Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GDCN Ket qua Hoi thi GVDG TCCN cap tinh nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.29 KB, 4 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Số: 820 /SGDĐT-GDCN

Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 06 năm 2012

THÔNG BÁO
Kết quả Hội thi GVDG TCCN cấp tỉnh năm 2012
Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) cấp tỉnh
2012 được tổ chức vào lúc các trường chuyên nghiệp và toàn ngành giáo dục đang
chuẩn bị tổng kết năm học. Trong không khí phấn khởi của "Ngày Hội thi GVDG
THCN cấp tỉnh", các trường chuyên nghiệp tỉnh đã hội tụ về trường Trung cấp Kỹ
thuật Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh (TCNN) từ ngày 12 đến ngày
14/6/2012 để tham dự Hội thi với tinh thần giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm,
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt, học
tốt" nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của toàn ngành.
Trên cơ sở Điều lệ hiện hành Hội thi GVDG TCCN của Bộ GDĐT, sau 02 ngày
làm việc nghiêm túc Hội thi đã kết thúc tốt đẹp với sự tham gia nhiệt tình đầy trách
nhiệm của các đoàn có giáo viên dự thi, sự làm việc khách quan, công bằng của các
Giám khảo và sự chuẩn bị tận tình của trường TCNN - đơn vị đăng cai tổ chức:
I- TỔNG QUAN:
Hội thi lần này có 18 giáo viên được tuyển chọn từ các Hội thi cấp trường, đại
diện cho 139 giáo viên của 03 trường trong tỉnh tham gia (chiếm tỉ lệ 13%). Trong số
18 giáo viên tham gia lần này có 12 nữ và 06 nam; độ tuổi trung bình là 29,62, trẻ hơn
so với hội thi năm 2009 - 01 tuổi; người nhiều nhất là 38 và người trẻ nhất là 24 tuổi;
chỉ có 01 giáo viên đã tham gia Hội thi cấp tỉnh và toàn quốc năm 2006 và đã từng
đoạt giải Ba toàn quốc và 01 giáo viên dự thi cấp tỉnh năm 2009 còn lại là những
gương mặt trẻ trung, bước vào hội thi lần đầu nhưng để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, gợi
ý niệm về một đội ngũ tin cậy, nhiều triển vọng.


Số lượng giáo viên tham gia hội thi không nhiều nhưng đã thể hiện được tính
phong phú, đa dạng về nội dung đào tạo của khối TCCN. Bài dự thi của các giáo viên
gồm các ngành Chính trị, Kinh tế, Tâm lý, Trồng trọt, Lâm sinh, Địa chính, Điều
dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Giải phẩu sinh lý, Hộ sinh, Thanh nhạc, Âm nhạc,
Hội hoạ. Trong đó có 10 tiết dạy lý thuyết và 08 tiết thực hành.
Ngoài phần thi giảng dạy và ứng xử tình huống sư phạm, Hội thi còn có thêm
phần thi hiểu biết kiến thức theo hình thức trắc nghiệm; mỗi giáo viên phải trả lời 20
câu hỏi trong thời gian 30 phút; nội dung của phần thi này nhằm tập trung kiểm tra,
đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức của giáo viên về Điều lệ trường TCCN; Quy chế
đào tạo TCCN hệ chính quy; Quy định chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN và
Hướng dẫn xây dựng, công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo TCCN của Bộ GDĐT
II. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN HỘI THI:
1. Phần thi hiểu biết:
Việc tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm diễn ra rất nghiêm túc, khách quan, tiết
kiệm được thời gian và không gây tâm lý căng thẳng đối với giáo viên dự thi. Qua
phân tích kết quả thi trắc nghiệm khách quan, phần thi Hiểu biết cho thấy:100% giáo
viên nắm chắc các văn bản quy phạm về đào tạo TCCN. Phần lớn giáo viên có kết quả

1


làm bài khá, chủ yếu trả lời tốt về những nội dung liên quan đến nghiệp vụ hàng ngày
của giáo viên. So với hội thi năm 2009, hội thi lần này có những giáo viên đạt điểm tối
đa của phần hiểu biết.
2. Phần thi ứng xử:
Nội dung thi đã phản ánh được mục tiêu về phát triển người giáo viên một cách
toàn diện. Cách đánh giá được thiết kế theo hướng "mở" tạo điều kiện cho các giám
khảo chủ động hơn trong việc cho điểm và giáo viên có thể có những câu trả lời thông
minh và hợp với từng tình huống cụ thể. Thông qua việc trả lời câu hỏi ứng xử, hầu
hết các giáo viên đã nắm vững nguyên tắc giao tiếp sư phạm, nhiều giáo viên thể hiện

được tính sáng tạo trong việc giải quyết tình huống.
3. Phần thi giảng dạy:
a. Công tác chuẩn bị
Phần chuẩn bị bài dạy của giáo viên nhìn chung là đầy đủ, chi tiết thể hiện rõ
nội dung kiến thức chuyên môn, nội dung các hoạt động dạy và học, dự kiến được thời
gian cho từng hoạt động của thầy và trò. Giáo án, đề cương bài giảng đã được chuẩn
bị đúng tinh thần quy định của Bộ GDĐT, được Hội đồng chuyên môn các trường góp
ý, thẩm định và gửi để các Giám khảo nghiên cứu trước. Trong đó có nhiều bộ giáo án
thể hiện sự đầu tư về nội dung và hình thức, tiêu biểu là các giáo án của trường CĐYT,
TCNN.
Sự chuẩn bị thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học của tất cả các giáo viên
được đánh giá tốt; 18/18 số tiết dạy đã được chuẩn bị công phu và khai thác, sử dụng
khá hợp lý. Nhiều đồ dùng dạy học mang tính hiện đại đã được cập nhật sử dụng như
hệ thống máy chiếu, máy vi tính, các video clip làm cho các tiết dạy thêm phần sinh
động, hấp dẫn…
b. Nội dung kiến thức:
Tất cả các giờ dự thi đều thực hiện đúng, đủ nội dung, thời lượng theo phân
phối chương trình đào tạo. Điều đáng nói ở đây là các giáo viên đã nắm bắt kỹ nội
dung kiến thức và mạnh dạn chọn vào những bài tương đối hóc búa, những nội dung
có tính nhạy cảm, những phạm vi chuyên môn “có vấn đề “, khó giảng nhưng lại là
thứ “thuốc thử” tay nghề rất hiệu nghiệm. Đó là những bài như: Xác định hàm lượng
phần trăm TSC, DRC trong mũ nước cao su; Pha chế Bordoaux nồng độ 1%, Kỹ thuật
truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, Kỹ thuật đỡ đẻ ngôi chỏm, Xử lý sắc thái tác phẩm Bài ca
Hà Nội...
Hầu hết giáo viên đã tổ chức bài đảm bảo tính logic, hệ thống, dẫn dắt tương
đối liền mạch, liên hệ được một số vấn đề của thực tiễn đang đặt ra và có phần khắc
khâu làm nổi bật nội dung kiến thức...
Tuy vậy, về nội dung một số giáo viên vẫn còn hơi tham kiến thức, thiên về
thông báo nhiều hơn là lý giải để làm nổi bật trọng tâm, nhất là những bài thi lý
thuyết. Đây là một tồn tại mang tính phổ biến trong Hội thi, kể cả những bài giảng của

các giáo viên đạt điểm số cao.
Thực tế Hội thi cho thấy, thời gian qua các trường TCCN tỉnh đã quan tâm
nhiều về chất lượng giảng dạy và về phong trào thi GVDG nên trình độ chuyên môn
và phương pháp giảng dạy của giáo viên trong hội thi lần này đồng đều, vượt trội hơn
so với hội thi năm 2009.
c. Phương pháp giảng dạy:
Phần lớn giáo viên đã biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học
thích hợp để nâng cao chất lượng, hiểu quả giảng dạy phù hợp với mỗi môn học,

2


ngành học cụ thể và ít nhiều tiếp cận được việc đổi mới phương pháp. Qua ý kiến
đánh giá của giám khảo, hầu hết các giáo viên đã khai thác khá triệt để nguyên tắc
dạy học cơ bản nhất, phát huy tới mức cao kiến thức, kinh nghiệm và động cơ học tập
của học sinh. Khá nhiều bài giảng thể hiện theo các trình tự logic, phù hợp với đặc
điểm thông tin cần truyền thụ.
Tuy nhiên, những hạn chế dễ thấy về phương pháp (nghệ thuật sư phạm) vẫn là
điều đáng nói trong hội thi: nhiều giáo viên vẫn còn bị chi phối nhiều bởi phương
pháp cũ, nặng về thuyết trình, hoặc là giáo viên làm việc, hoạt động hơi nhiều; thiếu đi
những bài dạy có thí nghiệm, thực hành, ví dụ cụ thể sinh động để tạo điều kiện cho
học sinh trình bày những quan niệm, kinh nghiệm đã biết của mình từ trong cuộc sống
nghề nghiệp, thực tiễn lao động sản xuất, từ những giáo trình và tài liệu tham khảo,
làm cho bài giảng gần gũi với thực tế, dễ hiểu và sâu sắc và sinh động hơn hơn. Hạn
chế trên bộc lộ khá phổ biến, ngay cả những bài có số điểm cao của Hội thi.
Hội thi còn thiếu vắng những bài giảng hay, thực sự lôi cuốn học sinh bằng
những thủ pháp sư phạm khác nhau tạo nên một không khí lớp học sôi nổi, cởi mở
giữa thầy và trò; hệ thống câu hỏi phát vấn chưa thực sự có tác dụng gợi mở, kích
thích sự động não của học sinh và khuyến khích các em tham gia giải quyết vấn đề, tự
lực tìm tòi kiến thức và không mang tính áp đặt. Phần lớn giáo viên chưa tăng cường,

hoặc đã bước đầu có ý thức nhưng chưa đạt hiệu quả cao việc tổ chức hoạt động đa
dạng của học sinh trong giờ học như thu thập và xử lý thông tin, làm thí nghiệm, thảo
luận nhóm, dùng phiếu học tập.... Việc viết, kẻ, trình bày bảng ở một số giáo viên vẫn
chưa tương xứng với yêu cầu của hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên chữ
viết còn cẩu thả, phần lớn giáo viên của trường CĐYT không sử dụng việc trình bày
trên bảng, thậm chí quá lạm dụng trong sử dụng giáo án điện tử, nhất là các bài dạy lý
thuyết...
4. Công tác tổ chức, giám khảo:
Tuy thời gian chuẩn bị cho tổ chức Hội thi vào lúc các trường đang triển khai
quy trình của công tác tuyển sinh, chuẩn bị cho tổng kết năm học, kinh phí tổ chức
khó khăn... nhưng với sự quyết tâm lớn của giáo viên đặc biệt là, lãnh đạo các trường
đã nhận thức đúng ý nghĩa, mục đích Hội thi, tích cực chủ động làm tốt công tác
chuẩn bị, phối hợp tổ chức Hội thi với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Sở GDĐT chỉ
đạo và phối hợp chặt chẽ với trường TCNN, sáng tạo trong việc vận dụng Điều lệ hiện
hành nhằm tổ chức thành công Hội thi. Sở GDĐT đánh giá cao công tác chuẩn bị của
Trường TCNN, góp phần quan trọng vào thành công của Hội thi.
Ban Giám khảo đã thực hiện nghiêm túc những qui định trong Điều lệ Hội thi;
đảm bảo công bằng, khách quan, không xảy ra sự chênh lệch điểm trong một tiểu ban
và trong các tiểu ban với nhau; tránh thiệt thòi cho giáo viên dự thi và không để xảy ra
những sai sót ảnh hưởng tới kết quả của Hội thi. Việc tổ chức góp ý sau mỗi buổi thi
được tiến hành nghiêm túc, thẳng thắn, thân tình của các thành viên giám khảo; sự tiếp
thu với thái độ cầu thị, học hỏi của các thí sinh và những người tham gia. Điều này đã
thực sự làm cho Hội thi trở thành ngày hội giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trên
cả hai phương diện nội dung chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
III. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Nguyên nhân:
Sự quan tâm chỉ đạo đúng mực của Bộ và Sở GDĐT; đặc biệt là sự nổ lực của
tập thể cán bộ giáo viên các trường và sự chuẩn bị chu đáo, tích cực của đơn vị đăng
cai.


3


Thành công của Hội thi lần này là kết quả của phong trào thi đua "Dạy tốt, học
tốt" của khối TCCN trong nhiều năm; sự đóng góp lớn của các thầy cô giáo với lòng
yêu nghề, tinh thần vượt khó vươn lên để làm tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo.
2. Bài học kinh nghiệm:
Các trường TCCN, các cơ sở đào tạo TCCN phải tập trung lấy chất lượng làm
chính, không chỉ quan tâm bồi dưỡng, đào tạo vào một số người để đi "thi đấu" kiểu
chuyên nghiệp mà phải duy trì thường xuyên, nhân rộng phong trào để Hội thi đạt
được mục đích, yêu cầu đặt ra và thật sự có ý nghĩa thiết thực đối với giáo dục TCCN.
IV. KẾT QUẢ :
Ban tổ chức, Ban Giám khảo đã lựa chọn và trao Giải tập thể: Nhất Trường
CĐVH, Nhì Trường CĐYT và Ba Trường TCNN; giải cá nhân: 05 giải Nhất; 04 giải
Nhì; 03 giải Ba và 06 giải Khuyến khích.
Các tập thể và giáo viên đạt giải đều xứng đáng với danh hiệu GVDG trong
Hội thi và được tặng Giấy khen, Giấy chứng nhận GVDG TCCN cùng tiền thưởng của
Sở GDĐT Hà Tĩnh.
Ban tổ chức đã thống nhất chọn được Đội tuyển gồm 03 giáo viên: Nguyễn
Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Lam, Hoàng Nhật Dương đại diện cho khối TCCN tỉnh tham
gia Hội thi GVDG TCCN toàn quốc lần thứ IX sắp tới.
V. NHỮNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI SAU HỘI THI.
1. Các trường tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm kết quả của Hội thi; động viên
khen thưởng cá nhân đạt thành tích cao trong Hội thi; tổ chức sinh hoạt chuyên môn
toàn trường theo chuyên đề "Đổi mới phương pháp giảng dạy", tạo điều kiện cho
những giáo viên đạt thành tích cao báo cáo, trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy của
mình đã được đúc kết từ Hội thi, hay học hỏi được từ các trường khác, nhằm phổ biến,
nhân rộng phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" trong toàn trường;
2. Tập trung hướng dẫn chỉ đạo, chuẩn bị tốt cho bài dự thi của giáo viên (theo
các nội dung phải dự thi tại Hội thi toàn quốc); tiếp thu ý kiến của giám khảo, hoàn

thiện và nâng cao bài đã dự thi; nạp hồ sơ đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Các trường phổ biến thông báo này đến các khoa, tổ chuyên môn./.

Nơi nhận:
- Các Vụ: GDĐH, GDCN - Bộ GD ĐT;
- UBND tỉnh;
- Giám đốc, các phó Giám đốc;
- Các Sở: Y Tế, VH-TT&DL, NN&PTNT;
- Văn phòng, Thanh tra, Phòng: GDTX, KT-KĐCL;
- Các trường chuyên nghiệp tỉnh;
- Website ngành;
- Lưu: VT, GDCN.

4

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Quốc Anh



×