Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KT KD V v huong dan thuc hien nhiem vu khao thi va kiem dinh CLGD nam hoc 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.05 KB, 6 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 1431/SGDĐT-KTKĐCLGD

Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 10 năm 2014

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
khảo thí và kiểm định CLGD
năm học 2014 - 2015

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố;
- Các trường trung học phổ thông, Dân tộc Nội trú Hương Khê;
- Trung tâm BDNVSP&GDTX tỉnh;
- Các Trung tâm DN-HN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố;
- Các trường Cao đẳng Nghề công nghệ Hà Tĩnh, Việt Đức;
trường TC Nghề Hà Tĩnh, trường TC Kỹ Nghệ Hà Tĩnh.
Căn cứ công văn số 5476/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 03 tháng 10 năm
2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo
thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2014 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2014 - 2015 của giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục năm học 2014 - 2015 đối với giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp như sau:


A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nắm vững hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn
về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí và quản
lý chất lượng giáo dục các cấp; tăng cường năng lực cho các nhà trường về khảo
thí và quản lý chất lượng giáo dục.
2. Tiếp tục đổi mới thi, đặc biệt là Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT)
quốc gia, thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và tập huấn các đội tuyển dự thi quốc
gia, khu vực; triển khai tổ chức nghiêm túc, đảm bảo thực tiễn, khả thi, đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;
chuẩn bị các điều kiện để triển khai tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
4. Tiếp tục triển khai Chương trình quốc gia đánh giá kết quả học tập của
học sinh lớp 11 năm học 2014 - 2015 và chương trình đánh giá học sinh quốc tế
(PISA) 2015 vào tháng tư năm 2015.
1


5. Tiếp tục triển khai kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đối với
các trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, từng bước triển khai KĐCLGD
trung tâm giáo dục thường xuyên và trường TCCN; tăng cường kiểm tra, giám
sát các hoạt động KĐCLGD. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tự đánh
giá các cơ sở giáo dục.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Công tác khảo thí
1. Triển khai thực hiện Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 9
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Phương án

đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015; tổ
chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và
làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong
tuyển sinh. Cụ thể:
- Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi;
- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các kỳ thi năm học 2013 - 2014; trên
cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thực tế, khả thi để tổ chức tốt các kỳ thi năm học
2014 - 2015 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
2. Tích cực chuẩn bị triển khai các kỳ thi năm học 2014 - 2015.
a) Nắm vững các văn bản qui phạm pháp luật về thi đặc biệt là Quy chế Kỳ
thi THPT quốc gia, các văn bản hướng dẫn tổ chức thi và các văn bản liên quan
khác; xây dựng kế hoạch các kỳ thi năm học 2014 - 2015; ban hành kịp thời các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi;
b) Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác đề thi, công tác coi thi, chấm thi,
phần mềm quản lý thi để cán bộ, giáo viên nắm vững các quy định của quy chế,
thực hiện tốt các khâu của Kỳ thi.
c) Tăng cường công tác tổ chức, cải tiến ra đề thi, nâng cao chất lượng các
đề thi cho các kỳ thi;
d) Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện việc in sao đề thi cho các kỳ thi
an toàn, chính xác, bảo mật và tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo, đảm bảo
chính xác, khách quan và công bằng.
3. Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi THPT Quốc gia:
- Tổ chức cho người học của các cơ sở giáo dục phổ thông và thí sinh tự
do đăng ký dự thi, chuyển dữ liệu dự thi về Bộ GDĐT;
2


- Cùng với các trường Đại học tổ chức coi thi, chấm thi;
- Xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh;

- Chủ trì cụm thi địa phương (nếu có) dành cho thí sinh đăng ký dự thi chỉ
để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để tham gia tuyển sinh
vào các trường đại học, cao đẳng;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ
chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo kết nối
thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác tổ chức thi.
4. Tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả, nhất là chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia, quốc tế.
5. Tổ chức triển khai Chương trình đánh giá quốc gia kết quả học tập của
học sinh lớp 11 năm học 2014 -2015 môn Toán, Ngữ văn, và Tiếng Anh; chuẩn
bị khảo sát thử nghiệm vào tháng 10/2014 và khảo sát chính thức vào cuối tháng
12/2014. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ khảo sát chính thức
(PISA) 2015 vào tháng tư năm 2015.
II. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
1. Xây dựng kế hoạch về lĩnh vực KĐCLGD có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương, của trường, của ngành và đảm bảo yêu cầu của
Bộ GDĐT.
2. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác tự đánh giá
đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, theo hướng: Đánh giá đúng thực trạng, khách
quan, xác định điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để cải tiến nhằm từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; tuyệt đối tránh chạy theo thành
tích, hình thức. Công tác tự đánh giá là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của
công tác kiểm định chất lượng giáo dục của các đơn vị. Trong năm học 20142015 đảm bảo 100% cơ sở giáo dục hoàn thành tự đánh giá đúng quy định. Triển
khai đánh giá ngoài đối với các trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, tự
nguyện đăng ký đánh giá ngoài.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả việc chỉ đạo và tổ chức
thực hiện công tác tự đánh giá ở các đơn vị cơ sở; triển khai đánh giá ngoài đối
với các trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá đăng ký đánh giá ngoài.
4. Các trường đã được đánh giá ngoài tiếp tục thực hiện công tác tự đánh
giá hằng năm, tiến hành rà soát và thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã

đề ra để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Các cơ sở giáo dục đã được
3


công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đủ 5 năm tiếp tục thực hiện tự
đánh giá theo chu kỳ mới.
5. Triển khai công tác KĐCLGD ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên,
trung cấp chuyên nghiệp.
6. Thực hiện việc phân bổ ngân sách nguồn kinh phí cho công tác tự đánh
giá và đánh giá ngoài theo hướng dẫn liên Bộ Tài chính - Giáo dục
7. Định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội thảo về công tác đánh
giá và quản lý chất lượng giáo dục để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm. Tổ chức hội
nghị sơ kết 5 năm triển khai công tác KTKĐCLGD đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết
kiệm.
8. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hỗ trợ các phòng GDĐT và các
trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên,
trường TCCN thực hiện KĐCLGD để nâng cao chất lượng giáo dục.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường THPT,
PTDTNT Hương Khê, Giám đốc Trung tâm BDNVSP&GDTX tỉnh; Trung tâm
DN-HN-GDTX, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiêp, căn cứ vào các
nội dung hướng dẫn của Ngành và thực tiễn của các đơn vị, xây dựng Kế hoạch
cụ thể để triển khai; quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị để
thực hiện theo kế hoạch thời gian năm học 2014 - 2015 và chế độ báo cáo theo
quy định của Sở GD&ĐT./.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần báo
cáo về Sở GD&ĐT (Phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) để giải
quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;

- Cục KTKĐCLGD;
- Giám đốc, Phó giám đốc;
- Website của Sở;
- Lưu: VT, KT-KĐCL.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Nguyễn Quốc Anh

4


SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
PHÒNG KT-KĐCLGD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC KT-KĐCLGD NĂM HỌC 2014 - 2015
(Kèm theo Công văn số 1431/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 09 tháng 10 năm 2014)
I. LỊCH CÁC KỲ THI
1. Thi chọn đội tuyển học sinh giỏi Quốc Gia: Ngày 9, 10/9/2014
2. Chương trình đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 11, khảo sát
thử vào tháng 10/2014, khảo sát chính thức vào cuối tháng 12/2014.
3. Thi HSG tỉnh lớp 12: Ngày 4/12/2014
4. Thi HSG Quốc Gia lớp 12: Ngày 8,9,10/01/2015
5. Thi HSG tỉnh lớp 9: Ngày 6/3/2015

6. Thi Nghề phổ thông: Ngày 18, 19/3/2015
7. Thi HSG tỉnh lớp 10, 11: Ngày 24/3/2015
8. Thi TN THPT: Ngày 9,10,11,12/6 /2015
9. Thi TS trường THPT Chuyên Hà Tĩnh: Ngày 16,17/6/2015
10.Thi TS trường THPT: Ngày 26,27/6/2015
11.Thi khảo sát chất lượng cán bộ quản lý các trường tiểu học ngày 04/8/2015.
II. CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC.
Kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các phòng GD&ĐT, các trường mầm non, cơ
sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường TCCN thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian
tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.
III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
1. Thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc gia gồm 10 môn: Toán, Vật lý, Hóa
học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Địa lý, Lịc sử, Tiếng Anh, Tiếng Pháp.
2. Thi HSG lớp 10, 11, 12 gồm 10 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin
học, Ngữ văn, Địa lý, Lịc sử, Tiếng Anh,Tiếng Pháp. Số lượng dự kiến của các
trường như sau:
- Các trường THPT không chuyên: Mỗi môn cử tối đa 3 em, riêng môn Tin học
cử tối đa 2 em, mỗi học sinh được dự thi tối đa 2 môn.
- Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh: Tất cả học sinh đều phải tham gia dự thi; học
sinh không nhất thiết phải thi theo môn chuyên.
3. Thi HSG lớp 9 gồm 8 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Địa
lý, Lịch sử, Tiếng Anh. Số lượng dự kiến của các phòng như sau:
- Các môn: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh, mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo cử tối
đa 6 em, các môn còn lại cử tối đa 5 em. Mỗi em được dự thi tối đa 2 môn. Đơn
vị nào có nhu cầu tăng thêm số học sinh dự thi phải được sự đồng ý của Ban
Giám đốc Sở nhưng mỗi môn tối đa không quá 8 em.
4. Thi tuyển sinh lớp 10 THPT gồm 3 môn: Toán, Ngữ văn, môn thứ 3 sẽ
thông báo sớm nhất 15 ngày trước khi kết thúc năm học theo biên chế năm học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Thi TS lớp 10 THPT Chuyên:
5


- Vòng 1: Toán, Ngữ Văn.
- Vòng 2: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh.
6.Khảo sát chất lượng cán bộ quản lý trường tiểu học
- Đối tượng dự thi: Cán bộ quản lý các trường tiểu học trong tỉnh
- Nội dung thi: Thi kiến thức về quản lý cấp học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

6



×