Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Bài tập Luật hình sự có hướng dẫn updated 12.2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.39 KB, 50 trang )

BÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ

1.Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018
/>2. Nghị quyết 41/2017/NQ-QH VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ
100/2015/QH13 ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
/>Lưu ý: Tình huống được định hình giải quyết theo BLHS 2015
BT1:
Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 01/6/2017, các đối tượng Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H,
Phạm Thị T, Nguyễn Văn T, Đặng Trần K, Bùi Văn L, Nguyễn Văn E lần lượt đến nhà ở
của Vũ Thị Q chơi và rủ nhau chơi đánh bạc, Vũ Thị Q là chủ nhà, chuẩn bị bài tú-lơkhơ, bài chắn. Đến khoảng 14 giờ 00 phút cùng ngày Q, H, C và K rủ nhau đánh bạc dưới
hình thức chơi “tá lả” sát phạt nhau bằng tiền. Đến khoảng hơn 15 giờ cùng ngày, thì
Nguyễn Văn A đến và cùng T, L, E tiếp tục rủ nhau tạo thành một chiếu đánh bạc khác
dưới hình thức chơi “chắn” sát phạt nhau bằng tiền. Quá trình đánh bạc, các đối tượng
thỏa thuận trong khi đánh bạc nếu có người nào “ù gà” sẽ bỏ ra số tiền 50.000 đồng để Q
mua bài, phục vụ ăn uống và hưởng số tiền còn lại. Đến 16 giờ 15 phút cùng ngày, trong
khi Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K, Vũ Thị Q đang đánh bạc dưới hình thức
chơi “tá lả” sát phạt nhau bằng tiền thì bị Công an phát hiện bắt quả tang, thu tại chiếu
bạc: số tiền 4.220.000 đồng, 01 bộ bài tú-lơ-khơ gồm 52 quân. Đồng thời, thu tại chiếu
bạc của Nguyễn Văn A, Bùi Văn L, Nguyễn Văn T và Phạm Thị T đang đánh bạc dưới
hình thức chơi “chắn” sát phạt nhau bằng tiền gồm: 01 bộ bài chắn gồm 100 quân và số
tiền 9.050.000 đồng.
(Các đối tượng đều chưa có tiền án, tiền sự).

1


Hỏi: Hành vi đánh bạc của Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K, Vũ Thị Q,
Nguyễn Văn A, Bùi Văn L, Nguyễn Văn T và Phạm Thị T ngày 01/6/2017 có cấu thành
tội đánh bạc hay không? Tại sao?
Hướng dẫn:
Hành vi đánh bạc của Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K ngày 01/6/2017


không cấu thành tội đánh bạc
- Bởi theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016
của Quốc Hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng vẫn áp
dụng các tình tiết có lợi cho bị can, bị cáo; Điểm b, khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số
109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội về việc thi hành Bộ luật hình sự năm
2015 và Khoản 3, Điều 7 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 , khoản 1 Điều 321 BLHS
năm 2015 thì số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc phải có giá trị từ 5.000.000 đồng trở
lên (hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng người thực hiện hành vi đánh bạc này phải là:
người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá
bạc hoặc bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc của Bộ luật này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm) mới cấu thành tội đánh bạc. Trong trường hợp này
Nguyễn Văn C, Nguyễn Thị H, Đặng Trần K đều chưa có tiền án tiền sự và số tiền dùng
để đánh bạc là 4.220.000 đồng
Hành vi Nguyễn Văn A, Bùi Văn L, Nguyễn Văn T và Phạm Thị T ngày 01/7/2016 cấu
thành tội đánh bạc vì số tiền các đối tượng dùng để đánh bạc là 9.050.000 đồng
Hành vi của Vũ Thị Q ngày 01/7/2016 cấu thành tội tổ chức đánh bạc. Bởi Vũ Thị Q có
hành vi dùng nhà ở của mình, chuẩn bị công cụ phương tiện để các đối tượng đánh bạc
(có 02 chiếu bạc), nếu có người nào “ù gà” sẽ bỏ ra số tiền 50.000 đồng để Q mua bài,
phục vụ ăn uống và Q hưởng số tiền còn lại (2 điểm). Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao:
“Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự
1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô
lớn”:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên
hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.”;
Và theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015:

2



“Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05
năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người
đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện
vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;”
Thì Hành vi của Vũ Thị Q đã phạm tội tổ chức đánh bạc .
BT:
Do thường xuyên bị mất trộm hoa quả trong vườn nhà nên Hoàng Tuyên H đã dùng dây
kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và đấu nối với điện sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự
xâm nhập từ bên ngoài vào. Mỗi góc vường H có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông
báo với hàng xóm xung quanh. Ngày 15/5/2017, chị Đào Thị B đang có thai 04 tháng tuổi
ở xã bên cạnh đi làm về. Khi đi sát vườn nhà H thì bị điện giật chết do chạm vào dây điện
mà H giăng ở quanh vườn.
Hỏi: Với tình huống trên thì H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì, theo điều
khoản nào của BLHS? Tại sao?
Hướng dẫn:
Với hành vi trong tình huống trên của Hoàng Tuyên H thì H phạm tội Giết người theo
quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù(
vì hành vi của H là hành vi trái pháp luật đã vi phạm khoản 1 Điều 32 Nghị định
169/2003/NĐ-CP qui định về “An toàn điện”,
“Điều 32. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện sau đây:
1. Sử dụng điện làm phương tiện để bảo vệ tài sản cá nhân hoặc phục vụ cho mục đích
khác gây nguy hiểm cho người, động vật, môi trường sống, gây sự cố làm thiệt hại tài
sản Nhà nước, tài sản công dân như: chống trộm, bẫy chuột, đánh cá, bảo vệ hoa màu.”
Khi H dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình nối với điện sinh hoạt nhằm
ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài vào trộm cắp hoa quả, H biết việc mắc điện trong
trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người (thể hiện ở việc H có treo biển

cảnh báo nguy hiểm và thông báo với hàng xóm xung quanh).

3


H quấn dây quanh vườn nhà để chống trộm là đã nhằm vào đối tượng là con người, mặc
dù không nhằm vào người cụ thể nào và không mong muốn cho hậu quả chết người xảy
ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và trên thực tế chị B đang có thai 04 tháng
tuổi ở xã bên cạnh đi đánh bắt cua cá khi đến sát vườn nhà H thì bị điện giật chết do
chạm vào dây điện mà C giăng ở quanh vườn.
Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về việc giải đáp các vấn
đề nghiệp vụ hướng dẫn: đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp
mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
Do vậy, Trong trường hợp này H phạm tội Giết người với lỗi cố ý gián tiếp. H không
nhằm trực tiếp vào chị B, không biết chị B có thai nên không phạm tội thuộc trường hợp
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 123 BLHS (“Giết phụ nữ mà biết là có thai”). Do đó
hành vi giết người của H phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 123
BT:
Ngày 12/5/2017 (lần2) Nguyễn Văn A cùng với Lường Văn B, Lò Văn C, Trần Văn D
đang cùng nhau đánh bạc (chơi bài lá ăn tiền) thì bị công an huyện H phát hiện bắt quả
tang, thu giữ tại chiếu bạc 55 triệu đồng (VNĐ). Qua đấu tranh mở rộng đã xác định ngày
21/4/2017 (lần 1) cả 4 người(A,B,C,D) cùng với Lò Văn E cũng đánh bạc với hình thức
trên với tổng số tiền thắng thua là 4,6 triệu đồng (VNĐ).
Hỏi: Theo quy định của luật hiện hành anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên.
Hướng dẫn:
- HV đánh bạc lần1: Trị giá tiền đánh bạc là 4,6 triệu đồng theo BLHS năm 1999 thì đủ
mức TCTNHS nhưng theo BLHS năm 2015 thì chưa đủ mức TCTNHS. Bởi lẽ:
+ BLHS năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018
Vì tội đánh bạc quy định tại Điều 321 của BLHS năm 2015 quy định giá trị đánh bạc
được thua bằng tiền từ 5 triệu đồng trở lên mới phải chịu TNHS về tội đánh bạc. Áp

dụng quy định có lợi cho người phạm tội thì lần đánh bạc này cả A,B,C,D, E đều không
phạm tội đánh bạc.
- Đối với lần 2 đánh bạc (55 triệu): Thì A, B, C, D đều phạm tội đánh bạc được quy định
tại điểm b Khoản 2 Điều 248 BLHS năm 1999.
Như vậy cần KTVA, KTBC đối với A, B, C, D về tội đánh bạc theo điểm b Khoản 2 Điều
248 BLHS năm 1999. Đối với E không phạm tội đánh bạc, chuyển xử lý hành chính.
BT4:

4


Ngày 29/9/2017, anh A và chị B đang ngồi chơi tại công viên M thì có C và D đến có
hành vi trêu đùa chị B nên anh A đã nói với C và D là đi chỗ khác thì C và D đã lao vào
đấm đá vào người anh A. Bị C và D tấn công dồn ép vào tường rào công viên nên anh A
rút con dao nhọn đem theo người đâm 01 phát trúng vào đùi của C (hậu quả: trên đường
đi cấp cứu do mất nhiều máu nên C tử vong). Thấy vậy, D bỏ chạy đánh rơi chiếc ví tại
hiện trường, anh A đã nhặt chiếc ví cất giữ (trong ví có giấy tờ tùy thân của D và
12.500.000đ). Biết anh A nhặt được ví của mình nên D đã nhiều lần đến gặp anh A yêu
cầu được nhận lại chiếc ví cùng giấy tờ tùy thân và 12.500.000đ nhưng anh A cố tình
không trả cho D và cũng không giao nộp chiếc ví cho cơ quan chức năng.
Sau khi vụ việc xảy ra Cơ quan điều tra đã trưng cầu kết luận giám định thương tích đối
với A và D là 0%.
Hỏi: Trong tình huống này những ai phạm tội? phạm tội gì? vì sao?
Hướng dẫn:
- Đối với hành vi của A dùng dao đâm vào đùi C, do mất nhiều máu nên dẫn đến hậu quả
C tử vong. Nhưng do A bị C và D đấm đá vào người và dồn ép vào tường rào công viên
nên A rút con dao nhọn đem theo người chỉ đâm 01 phát trúng vào đùi của C, không phải
vùng trọng yếu trên cơ thể. Hành vi đó của A phạm tội Cố ý gây thương tích do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 1, Điều 136 BLHS 2015.
- Đối với hành vi của A đã nhặt chiếc ví của D và đã cất giữ, D đã nhiều lần đến gặp A

yêu cầu được nhận lại chiếc ví cùng giấy tờ tùy thân và 12.500.000đ nhưng A cố tình
không trả cho D và cũng không giao nộp chiếc ví cho cơ quan chức năng. Hành vi này
của A cấu thành tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 BLHS.
- Đối với C, D: có hành vi đấm đá vào người A, hành vi đó của C và D là có lỗi, có dấu
hiệu của tội Cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 BLHS. Tuy nhiên kết luận giám
định thương tích đối với A là 0%. Do đó hành vi của C và D không cấu thành tội Cố ý
gây thương tích. Trong trường hợp này D bị xử phạt vi phạm hành vi xâm phạm trật tự trị
an còn C đã tử vong nên không đặt vấn đề xử lý.
BT:
Ngày 18/8/2017 H cho 04 người A,B,C,D đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại nhà H. H
không tham gia đánh bạc mà thu tiền của những người đến đánh bạc mỗi người 200.000
đồng. Trong khi 04 dối tượng đang đánh bạc thì bị bắt quả tang, số tiền thu trên chiếu bạc
là 22.000.000 đồng.

5


Hỏi: Hành vi của H, A, B, C, D có phải là tội phạm không? Nếu có thì các đối tượng trên
phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự năm 2015?
Hướng dẫn:
- Hành vi của các đối tượng H, A, B, C, D là tội phạm.
- Hành vi của H đã phạm vào tội “Gá bạc” theo điểm b khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự
năm 2015 vì H đã cho (chứa chấp) 04 đối tượng A, B, C, D đánh bạc tại nhà mình để thu
tiền của mỗi người 200.000 đồng.
- Hành vi của A, B, C, D đã phạm vào tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 321
Bộ luật hình sự năm 2015 vì số tiền thu được trên chiếu bạc (Số tiền dùng để đánh bạc) là
22.000.000 đồng.
BT:
Trong vụ án hủy hoại tài sản (do thù tức cá nhân bị cáo dùng thuốc trừ sâu đổ xuống hồ
thả cá của gia đình bị hại). Tại phiên tòa bị cáo tranh luận với Kiểm sát viên “Cơ quan

điều tra chỉ lấy mẫu nước trong hồ để giám định mà không lấy cá chết trong hồ để giám
định là không đúng. Như vậy không có đủ cơ sở kết luận cá trong hồ là do ăn phải thuốc
sâu dẫn đến bị nhiễm độc chết”. là Kiểm sát viên, anh (chị) có quan điểm như thế nào với
ý kiến tranh luận trên của bị cáo?.
Hướng dẫn:
Trong vụ án hủy hoại tài sản (do thù tức cá nhân bị cáo dùng thuốc trừ sâu đổ xuống hồ
thả cá của gia đình bị hại). Tại phiên tòa bị cáo tranh luận với Kiểm sát viên “Cơ quan
điều tra chỉ lấy mẫu nước trong hồ để giám định mà không lấy cá chết trong hồ để giám
định là không đúng. Như vậy không có đủ cơ sở kết luận cá trong hồ là do ăn phải thuốc
sâu dẫn đến bị nhiễm độc chết”. là Kiểm sát viên, anh (chị) có quan điểm như thế nào với
ý kiến tranh luận trên của bị cáo?.
BT:
Ngày 15/6/2017, ông A có hành vi bán trái phép 01 tép ma túy đá cho B với giá 500.000
đồng thì bị bắt quả tang về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Quá trình điều tra cơ
quan công an phát hiện bố đẻ A là ông C cũng biết trước việc này.
Hỏi: Anh chị hãy cho biết trường hợp này ông C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội không tố giác tội phạm không, căn cứ pháp luật.

6


Hướng dẫn:
Theo Điều 19 của BLHS năm 2015 quy định: Người nào biết rõ tội phạm đang được
chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại
Điều 389 của BLHS năm 2015. Tuy nhiên, Điều luật cũng quy định người không tố giác
là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không
phải chịu trách nhiệm theo quy định như trên, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của
BLHS năm 2015.

Đối chiếu với quy định trên, ông C sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố
giác tội phạm là con đẻ của mình, hành vi của A chỉ thuộc vào tội phạm nghiêm trọng.
BT:
Lúc 15 giờ ngày 03/3/2017, sau khi đi nhậu với bạn bè xong, Nguyễn Hoàng Anh – sinh
năm 1986 đi về nhà tại khu phố A, phường B, thành phố E, tỉnh C. Khi thấy Anh đi ngang
qua, cháu Hoàng Văn Lê – sinh năm 2012 ở sát nhà Anh đang ngồi chơi trò chơi trên điện
thoại di động hiệu Iphone 5S của mẹ cho mượn thì có chạy ra đưa điện thoại di động trên
nhờ Anh mở hộ khóa màn hình điện thoại di động. Anh cầm lấy điện thoại di động cháu
Lê đưa, bỏ vào túi áo rồi đi thẳng về nhà mình. Sau khi lấy chiếc điện thoại di động trên
từ cháu Lê, Anh mang về cất giấu dưới gầm giường trong phòng ngủ của mình. Chị Lê
Thị Anh Thư – sinh năm 1984 (là mẹ ruột cháu Lê) khi nghe Lê kể lại việc Anh lấy chiếc
điện thoại di động thì có sang nhà Anh yêu cầu Anh trả lại nhưng Anh không thừa nhận
việc đã lấy điện thoại di động từ cháu Lê. Lúc 18 giờ cùng ngày, chị Thư đã đến công an
phường B, thành phố E để trình báo sự việc trên. Do lo sợ chị Thư đến công an tố cáo nên
sau khi chị Thư đi về, Anh đã đi khỏi nhà. Trong khi đang đi lòng vòng trên các tuyến
đường của thành phố E thì Anh bị công an phường B phát hiện và mời về trụ sở làm việc.
Quá trình làm việc, Anh đã thừa nhận hành vi của mình.
Chiếc điện thoại di động hiệu Iphone 5S trên khi định giá tài sản có giá trị 3.500.000
đồng. Xác minh lý lịch, Anh có một tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Hỏi: Hành vi của Anh có phạm tội không? Nếu có thì vi phạm tội gì?
Hướng dẫn:
Nguyễn Hoàng Anh được cháu Lê đưa chiếc điện thoại di động nhờ mở khóa màn hình
dùm. Tuy nhiên, Anh không thực hiện mà có hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại trên và

7


mang về nhà cất giấu. Khi chị Thư là mẹ cháu Lê có yêu cầu Anh trả lại tài sản nhưng
Anh không thừa nhận việc đã chiếm đoạt chiếc điện thoại trên và không trả lại tài sản cho
chị Thư.

Các yếu tố cấu thành tội phạm:
- Về khách thể: hành vi của Anh đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của chị
Thư.
- Về khách quan: Anh đã lợi dụng sự tin tưởng của cháu Lê khi được cháu Lê tự nguyện
đưa điện thoại di động nhờ mở khóa màn hình để chiếm đoạt tài sản và không thừa nhận
hành vi cũng như không đồng ý trả lại tài sản khi được chị Thư yêu cầu. Giá trị tài sản tại
thời điểm chiếm đoạt là 3.500.000 đồng.
- Về chủ quan: Anh có hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản của chị Thư từ cháu Lê.
- Về chủ thể: Anh sinh năm 1986, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có 01 tiền án về tội
trộm cắp tài sản.
Qua phân tích trên, hành vi của Anh đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015.
BT
Khoảng 11h ngày 03/1/2017, Hà Văn V đi một mình đến địa phận bản Cò Quên, xã Nong
Lay, huyện T.C, tỉnh S thì thấy chiếc xe mô tô nhãn hiệu Yamaha, loại xe Jupiter, BKS
26H-5008 (trị giá 16.200.000 đồng) của chị Lường Thị X dựng ở lề đường bên phải Quốc
lộ 6. Quan sát không thấy ai, V nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, V tiến lại gần, ngồi lên
xe mô tô, lấy từ trong túi quần ra một chiếc chìa khóa xe mô tô cắm vào ổ khóa điện của
xe để mở. Khi V đang mở khóa xe thì chị Lò Thị B nhìn thấy V đang mở khóa điện xe
nên đã chạy đi báo chị X (cách chỗ dựng xe 50m). Chị X chạy đến chỗ xe, thấy V vẫn
đang ngồi trên xe mở khóa nên đã giật lấy chiếc chìa khóa đang cắm ở ổ khóa xe và hô
hoán cho mọi người biết. V bỏ chạy được 10m thì người dân đuổi theo bắt giữ, giao lại
cho công an xã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang sau đó dẫn giải V về công an
huyện T.C xử lý theo quy định của pháp luật.
Hỏi: A có phạm tội không ? phạm tội gì ? tại sao ? (20 điểm)
Hướng dẫn:
Hà Văn V có phạm tội

8



Hà Văn V phạm tội Trộm cắp tài sản (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt), quy định tại
Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015
Hà Văn V phạm tội vì đã thực hiện hành vi ngồi trên xe mô tô, sử dụng chìa khóa xe sẵn
có trong người để mở khóa xe, mục đích chiếm đoạt chiếc xe máy nhưng do có người
phát hiện nên đã bỏ chạy và bị bắt giữ. V đã thực hiện tội phạm, nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (bị B phát hiện,
chị X và người dân ngăn cản), thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, quy định tại Điều 15
BLHS năm 2015: “ Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
“Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Hành vi
của V đủ yếu tố cấu thành tội Trộm cắp tài sản (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt), quy
định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015
BT:
Khoảng 19h 30 ngày 21/01/2017 Lìu Văn L, Cao Văn T, Nùng Văn N, Thèn Văn V, Nùng
Văn L và Phạm Văn Đ rủ nhau đi uống bia sau đó đến phòng trọ của Hoàng Xuân P chơi.
L quan sát thấy bên cạnh phòng trọ của P có 03 thanh niên là Hoàng Quốc V, Hoàng
Xuân C và Trương Văn P đang nằm chơi trên giường. L rủ mọi người “sang đánh mấy
thằng kia đi” sau đó L, N, T, V đi sang phòng của V, C, L còn Đ và L đi ra phía ngoài chỗ
để xe máy.
Sau khi T hỏi tên, tuổi, địa chỉ của V, C, P thì L xông vào dùng tay, chân đấm đá vào
người C, còn N dùng tay đấm 02 phát vào đầu L, T cũng xông vào dùng tay tát vào mặt V
thì được P chạy vào can ngăn không cho đánh nhau. Khi Hoàng Xuân T vào can ngăn thì
L đi ra ngoài cùng lúc đó Cao Văn T cầm 01 con dao bầu loại mũi nhọn đi từ phòng của T
sang tay phải cầm dao, tay trái cầm điện thoại đã bật sáng màn hình đến trước mặt V kề
dao lên vai trái của N. Qua ánh sáng của màn hình điện thoại L đứng ở bên cạnh nhìn
thấy trên cổ N có đeo một sợi dây chuyền màu trắng, L nảy sinh ý định cướp tài sản nên
đã bỏ tay ra khỏi người của C và quát N “đưa dây chuyền cho tao” do sợ bị đánh tiếp nên
đã tháo sợi dây chuyền ra đưa cho L, L cầm dây chuyền cho vào túi quần đồng thời T bỏ
dao ra khỏi vai N. Sau đó L, T, L, V, N cùng nhau ra về khi ra đến cổng cánh nhà trọ

khoảng 20 mét do sợ nên L đã vứt sợi dây chuyền vừa cướp được vào bụi cây ven đường.
Kết luận giám định của Viện khoa học hình sự xác định sợi dây chuyền màu trắng có khối
lượng là 19,31 gam có giá trị 178.472 đồng (một trăm bảy mươi tám nghìn bốn trăm bảy
mươi hai đồng).

9


Hỏi: Trong tình huống trên, anh/chị cho cho biết có những đối tượng nào phạm tội và
phạm tội gì? Tại sao?
Hướng dẫn:
- Bị cáo Lìu Văn L, Cao Văn T phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS năm
2015.
- Nùng Văn N, Thèn Văn V không phạm tội
Vì: Trong vụ án này mục đích của các bị cáo là rủ nhau đánh nhóm V, C, P trong quá
trình đánh nhau L nhìn thấy trên cổ V có đeo một sợi dây chuyền và nảy sinh ý định cướp
tài sản. Do sợ T tay cầm dao kề vào vai nên V đã tháo sợi dây chuyền đưa cho L. Như
vậy bị cáo L và T đã phạm tội cướp tài sản, còn các bị cáo khác là L, V, L đến khai mục
đích là đi đánh nhau không nhằm cướp tài sản, quá trình bị cáo L và T thực hiện hành vi
cướp dây chuyền các bị cáo L, V, L không tiếp thu ý chí của bị cáo L và T
BT:
Do thường xuyên bị mất trộm cây cảnh trong vườn trong nhà nên Nguyễn Thị N đã dùng
cây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và nối với điện sinh hoạt nhằm ngăn chặn
người vào trộm cây. Mỗi góc vườn chị N đều treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo
với hàng xóm xung quanh. Ngày 01/10/2017, chị Hoàng Thị M đi sang nhà hàng xóm
chơi, khi đi đến sát vườn nhà chị N thì bị điện giật chết do va chạm vào dây điện nhà chị
N giăng ở vườn.
Hỏi: Với tình huống trên thì chị Nguyễn Thị N có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? theo điều, khoản nào của BLHS? Tại sao?
Hướng dẫn:

Nguyễn Thị N phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 với lỗi cố ý gián
tiếp.
Bởi vì: chị N nhận thức được hành vi giăng dây điện quanh vườn là nguy hiểm cho
người khác nên chị N đã treo biển nguy hiểm và thông báo với hàng xóm xung quanh.
Chị N giăng giây điện mục đích ngăn chặn người vào trộm cây. N nhận thức được điện sẽ
giật đối với người tiếp cận hàng rào. Nguyễn Thị N biết rõ điều đó nhưng bỏ mặc sự nguy
hiểm, chấp nhận hậu quả phát sinh từ hành vi tạo sự nguy hiểm đó. Việc đặt biển cảnh
báo và thông báo cho hàng xóm biết cho thấy chị N chỉ loại trừ cho một số người phát
hiện được cảnh báo và được thông báo chứ không loại trừ cho tất cả mọi người. Do vậy,

10


chị Hoàng Thị M bị điện giật chết thì Nguyễn Thị N phải chịu trách nhiệm về tội giết
người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 với lỗi cố ý gián tiếp.
BT:
Nguyễn Văn B là chồng của Định Thị M. Trong quá trình chung sống, B hay rượu chè và
lười lao động. Ngày 14/5/2017, B đi uống rượu say về, do có mâu thuẫn từ trước nên đã
lao vào dùng tay túm tóc và đấm chị M liên tục, chị M đánh lại nhưng do sức yếu nên bị
B ghì chặt dưới sân và bị B đấm đá liên tục vào người và vào mặt. Chị M lấy hết sức
dùng chân đạp B ngã ra, sau đó lấy nồi nước sôi đang đun trên bếp hất vào người B. Kết
quả giám định thương tích B bị tổn hại 55% sức khỏe.
Hỏi: trong tình huông trên thì Định Thị M có phạm tội không, phạm tội gì, vì sao. (20
điểm)
Hướng dẫn:
Căn cứ vào nội dung vụ việc trên thì hành vi của Đinh Thị M phạm tội: Cố ý gây thương
tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại điều 136 BLHS năm
2015. Vì
Ngày 14/5/2016, B là chồng của M đi uống rượu say về đã đánh đạp M. Hành vi của B đã
sâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của M, hành vi của B đang diên ra, do đó lúc này

quyền phòng vệ của M hình thành và M có quyền chống trả để chống lại sự tân công của
B. Hành vi chống ttrar của M nhằm trực tiếp vào B trứ không vào đối tượng nào khác.
Tuy nhiên việc chống trả của M đối với sự tân công của B là quá mức cần thiết để nhằm
ngăn chặn hành vi tân công của B vì sau khi đạp B ngã ra, M có thể có các biện pháp
khác để thoát khỏi sự tân công của B, túy nhiên M đã đung nồi nước đun sôi hất vào
người B gây thương thích 55% là không cần thiết để ngăn chặn hành vi tân công của B.
Do vây hành vi chống trả của M là vượt quá mức cân thiết mà pháp luật cho phép để bảo
vệ mình.
BT:
Khoảng 1 giờ ngày 12/8/2017, Dương Văn L đi lang thang trên địa bàn thành phố H, mục
đích xem có ai sơ hở thì trộm cắp tài sản. Đến khoảng 02 giờ cùng ngày, L vào trú mưa
tại cây ATM. Tại đây L nảy sinh ý định trộm cắp tiền trong cây ATM. Để trộm cắp tiền
trong cây ATM, L đã dùng tay, gạch và viên bê tông, cạy, đập, phá cây ATM. Quá trình L
thực hiện hành vi trên đã làm hư hỏng 01 máy in hóa đơn; 01 máy in nhật ký; 01 đầu đọc
thẻ; 01 camera; 01 Board điều khiển âm thanh; 01 bộ ray khoang kỹ thuật; 01 mặt nhựa
khoang kỹ thuật; 01 bộ khóa kỹ thuật; 01 bộ dây nguồn và tín hiệu của cây ATM với tổng

11


trị giá thiệt hại là 209.114.400đ. Khi L đang có hành vi cạy phá két của cây ATM để lấy
tiền thì bị bảo vệ phát hiện nên L đã bỏ chạy, Bảo vệ đuổi theo thì bắt giữ được L. Kiểm
tra thực tế tại thời điểm L thực hiện hành vi trộm cắp, số tiền có trong két sắt ở cột ATM
là 200.000.000đ.
Hỏi: L phạm tội gì?
Hướng dẫn:
L phạm tội Cố ý làm hư hỏng tài sản và tội Trộm cắp tài sản, bởi: Hành vi trên của L mặc
dù nhằm mục đích trộm cắp tài sản nhưng đã cố ý cạy phá làm hư hỏng, mất giá trị sử
dụng của cây ATM với giá trị thiệt hại là 209.114.400đ nên phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. L chưa trộm cắp được số tiền có trong cây ATM là

do bị phát hiện do đó L vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản
trong trường hợp phạm tội chưa đạt với giá trị tài sản mà L hướng tới để chiếm đoạt là
200.000.000đ
BT:
Khoảng 20 giờ ngày 02/5/2016, Nguyễn Văn A không có giấy phép lái xe, không có
chứng chỉ điều khiển xe chuyên dùng, điều khiển xe trộn bê tông loại xe ba bánh tự chế
không có đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, đi trên đường liên thôn có va chạm với xe mô tô
do Nguyễn Văn D điều khiển đi ngược chiều. Hậu quả, anh D bị ngã ra đường được đưa
đi cấp cứu và chết. Kết quả điều tra xác định anh D điều khiển xe mô tô đi lấn sang phần
đường của xe ngược chiều và đâm vào xe trộn bê tông do Nguyễn Văn A điều khiển.
Hỏi: Với tình huống trên Nguyễn Văn A có phạm tội không? Tại sao?
Hướng dẫn:
Nguyễn Văn A không phạm tội
Vì: A điều khiển xe đi đúng phần đường bên phải. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai
nạn giao thông là do anh D điều khiển xe mô tô không chú ý quan sát, đi lấn sang phần
đường dành cho phương tiện ngược chiều dẫn đến hậu quả gây tai nạn làm anh D chết
A điều khiển phương tiện tự chế, loại xe cấm lưu thông trên đường là vi phạm hành
chính, không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tại nạn giao thông nêu trên (viện
dẫn khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09 ngày 28/8/2013 của Bộ Công an-Bộ quốc
phòng-Bộ tư pháp-Viện KSND tối cao- Tòa án nhân dân tối cao, Hướng dẫn một số quy
định tại chương XIX Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông). Vì

12


vậy, A không phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ” quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 2015.
BT:
Khoảng 10 giờ ngày 12/6/2017, Nguyễn Văn B đang ở nhà thì có Đỗ Trọng P, Nguyễn
Văn V, Phạm Văn D đến chơi sau đó rủ nhau đánh bạc bằng hình thức đánh Liêng thì

được B đồng ý. P, V, D đánh bạc một lúc thì có Nguyễn Văn T và Nguyễn Văn M đến
cùng tham gia đánh bạc. Tổng số tiền đánh bạc của 5 đối tượng trên tại thời điểm này là
3.200.000 đồng.
Khoảng 14 giờ cùng ngày, D bị thua hết tiền nên đi về trước. Sau khi D về thì Nguyễn
Văn N, Trần Văn Q đến đánh bạc (N đem theo 500.000 đồng, Q đem theo 1.000.000
đồng đến đánh bạc). Một lúc sau do Q bị thua hết tiền nên đi về. Khoảng 15 giờ cùng
ngày, P cũng bị thua hết tiền nên đi về. Sau khi P về, Q tiếp tục mang theo 500.000 đồng
quay lại đánh bạc. Khoảng 17 giờ cùng ngày, Trần Văn S đến cùng tham gia đánh bạc (S
mang theo 500.000 đồng để đánh bạc).
Khoảng 30 phút sau, V không chơi nữa ngồi ngoài xem (Lúc này V thắng bạc nên có
1.700.000 đồng). Sau khi V không chơi thì Nguyễn Văn Đ vào cầm bài hộ M khoảng 3-4
ván sau đó trả lại cho M rồi ra về. Q, S, M, N, T đánh bạc đến 18 giờ cùng ngày thì bị bắt
quả tang. Vật chứng thu giữ: 01 bộ bài, 4.000.000 đồng thu trên chiếu bạc và 1.700.000
đồng thu trên người V.
Cơ quan điều tra đã khởi tố B, Q, S, M, N, T và V về tội đánh bạc; P, Đ và D chưa bị kết
án về các tội “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”
Hỏi: Với tình huống trên P, D và Đ có phạm tội đánh bạc không? Tại sao?
Hướng dẫn:
P, D và Đ không phạm tội đánh bạc
Vì: (Căn cứ Nghị quyết 144 ngày 29/6/2016 của Quốc hội về áp dụng những quy định có
lợi cho người phạm tội, Điều 321 Bộ luật hình sự 2015)
Thứ nhất: Các đối tượng Đ, P và D không đánh bạc liên tục với tất cả các đối tượng khi bị
bắt quả tang mà về trước (D không tham gia đánh bạc cùng với N, Q; P không tham gia
đánh bạc cùng với S và Q lần 2; Đ cầm bài hộ M không tham gia đánh bạc cùng với V)

13


nên về nguyên tắc không thể buộc các đối tượng này cùng chịu trách nhiệm về số tiền
dùng đánh bạc với các đối tượng khác đánh đến khi bị bắt (5 điểm).

Thứ hai: Số tiền mà Đ, P và D đánh bạc với các đối tượng khác trước khi ra về đều dưới
5.000.000 đồng. P, Đ và D chưa bị kết án về các tội “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc hoặc
gá bạc”. Do vậy, P, Đ và D không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc (5 điểm).
BT:
Khoảng 23h ngày 5/7/2016, A, B, C cùng sinh năm 1990 rủ nhau đến nhà chị H ở huyện
E, tỉnh F để trộm cắp tài sản thì bị chị H phát hiện. A rút 1 con dao nhọn mang theo dí
vào cổ chị H, B yêu cầu chị H đưa tiền, C đứng trợn mắt nhìn chị H. Chị H mở tủ đưa
cho A bọc tiền 15.000.000đ, lấy được tiền B và C đẩy chị H vào phòng rồi cùng A bỏ
chạy. A, B và C ăn tiêu hết số tiền trên và đến ngày 15/7/2016 thì ra công an trình diện.
CQCSĐT Công an huyện E ra lệnh bắt khẩn cấp đối với A, B, C, quyết định tạm giữ 3
ngày từ 16h ngày 15/7/2016 đến 16h ngày 18/7/2016.
Ngày 18/7/2016, Cơ quan Công an huyện E ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
lệnh tạm giam 4 tháng đối với A, B, C về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 135
BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
VKSND huyện E sau khi nhận được đề nghị phê chuẩn của Cơ quan Công an huyện E,
nghiên cứu thấy A, B, C không phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 135
BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mà phạm tội “Cướp tài sản” theo khoản 1
Điều 133 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), nên đã ra ban hành Quyết định
hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A, B, C về tội “Cưỡng đoạt tài
sản” theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Hỏi: VKSND huyện E làm thế là đúng hay sai?
Hướng dẫn:
- CQCSĐT Công an huyện E ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là không
chính xác theo Điều 81 BLTTHS năm 2003. Trường hợp này làm biên bản tiếp nhận A,
B, C ra đầu thú rồi áp dụng biện pháp tạm giữ
- A, B, C đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (A dùng dao kề vào cổ chị H, B
yêu cầu chị H đưa tiền, C đứng trợn mắt nhìn chị H ) làm cho chị H không thể chống cự
được, buộc phải mở tủ giao tiền. Hành vi của A, B, C đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp

14



tài sản” theo khoản 1 Điều 133 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Công an
huyện E ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 4 tháng đối với A, B,
C về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) là không đúng tội danh.
-Công an huyện E ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam là
sai thẩm quyền theo Điều 104 BLHS năm 2003.
Căn cứ Điều 106, Điều 127 BLTTHS năm 2003 thì VKSND huyện E: Ra Quyết định hủy
bỏ các Quyết định khởi tố trái pháp luật, và yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an huyện E ra
các Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với A, B, C về
tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 133 BLHS năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
-Lệnh tạm giam 4 tháng không trừ thời gian tạm giữ là vi phạm Thông tư liên tịch số
05/2005
BT:
Chị V quen biết với anh B sinh năm 1996, hiện ở Hà Nội nhưng không đăng ký tạm trú,
qua zalo, rồi nảy sinh quan hệ tình cảm yêu đương. Do V muốn biết quê quán và hoàn
cảnh gia đình của mình nên ngày 05/8/2016, B rủ V về quê chơi. V đến chỗ ở của B và
đưa xe máy cho B điều khiển chở V về quê. Trên đường đi, B không muốn V về nhà chơi
và muốn cắt đứt quan hệ với V đồng thời nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe máy của V.
B bảo V vào quán uống nước để tìm cơ hội, tại quán nước khi thấy V có điện thoại đi ra
chỗ khuất cách chỗ B ngồi khoảng 10m để nói chuyện. Thấy vậy B đã nổ máy điều khiển
xe máy của V đi lên Hà Nội. Sau đó B cắt đứt mọi liên lạc với V, chuyển chỗ ở khác. V
đã nhắn tin, gọi điện thoại nhiều lần và đi tìm để đòi xe nhưng không được. Khi B mang
xe đi bán thì bị Công an phát hiện bắt giữ. Kết luận định giá tài sản trị giá chiếc xe máy
trên là 19 triệu đồng. Hỏi:
1. B phạm tội gì, theo điều khoản nào? Vì sao?
2. B có bị áp dụng biện pháp tạm giam không? Vì sao?
Hướng dẫn:
1. B phạm tội trộm cắp tài sản vì:

- Về hành vi khách quan: Mặc dù B nhận được tài sản của V và có sự quen biết tin tưởng
khi V giao xe cho B, nhưng sau khi có tài sản B không chiếm đoạt ngay, cũng không

15


dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. B lợi dụng sơ hở lúc V nghe điện thoại ở vị
trí khuất không quản lý được tài sản của mình nên lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt
chiếc xe máy của V. Như vậy hành vi của B là lén lút, lợi dụng sự sơ hở của người có tài
sản để chiếm đoạt tài sản. Do đó hành vi của B thỏa mãn dấu hiệu khách quan của tội
trộm cắp tài sản. Tài sản B chiếm đoạt của V là 19 triệu nên B phạm tội trộm cắp tài sản
theo khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015
- Về ý thức chủ quan: B cố ý chiếm đoạt tài sản của chị V.
- Khách thể tội phạm: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác - Về chủ thể: B đã
20 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
do mình gây ra.
2. Trong trường hợp này B bị áp dụng biện pháp tạm giam: vì mặc dù B phạm tội thuộc
trường hợp ít nghiêm trọng mức hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, nhưng B không có
nơi cư trú rõ ràng, tạm trú nhưng không đăng ký tạm trú, sau khi phạm tội có dấu hiệu bỏ
trốn. Vì vậy căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì
B có thể bị tạm giam.
BT:
Khoảng 8 giờ tối ngày 12/9/2015 Nguyễn Văn A sinh năm 1978 rủ Nguyễn Văn B sinh
năm 1979, Nguyễn Văn C sinh năm 1980 và Bùi Băn D sinh ngày 12/8/ 2001 các đối
tượng trên đều có HKTT: xã H huyện M tỉnh T đi trộm cắp gà nhà bác của A về để ăn
thịt, cả 4 người đều đồng ý đi, khi đi đến nhà bác của A để trộm gà thì chỉ có A,B,D vào
trộm cắp gà còn C vì say riệu nên ngồi ngoài gốc đa đầu làng nằm chờ nhưng vì say quá
nên ngủ mất ( gốc đa cách nhà bác của A khoảng 50 mét). khi A,B,D vào nhà bác của A
trộm cắp gà vì chó sủa nhiều nên không lấy được gà, sau đó cả 3 đi ra ngoài cổng nhìn
sang nhà bên cạnh thấy chiếc xe máy cắm chìa khóa tại ổ khóa để ở ngoài sân, lúc đó A

nẩy sinh ý định lấy trộm chiếc xe máy và bàn với B và D là A vào lấy xe máy còn B và
D ở ngoài cảnh giới, khi A dắt xe máy ra khỏi cổng nhà, vì xe không nổ máy được lên A
dắt xe còn B và D đẩy sau xe máy ra gốc đa nơi mà C đang nằm chờ, lúc này cả 4 người
đẩy xe ra ngoài đường quốc lộ để mang đi tiêu thụ, trên đường đi tiêu thụ thì bị Công an
xã H bắt quả tang và đưa về Công an huyện M
Sau đó Công an huyện M khởi tố vụ án và bị can đối với A,B,D về tội trộm cắp tài sản. C
về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

16


Hỏi : Anh hay chị cho biết A và B phạm tội gì? C và D có phạm tội hay không, nếu có thì
phạm tội gì?
Hướng dẫn:
-Khi A rủ B,C,D đi trộm cắp gà nhà bác của A, nhưng khi vào trộm cắp gà nhà bác của A
thì chỉ có A,B.D đi trộm gà, còn C ở ngoài gốc đa đầu làng cách nhà bác của A là 50 m
đợi ở đó vì say riêu nên đã ngủ, khi 3 người vào trộm gà nhưng vì chó sủa nhiều nên
không lấy trộm được, sau đó đi ra ngoài cổng, nhìn sang nhà bên cạnh thấy có chiếc xe
máy cắm ổ khóa để ngoài sân, lúc này A nẩy ý định và bàn với B,D trộm cắp xe máy và
cả 3 đồng ý, A vào lấy xe máy còn B,D ở ngoài cảnh giới , sau khi lấy được xe cả 3 đẩy
ra ngoài chỗ C đợi ở gốc đa, lúc này việc trộm cắp xe máy đã hoàn thành và C chỉ được
bàn bạc đi trộm cắp gà, không biết việc trộm cắp xe máy lên C không phạm tội trộm cắp,
còn D đứng ngoài cảnh giới để A vào lấy xe máy nhưng vì D chưa đủ 14 tuổi (điều 12
BLHS quy định: 1 người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mội tội
phạm; 2.người từ đủ 14 tuổi chở lên. Nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng ) nên
không khởi tố D về tội trộm cắp tài sản; Vậy C và D không Phạm tội trộm cắp.
-Khi A,B,D trộm cắp chiếc xe máy nói trên cùng đẩy xe máy ra gốc đa chỗ C nằm đợi sau
đó A,B,D cùng C đẩy xe ra đường quốc lộ để đi tiêu thụ, trên đường đi tiêu thụ thì bị bắt
quả tang, vậy việc đi tiêu thụ chiếc xe máy chưa hoàn thành do vậy C và D không Phạm

tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Như vậy chỉ có A, B phạm tội trộm cắp tài sản còn C và D không phạm tội gì.
BT:
Đêm mùng 04/6/2013, sau khi cùng nhóm bạn ăn ngô luộc tại nhà chị Lý Thị H tại xóm
B, xã TS, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thì cả nhóm đi về. Lý Văn H và Hà Văn M
cũng đi về nhà tại xóm B bằng xe mô tô theo hướng Hà Nội – Sơn La, M là người điều
khiển xe, H ngồi sau cầm túi ngô luộc. Khi về đến đoạn đường trước nhà nghỉ HL tại
xóm B, xã Tân Sơn, H làm rơi túi ngô nên bảo Minh dừng xe lại để nhặt, khi xuống xe để
nhặt ngô, H có nhặt một hòn đá và nói với M là tí nữa H sẽ ném xe ô tô, Minh nói với H
là “Ừ, kệ mày” rồi điều khiển xe đi tiếp, Hợp ngồi sau đặt hòn đá lên yên xe đoạn giữa
chỗ ngồi của H và M. Đi được khoảng 100m, đến Km142+100 QL6, lúc đó vào khoảng
03 giờ ngày 05/6/2013, thì gặp xe ô tô khách biển kiểm soát 26K-7747 đi ngược chiều do

17


anh Vũ Ngọc T điều khiển, H bảo M đi chậm lại để ném xe thì M điều khiển xe giảm tốc
độ, khi gần đến xe ô tô, H dùng tay trái cầm hòn đá ném vào phía sườn trái xe ô tô. Khi
nghe tiếng va chạm, biết là đã ném trúng, H nói với M: “Tao ném trúng xe rồi chạy nhanh
lên”. Ngay lúc đó, M lấy bắp ngô kẹp ở giá đèo hàng giữa xe dùng tay trái cũng ném
thẳng vào xe ô tô đó rồi tăng tốc độ bỏ chạy. Hậu quả thiệt hại đối với xe ô tô là
15.000.000 đồng. Các bị cáo đều trên 18 tuổi, đầu thú, thành khẩn khai báo và bồi thường
thiệt hại trong quá trình điều tra.
Hỏi: H và M có phạm tội không? Xác định vai trò của từng người? Điều khoản áp dụng
khi truy tố và luận tội?
Hướng dẫn:
- Tội Cố ý làm hư hỏng tài sản. H có vai trò chính, M phạm tội với vai trò đồng phạm.
- Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 178, Điều 17 (đồng phạm) BLHS 2015; áp dụng
tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”,
“Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”, “Người phạm tội thành khẩn

khai báo, ăn năn hối cải” và việc bị cáo đầu thú theo quy định tại các điểm b, i, s Khoản 1
và Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.
BT:
Do có mâu thuẫn từ trước giữa gia đình P với gia đình Q nên 17 giờ 30 phút ngày
05/8/2016, N (con trai Q) cùng một số bạn bè cầm theo gậy, dao đến nhà P gây sự chửi
bới lăng nhục thậm tệ và cầm gạch ném lên mái ngói làm nhiều viên ngói bị vỡ và ném
gạch đất cùng với phân, luyn và chất bẩn vào nhà P làm cho nhà P phải ngừng ăn cơm do
mùi hôi thối bốc ra và gây ức chế khó chịu. M là con trai P sinh ngày 01/01/2001 lấy
thanh sắt nhọn (sắt phi 16) ở trong nhà cầm chạy ra đứng ở cửa. Thấy M đi ra cửa thì N
tiếp tục dùng dao chém vào cửa và đe dọa đánh M và cả gia đình. Do bực tức không thể
kìm nén được M dùng thanh sắt nhọn đâm mạnh vào phía ngực trái N, N quay đầu chạy
được khoảng hơn 10 mét thì gục ngã và được mọi người đưa đi cấp cứu. Hậu quả N bị
đâm trúng tim, bị chết do mất máu cấp.
Hãy phân tích và định tội danh, đường lối xử lý đối với hành vi của M? Nêu quy định cụ
thể của khoản 1, khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015?
Hướng dẫn:

18


Hành vi N cùng bạn bè mang dao, gậy đến nhà P gây sự chửi bới lăng nhục thậm tệ và
cầm gạch ném lên mái ngói làm nhiều viên ngói bị vỡ và ném gạch đất cùng với phân,
luyn và chất bẩn vào nhà P trong lúc mọi người ở nhà P đang ăn cơm, dùng dao chém
cánh cửa đe dọa đánh M và gia đình M là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. (5
điểm)
Do bực tức không thể kìm nén được M dùng thanh sắt nhọn đâm mạnh vào ngực trái N,
hậu quả làm N chết là hành vi phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh được quy định tại Khoản 1, Điều 125 Bộ luật hình sự 2015.
Khi thực hiện hành vi M mới 15 tuổi 7 tháng 4 ngày, đối chiếu với quy định tại khoản 2
Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì M không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì M chưa đủ

16 tuổi, tội phạm mà M đã thực hiện là tội ít nghiêm trọng và không thuộc các loại tội
người chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, do đó không khởi tố xử lý về hình
sự đối với M. (5 điểm)
- Quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015
BT:
A, B và C (đều trên 18 tuổi) cùng rủ nhau trộm cắp tài sản nhà chị D. Đến ngày
15/6/2017, A,B trèo tường vào nhà chị D với mục đích trộm cắp tài sản còn C đứng ngoài
cảnh giới. Khi vào trong nhà, A và B trộm cắp được số tiền 18 triệu của chị D, khi A tiếp
tục cậy tủ thì bị chị D phát hiện. B hoảng sợ chạy ra khỏi nhà còn A chạy xuống bếp cầm
01 con dao gọt hoa quả chạy lên đâm chị D 02 nhát vào vùng cổ. Hậu quả chị D tử vong
tại hiện trường.
Hỏi: A, B và C phạm tội gì ? Tại sao ?
Hướng dẫn:
B, C phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 điều 173 BLHS 2015 với trị
giá chiếm đoạt là 18 triệu đồng. Riêng A phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản” theo
quy định tại điều 123, điều 168 BLHS. Bởi lẽ, trước khi thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản thì A, B và C đã thỏa thuận, thống nhất với nhau sẽ trộm cắp tài sản nhà chị D và trên
thực tế A, B vào nhà chị D trộm cắp tài sản còn C ở ngoài cảnh giới, A, B đã trộm cắp
được số tiền 18 triệu đồng của chị D (lúc này tội trộm cắp tài sản) đã hoàn thành. Tuy
nhiên sau đó A tiếp tục cậy cửa tủ để lục tìm tài sản, do chị D phát hiện, A đã dùng dao
đâm vào vũ cổ chị D (dùng vũ lực) dẫn tới chị D tử vong. Do vậy đây là hành vi dùng

19


ngay tức khắc vũ lục để chiếm đoạt tài sản nên A phạm tội “Giết người” và “Cướp tài
sản” theo quy định tại Điều 123,168 BLHS năm 2015.
Trong vụ án này mặc dù A, B, C có sự thống nhất từ trước song trong vụ án này việc A
dùng dao nhọn đâm chị D là hành vi thái quá của chế định đồng phạm nên A phải chịu
trách nhiệm độc lập về tội “Giết người ” và “Cướp tài sản”

BT:
Khoảng 16 giờ ngày 20/8/2017, anh Nguyễn Văn H đang ngồi ở vỉa hè đếm tiền thì Trần
Văn T (19 tuổi) đi đến giật tiền của anh H cho vào túi quần rồi bỏ đi. Anh H đi theo T xin
lại tiền thì T bảo đây là tiền của tao và không trả cho anh H. Anh H tức nên cầm đoạn gậy
nhặt dưới chân ném về phía T nhưng không trúng. T lập tức nhặt đoạn gậy lên vụt 01 nhát
vào vai anh H rồi bỏ chạy.
Hỏi: T phạm tội gì, tại sao
Hướng dẫn:
Trần văn T phạm tội "Cướp tài sản" theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm
2015.
Bởi lẽ, hành vi ban đầu của Trần Văn T giật tiền trên tay của anh Nguyễn Văn H rồi bỏ
đi có dấu hiệu của tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" vì sau khi lấy tiền của anh H, T
không bỏ chạy, chứng tỏ T không sợ anh H hoặc người khác bắt giữ. Sau đó anh H đi
theo T và xin lại tiền nhưng T không trả nên anh H đã nhặt đoạn gậy ném T. Ngay lập tức
T nhặt đoạn gậy đó tấn công anh H nhằm chiếm đoạt số tiền đã lấy của anh H. Như vậy, T
đã sử dụng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tiền của anh H nên hành vi của T đã đủ
yếu tố cấu thành tội "Cướp tài sản" quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự.
BT:
Ngô Thanh H quen Đặng Ngọc T vào khoảng tháng 8/2017. Qua trao đổi T biết H là chủ
cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại huyện TX nên T đã giới thiệu có các loại mỳ chính sang
bao bán với giá thấp hơn 17.000đ/1 Kg so với các loại mì chính cùng nhãn hiệu bán trên
thị trường. Đến ngày 25/12/2017, có 05 người đàn ông ( H không biết tên và địa chỉ) đến
cửa hàng của H đặt tiền mua các loại mì chính AJINOMOTO, MIWON, SAJI với tổng
khối lượng là 600 kg. Từ đó H đã gọi điện cho T và T đã chuyển 600 kg mì chính các loại
nêu trên cho H. H đã thanh toán cho T với tổng số tiền là 24.000.000đ( Hai bốn triệu

20


đồng). Khi H đang đợi khách hàng đến lấy thì bị cơ quan chức năng kiểm tra bắt giữ số

hàng 600 kg nêu trên. Ngoài ra sau khi CQĐT khám nhà T thu được 30 kg mì chính giả
các các nhãn hiệu mì chính AJINOMOTO, MIWON, SAJI và 01 cân đồng hồ nhãn hiệu
Nhơn Hòa loại 02 kg; 01 kéo inox; muỗng nhôm; chậu nhựa; 01 máy bàn ép miệng túi
nilon nhãn hiệu Tân Thanh và khoảng hơn 1000 vỏ bao mang nhãn hiệu mì chính
AJINOMOTO, MIWON, SAJI để dùng sang bao, đóng gói mì chính giả.
Qua đấu tranh, Đặng Ngọc T đã khai nhận: T mua máy bàn ép mép túi nilon, vỏ túi no
lon mang các nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI và mì chính bao nhãn hiệu Tân
Thanh tại chợ trời, TP. HN ( T không biết tên, địa chỉ của người bán); Nguyên liệu mì
chính là mì chính do Trung Quốc sản xuất, loại 25 kg/bao với giá 880.000/bao và vỏ bao
bì mang nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI, T mua của người đàn ông đi ô tô bán
tải đến bán cho T tại cửa hàng của T ( T không biết tên, địa chỉ cụ thể và BKS xe ô tô).
Sau đó, T trực tiếp sang bao, đóng gói mì chính giả các nhãn hiệu AJINOMOTO loại
1kg/gói, AJINOMOTO loại 400g/gói MIWON loại 350 g/gói và SAJI loại 500g/gói.
Ngày 26/12/2017, T bán cho H các loại mì chính AJINOMOTO, MIWON, SAJI với tổng
trọng lượng 600 kg với giá 40.000đ/kg và H đã thanh toán cho T với tổng số tiền
24.000.000 đồng.
Ngày 03/01/2018, Cơ quan CSĐT – công an tỉnh T.H đã ra Quyết định trưng cầu giám
định, giám định các mẫu vật mì chính tang vật thu giữ tại nhà Ngô Thanh H và Đặng
Ngọc T. Tại kết quả giám định) của Viện khoa học hình sự – Bộ Công an ngày
24/01/2018 kết luận: Tất cả các mẫu mì chính thu tại nhà Ngô Thanh H và Đặng Ngọc T
đều là mì chính không cùng loại với chất lượng và vỏ bao bì của mẫu mì chính chính
hãng do các công ty AJINOMOTO, MIWON, SAJI sản xuất.
Ngày 06/03/2018 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh ra quyết định trưng cầu định giá tài sản
kết quả: 600 kg Mỳ chính giả mang tên các nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI thu
tại nhà H có tổng giá trị tương đương với mỳ chính chính hãng là 36.874.000đ; 30 kg mì
chính giả thu tại nhà T mang các nhãn hiệu mì chính AJINOMOTO, MIWON, SAJI có
tổng giá trị tương đương với mỳ chính chính hãng là: 1.351.000đ.
Cơ quan CSĐT Công tỉnh TH đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng
Ngọc T về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự 2015.
Ngô Thanh H về tội: “Buôn bán hàng giả” quy định tại điều 192 BLHS. và tiền hành

điều tra theo quy định của pháp luật.

21


Hỏi: 1) Anh (chị) cho biết quan điểm của mình về quyết định khởi tố vụ án, bị can nêu
trên ? giải thích ?
Hướng dẫn:
Cơ quan CSĐT Công tỉnh TH đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng
Ngọc T về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự. Ngô
Thanh H về tội: “Buôn bán hàng giả”, quy định tại Điều 192 BLHS. Là Đúng người,
đúng tội vì:
Ngô Thanh H phạm tội: “Buôn bán hàng giả”, quy định tại Điều 192 BLHS. Vì theo quy
định tại Điều 192 quy định “ Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số
lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới một trăm rưỡi triệu đồng...” . Ngô
Thanh H đã 2 lần mua mì chính của T: lần 1 là 60 kg mì chính thành phẩm mang tên các
nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI với giá 40.000đ/kg. Lần hai 600 kg mì chính
thành phẩm mang tên các nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI với giá 24.000đ/kg ,
khi mua H biết đó là mì chính T sang bao đóng gói giả nhãn hàng thật nhưng vẫn mua (vì
ham rẻ) để bán giá cao hơn kiếm lời. Khi chưa kịp bán thì bị bắt số hàng 600 kg. Qua
định giá 600 kg mỳ chính giả mang tên các nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI thu
tại nhà H có tổng giá trị tương đương với mỳ chính chính hãng là 36.874.000đ. Như vậy
hành vi của H phạm tội “Buôn bán hàng giả” quy định tại Điều 192 BLHS.
T phạm tội: “Sản xuất, buôn bán hàng giả” quy định tại Điều 192 BLHS. Vì: Điều 192
quy định “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có
giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới một trăm rưỡi triệu đồng...”. Đặng Ngọc T đã mua mua
máy bàn ép mép túi nilon, vỏ túi nilon vỏ túi ni lon mang các nhãn hiệu AJINOMOTO,
MIWON, SAJI và mì chính bao nhãn hiệu Tân Thanh tại chợ trời, TP. HN sau đó về sang
bao, đóng gói và bán với giá cao hơn kiếm lời như vậy T đã giả nhãn mác, giả chất lượng
mì chính thật đem bán. Ở đây T vừa sản xuất lại vừa bán 600 kg mỳ chính giả mang tên

các nhãn hiệu AJINOMOTO, MIWON, SAJI cho H. Ngoài ra CQĐT còn thu tại nhà T 30
kg mì chính giả mang các nhãn hiệu mì chính AJINOMOTO, MIWON, SAJI có tổng giá
trị tương đương với mỳ chính chính hãng là: 1.351.000đ như vậy T phạm tội “Sản xuất,
buôn bán hàng giả” quy định tại Điều 192 BLHS;
BT:

22


Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2017, C đi xe máy của gia đình chở H đi chơi rồi rủ nhau đi
trộm cắp tài sản. Đến một quán bán đồ điện, C mua 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 30cm
và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa cho H để phá khóa xe máy. C chở H đi lòng vòng
một lúc thì thấy có 2 chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh D. C dừng xe đợi ở ngoài, H
vào dung tuốc nơ vít phá khóa xe máy Jupiter. Thấy có người lại gần, C sợ bị phát hiện
bắt giữ nên phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe, H tháo gương, thay bằng biển số giả
rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của T. Lúc đó T không biết chiếc xe là do H
đã trộm cắp được. Ngày 27/11/2017, sau khi biết chiếc xe do H trộm cắp của người khác,
T đã đem chiếc xe đi giao nộp Công an. Giá trị chiếc xe sau khi giám định có giá trị
19.000.000.
- C, H có bị coi là đồng phạm tội trộm cắp tài sản không?
- C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
- Trong trường hợp khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T biết đây là xe vừa
trộm cắp được, T cho H gửi xe thì T có bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai
trò là người giúp sức không?
Hướng dẫn:
- C và H là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản: Đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu đó là: Thứ nhất, có từ hai người
trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Thứ hai, những
người này phải cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào

tội phạm với một trong bốn hành vi: hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực
hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người
khác thực hiện tội phạm. Xét trong tình huống trên, C và H có đầy đủ những dấu hiệu về
mặt khách quan của đồng phạm.
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố
ý. Vấn đề đồng phạm chỉ được đặt ra khi tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Như vậy,
ở trong tình huống này, hành vi trộm cắp của C và H được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
với mục đích vụ lợi. Cả 2 đã cố ý cùng thực hiện việc ăn trộm tài sản là chiếc xe máy
Jupiter trị giá 19.000.000 đồng. Dù biết rõ hành vi của mình là xâm phạm tới quyền sở
hữu đối với tài sản của người khác nhưng hai người vẫn cố tình thực hiện.

23


Từ sự phân tích trên cho thấy: C và H bị coi là đồng phạm tội trộm cắp tài sản.
- C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình không thực hiện hành vi phạm tội
đến cùng tuy không có gì ngăn cản
Trong trường hợp của C thì C chỉ thỏa mãn được yếu tố một của tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội. C đã phóng xe máy đi trong khi H vào nhà anh D dùng tuốc nơ vít phá
khóa chiếc xe Jupiter. Tức là C đã thôi không thực hiện trộm cắp tài sản (với vai trò là
người giúp sức) khi tội phạm trộm cắp tài sản đang ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.
Như vậy đã thỏa mãn được một điều kiện.
Ở điều kiện thứ hai nguyên nhân mà C bỏ đi chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm.
Tình huống có nói rõ rằng: “Thấy có người lại gần, sợ bị phát hiện bắt giữ nên phóng xe
đi trước”. Vì vậy, nguyên nhân khiến C không thực hiện tiếp hành vi phạm tội của mình
là do nguyên nhân khách quan chứ không phải do bản thân C
Do C không phải người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ đóng vai trò là người
giúp sức, hơn nữa hành động phóng xe đi trước của C xảy ra sau khi H bắt tay vào việc
thực hiện tội phạm; hơn nữa C cũng không có hành động để ngăn ngừa tội phạm xảy ra

nên C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội.
- H không bị coi là đồng phạm với vai trò người giúp sức: Người giúp sức có thể là giúp
sức về vật chất hoặc giúp sức về tinh thần. Giúp sức về vật chất là những hành vi cung
cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người
thực hành thực hiện tội phạm thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh thần là những hành vi
không cung cấp vật chất nhưng tạo cho người thực hành thực hiện tội phạm có những
điều kiện dễ dàng hơn như chỉ dẫn, góp ý kiến. .. Áp dụng vào tình huống này, nếu khi
đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T biết đây là xe vừa trộm cắp được, T cho H
gửi xe thì thì T không bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp
sức. Bởi lẽ, hành vi giúp sức thực chất là việc tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người
khác vốn đã có ý định phạm tội hoặc làm cho người đó yên tâm thực hiện tội phạm. Vì
vậy mà hành vi giúp sức chỉ có thể được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào
hành động hoặc khi tội phạm đang tiến hành. Trong khi đó, chỉ khi đến phòng trọ của T
thì H mới cho T biết đây là chiếc xe máy vừa trộm cắp được. Trước đó T không biết gì về

24


việc phạm tội của H. Lúc đến phòng trọ của T, H đã thực hiện xong tội phạm. Rõ ràng T
không hề có một hành vi nào giúp sức về vật chất hay tinh thần cho H.
BT:
P là thợ sơn được thuê hoàn thiện nhà riêng cho một gia đình. Trong thời gian làm việc P
để ý thấy gia đình đối diện không làm lưới bảo hiểm ban công, trong khi khoảng cách
giữa hai nhà khá gần. Một đêm thấy nhà đối diện quên đóng cửa ban công P đã trèo sang
và vào nhà lấy một chiếc túi xách có chứa điện thoại di động, tiền. Trong lúc lục tìm thêm
tài sản, P gây ra tiếng động và bị G (chủ nhà) phát hiện, G giật lại chiếc túi của mình sau
đó P đạp mạnh vào bụng G làm G bị ngất rồi cầm chiếc túi xách bỏ trốn.Tổng giá trị tài
sản bị chiếm đoạt là 20 triệu đồng
Hỏi:
a. P phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “Hành hung để tẩu

thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS hay phạm tội cướp tài sản quy định
tại Điều 168 BLHS? Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm trong tình huống này?
b. Nếu G sau đó được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu và bị tổn hại sức khỏe 25% thì
tội danh của P có gì thay đổi không?
Hướng dẫn:
- P phạm tội cướp tài sản theo quy định tại điều 168 BLHS 2015 chứ không phải tội trộm
cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “Hành hung để tẩu thoát” quy định tại
điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS 2015:
Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội
chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị
bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc
người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.
Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản,
nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ
lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm
chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát"
mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

25


×