Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ngành công nghiệp dầu khí thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.37 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I.1 Dầu khí là gì?................................................................................................................................................2
I.2 Vai trò của dầu khí đối với cuộc sống của con người.................................................................................2
I.3 Những mốc thời gian đáng lưu ý của ngành công nghiệp dầu khí thế giới:..............................................3
IV.1 Giai đoạn thăm dò mỏ dầu khí..................................................................................................................8
IV.2 Giai đoạn khoan khai thác.........................................................................................................................8
IV.3 Khó khăn trong việc khai thác dầu khí:.....................................................................................................9
IV.4 Sản lượng khai thác dầu khí trên thế giới...............................................................................................10


I. Giới thiệu chung về ngành công nghiệp dầu khí thế
giới:
I.1 Dầu khí là gì?
- Dầu khí là một loại tài nguyên khoáng sản tồn tại trong vỏ trái đất. Nó được
tạo ra do các sinh vật bị chôn vùi dưới lòng đất, trải qua quá trình chuyển
hóa dưới tác động của sự biến đổi địa chất phức tạp trong một thời gian dài
tạo thành.
- Phân loại mỏ dầu: Dựa vào nơi người ta tìm thấy mỏ dầu đó:
+ Dầu khí tồn tại thành các mỏ, có khi ở trong đất liền, có khi lại ở
ngoài biển.
+ Một mỏ dầu thường bao gồm có 2 phần: Phần dầu ở bên dưới và khí ở
bên trên ( Khí đồng hành). Nếu muốn sử dụng khí này người ta sẽ xây
đường ống dẫn, nếu không thì họ sẽ đốt bỏ ngay tại mỏ. Đôi khi có
một số mỏ chỉ có khí không có dầu – mỏ khí tự nhiên.
+ Thời gian gần đây, ở Mỹ đã tìm ra và đưa vào một loại dầu mới - dầu
đá phiến. Loại dầu này tồn tại trong loại đá nền ngoài đại dương chứ
không tồn tại thành mỏ riêng biệt.

I.2 Vai trò của dầu khí đối với cuộc sống của con người.
+ Dầu khí là dầu vào quan trọng của mọi hoạt động kinh tế. Từ dầu khí
người tạo ra các sản phẩm khác nhau phục vụ cho cuộc sống của con


người.
+ Dầu thô khi được khai thác lên sẽ được đem đi lọc, chưng cất, craking
để tạo ra các sản phẩm khác nhau: Như xăng máy bay, xăng oto, dầu
nhờn, nhựa đường chất dẻo. Các loại sản phẩm này đều có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay.
+ Khí khi được khai thác lên sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho các
nhà máy nhiệt điện chạy khí và làm khí đốt cho sinh hoạt của các hộ
gia đình hàng ngày.
 Do có vai trò vô cùng đặc biệt nên nước nào có các mỏ dầu khí lớn sẽ có ảnh
hưởng và tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế.


I.3 Những mốc thời gian đáng lưu ý của ngành công
nghiệp dầu khí thế giới:
Năm 1960, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC ra đời.
+ Với mục đích giữ ổn định cho thị trường dầu mỏ thế giới, từ ngày 10 đến 149-1960, 5 nước Iraq, Iran, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela nhóm họp
tại Baghdad để thành lập tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPE
Từ 1973-1975, cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất.
- Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc
Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu
sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối
với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng
dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó.
Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc
khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16/10/1973, giá
dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD
vào giữa 1974.
- Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ nhất trong thời kỳ những năm
1970. Những ai từng trải qua "cơn khủng hoảng dầu Trung Đông" sẽ không
thể nào quên cảnh hàng người dài dằng dặc chờ đợi trước các cây xăng bởi

nguồn cung ứng thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả tăng cao. Trong thời gian


khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một
lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một
năm từ 1973 đến 1974.
- Thêm vào đó, một biến cố lớn nữa xảy đến với thị trường chứng khứng toàn
cầu vào năm 1973 - 1974. Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán
London bốc hơi 73% giá trị, khiến đôla Mỹ mất giá và làm cuộc khủng
hoảng dầu lửa thêm tồi tệ. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla,
số tiền khổng lồ thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Trong suốt cuộc
khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%. Suy
thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận
thập niên 1980.
Năm 1978: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2.
- Vào đầu 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 17% tổng
sản lượng của OPEC. Nhưng khi cách mạng Iran lật đổ chính quyền quân
chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế độ mới
đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực lượng đối lập. Trong nỗ lực kìm giá
dầu, Ảrâp Xêút và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng.
Kết quả là lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo
Iran.
- Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường,
cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu
dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD
lên 39,5 USD.
- Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá
năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm
1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách
thắt chặt tiền tệ.

- Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ
mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Dù kinh tế bắt đầu
hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao 7,5%
và đạt kỷ lục 10,8% vào 1982.
-

Hậu quả của suy thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất,
và sản xuất thép đều liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc
khủng hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc.


Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980
- Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp
(hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979), nhu cầu tiêu thụ
dầu trên toàn thế giới chậm lại. Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và
châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981. Hệ quả là giá
dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm
1986.
- Giá giảm đã làm lợi cho rất nhiều nước tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu
và thế giới thứ 3, nhưng lại gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất
khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC. Nhiều công ty nhiên liệu của
Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản. Dầu mất giá còn
khiến khối OPEC mất đi sự đoàn kết.
Cơn sốt giá dầu năm 1990
- Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến
tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để
giải phóng Kuwait.
- Sau cuộc chiến, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần
đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu
mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao.

- Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và giá không vượt đỉnh các cuộc
khủng hoảng trước (hồi 1973 và 1979 - 1980). Tại thời điểm đó, mỗi thùng
dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng.
Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng
Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.
- Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở
Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng. Một loạt cường quốc chịu nhiều
ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào
vòng xoáy suy thoái.
Giá dầu xuống dốc năm 2001


- Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố
11/9 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 mỗi thùng dầu
chỉ còn 20 USD một thùng, giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên liệu giảm
mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu.
Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 - 2008
- Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng USD
mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã
phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để
tính giá dầu. Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên
cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu
lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.
- Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của Mỹ đã
dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự đổ vỡ
lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào
cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 1933. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi
thùng.
Cú sốc dầu lửa 2011
- Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc

biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên
liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng. Hiện tại, các nước châu
Âu (ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ
Libya.
- Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận
tải. Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá
dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng
trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%.
Cuộc khủng hoảng giả dầu năm 2015-2016.
- Do ảnh hưởng của các sự kiện chính trị, đặc biệt là mẫu thuẫn giữa Nga, Mỹ,
Opec nên đã đầy giá dầu xuống dưới mức thầp kỉ lục trong vòng 14 năm kể
từ năm 2001.
II. Giá dầu lao dốc chỉ xoay quanh 30 đến 40 USD/ thùng nhưng các nước vẫn
tăng sản lượng làm cho giá dầu các xuống thấp.


III. Trữ lượng dầu khí thế giới:
- Theo dự báo của các nhà khoa học, trữ lượng dầu mỏ hiện nay trên thế giới
STT
Nước
Trữ lượng ( Tỷ thùng) hơn 1 nghìn tỷ
khoảng
1
Venezuela
297,1
thùng,
với tốc độ khai
Ả Rập Saudi
268,4
thác là 2

khoảng 90 triệu
3
Canada
173,2
thùng
một ngày hiện
Iran
157,3
nay thì 4
chỉ khoảng 40
5
Iraq
104,3
đến 50
năm nữa trữ
6
Kuwait
104
lượng
dầu mỏ trên thế
7
UAE
97,8
giới sẽ
cạn kiệt.
8
Nga
80
- Dầu khí
là nguồn năng

9
Libya
48,47
lượng
hóa
thạch,
10
Nigeria
37,14
phân bố
không
đồng
đều dầu mỏ hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông như : Các tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất ( UAE), Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, Libya, Syria,


Top 10 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới năm 2014:


Việt Nam xếp thứ 28 với khoảng 4400 triệu thùng.
Top 10 nước có trữ lượng khí lớn nhất thế giới:
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10

Nước

Trữ lượng ( Nghìn tỷ mét khối)

Nga
Iran
Quatar
Turkmenistan
Ả Rập Xê út
Mỹ
UAE
Nigeria
Venezuela
Algieri

47,57
29,6
25,47
7,5
7,46
6,93
6,07
5,25
4,98
4,5


Tỷ trọng tổng trữ lượng đã
phát hiện toàn cầu (%)
25,02
15,57
13,39
3,95
3,92
3,64
3,19
2,76
2,62
2,37

IV. Khai thác dầu khí:
Dầu mỏ nằm dưới lòng đất nên việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn.

IV.1 Giai đoạn thăm dò mỏ dầu khí.
- Trước khi khai thác, chúng ta phải thăm dò xem ở đâu có mỏ dầu . Đây là
công việc vô cùng phức tạp và đắt đỏ. Giá trị mỗi mũi khoan lên tới hàng
triệu đô, tuy nhiên rủi do lại rất lớn, xác xuất thành công chỉ là 20%.
- Để tìm kiếm những mỏ dầu này, các nhà địa chất có thể sử dụng thiết bị đo
trọng lực hoặc thiết bị đo từ trường để xác định những thay đổi cực nhỏ


trong từ trường của trái đất. Thông số này sẽ chỉ ra ở đâu có dòng chảy của
dầu.
- Các nhà khoa học cũng có thể phát hiện mùi vị của hydrocarbon (thành phần
chính của dầu thô) bằng cách sử dụng các mũi điện tử cực kỳ nhạy cảm.
Phương pháp cuối cùng, và cũng phổ biến nhất là công nghệ địa chấn: người
ta tạo ra những sóng chấn cho đi xuyên qua các lớp đá nằm sâu dưới lòng

đất, ghi nhận và dịch mã những thông tin của sóng phản hồi. Vì sóng chấn
phải đi xuyên qua nhiều lớp đất đá có thành phần và cấu trúc khác nhau, nên
sóng phản hồi sẽ có tốc độ khác nhau, cho biết loại và mật độ của lớp đá đó.
- Đó là giai đoạn đầu tiên. Sau khi đã phát hiện ra mỏ dầu, người ta sẽ tiến
hành khai thác.

IV.2 Giai đoạn khoan khai thác.
- Trước hết, nhóm kỹ sư sẽ đưa thiết bị khoan xuống một độ sâu định trước, ở
trên mức mà người ta cho rằng có dầu. Có 5 bước cơ bản để khoan lỗ:
1. Đặt mũi khoan, vòng đệm, ống khoan vào lỗ.
2. Nối thiết bị với mặt đĩa tròn và bắt đầu khoan
3. Trong quá trình khoan, bùn sẽ bắn lên qua ống ra khỏi mũi khoan và
đẩy c mẩu đá cắt ra khỏi lỗ.
4. Nối thêm ống khoan khi lỗ càng khoét sâu.
5. Khi mũi khoan chạm tới độ sâu định trước, tháo ống khoan, mũi
khoan và vòng đệm.
- Sau đó, nhanh chóng trát ximăng lớp vỏ đậy miệng khoan để ngăn không
cho nó đổ sập xuống. Cuộc khoan dầu tiếp tục theo các giai đoạn: khoan, trát
miệng lỗ, rồi lại khoan... cho đến khi thấy cát chứa dầu lộ ra. Mũi khoan sau
đó được đưa ra khỏi lỗ. Người ta đưa các thiết bị cảm ứng xuống hố khoan
để kiểm tra cấu trúc đá, áp suất và đặc điểm của mỏ dầu.
- Bước tiếp theo là tạo một giếng dầu để khống chế dầu chảy lên theo ống
dẫn. Khi dầu bắt đầu chảy vào giếng, thiết bị khoan sẽ được đưa ra khỏi hiện
trường và thiết bị mới sẽ được lắp đặt để hút dầu lên.
- Sau khi thiết bị khoan được đưa lên, một hệ thống bơm sẽ được đặt trên
miệng giếng. Trong hệ thống này, motor điện sẽ điều khiển hộp số làm dịch
chuyển một đòn bẩy. Đòn bẩy này nâng và hạ một ống thép (được gắn với
một ống hút và máy bơm). Hệ thống sẽ khiến chiếc bơm đi lên đi xuống, tạo
ra một lực hút rút dầu lên khỏi giếng.
- Trong một số trường hợp, dầu có thể quá đặc không chảy được. Người ta sẽ

đào thêm một chiếc hố thứ hai xuống mỏ dầu và phun hơi nước áp suất cao


vào đó. Hơi nước nóng khiến dầu trong mỏ trở nên loãng ra, và áp suất có
thể đẩy nó lên giếng.
- Việc khai thác khí cũng tương tự như khi khai thác dầu, nhưng đơn giản hơn:
+ Đầu tiên cũng là quá trình thăm dò, với các công nghệ tương tự như
khi thăm dò mỏ dầu.
+ Khi khai thác, người ta sẽ lắp các đương ống từ dưới mỏ lên. Ban đầu
do áp suất cao thì khí sẽ tự động phụt lên, sau đó khi áp suất giảm
xuống, người ta sẽ dùng các máy bơm để hút khí lên .

IV.3 Khó khăn trong việc khai thác dầu khí:
- Với những mỏ dầu trên biển, việc khai thác vô cùng phức tạp và gặp nhiều
khó khăn. Người ta phải xây các giàn khoan lớn trên biển với chi phí vô
cùng tốn kém, hàng chục triệu đô cho mỗi giàn khoan kiểu này. Sau khi khai
thác xong rồi, việc vận chuyển cũng không hề đơn giản. Người ta sẽ dùng
các loại tàu thuyền chuyên dụng để chuyên trở hoặc xây dựng các đường
ống dẫn ngầm dưới đáy biển, chi phí cũng vô cùng tốn kém.
- Việc khai thác dầu ngoài biển cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, phải phụ thuộc
vào thời tiết, và cũng gây ra những hậu quả mội trường rất lớn nếu có sự cố:
VD: Vụ cháy giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico năm 2010.
- Với các mỏ dầu trên đất liền thì việc khai thác có vẻ đơn gian giản và an
toàn hơn. Chỉ việc xây dựng các nhà máy tại nơi khai thác và vận chuyển
bằng các phương tiện vận tải thông thường.
- Việc khai thác dầu khí cũng ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và hệ sinh thái
xung quanh. Nếu có sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ vô cùng lớn.

IV.4 Sản lượng khai thác dầu khí trên thế giới.
- Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, nên sản lượng khai thác ngày càng tăng

lên:


Sản lượng khai thác dầu của thế giới giai đoạn từ năm 1990 – 2014.

Top các nước khai thác dầu lớn nhất thế giới năm 2014:
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Nước
Mỹ
Ả Rập Saudi
Nga
Trung Quốc
Canada
UAE
Iran
Iraq

Sản lượng ( thùng/ ngày) Tỷ trọng (%)
13,973,000
11,624,000

10,853,000
4,572,000
4,383,000
3,471,000
3,375,000
3,371,000

15
12,5
11,7
4,9
4,7
3,72
3,63
3,62


9
10

Braxin
Mexico

2,950,000
2,812,000

3,17
3,02

Việt Nam xếp thứ 36 với sản lượng khoảng 300,600 thùng/ngày.


V. Tiêu thụ.
- Dầu thô sau khi khai thác lên, một số nước có công nghệ phát triển sẽ đem đi
chế xuất thành các chế phẩm khác nhau rồi đem xuất khẩu, còn những nước
có công nghệ kém phát triển thì khai thác lên sẽ đem xuất khẩu luôn.
- Hiện nay Châu Á được xem là khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất trên thế
giới:
+ Năm 2015, theo OPEC trung bình một ngày khu vực Châu Á tiêu thụ
khoảng 16 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 18% sản lượng dầu trên
thế giới, và ước tính đến năm 2040, con số này sẽ tăng lên thành 46
triệu thùng/ngày.
+ Còn báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế, khu vực
châu Á - Thái Bình Dương chiếm đến 34% tổng nhu cầu về dầu toàn
thế giới trong năm 2015.
+ Ở khu vực này, Trung Quốc được xem là nơi tiêu thụ lớn nhất, chiếm
khoảng 43%
+ Tiếp sau đó là Mỹ và liên minh châu Âu EU.

T1
T2
T3
T4
T5
Giá
đây:

T6
T7
T8
T9

T10
T11
T12

2013
2014 2015
94.76 94,62
47.39
100.8
95.31
2 50.94
92.73 100.8
49.2
102.0
92.02
7
52.3
102.1
94.51
7 59.49
105.8
95.58
2 57.69
108.5
105.25
2 51.19
106.57 96.52 42.98
106.29 93.21 45.47
101.18 83.94 46.76
93.84

75.7 42.93
97.62 60.48 39,1



Giá dầu thế giới:

dầu thế giới trong những năm gần
( Đơn vị: USD/thùng)




×