Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cong van huong dan ve viec thuc hien nhiem vu Giao duc Lao dong Huong nghiep nam hoc 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.79 KB, 7 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Số: 998/SGD&ĐT-GDCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 8 năm 2010

V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ GDLĐHN năm học 2010-2011.

Kính gửi:
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, thị xã, thành phố;
- Giám đốc trung tâm: GDTX tỉnh, KTTH-HN, GDTX, GDTX-HN-DN huyện, thị
xã, thành phố.
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010;
Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &
Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011;
Sở đánh giá việc triển khai nhiệm vụ giáo dục lao động hướng nghiệp (GDLĐHN)
năm học 2009 - 2010 và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDLĐHN năm học 2010-2011 như
sau:
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ GDLĐHN NĂM
HỌC 2009 – 2010.
1. Tình hình chung.
Năm học 2009-2010, nhiệm vụ GDLĐHN tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo toàn
diện của Lãnh đạo Ngành: yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nhiều giải pháp phân luồng
mạnh mẽ sau mỗi cấp học, tham mưu chính sách tài chính cho dạy nghề phổ thông và liên kết
đào tạo nghề trình độ trung cấp (TCN), cơ sở vật chất (CSVC) tiếp tục được đầu tư, đội ngũ giáo
viên (GV) được bổ sung, ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDLĐHN của


cán bộ quản lý (CBQL) các cấp, ý thức phân luồng trong học sinh ngày càng chuyển biến rõ nét.
Tuy vậy, giáo viên dạy nghề được đào tạo đúng chuẩn vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất như
thiết bị dạy học, vườn, xưởng thực hành….chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình dạy học nghề do Bộ GDĐT ban hành. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động
GDLĐHN tại các địa phương.
2. Một số kết quả đạt được.
- Công tác tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của việc phân luồng học sinh (HS) sau mỗi
cấp học được đẩy mạnh; tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT ngày
càng giảm, đăng ký thi, xét tuyển vào học nghề, học TCCN ngày càng tăng, tỷ lệ HS trúng
tuyển đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) phù hợp năng lực, sở trường, hoàn cảnh bản thân, gia đình
ngày càng lớn.
- Công tác tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên: Sở tham mưu trình UBND
tỉnh quyết định sáp nhập trung tâm KTTH-HN với trung tâm GDTX Kỳ Anh thành trung tâm
GDTX-HN-DN Kỳ Anh, chủ trương sáp nhập trung tâm GDTX và KTTH-HN Thạch Hà,
Hương Khê, Đức Thọ nhằm tạo điều kiện tận dung CSVC, đội ngũ GV để thực hiện cả 3 chức
năng GDTX, HN và liên kết đào tạo nghề trên địa bàn, phù hợp với chủ trương của Bộ GDĐT.
Một số trung tâm như Thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang tiếp tục tìm nguồn
lực đầu tư xây dựng CSVC, cải tạo, tu bổ, chỉnh trang khuôn viên, tạo môi trường sư phạm hấp
dẫn, thu hút người học. Thiết bị dạy học được Sở cung cấp, các trung tâm tăng cường mua sắm
thêm: Sở cung cấp 28 máy vi tính cho 3 trung tâm Kỳ Anh, Hương Sơn, Nghi Xuân phục vụ

1


dạy học, trung tâm Thạch Hà, Hương Sơn, Kỳ Anh xây dựng phòng thực hành nghề Cơ khí,
Điện dân dụng và Công nghiệp, Tin học đáp ứng yêu cầu dạy thực hành HS trung cấp nghề
(TCN) tại chỗ, giảm chi phí đi học xa nhà cho các em; trong năm học, Sở hổ trợ 1,1 tỷ VNĐ
kinh phí đào tạo TCN cho các trung tâm, được phân bổ công khai theo số học sinh. Về đội ngũ:
Sở tuyển dụng và phân bổ 25 GV dạy các môn văn hóa cho các trung tâm KTTH-HN, một số
GV các ngành Sư phạm Kỹ thuật về dạy nghề phổ thông tại các trường THPT…
- Công tác chuyên môn:

+ Các trường phổ thông, các trung tâm GDTX, KTTH-HN tổ chức cho học sinh đăng
ký tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN), hoạt động giáo dục nghề phổ thông
(HĐGDNPT), xây dựng kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức giảng dạy, thi
và cấp Giấy chứng nhận nghề phổ thông, thi giáo viên dạy giỏi nghề phổ thông (GVDG) về cơ
bản đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định của Bộ GDĐT và công văn hướng dẫn của Sở;
+ Các trung tâm được giao nhiệm vụ đào tạo bổ túc văn hóa THPT-Trung cấp nghề
(BTTHPT-TCN) đã tuyển sinh được 757 học sinh theo học mô hình này, đạt 39,8 % tổng 1900
chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Một số trung tâm làm tốt công tác tuyển sinh: Can Lộc, TP Hà Tĩnh,
Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Vũ Quang, Hương Sơn, GDTX Hương Khê...Tỷ lệ học viên tốt nghiệp
BTTHPT-TCN, tỷ lệ học viên bổ túc giỏi tại các trung tâm KTTH-HN khá cao trong hệ thống
các trung tâm có giảng dạy bổ túc THPT.
+ Hầu hết các trung tâm đều mở lớp dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên, lao động xã hội ở
nông thôn với các nghề thông dụng như: Điện nông thôn, May dân dụng, Cơ khí, Gò, Hàn, Lái
xe mô tô hạng A1, Chăn nuôi, Thú y, Tin học văn phòng, Bảo vệ thực vật, Làm vườn, Mây Tre
đan (xuất khẩu) ...Năm học 2009-2010, có hơn 4000 học viên hoàn thành chương trình nghề
ngắn hạn. Điển hình là các trung tâm: Can Lộc, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Vũ Quang, Đức Thọ...
+ Công tác đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GDLĐHN được
một số đơn vị quan tâm, điển hình là Kỳ Anh, Hương Sơn, Thạch Hà…
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động GDLĐHN được Sở tăng cường. Sau các đợt
thanh, kiểm tra, Sở đã kịp thời gửi văn bản thông báo cụ thể ưu điểm, hạn chế, những vấn đề cần
tập trung chỉ đạo, giải quyết đến các đơn vị. Điều đó đã phát huy tác dụng tích cực đến công tác
quản lý nền nếp chuyên môn ở cơ sở.
- Công tác đánh giá thi đua được xem xét trên cơ sở hồ sơ đăng ký của các đơn vị từ đầu
năm học, được đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời phản ánh sát hoạt động toàn diện của
mỗi đơn vị, cá nhân.
3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Sở đã nhắc nhở các đơn vị trong thông báo kiểm tra, thanh tra. Yêu cầu các phòng GDĐT, các
đơn vị trực thuộc lưu ý, khắc phục những vấn đề sau:
- Khi xây dựng kế hoạch dạy - học nghề đầu năm, phải đặc biệt quan tâm đến sự đáp
ứng của cơ sở vật chất, điều kiện dạy thực hành, đội ngũ giáo viên, nguyện vọng học sinh…

tránh tình trạng dạy thực hành trên giấy, không thiết bị dạy học, không có vườn, xưởng thực
hành….
- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh BTTHPT-TCN hằng năm sát với điều kiện thực tế của
đơn vị, hạn chế việc không đạt hoặc không thực hiện chỉ tiêu UBND tỉnh giao.
- Quan tâm hơn nữa công tác quản lý nền nếp chuyên môn của giáo viên: soạn, giảng,
kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ GDĐT, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong
quản lý, giảng dạy, đặc biệt là các trung tâm ghép GDTX-HN. Nâng cao chất lượng GV dạy
nghề.
- Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng hướng dẫn, tạo thuận lợi cho công tác
quản lý, chỉ đạo chung.

2


II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011.
Căn cứ Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Ngành GDĐT Hà Tĩnh;
Sở hướng dẫn các phòng GDĐT, các trường THPT, các trung tâm KTTH-HN, GDTX,
GDTX-HN-DN (sau đây gọi chung là trung tâm) thực hiện nhiệm vụ GDLĐHN như sau:
Về cơ bản, nhiệm vụ GDLĐHN (bao gồm HĐGDHN, HĐGDNPT) năm học 2010 –
2011 thực hiện theo Công văn số 991/SGD&ĐT-GDCN ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Sở
GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDLĐHN-DN năm học 2009-2010. Các đơn vị,
cá nhân có nhu cầu có thể nhận Công văn này tại địa chỉ trang web của Sở: www.hatinh.edu.vn.
Sở hướng dẫn thêm một số nội dung cụ thể như sau:
1. Xây dựng kế hoạch dạy nghề phổ thông:
Các cơ sở dạy nghề phải căn cứ thực tế đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học, nguyện vọng học sinh của mình để xây dựng kế hoạch dạy nghề phổ thông trình Phòng
GDĐT (đối với THCS), Sở GDĐT (đối với THPT) phê duyệt trước ngày 03/9/2010 (mẫu kế
hoạch đính kèm công văn này). tiếp tục khuyến khích dạy học các nghề thuộc nhóm kinh tế gia
đình (Nấu ăn, Thêu, Cắt may); được phép sử dụng giáo viên đạt chuẩn đào tạo, thành thạo các

nghề này hoặc hợp đồng thợ bậc cao có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tham gia giảng dạy. Các
trường không có vườn thực hành nghề Làm vườn, Trồng rừng không tổ chức dạy các nghề này.
2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ HĐGDHN, HĐGDNPT:
Bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 5/5/2006 của Bộ GĐĐT trong dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh.
- Hoạt động GDHN: về nội dung, thời lượng, mục tiêu, thời gian học tập thực hiện như
hướng dẫn tại Công văn số 991 đã nêu trên.
Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng hợp lý sau mỗi cấp
học.
- Học sinh lớp 11 bậc THPT và học sinh lớp 8 bậc THCS (chọn Nghề phổ thông là môn
học tự chọn) bắt đầu học nghề từ 6/9/2010, thực hiện 4 tiết/buổi/tuần, kết thúc chương trình
chậm nhất 15/3/2011, tổ chức thi nghề từ 20-25/3/2011.
Riêng học sinh lớp 9 đã triển khai học nghề theo Công văn số 273/SGD&ĐT-GDCN
ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Sở GDĐT tiếp tục học nghề từ 6/9/2010, kết thúc chương trình
vào cuối tháng 11/2010, tổ chức thi trong tháng 12/2010.
Nội dung ôn tập và thi môn Tin học cấp THCS theo hướng dẫn tại Công văn số 273 nêu
trên.
Phòng GDĐT chủ trì tổ chức thi, cấp Giấy chứng nhận nghề phổ thông cấp THCS.
- Các cơ sở tổ chức dạy nghề tiếp tục tăng cường kỷ cương, nền nếp trong quản lý dạy
học: Tăng cường dự giờ, kiểm tra, đánh giá GV về hồ sơ chuyên môn, thực hiện chương trình,
đổi mới phương pháp dạy học; triển khai hiệu quả việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp do
Bộ GDĐT quy định nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học nghề tại các cơ sở đào tạo.
Qua các hoạt động chuyên môn, lựa chọn, suy tôn giáo viên dạy giỏi nghề phổ thông
(GVDG) cấp cơ sở hằng năm, làm cơ sở lựa chọn GV tham gia thi GVDG cấp tỉnh theo chu kỳ
quy định của Bộ GDĐT.
Sở sẽ tiến hành kiểm tra , khảo sát giáo viên dạy nghề vào cuối tháng 12/2010.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý: Tích cực tổ chức tiếp nhận,
trao đổi thông tin giữa Sở với cơ sở (báo cáo, mời tập huấn, hội nghị, trao đổi công tác) qua
mạng internet, CBQL, GV, nhân viên (NV) trung tâm tích cực tự học để nâng cao khả năng ứng
dụng CNTT trong quản lý như: sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý giảng dạy của

giáo viên, quản lý kết quả học tập của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện, thiết bị,
tài sản, tài chính...

3


3. Một số nhiệm vụ trọng tâm của trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN-DN.
- Tìm những giải pháp thích hợp để triển khai hiệu quả những chủ trương lớn của
Ngành.
- Chủ động phối hợp với các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn đưa một số
hoặc tất cả học sinh lớp 11 về trung tâm KTTH-HN, GDTX-HN học nghề để tận dụng tối đa
đội ngũ GV, phòng học, thiết bị dạy học, vườn, xưởng thực hành...tại trung tâm, tạo điều kiện
cho trường THPT, trung tâm GDTX có phòng học, GV dạy phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng
khối học sinh thi ĐH, CĐ, bồi dưỡng HSG.
- Căn cứ đội ngũ GV, CSVC tập trung công tác dạy NPT, dạy bổ túc THPT, liên kết đào
tạo nghề có chất lượng., chú trọng công tác quản lý, bố trí, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đội ngũ
cán bộ, giáo viên, nhân viên. quản lý chặt chẽ các hoạt động chuyên môn, tiếp tục đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong quản lý và dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy- học nghề tại các
trung tâm.
- Tập trung xây dựng mỗi trung tâm tối thiểu một phòng thực hành đạt Tiêu chuẩn
Ngành theo quy định của Bộ GDĐT, phù hợp nghề trung tâm tổ chức dạy học nhiều năm.
- Chăm lo công tác đúc rút kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, động
viên phong trào thi đua trong đơn vị.
- Chủ trì công tác thi và cấp Giấy chứng nhận nghề THPT.
- Chuẩn bị dữ liệu tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 20/2006/QĐUBND về mô hình BTTHPT-TCN.
4. Một số vấn đề khác:
- Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo.
- Kinh phí HĐGDNPT: Thu theo Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9
năm 2006 của UBND tỉnh. Chi và quyết toán theo quy định hiện hành.
.

- Các đơn vị đăng ký mua đủ sách giáo viên, sách giáo khoa NPT phục vụ GV, HS, đăng
ký mua sổ đầu bài dạy nghề về Sở trước ngày 31/8/2010.
+ Kế hoạch dạy nghề và đăng ký mua sách GV, HS nộp về bà Đặng Quỳnh Diệp – Phó
Trưởng phòng GDCN, địa chỉ email: , điện thoại: 0393.892 827.
+ Đăng ký sổ đầu bài tại ông Phan Thanh Hải – CV phòng KHTC sở GDĐT, điện thoại
liên lạc: 0989.248.248, địa chỉ email:
(Bậc THCS, đơn vị tổng hợp báo cáo kế hoạch và đăng ký sổ, sách là Phòng GDĐT)
Trên đây là hướng dẫn công tác GDLĐHN đối với các cấp học, hoạt động của các trung
tâm KTTH-HN, GDTX-HN-DN năm học 2010-2011. Sở yêu cầu các đơn vị cụ thể hoá nhiệm
vụ tại đơn vị mình để thực hiện. Trong quá trình triển khai, có vấn đề gì vướng mắc phản ánh về
sở (qua phòng GDCN) để dược hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- TP: GDTrH, GDTX, TTr, KT&KĐCL (để p/h);
- GĐ, các PGĐ;
- Lưu VT, GDCN (4).

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Nguyễn Khắc Hào

4


SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Huyện……………………..


Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
…………, ngày…… tháng ..... năm

2010
ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDNPT LỚP ........... - NĂM HỌC 2010-2011
Kính gửi: .................................................................

Căn cứ vào hướng dẫn tại công văn số ……../ SGD&ĐT-GDCN ngày……/8/2010 của
Sở, Trường (Trung tâm)..............................................................đề xuất kế hoạch thực
hiện HĐGDNPT lớp .........của đơn vị như sau:
T
T

Môn nghề (các
nghề HS lớp .....
của đơn vị đã
chọn học)

Điều kiện đảm bảo (số lượng: GV, phòng học
thực hành, bộ TBDH, diện tích vườn TH (m2))
Số lượng Giáo viên
Số Ph.học
Số
bộ
C
Số
Số
L
T
TB

M
tiết
tiết
T
H
DH
Đ
VH
DN
T
tối
tối
đa/G
đa/G
V
V

1
Cắt may
2
Điện dân dụng
3
Làm vườn
4
Tin học VP

………………
.

Kính đề nghị Sở (Phòng) GDĐT xem xét, phê duyệt./.

Giám đốc trung tâm
Lãnh đạo Sở (phòng) GD&ĐT
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)

LT, phòng
S

lớ
p

Diện tích
vườn TH
(m2)

Hiệu trưởng trường PT
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - Các chữ viết tắt: chuyên môn đào tạo = CMĐT, văn hóa = VH, dạy nghề =
DN, lý thuyết = LT, thực hành = TH, thiết bị dạy học = TBDH, học sinh = HS.
- Hiệu trưởng (Giám đốc trung tâm) quy định tổng số tiết tối đa cho mỗi GV sao cho
đảm bảo chất lượng giờ dạy. Đơn vị tự cân đối ngân sách để thanh toán quá giờ (nếu
có).
- Trên cơ sở mẫu này, các trường THCS lập kế hoạch, trình phòng GDĐT phê duyệt,
phòng tổng hợp số học sinh, số lớp học theo từng nghề (vần A,B,C…) và số liệu tổng
hợp chung, báo cáo Sở GDĐT.

5



……………., ngày…..tháng…..năm 2010
BẢN ĐĂNG KÝ MUA SÁCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2010-2011
Đơn vị đăng ký:………………………………………………………………………
Cấp học: THCS hay THPT:…………………………………………………………
Họ tên người chịu trách nhiệm nhận sách, thanh toán:
……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: CQ:…………………………., DĐ:……………………………………..
Email:………………………………………………………………………………...
Số lượng sách đặt mua như sau:
TT

Tên sách

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Cắt May
Điện dân dụng
Làm vườn

Trồng rừng
Tin học Văn phòng
Nấu ăn
Thêu tay

Nuôi cá
Sửa chữa xe máy
Điện tử dân dụng
Tư vấn Hướng nghiệp và

13

Chọn nghề
………………………………

Số lượng
Sách học sinh

Ghi chú
Sách giáo viên

Người lập biểu

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký tên, đóng dấu)

6



7



×