Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GDTrH V v to chuc Hoi thi Can bo giao vien thu vien gioi nam hoc 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.83 KB, 9 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 835/SGDĐT-GDTrH

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 7 năm 2013

V/v tổ chức Hội thi Cán bộ, giáo viên
thư viện giỏi năm học 2013-2014

Kính gửi:
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hương Khê;
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
Căn cứ Công văn số 3499/BGDĐT-VP ngày 24/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc tổ chức Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi toàn quốc, Sở hướng dẫn các
Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hương
Khê tổ chức, thực hiện Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi năm học 2013-2014 như
sau:
I. Mục đích hội thi
1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (lý thuyết và kỹ năng thực
hành nghề nghiệp) của đội ngũ nhân viên thư viện trường học (TVTH). Tạo điều kiện cho
nhân viên TVTH được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên
môn.
2. Động viên đội ngũ nhân viên TVTH yên tâm công tác, yêu ngành yêu nghề,
biểu dương những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị thực tiễn của nhân viên TVTH.
3. Tham mưu với các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện để toàn xã hội quan tâm, đầu tư


xây dựng và phát triển hệ thống TVTH.
4. Tuyên truyền, giới thiệu những ấn phẩm có giá trị phục vụ giảng dạy, học tập và
giáo dục toàn diện.
II. Đối tượng và điều kiện dự thi
1. Là nhân viên thư viện chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong biên chế hoặc hợp
đồng dài hạn, đã làm công tác thư viện ít nhất 2 năm học, đang trực tiếp làm việc tại các
trường TH, THCS, THPT thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Thí sinh dự thi phải có trình độ nghiệp vụ thư viện từ Trung cấp thư viện trở lên,
hoặc đã được học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện theo chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong học sinh và đồng
nghiệp.
3. Thư viện nơi nhân viên thư viện dự thi phải là thư viện của trường học đã đạt
Chuẩn quốc gia hoặc thư viện hoạt động có hiệu quả.
III. Nội dung, hình thức và thời gian dự thi
Gồm: Các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ; Các tài liệu, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
công tác thư viện trường học của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT; Sáng kiến kinh
nghiệm liên quan tới công tác tổ chức hoạt động thư viện trường học.
Tổng số điểm chấm thi là 50 điểm, gồm 3 phần sau:
1. Lý thuyết (15 điểm):
- Hình thức thi: Trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm nghề nghiệp.
- Thời gian thi: 20 phút.
-1-


- Nội dung thi: Các văn bản qui phạm của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về công
tác TVTH; Những hiểu biết chung về chức năng, nhiệm vụ, kỹ thuật và nghiệp vụ thư
viện trường học.
(Các các đơn vị, cá nhân có thể tham khảo phụ lục: “Một số nội dung tham khảo
dùng cho hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi” kèm theo Kế hoạch này được đăng trên
Website của ngành)

2. Thực hành giới thiệu sách và ứng xử nghề nghiệp (30 điểm):
- Hình thức thi: Thực hiện phần dự thi trên sân khấu, có thể sử dụng các phương
tiện hỗ trợ như phần mềm trình chiếu; tiểu phẩm, văn nghệ, âm nhạc… nhưng không
chiếm quá ¼ thời gian thi và phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng và nội dung bài dự thi.
- Thời gian dự thi: Tổng thời gian giới thiệu hoặc điểm sách và trả lời câu hỏi của
mỗi thí sinh tối đa 20 phút.
- Nội dung thi: Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai hình thức: giới thiệu sách
hoặc điểm sách theo chủ đề.
+ Chào hỏi (3 đến 5 phút): Giới thiệu về trường, về thư viện và bản thân thí sinh
dự thi, khuyến khích thí sinh tự thể hiện năng khiếu (nếu có) trong phần thi này (1 điểm).
+ Giới thiệu sách hoặc điểm sách tham khảo (sách nâng cao kiến thức các môn
học hoặc nâng cao kiến thức nói chung). Sách sử dụng trong phần thi này phải là sách
của thư viện, có nội dung cập nhật, có giá trị sử dụng cao, phù hợp với cấp học (24 điểm).
+ Trả lời câu hỏi nhận thức nghề nghiệp và câu hỏi ứng xử tình huống của Ban
giám khảo theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung thi liên quan đến nhận thức,
kiến thức về nghề thư viện, đặc biệt là thư viện trường học và ứng xử tình huống trong
công tác thư viện. Nội dung trả lời cần đúng trọng tâm, gọn, rõ ý, linh hoạt, hấp dẫn (5
điểm).
3. Sáng kiến kinh nghiệm (5 điểm):
Thí sinh được chuẩn bị trước và nộp một sáng kiến kinh nghiệm về công tác thư viện
trường học cho Ban tổ chức Hội thi.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức bồi dưỡng, thông báo cho các đơn vị và cá nhân tham dự Hội thi:
Các phòng GD&ĐT, các trường THPT, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hương Khê
triển khai hướng dẫn thể lệ, yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức Hội thi tới tất cả các
nhân viên thư viện trường học trên cơ sở hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Tổ chức Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi các cấp:
Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi năm học 2013-2014 được thực hiện ở ba cấp;
nhân viên thư viện dự thi đạt giải ở cấp nào thì được công nhận là Cán bộ, giáo viên thư
viện giỏi cấp đó. Cụ thể:

2.1. Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp huyện, thành phố, thị xã:
- Mỗi huyện, thành phố, thị xã tổ chức một Hội đồng thi (sau đây gọi là Hội đồng
thi cấp Huyện).
- Thành phần dự thi: Tất cả nhân viên thư viện của các trường TH, THCS, THPT
trên địa bàn huyện (có đủ điều kiện dự thi).
- Thời gian tổ chức Hội thi cấp Huyện: từ 16/9/2013 đến 27/9/2013.
- Phòng GD&ĐT thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo Hội thi, xây dựng đề thi,
biểu điểm chấm, cơ cấu giải thưởng, tổ chức khai mạc, tiến hành thi và tổng kết hội thi.
- Ban tổ chức Hội đồng thi cấp Huyện gửi kế hoạch và giấy mời cho Ban Giám
đốc Sở, Ban chỉ đạo Hội thi cấp tỉnh (qua Phòng GDTrH) để bố trí đại biểu tham dự.
-2-


- Phần thi lý thuyết: Thực hiện theo quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phần thi thực hành có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
+ Tổ chức thi tập trung tại một địa điểm (mỗi buổi thi thực hành có không quá 10
thí sinh tham dự).
+ Tổ chức thi theo cụm trường, sau đó thi chung kết tại Phòng GD&ĐT.
- Trong buổi thi thực hành, mời cán bộ quản lý, giáo viên tham dự, động viên và
yêu cầu 100% nhân viên thư viện các trường học trên địa bàn tham dự như buổi sinh hoạt
chuyên đề.
- Sau vòng thi cấp Huyện, các phòng GD&ĐT gửi báo cáo (theo mẫu) và 5 ảnh
Hội thi (kích thước: 20x30 cm) về Sở.
2.2. Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp Tỉnh:
- Trên cơ sở kết quả thi cấp Huyện, mỗi phòng GD&ĐT lựa chọn 3 thí sinh xuất
sắc (mỗi cấp học cử 1 thí sinh) tham dự Hội thi cấp Tỉnh, dự kiến tổ chức từ ngày
14/10/2013 đến ngày 18/10/2013 (lịch cụ thể sẽ thông báo sau).
- Vòng thi cấp Tỉnh sẽ tổ chức thi tập trung tại một địa điểm; mỗi thí sinh thực
hiện các phần thi và nội dung thi như vòng thi cấp Huyện.
2.3. Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp Quốc gia:

Trên cơ sở kết quả thi cấp Tỉnh, Sở GD&ĐT sẽ lựa chọn các thí sinh xuất sắc tham
dự Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi toàn quốc lần thứ 4, dự kiến được tổ chức vào
tháng 11 năm 2013.
Yêu cầu các đơn vị triển khai, tổ chức tốt Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi
cấp Huyện đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích và tiến độ, tạo điều kiện để nhân viên thư
viện các trường học có đủ điều kiện đều được tham gia.
Các báo cáo gửi về Sở trước ngày 1/10/2013 (qua ông Đậu Quang Hồng, phòng
GDTrH và qua email: ).
Trong quá trình triển khai, nếu có gì vướng mắc cần liên hệ với ông Phan Văn
Tường, Phó trưởng phòng GDTrH qua số điện thoại 0912128436 để được tư vấn.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc, các phó Giám đốc;
- Các phòng ban Sở;
- Website ngành;
- Lưu VT, GDTrH.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Nguyễn Quốc Anh

-3-


Mẫu Báo cáo về Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp Huyện
UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN,TX…………………..
PHÒNG GDĐT
——————
Số:
/BC-PGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
————————————
….., ngày

tháng

năm 2013

BÁO CÁO
Kết quả Hội thi Cán bô, giáo viên thư viện giỏi
A. PHẦN I
I. Nhận xét khái quát về thư viện trường học trong huyện (thành phố, thị xã):
(Nhận xét có tính tổng thể toàn huyện)
……………
II. Công tác Tổ chức và kết quả Hội thi cấp Huyện:
- Các công việc tổ chức Hội thi...
- Số lượng nhân viên thư viện tham dự Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi...
- Kết quả: số lượng giải nhất (%); nhì (%), ba (%), khuyến khích (%).
- Cách thức tiến hành, thời gian hội thi…
- Sự hỗ trợ của các lực lượng khác với Hội thi...
- Đánh giá hiệu quả…
…..
III Kiến nghị:

(Hình thức và nội dung tổ chức thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi)
………
B. PHẦN 2: (Trình bày riêngtrên khổ giấy A4 căn ngang )
Kết quả Hội thi Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp Huyện
(Ghi Danh sách toàn bộ nhân viên thư viện dự thi, các giải và danh sách cán bộ giáo viên
dự thi cấp tỉnh được xếp ở thứ tự 1,2 và 3).

T
T

Họ tên

Năm
sinh

Trường

Trình
độ
CMTV

Thời
gian
làm
CTTV

Biên
chế

Hợp

đồng

Đạt
giải

Tên
SK
KN

Tên
sách
giới
thiệu

1
2
3
.4
TRƯỞNG PHÒNG GDĐT
(Ký ghi rõ họ tên)
-4-

Dự
thi
Tỉnh


MỘT SỐ NỘI DUNG THAM KHẢO
DÙNG CHO HỘI THI NHÂN VIÊN THƯ VIỆN GIỎI
I. Một số câu hỏi trắc nghiệm có thể sử dụng trong phần thi lý thuyết hội thi nhân


viên thư viện giỏi cấp cơ sở
1. Thư viện trường học thuộc loại hình thư viện nào:
a. Tổng hợp
b. Đa ngành
c. Chuyên ngành
d. Đại chúng
2. Đăng ký cá biệt trong thư viện là đăng ký theo:
a. Tác giả và tên sách
b. Từng lô sách
c. Từng bản sách
d. Nội dung sách
3. Theo thông tư 30/TT-LB, kinh phí dành cho mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học,
SGK và các thiết bị cho thư viện trường học chiếm:
a. 6-10% tổng ngân sách nhà nước
b. 6-10% ngân sách giáo dục địa phương
c. 3-6% tổng ngân sách cho sự nghiệp giáo dục
d. 6-10% tổng ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông.
4. Ký hiệu phân loại chính của sách dựa vào:
a. Nội dung sách
b. Công dụng của sách
c. Tên sách
d. Cả ba điều trên.
5. Cơ sở vật chất của thư viện gồm:
a. Phòng đọc và sách báo, tạp chí
b. Nơi để sách và cách sắp xếp.
c. Kho sách, Phòng đọc và trang thiết bị.
d. Trang thiết bị thư viện và sách, báo, tạp chí.
6. Sách được đóng dấu thư viện ở:
a. Trang tên sách.

b. Trang 17
c. Bìa sách
d. Trang tên sách và trang 17.
7. Đơn vị đăng ký tổng quát kho thư viện là:
a. Tổng số sách báo theo mỗi chứng từ nhập xuất.
b. Từng tên sách báo mới nhập
c. Tổng số sách xuất kho.
d.Tổng số sách báo nhập, xuất từng học kỳ.
8. Tiêu chuẩn đánh giá thư viện trường học hiện nay có:
a. 3 tiêu chuẩn.
b. 4 tiêu chuẩn.
c. 5 tiêu chuẩn.
d. 6 tiêu chuẩn.
9. Các hình thức bổ sung sách:
a. Bổ sung khởi đầu, bổ sung hoàn bị.
-5-


b. Bổ sung hoàn bị, bổ sung hiện tại.
c. Bổ sung hiện tại, bổ sung khởi đầu.
d. Bổ sung khởi đầu, bổ sung hiện tại và bổ sung hoàn bị.
10. Tiêu chuẩn công nhận TVTH hiện nay được áp dụng theo:
a. QĐ 61/QĐ-BGD&ĐT ngày 6-11-1998
b. QĐ 659/QĐ-BGD&ĐT ngày 9-7-1990
c. QĐ 01/QĐ-BGD&ĐT ngày 2-1-2003
d. Thông tư 30/ LBGD-TC
11. Trong cấu trúc một bài giới thiệu sách, phần quan trọng nhất là:
a. Mở đầu
b. Giới thiêu nghệ thuật của tác phẩm.
c. Giới thiệu tác giả .

d. Giới thiệu nội dung tác phẩm.
12. Yêu cầu để đạt tiêu chuẩn IV- Tổ chức hoạt động thư viện theo quyết định 01/ QĐBGD&ĐT ngày 2/1/2003 là phải thu hút và phục vụ:
a. 100% giáo viên và 70% học sịnh.
b. 70 % giáo viên và 50 % học sinh
c. 100 % giáo viên và 50 % học sinh
d. 80% giáo viên và 50 % học sinh.
13. Cuốn sách “Từ điển tiếng Việt” có ký hiệu phân loại là:
a. 4(V) (03)
b. 4(V) -04
c. 4(V) (083)
d. 4(V) (07)
14. Đối tượng phục vụ của TVTH là:
a. Giáo viên và học sinh.
b. Giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhà trường.
c. Giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên nhà trường. Ngoài ra có thể phục vụ
nhân dân trên địa bàn.
d. Mọi đối tượng bạn đọc.
15. Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu đọc:
a. Giới tính
b. Lứa tuổi
c. Tôn giáo, chính trị.
d. Trình độ văn hoá.
16. Những loại sách có trong TVTH:
a. Sách giáo khoa.
b. Sách tham khảo.
c. Sách nghiệp vụ
d. Cả ba loại sách trên.
17. Đối với sách có 4 tác giả trở lên thì tiêu đề mô tả là:
a. Tên tác giả đầu.
b. Tên sách.

c. Tên tác giả thứ hai.
d. Tên tác giả tập thể.
18. Sơ đồ mô tả sách theo tiêu chuẩn ISBD có:
a. 4 khu vực mô tả.
b. 5 khu vực mô tả.
-6-


c. 6 khu vực mô tả
d. 7 khu vực mô tả.
19. Các loại sổ đăng ký sách báo trong TVTH là:
a. Sổ đăng ký tổng quát
b. Sổ đăng ký cá biệt.
c. Sổ đăng ký tổng quát, sổ đăng ký cá biệt. Ngoài ra có phiếu đăng ký báo, tạp chí.
d. Sổ đăng ký tổng quát và đăng ký cá biệt.
20. Trong thư viện trường học có:
a. Mục lục chủ đề.
b. Mục chữ cái và mục lục chủ đề.
c. Mục lục chữ cái và mục lục phân loại.
d. Mục lục phân loại và mục lục chủ đề. (Cái này tùy thuộc vào trường học chị
nhé)
21. Yêu cầu cơ bản của việc thanh lý sách ra khỏi thư viện là:
a. Được giám hiệu đồng ý.
b. Có biên bản và hội đồng thanh lý.
c. Có hội đồng thanh lý, biên bản xuất sách khỏi kho, bảng kê kèm theo, hiệu
trưởng ký duyệt.
d. Có biên bản xuất sách khỏi kho, bảng kê kèm theo, hiệu trưởng ký duyệt.
22. Có mấy danh hiệu công nhận thư viện đạt chuẩn:
a. 2 danh hiệu.
b. 3 danh hiệu.

c. 4 danh hiệu.
d. 5 danh hiệu.
23. Các phương pháp tuyên truyền sách là:
a. Tuyên truyền trực quan.
b. Tuyên truyền miệng.
c. Tuyên truyền, giới thiệu sách.
d. Tuyên truyền trực quan và tuyên truyền miệng.
24. Các hình thức tổ chức hoạt động nghiệp vụ thư viện:
a. Cho mượn, cho thuê sách.
b. Tổ chức đọc tại chỗ và cho mượn về nhà.
c. Tổ chức đọc, mượn, cho thuê sách, phục vụ hoạt động ngoại khoá và giới thiệu
sách
d. Tổ chức đọc, mượn, giới thiệu sách.
25. Phích mô tả thư viện có kích thước:
a. 7 x 10cm
b. 7,5 x 12 cm
c. 7 x 12,5 cm
d. 7,5 x12,5cm
26. Cuốn “Phân tích , bình giảng văn học 8” có ký hiệu phân loại chính là:
a. 8
b. V
c. N
d. 4
27. Trong mô tả, trợ ký hiệu của sách được trình bày:
a.Trong móc vuông [ ]
b. Sau dấu hai chấm :
-7-


c. Trong ngoặc đơn ( )

d. Trong ngoặc kép “ “
28. Trợ ký hiệu sách dùng cho giáo viên là:
a. ( 07)
b. (071)
c. ( 075)
d. (073)
29. Các loại trợ ký hiệu trong bảng phân loại:
a. Trợ ký hiệu hình thức
b. Trợ ký hiệu hình thức, địa lý
c. Trợ ký hiệu hình thức, địa lý. liên quan, phân tích
d. Trợ ký hiệu hình thức, địa lý, liên quan, phân tích, ngôn ngữ.
30. Cuốn sách “ Nhật ký trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh có ký hiệu phân loại là:
a. V21
b. V11
c. V29
d. 3K5H
31. Trong các hình thức sau, hình thức nào không phải là hình thức tuyên truyền miệng:
a. Câu lạc bộ bạn đọc
b. Pa nô, biểu ngữ thư viện
c. Kể chuyện theo sách
d. Giới thiệu sách
33. Thư viện trường học đạt chuẩn theo QĐ 01 là những thư viện:
a. Đạt đầy đủ cả 5 tiêu chuẩn trong QĐ trên
b . Hoạt động đều đặn và là trung tâm sinh hoạt văn hoá trong nhà trường
c. Đạt 5 tiêu chuẩn với những hoạt động nề nếp.
d. Có 3 tiêu chuẩn vựot trội.
34. Mô tả tài liệu trong thư viện nhằm mục đích:
a. Nhận dạng về tài liệu
b. Nhận dạng, thông tin và tra tìm tài liệu
c. Nhận dạng, thông tin về tài liệu

d. Cả 3 đáp án trên đều sai.
35. Đánh giá công tác bạn đọc trong thư viện cần căn cứ vào:
a. Số lượng sách lớn và nhiều sách quí , hiếm
b. Phòng thư viện rộng, khang trang và đủ tiện nghi
c. Tổ chức hoạt động phong phú, lượng sách luân chuyển lớn
d. Giáo viên thư viện nhiệt tình, có trình độ.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ BIÊN SOẠN THÀNH CÂU HỎI SỬ DỤNG SAU PHẦN THI
THỰC HÀNH

1. Các câu hỏi liên quan đến cuốn sách vừa giới thiệu:
- Điều tâm đắc nhất khi giới thiệu cuốn sách đó.
- Taị sao chọn cuốn sách đó/ tiêu chí chọn sách để giới thiệu
- Hãy kể tên một số sách có cùng chủ đề với cuốn sách vừa giới thiệu
- Tác giả cuốn sách bạn vừa giới thiệu còn có những tác phẩm nào khác?
- Cuốn sách này có ký hiệu phân loại là gì?
- Ở trường, bạn sẽ giới thiệu cuốn sách này vào thời điểm nào? Ở đâu? Đối tượng?
Tại sao?....
2. Các câu hỏi liên quan đến việc tổ chức giới thiệu sách
-8-


- Để tổ chức thành công một buổi giới thiệu sách cần chú ý tới những vấn đề gì?
- Cần phải phối hợp với các cá nhân và tổ chức, đoàn thể nào trong trường khi giới
thiệu sách?
- Một bài giới thiệu sách hoặc điểm sách thông thường có mấy phần?. Theo bạn phần
nào quan trọng nhất?
- Có mấy hình thức tuyên truyền giới thiệu sách? Kể tên một số hình thức tuyên
truyền giơí thiệu sách?
- Hình thức tuyên truyền giới thiệu sách nào được sử dụng nhiều nhất đối với học
sinh trường bạn, tại sao?

3. Các câu hỏi tình huống
- Sau khi giới thiệu sách nhiều bạn đọc đến mượn nhưng sách đã hết.
- Bạn đọc chưa thích cuốn sách vừa được giới thiệu.
- Bạn đọc muốn tìm thêm một số sách có cùng chủ đề
- Bạn đọc hỏi một vấn đề trong nội dung sách mà bạn không thông thạo.
- Bạn đọc mượn sách quá hạn vẫn chưa trả.
- Học sinh tự động vào lấy sách của thư viện ra xem
- Học sinh mượn và viết, vẽ vào sách.
- Hai người cùng muốn mựơn một cuốn sách duy nhất của thư viện.
- Bạn đọc có nhu cầu mượn một cuốn sách mà thư viện trường không có…
- Có thể tăng diện tích đọc sách bằng cách nào?
- Có thể mở rộng không gian đọc sách bằng cách nào?
- Học sinh giành nhau đọc một cuốn sách?
4. Các câu hỏi nhận thức
- Quan điểm của bạn khi có người nói học sinh hiện nay không thích đọc sách?
- Quan điểm của bạn khi có người nói học sinh hiện nay không có thời gian đọc
sách?
- Quan điểm của bạn khi có người nói giáo viên hiện nay không thích mượn sách của
thư viện?
- Những yếu tố nào hình thành nên một thư viện?
- Để thu hút bạn đọc (Giáo viên hoặc học sinh) đến thư viện cần chú ý những vấn đề gì?
- Hệ thống tra cứu chủ yếu trong thư viện truyền thống?
- Tại sao thư viện phải nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc sách?
- Nội dung của công tác bạn đọc trong thư viện trường học?
- Cách tra tìm sách nhanh nhất trong thư viện khi bạn đọc biết tên sách hoặc tên tác giả?
- Cách tra tìm sách nhanh nhất trong thư viện khi bạn đọc chỉ biết chủ đề của tài liệu.
- Các yếu tố của thư viện thân thiện?
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông.-H: NXB Giáo dục, 2009
2. Bảng phân loại tài liệu trong thư viện trường phổ thông..-H: NXB Giáo dục, 2009

3. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học.H: NXB Giáo dục, 2009.
4.Các tài liệu nghiệp vụ thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng.

-9-



×