Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tài liệu tham khảo - ntnghiadtcn Tai lieu bien tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 41 trang )

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIẾN TẦN CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIẾN TẦN CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm về biến tần
Bộ biến tần là một thiết bị dùng để chuyển đổi điện áp hoặc dòng điện xoay
chiều ở đầu vào từ một tần số này thành điện áp hoặc dòng điện có một tần số khác
ở đầu ra.
1.2 Chức năng căn bản của biến tần:
1.2.1 Chức năng
Bộ biến tần thường được sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ điện xoay
chiều theo phương pháp điều khiển tần số, theo đó tần số của lưới nguồn sẽ thay đổi
thành tần số biến thiên. Ngoài việc thay đổi tần số còn có sự thay đổi tổng số pha.
Từ nguồn lưới một pha, với sự giúp đỡ của bộ biến tần, ta có thể mắc vào tải động
cơ ba pha. Bộ biến tần còn được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật nhiệt điện, cung
cấp năng lượng cho lò cảm ứng...
1.2.2 Nguyên tắc điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha
Ta xét tốc độ đồng bộ (tốc độ không tải lý tưởng, là tốc độ lớn nhất mà roto có
thể đạt đến, bỏ qua độ trượt s) có công thức sau:
n0= 60f/p
Trong đó
n0: tốc độ đồng bộ (vòng/phút)
f: tần số lưới điện (Hz)
p: số cặp cực trên stato
Stato được quấn theo số cặp cực: p = 1, 2, 3, 4 tương ứng với tốc độ đồng bộ:
n = 3000, 1500, 1000, 750 vòng/phút. Thông thường mỗi động cơ chỉ có thể được
thiết kế để làm việc ở 2 tốc độ đồng bộ. Nếu động cơ được quấn với nhiều tốc độ thì
rất phúc tạp và giá thành không dễ chấp nhận. Mặt khác, việc thay đổi số cặp cực
chỉ đạt được một tốc độ hạn chế, nhiều trường hợp không phù hợp với công nghệ
sản xuất. Do đó dùng số cặp cực để thay đổi tốc độ động cơ là điều không khả thi.



-1-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Dựa vào công thức trên, ta thấy chỉ có tần số là dễ dàng thay đổi được một
cách linh hoạt thông qua bộ biến tần.
1.3 Phân loại
Theo tổng số pha, có các bộ biến tần:
- 1 pha.
- 3 pha.
- m pha.
Theo cấu trúc mạch điện có các bộ biến tần:
- Gián tiếp: mạch chứa khâu trung gian 1 chiều.
- Trực tiếp: không chứa mạch trung gian 1 chiều.
Biến tần trong công nghiệp thường là biến tần gián tiếp.
1.4 Giới thiệu bộ biến tần gián tiếp:

Hình 1.1: Sơ đồ khối của bộ biến tần gián tiếp
Cấu tạo gồm có bộ chỉnh lưu với chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều với
tần số cố định ở ngõ vào và bộ nghịch lưu thực hiện việc chuyển đổi điện áp (hoặc
dòng điện) chỉnh lưu sang dạng áp hoặc dòng điện xoay chiều ở ngõ ra. Bằng cấu
trúc như trên, ta có thể điều khiển tần số ra một cách độc lập không phụ thuộc tần số
vào.
1.5 Các ứng dụng của biến tần trong công nghiệp
1.5.1 Các vấn đề khi điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha
So với các loại động cơ điện khác (động cơ điện đồng bộ, động cơ điện 1
chiều) thì động cơ điện không đồng bộ có nhiều ưu việt như: kết cấu đơn giản, dễ sử
dụng, độ bền cao, giá đầu tư thấp. Nhưng nếu sử dụng thiết bị điều khiển loại đơn

giản thì động cơ không đồng bộ lại tồn tại một số nhược điểm sau:

-2-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

- Dòng điện khởi động rất lớn, gấp 4-6 lần dòng định mức của động cơ, thậm
chí còn cao hơn đặc biệt ở những máy luôn có tải thường trực như máy bơm nước,
quạt ly tâm, máy nén khí, băng tải, máy nghiền búa... Điều này đã gây ảnh hưởng
xấu tới những máy khác đang vận hành đồng thời và giảm tuổi thọ động cơ điện.
- Tốc độ vòng quay của động cơ điện cảm ứng chỉ được điều khiển theo từng
cấp (hữu cấp), thông thường mỗi động cơ chỉ thay đổi được một trong các dãy tốc
độ đồng bộ như: 3000 – 1500 vòng/phút, 1500 – 1000 vòng/phút và 1000 – 750
vòng/trên phút, trong khi có những công nghệ sản xuất yêu cầu hệ thống truyền
động cần được điều khiển tốc độ liên tục (vô cấp) theo momen và phụ tải thay đổi
nên hệ thống truyền động điện trên không có khả năng đáp ứng.
- Để khởi động và dừng động cơ không đồng bộ công suất vừa và lớn, thông
thường các cơ sở sản xuất sử dụng phương pháp khởi động trực tiếp (qua cầu dao
hoặc aptomat) nên gây sụt áp trên đường dây khá lớn. Cơ sở sản xuất có điều kiện
thì sử dụng thiết bị khởi động sao / tam giác đã hạn chế được dòng điện khi khởi
động nên độ sụt áp và tổn hao điện năng trên đường dây giảm đáng kể. Tuy nhiên
phương pháp này vẫn không thể phù hợp với xu thế sản xuất hàng hóa chất lượng
cao theo công nghệ tiên tiến và tỉ lệ tổn thất điện năng trên toàn hệ thống vẫn còn
khá cao.
Do đó, biến tần được đưa vào sử dụng để khắc phục tất cả các vấn đề trên.
1.5.2 Biến tần với công suất điều khiển lớn
Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15kW đến trên 600 kW với
các tốc độ khác nhau.
Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất

máy, năng suất băng tải...
Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió,
máy nén khí cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi.
Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng
tải..
1.5.3 Biến tần với công suất điều khiển nhỏ

-3-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Biến tần có công suất từ 0.18 kW đến 14kW có thể dùng để điều khiển những
máy công tác như: cưa gỗ, khuấy trộn, nâng hạ...
1.6 Hiệu quả khi sử dụng biến tần trong công nghiệp
Biến tần kết hợp với động cơ không đồng bộ đem lại những lợi ích sau:
- Hiệu suất làm việc của máy cao.
- Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của
động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn.
- An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân
công phục vụ và vận hành máy.
Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.
Ngoài ra, hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm. Từ trung tâm
điều khiển, nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và các
thông số vận hành (áp suất, lưu lượng...), trạng thái làm việc cũng như cho phép
điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý sự cố có thể xảy ra.

-4-



TÀI LIỆU BIẾN TẦN

CHƯƠNG 2

TÌM HIỂU VỀ BIẾN TẦN MITSUBISHI FR – E520 – 0.4K

Hình 2.1: Biến tần MITSUBISHI FR – E520 – 0.4K
2.1 Cách đọc tên biến tần Misubishi
Mỗi hãng sản xuất có cách đọc tên khác nhau. Kí hiệu Fr – E520 – 0.4K có ý
nghĩa như sau:

FR: viết tắt tên của nhà sản xuất.(Freqrol).
Hình 2.2: Kí hiệu biến tần

-5-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

E520: tên dòng sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm được sản xuất có một kí hiệu
riêng (A, E...), trong đó:
E510: điện áp ngõ vào biến tần là 100V.
E520: điện áp ngõ vào biến tần là 200V.
E540: điện áp ngõ vào biến tần là 400V.
0.4K: công suất của biến tần là 0.4Kw tương đương 1/2 HP. Có thể có các giá
trị khác như 0.1K, 0.2K, 0.75K, 1.5K, 2.2K, 3.7K, 5.5K, 7.5K...
Phía sau E520 nếu ghi chữ S có nghĩa điện áp ngõ vào 1pha AC, nếu ghi chữ
W có nghĩa điện áp ngõ vào 1 pha AC và có 2 ngõ ra điện áp. Nếu không ghi thì
ngõ vào là 3 pha AC.
2.2 Một số loại biến tần khác của Mitsubishi

2.2.1 Loại có điện áp ngõ vào 3 pha 200V.

Hình 2.3: Biến tần 3 pha 200V
2.2.2 Loại có điện áp ngõ vào 3 pha 400V.

Hình 2.4: Biến tần 3 pha 400V

-6-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

2.2.3 Loại có điện áp ngõ vào 1 pha 200V.

Hình 2.5: Biến tần 1 pha 200V
2.2.4 Loại có điện áp ngõ vào 1 pha 100V.

Hình 2.6: Biến tần 1 pha 100V

-7-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

CHƯƠNG 3

CÁCH LẮP ĐẶT VÀ SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY
3.1 Cách lắp đặt biến tần
3.1.1 Nơi lắp đặt
Biến tần phải được lắp đặt ở những nơi ít có sự di chuyển hoặc sự rung động.

Cần chú ý trong việc vận chuyển biến tần từ nơi này đến nơi khác.
Có thể lắp đặt biến tần ở trong một cái hộp hoặc khung nhưng phải đảm bảo
sự thông hơi và sự làm mát biến tần. Quạt làm mát phải được lắp đặt tại vị trí phù
hợp, nếu không sẽ gây ra sự tăng nhiệt độ của biến tần do sự thông hơi bị giảm đi.

Hình 3.1: Cách lắp quạt làm mát
3.1.2 Yêu cầu về nhiệt độ
Biến tần chịu ảnh hưởng lớn đối với nhiệt độ môi trường xung quanh. Vì vậy,
ở nơi lắp đặt, nhiệt độ cho phép là trong khoảng -10oC đến 50oC (14oF đến 122oF).
Tránh những nơi có nhiệt độ cao hoặc độ ẩm cao và có ánh sáng chiếu trực tiếp.
Bề mặt lắp đặt biến tần không được là vật liệu dễ cháy. Những vật dụng
không cần thiết xung quanh biến tần phải được dọn dẹp sạch sẽ.
Nơi lắp đặt không để gần dầu hỏa, xăng, khí gas, vải, tơ. Không để biến tần ở
những nơi bụi bặm hoặc dơ bẩn.

-8-


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Biến tần phải được lắp đặt một cách cố định và chắc chắn bằng vít. Không
được được đặt nằm hoặc treo lơ lửng.

Hình 3.2: Tư thế đặt biến tần
3.2 Sơ đồ đấu dây
3.2.1 Sơ đồ các điểm kết nối trên biến tần

Hình 3.3: Sơ đồ các điểm kết nối trên biến tần

-9-



TÀI LIỆU BIẾN TẦN

3.2.2 Các tiếp điểm trên mạch chính
- R, S, T (L1, L2, L3): Nối với nguồn điện cấp cho biến tần. Biến tần FR - E520
0.4K sử dụng nguồn 3 pha hoặc 1 pha cho ngõ vào đều được. Nếu dùng nguồn 1
pha thì ta nối vào chân R, S (L1, L2).

Hình 3.4: Ngõ vào điện áp 1 pha cấp cho biến tần

Hình 3.5: Dùng nguồn 3 pha cho ngõ vào biến tần

Hình 3.6: Dùng nguồn 1 pha cho ngõ vào biến tần

- 10 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

- U,V,W: Là ngõ ra của biến tần nối đến 3 pha của động cơ.
- P (+), PR: Kết nối với điện trở hãm để giúp cho việc giảm tốc nhanh hơn.

Hình 3.7: Kết nối với điện trở hãm
3.2.3 Các tín hiệu ngõ vào điều khiển
- STF: Tín hiệu điều khiển động cơ chạy thuận.
- STR: Tín hiệu điều khiển động cơ chạy nghịch.
- RH, RM, RL, MRS: Tín hiệu điều khiển đa cấp tốc độ.
- RES: Chân Reset. Sử dụng để đưa biến tần trở về trạng thái ban đầu khi xảy ra lỗi.
- SD: Đầu nối chung cho các tín hiệu vào.

- PC: Nguồn 24V DC.
- 10: Điện áp chuẩn của ngõ vào analog (5V hoặc 10V).
- 2: Tín hiệu ngõ vào analog
- 5: Chân chung analog.
- 4: Ngõ vào analog sử dụng nguồn dòng (4 – 20mA).
3.2.4 Các tín hiệu ngõ ra
- A, B, C: Các ngõ ra Relay, dùng để kết nối với các thiết bị như chuông báo, đèn
báo hiệu…
- RUN, FU: là các ngõ ra dùng để báo hiệu sự hoạt động của biến tần theo 1 tham số
cụ thể nào đó (báo hiệu động cơ đang hoạt động, báo hiệu quá tải, báo hiệu có lỗi
xảy ra,… thường kết hợp với đèn báo)
- SE: Chân chung của RUN, FU.
- FM: Tín hiệu analog ngõ ra.

- 11 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

CHƯƠNG 4

CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
4.1 Phương pháp cài đặt thông số
Thông số (Parameter, viết tắt là Pr) trong biến tần bao gồm từ Pr0 cho đến
Pr991, mỗi thông số có một chức năng riêng. Ví dụ, Pr1 là thông số để cài đặt tần số
cao nhất, Pr2 là tần số thấp nhất... Trong quá trình hoạt động thường có sự kết hợp
giữa nhiều thông số để đạt được những yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Các bước cài đặt một thông số:
Trước khi cài đặt một thông số nào đó cần phải đảm bảo rằng động cơ đang
ngừng hoạt động và chế độ điều khiển đang chọn là chế độ điều khiển dùng bàn

phím trên biến tần.
Bước 1: chọn thông số muốn cài đặt (từ Pr0 cho đến Pr991).
Bước 2: thay đổi giá trị của thông số.
Bước 3: lưu giá trị thông số.
4.1.1 Bước 1: chọn thông số
Ấn phím MODE cho đến khi xuất hiện màn hình

Hình 4.1: Màn hình hiển thị việc cài đặt thông số
Ấn phím SET lần thứ nhất để chọn thay đổi số thứ tự của thông số ở hàng
trăm, sau đó dùng phím lên/xuống thay đổi số này.
Ấn phím SET lần thứ hai để chọn thay đổi số thứ tự của thông số ở hàng chục.

- 12 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Ấn phím SET lần thứ ba để thay đổi hàng đơn vị.
Giả sử cài đặt thông số Pr79 thì màn hình sẽ xuất hiện như sau:

Hình 4.2: Lựa chọn số thứ tự thông số
4.1.2 Bước 2: thay đổi giá trị của thông số
Ấn phím SET để vào thông số đã chọn.
Dùng phím lên/xuống để thay đổi giá trị. Mỗi giá trị của thông số có một ý
nghĩa riêng theo sự sắp đặt của nhà sản xuất mà khi đi vào cài đặt từng thông số cụ
thể thì ta sẽ xét đến sau.
4.1.3 Bước 3: lưu giá trị thông số đã thay đổi.
Sau khi thay đổi giá trị ở bước 2, ta nhấn và giữ phím SET khoảng 1.5 giây để
lưu lại quá trình cài đặt.


Hình 4.3: Hoàn tất việc cài đặt

- 13 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

4.2 Khôi phục cài đặt
4.2.1 Xóa các thông số đã cài đặt
Khi muốn cài đặt mới lại các thông số, mà các thông số thường liên qua với
nhau, nên đôi khi ta phải xóa tất cả các thông số đã cài để khỏi mất thời gian cài đặt
lại từng thông số.
Ấn MODE đến khi xuất hiện màn hình sau:

Hình 4.4: Màn hình hiển thị các chức năng giúp đỡ
Ấn phím lên/xuống cho đến khi xuất hiện Pr.Cl, cài đặt vào thông số này giá
trị là 1.

Hình 4.5: Xóa các thông số
4.2.2 Khôi phục cài đặt gốc
Đưa tất cả các thông số trở về giá trị cài đặt ban đầu của nhà sản xuất.
Sau khi chọn màn hình HELP như trên, ấn phím lên xuống để chọn màn hình
AllC, cài đặt vào giá tri là 1.

- 14 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Hình 4.6: Khôi phục cài đặt gốc

4.3 Cài đặt các thông số cơ bản
4.3.1 Cài đặt chế độ vận hành
Thông số để cài đặt là Pr79.
Chế độ vận hành là chế độ cho phép ta điều khiển động cơ bằng một trong các
phương thức như sau:
- Chế độ 1: PU operation mode
Pr79 được cài vào giá trị là 1: tín hiệu điều khiển ra lệnh cho động cơ chạy
hoặc dừng là 2 nút RUN (FWD, REV) và STOP trên bàn phím của biến tần. Đồng
thời, biến trở để điều chỉnh tần số cấp cho động cơ là biến trở của biến tần.
- Chế độ 2: External operation mode
Pr79 được cài vào giá trị là 2: tín hiệu điều khiển ra lệnh cho động cơ chạy
hoặc dừng là 2 tín hiệu ngõ vào STF, STR của biến tần. Đồng thời, biến trở để điều
chỉnh tần số là biến trở ngoài được nối vào chân 10, 2, 5 của biến tần.
- Chế độ 3: kết hợp giữa chế độ 1 và 2 (operation mode 1)
Pr79 được cài vào giá trị là 3: tín hiệu điều khiển ra lệnh cho động cơ chạy
hoặc dừng là 2 tín hiệu ngõ vào STF, STR. Biến trở để điều chỉnh tần số là biến trở
của biến tần.
- Chế độ 4: kết hợp giữa chế độ 1 và 2 (operation mode 2)
Pr79 được cài vào giá trị là 4: tín hiệu điều khiển ra lệnh cho động cơ chạy
hoặc dừng là 2 nút RUN và STOP. Biến trở để điều chỉnh tần số là biến trở ngoài.
- Chế độ 0: Pr79 được cài vào giá trị là 0: trong lúc vận hành ta có thể lựa
chọn một trong hai chế độ 1 và 2 bằng cách dùng bàn phím.

- 15 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Trong các chế độ trên, chế độ 0, 2, 3, 4 có thể sử dụng được tất cả các tín hiệu
ngõ vào điều khiển của biến tần (control input signals), chẳng hạn như sử dụng các

tín hiệu RH, RM, RL để chạy đa cấp tốc độ, chỉ có chế độ 1 là không sử dụng được
các ngõ vào điều khiển này.

Hình 4.7: Chuyển đổi giữa chế độ 1 và 2 bằng phím lên/xuống
4.3.2 Cài đặt chức năng bảo vệ quá dòng
Là chức năng bảo vệ cho biến tần. Khi có hiện tượng tải tiêu thụ dòng điện
vượt quá giá trị cài đặt thì biến tần sẽ báo lỗi và tự động dừng hoạt động.
Các thông số cài đặt: Pr9 và Pr48.
Pr 9: cài đặt dòng điện tối đa cho phép.
Pr48: cài đặt dòng điện tối đa cho phép thứ 2.
Thông thường, nhà sản xuất khuyến cáo nên đặt giá trị Pr9 bằng 85% giá trị
dòng điện tối đa cho phép của biến tần. Cụ thể biến tần FR-E520 0.4K có dòng điện
cho phép tối đa là 3A, do đó ta cài vào Pr9 và Pr48 giá trị là 2.55A.
Pr48 chỉ có tác dụng khi tín hiệu ngõ vào điều khiển RT lên mức ON.
4.3.3 Tần số cao nhất (Maximum frequency)
Là tần số tối đa cho phép động cơ hoạt động. Giả sử ta cài vào là 60 Hz thì
động cơ chỉ có thể hoạt động ở mức từ 60 Hz trở xuống.

- 16 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Thông số cài đặt là Pr1.
4.3.4 Tần số thấp nhất (Minimum frequency)
Là tần số hoạt động thấp nhất của động cơ. Giả sử ta cài vào là 10 Hz thì động
cơ chạy tối thiểu ở mức 10Hz. Khi động cơ đã hoạt động thì dù ta xoay biến trở
điều chỉnh tần số xuống dưới 10 Hz thì động cơ vẫn chạy mức 10Hz.
Thông số cài đặt là Pr2.
4.3.5 Tần số khởi động (Starting frequency)

Là tần số khi động cơ khởi động. Động cơ chỉ bắt đầu hoạt động khi ta cấp
cho nó 1 tần số bằng hoặc lớn hơn tần số khởi động. Giả sử ta cài vào là 20Hz thì
khi ta ấn nút RUN nhưng tần số cấp cho động cơ dưới 20Hz thì động cơ vẫn đứng
im.
Tần số lớn nhất, tần số nhỏ nhất, tần số khởi động có mối quan hệ với nhau
như sau:
Trường hợp 1: nếu tần số khởi động (TSKĐ) lớn hơn tần số nhỏ nhất (TSNN):
Cho tần số lớn nhất (TSLN) = 60 Hz, TSKĐ = 20Hz, TSNN = 10 Hz thì:
- Khi cấp điện động cơ chưa hoạt động
- Khi điều chỉnh tần số lên đến 20 Hz thì động cơ mới bắt đầu hoạt động ở
20Hz
- Lúc này, ta xoay biến trở về mức thấp nhất thì động cơ vẫn hoạt động ở
10Hz
Trường hợp 2: nếu TSKĐ nhỏ hơn TSNN. Cho TSLN = 60 Hz, TSKĐ =
10Hz, TSNN = 20 Hz thì:
- Khi cấp điện, động cơ hoạt động ngay ở tần số 20Hz.
- Lúc đó động cơ sẽ luôn hoạt động trong khoảng tần số từ 20 đến 60Hz.
Thông số cài đặt là Pr13.
4.3.6 Cài đặt thời gian tăng tốc, thời gian giảm tốc
Các thông số cài đặt:
- Pr7: thời gian tăng tốc.
- Pr8: thời gian giảm tốc

- 17 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

- Pr20: tần số tăng giảm tốc tham khảo.
- Pr21: kiểu thời gian tăng giảm tốc.

- Pr44: thời gian tăng tốc thứ 2
- Pr45: thời gian giảm tốc thứ 2.

Hình 4.8: Thông số cài đặt thời gian tăng tốc/giảm tốc
- Thời gian tăng tốc (Pr7): là thời gian tính từ lúc ra lệnh cho động cơ hoạt
động cho đến khi động cơ đạt đến một tốc độ hoạt động ổn định. (giới hạn cài đặt từ
0 đến 3600s hoặc từ 0 đến 360s tùy thuộc vào thông số Pr21)
- Thời gian giảm tốc (Pr8) là thời gian tính từ lúc ra lệnh cho động cơ dừng
hoạt động cho đến khi vận tốc quay của động cơ trở về 0. (giới hạn cài đặt từ 0 đến
3600s hoặc từ 0 đến 360s tùy thuộc vào thông số Pr21)
- Tần số tăng giảm tốc tham khảo (Pr20) là tần số mà ta cài vào để biến tần
hiểu được là với tần số tham khảo đã cài vào Pr20 thì thời gian tăng tốc và giảm tốc
sẽ bằng giá trị cài vào Pr7 và Pr8. Như vậy, khi động cơ hoạt động ở những tần số
khác nhau thì biến tần sẽ dùng tần số tham khảo để tính ra thời gian tăng giảm tốc
cho phù hợp.
- Kiểu thời gian tăng giảm tốc (Pr21): cho phép chọn 1 trong 2 giới hạn cài
đặt:
+Nếu Pr21 = 0 thì cho phép cài từ 0 đến 3600s
+ Nếu Pr21 = 1 thì cho phép cài từ 0 đến 360s

- 18 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

- Thời gian tăng tốc thứ 2 và thời gian giảm tốc thứ 2: cũng tương tự như thời
gian tăng tốc và thời gian giảm tốc được cài ở Pr7 và Pr8. Bình thường thì biến tần
sẽ sử dụng 2 thông số là Pr7 và Pr8 làm thời gian tăng tốc và giảm tốc. Nhưng khi
tín hiệu điều khiển RT ở ngõ vào lên mức ON thì biến tần sẽ sử dụng Pr44 và Pr45
để làm thời gian tăng tốc và giảm tốc.


Hình 4.9: Biểu diễn thời gian tăng tốc/giảm tốc
4.3.7 Cài đặt đa cấp tốc độ
Biến tần FR-E520 0.4K cho phép chạy được 15 cấp tốc độ khác nhau. Tần số
của tốc độ tối đa là 400Hz.
Nguyên tắc cài đặt đa cấp tốc độ như sau:
Các cấp tốc độ được cài đặt sẵn trong các thông số:
- Pr 004: Tốc độ 1
- Pr 005: Tốc độ 2
- Pr 006: Tốc độ 3
- Pr 024: Tốc độ 4
- Pr 025: Tốc độ 5
- Pr 026: Tốc độ 6
- Pr 027: Tốc độ 7
- Pr 232: Tốc độ 8
- Pr 233: Tốc độ 9

- 19 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

- Pr 234: Tốc độ 10
- Pr 235: Tốc độ 11
- Pr 236: Tốc độ 12
- Pr 237: Tốc độ 13
- Pr 238: Tốc độ 14
- Pr 239: Tốc độ 15
Các tín hiệu ngõ vào RH, RM, RL, REX là các bit để lựa chọn cấp tốc độ
trong 15 cấp tốc độ đã cài.Cụ thể như sau:

RH là bit 0 (LSB)
RM là bit 1
RL là bit 2
REX là bit 3 (MSB)

Hình 4.10: Các thông số và hình biểu diễn 15 cấp tốc độ
Khi muốn động cơ chạy ở cấp tốc độ nào đó, ta dựa vào hình vẽ trên và cho
các tín hiệu tương ứng lên mức ON.
Giả sử ta cài đặt cho động cơ chạy ở 4 cấp tốc độ là:
- Tốc độ 1: 10 Hz

- 20 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

- Tốc độ 2: 20 Hz
- Tốc độ 3: 30 Hz
- Tốc độ 4: 40 Hz
Bước 1: Trước tiên ta cài vào Pr079 giá trị là 2 hoặc 4. Bước này nhằm cho
phép điều khiển đa cấp (nếu là 2 thì tín hiệu điều khiển RUN, STOP nằm ở tín hiệu
ngõ vào STF, STR trên biến tần, nếu là 4 thì dùng 2 nút RUN, STOP trên bàn phím
để ra lệnh cho động cơ chạy hoặc dừng).
Bước 2: Nếu dùng trên 7 cấp thì ta phải cài cho chân MRS là tín hiệu REX
bằng cách cài vào Pr183 giá trị là 8. Còn trong trường hợp này chỉ dùng 4 cấp nên
ta chỉ sử dụng tín hiệu RH và RM. Do đó ta cài Pr182 là giá trị 2, Pr181 là 1.
Bước 3: Cài Pr004 giá trị là 10 Hz, Pr005 là 20Hz, Pr006 là 30Hz, Pr024 là 40
Hz.
Bây giờ nếu muốn động cơ chạy ở tốc độ 1 (10Hz) thì ta nhấn nút RH, tốc độ
2 (20 Hz) thì nhấn RM, tốc độ 3 (30 Hz) thì nhấn RL, tốc độ 4 (40 Hz) thì nhấn 2

nút là RM và RL theo hình vẽ.
4.3.8 Cài đặt nhảy tần số
Khi ta muốn động cơ không được phép hoạt động tại một khoảng tần số nào
đó thì ta dùng chức năng nhảy tần số.

Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn nhảy tần số.

- 21 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Theo hình vẽ, ta thấy biến tần cho phép nhảy tối đa là 3 mức.
Khi tần số cấp cho động cơ nằm trong khoảng từ Pr33 đến Pr34 thì động cơ sẽ
chỉ hoạt động tại tần số là Pr33. Khi tần số dưới mức Pr33 hoặc đạt đến Pr34 trở lên
thì động cơ hoạt động bình thường theo tần số được điều chỉnh. Tương tự đối với 2
mức còn lại.
4.3.9 Cài đặt chức năng điều khiển cho các tiếp điểm ngõ vào
Các tiếp điểm RL, RM, RH, MRS trên biến tần là các tín hiệu điều khiển có
thể thay thế được cho nhau tùy theo ta cài đặt chức năng cho mỗi tiếp điểm.
Thông số cài đặt: Pr180, Pr181, Pr182, Pr183.
Danh sách các chức năng cài đặt được cho bởi bảng sau:

Hình 4.12: Danh sách thông số ngõ vào

- 22 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN


Trong đó:
RL, RM, RH, REX: là 4 tín hiệu điều khiển chạy đa cấp tốc độ.
RT: là tín hiệu để lựa chọn chức năng thứ 2.
4.3.10 Cài đặt chức năng cho các tiếp điểm ngõ ra
Các tiếp điểm ngõ ra RUN, FU, ABC trên biến tần là các tín hiệu có thể thay
thế được cho nhau tùy theo ta cài đặt chức năng cho mỗi tiếp điểm.
Thông số cài đặt: Pr190, Pr191, Pr192.
Danh sách các chức năng cài đặt được cho bởi bảng sau:

Hình 4.13: Danh sách thông số ngõ ra
Trong đó:
RUN: khi biến tần hoạt động thì nó sẽ lên mức ON.
SU: khi tần số đạt đến một tỉ lệ về phần trăm tần số được cài trong Pr41 thì sẽ
lên mức ON.

- 23 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn ngõ ra SU
FU: nhận biết hướng quay thuận nghịch

Hình 4.14: Đồ thị biểu diễn ngõ ra FU
RY: cho biết biến tần đã sẵn sàng hoạt động.
ABC: báo hiệu biến tần đang bị lỗi.
4.3.11 Cài đặt ngõ ra analog
Thông số cài đặt là Pr54
Nếu Pr54 =0: ngõ ra tại chân FM của biến tần là tần số, dao động trong
khoảng từ 0Hz cho đến giá trị tần số được cài trong Pr55.

Nếu Pr54=1: ngõ ra tại chân FM của biến tần là dòng điện, dao động trong
khoảng từ 0A cho đến giá trị dòng điện được cài trong Pr56.
Nếu Pr54 = 2: ngõ ra tại chân FM của biến tần là điện áp, dao động trong
khoảng từ 0V cho đến 10VDC.

- 24 -


TÀI LIỆU BIẾN TẦN

Hình 4.15: Biểu diễn ngõ ra analog theo tần số và dòng điện

- 25 -


×