay; để từ đó đề xuất các định hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần
ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao dịch có khả năng tư lợi và pháp luật về
kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần;
- Nghiên cứu so sánh về kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về kiểm soát các giao dịch có khả
năng tư lợi trong công ty cổ phần ở một số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến
giao dịch có khả năng tư lợi và kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi theo pháp luật Việt Nam;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát các giao dịch có khả
năng tư lợi trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay;
- Nghiên cứu, đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát các giao
dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát giao
dịch có khả năng tư lợi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác-Lênin. Đây là phương pháp khoa học vận
dụng nghiên cứu trong toàn bô luận văn để đánh giá khách quan sự thể hiện của các quy định pháp
luật về giao dịch có khả năng tư lợi nói riêng và vấn đề về quản trị công ty nói chung.
Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp

thống kê, phương pháp lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ các
vấn đề liên quan đến kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi giữa pháp luật Việt Nam và pháp
luật quốc tế, qua đó thấy được sự tương đồng, khác biệt của Việt Nam và quốc tế làm luận cứ xác
thực cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục những bất cập của pháp luật hiện nay về kiểm soát
giao dịch tư lợi.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch có
khả năng tư lợi và kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi. Về mặt lý luận, luận văn đưa ra cái nhìn
tổng quan về giao dịch có khả năng tư lợi qua khái niệm và đặc điểm của giao dịch tư lợi, tác động
của giao dịch có khả năng tư lợi, đồng thời xác định cấu trúc của pháp luật về kiểm soát giao dịch
có khả năng tư lợi. Về mặt thực trạng, trên cơ sở phân tích, tổng hợp quy định pháp luật điều chỉnh
và thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi, luận văn đưa ra những nhận
định, đánh giá. Từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao
dịch có khả năng tư lợi và cơ chế nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận, luận văn được kết cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giao dịch có khả năng tư lợi và pháp luật về kiểm soát
các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty cổ phần;
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty
cổ phần theo pháp luật Việt Nam;


Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát các giao dịch có khả
năng tư lợi trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.

References
I. Tiếng Việt
1.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) (2003), Báo cáo bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà Nội;
2.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Luật công
ty một số nước trên thế giới, Hà Nội;
3.
Ths. Trần Thị Bảo Ánh (2005), Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật
Doanh nghiệp 2005, Tạp chí Lập pháp;
4.
Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp: Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB
Trẻ, TPHCM;
5.
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyên Đình Cung (2009), Công ti vốn, quản lý và tranh chấp theo
Luật doanh nghiệp năm 2005, Nxb. Tri thức, tr. 326, 324;
6.
Nguyễn Đình Cung (2008), Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam: quy định của pháp luật,
hiệu lực thực tế và vấn đề, CIEM/GTZ, Hà Nội;
7.
PGS.TS. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng phần chung, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội;
8.
PGS.TS. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại phần chung và thương nhân;
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
9.
ThS. Ngô Huy Cương (2003), “Công ty: Từ bản chất đến các loại hình”, Chuyên san Kinh tế
- Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, (1), Hà Nội;
10. Friedrich Kuebler, Juergen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng Hòa Liên bang
Đức, NXB Pháp lý, tr.42.
11. Henry Hansmann & Reinier Kraakman (2005), Luật công ty là gì, Chương trình giảng dạy
kinh tế Fullbright, bài giảng lớp đào tạo cao cấp luật tháng 1/2005, TPHCM;
12. Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các
mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí khoa học pháp lý số 6;
13. Bùi Xuân Hải (2007), Học thuyết đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam, Tạp

chí khoa học pháp lý số 4;
14. Ngô Thị Bích Phương (2007), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo quy
định của Luật doanh nghiệp năm 2005”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội;
15. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2005), “Góp ý dự thảo Luật doanh nghiệp (thống nhất)”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số7, Hà Nội;
16. PGS.TS Nguyễn Như Phát, Quyền tự chủ về vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước;
17. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2002), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, trang
32;
18. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2008), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an Nhân Dân;
19. Đỗ Đăng Khoa, Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
20. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội;
21. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2002), “Quyền tài sản trong cải cách kinh tế: Quan niệm, một số
bài học nước ngoài và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11, Hà Nội;
22. Nguyễn Minh Mẫn (1996), Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện
kinh tế thị trườngViệt Nam, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội;
23. Quốc hội (2005), Luật Phá sản số;
24. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11;
25. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp năm 1999;


Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11;
Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11;
Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11;
Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Raymond Mallon & CIEM (2004), Cải cách các quy định về kinh doanh: Cẩm nang dành cho
các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, dự án nâng cao nâng lực cạnh tranh - VNCI, Hà
Nội;
31. Ronald Gilson (2004), Tầm quan trọng của quản trị công quản trị công ty niêm yết, Hội nghị
bàn tròn Châu Á về quản trị doanh nghiệp, Lý do tại sao quản trị doanh nghiệp được quan

tâm tại Việt Nam, Hà Nội;
32. Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1999), Đại từ điển tiếng Việt
33. Trịnh Đức Thảo (1999), Khung pháp luật và khung pháp luật kinh tế, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 10;
34. Trần Thanh (2010), "Buông", Báo Tiền phong, số 192;
35. Thomas Heller (2003), Trung Quốc và quy chế quản trị công ty, Bài thuyết trình tại buổi tọa
đàm về các thiết chế pháp lý cần thiết cho phát triển kinh tế, Bộ Tư pháp, Hà Nội;
36. Lê Minh Toàn (2014), Khung pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam hiện nay,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải
cách thể chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
37. Trần Thị Lệ Thủy & Nobuyuki Yasuda (2000), “Điều hành và giám sát công ty ở Mỹ và Nhật
Bản”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (01), Hà Nội;
38. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, UNDP & GTZ (2004), Thời điểm cho sự thay
đổi: Đánh giá luật doanh nghiệp và kiến nghị, Hà Nội;
39. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty
ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine, Hà Nội;
40. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (1990), Kinh nghiệm tổ chức công ty cổ phần,
Hà Nội;
41. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2010), Báo cáo rà soát, đánh giá quy định
pháp luật và thực trạng quản trị DNNN.
42. Ths. Lê Đình Vinh (2004), Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty theo luật doanh
nghiệp, Tạp chí Luật học số 1
II. Tiếng Anh
43. John Farrar (2005), Corporate Governance: Theories, Principles, and Practice
44. John Farrar (2003), Comparative Corporate Governance
45. The OECD, The OECD Principles of Corporate, www.oecd.org
46. The OECD, The OECD Guidelines on Corporate Governance of State-Owned Enterprises,
www.oecd.org
26.
27.

28.
29.
30.



×