Tải bản đầy đủ (.pptx) (66 trang)

Anh (chị) hãy trình bày lý luận về văn hóa trang phục văn hóa trang phục của người Việt Nam và nguồn gốc áo dài, áo tứ thân và áo bà ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 66 trang )

Chủ đề 2: Cơ sở văn hóa trang phục việt nam và
nguồn gốc áo dài, áo tứ thân và áo bà ba.


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


THẾ NÀO LÀ TRANG PHỤC VÀ VĂN HÓA TRANG PHỤC?
- Khái niệm trang phục và văn hóa trang phục:
Trang phục là một phần không thể thiếu đối với con người, do đó con người luôn tìm tòi sáng tạo để tìm ra được
trang phục phù hợp với điều kiện sống, hoạt động kinh tế, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và mục đích sử dụng trang
phục. Điều kiện sống, tín ngưỡng, văn hóa mỗi dân tộc khác nhau nên mỗi dân tộc đều có kiểu trang phục khác
nhau.

Văn hóa trang phục là kết quả của hoạt động sống và sáng tạo của con người, là văn hóa ứng xử với môi trường
tự nhiên và xã hội, qua đó thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét.


TRANG PHỤC LÀ MỘT THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN
HÓA TỘC NGƯỜI.


TRANG PHỤC = HOẠT ĐỘNG SỐNG + SÁNG TẠO CON
NGƯỜI
 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI.


PHẦN 2: TRANG PHỤC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG
ĐẾN HIỆN ĐẠI.
BẠN SUY NGHĨ NHƯ THẾ NÀO VỀ PHONG CÁCH ĂN MẶC DƯỚI ĐÂY ?



CHÂU ÂU

VIỆT NAM


PHẦN 2: TRANG PHỤC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG
ĐẾN HIỆN ĐẠI.
BẠN SUY NGHĨ NHƯ THẾ NÀO VỀ PHONG CÁCH ĂN MẶC DƯỚI ĐÂY ?

CHÂU ÂU

VIỆT NAM


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI VĂN LANG
 Trang phục phụ nữ quý tộc

Trang phục Đông Sơn đã được chắt lọc hình

tượng hóa một số vũ khí có thể xem như là
bảo vật quyền uy thời kỳ Văn Lang , đó là
hình ảnh ở đuôi kiếm được tìm dưới chân
núi Nưa ( Thanh Hóa) . Thanh kiếm dài 50
cm , phần cán dài 18,2 cm Trang phục phụ
nữ núi Nưa mặc áo chẽn mở để lộ phần
trang trí của áo trong có hoa văn , phần cổ
tỏa ra hai bên vạt áo và chạy theo mép tà
áo



VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI VĂN LANG
Váy chui (váy kín) có đặc điểm hai mép vải được
khâu lại thành hình ống. Khi mặc chui qua đầu có
phần cạp và thắt lưng. Một số váy ngắn có thêm đệm
váy phủ ngoài ở trước bụng và sau lưng, có trang trí
hình học . Váy ngắn chui là loại trang phục phổ biến
của người Việt, còn được gọi trong dân gian là quần
không đáy. Váy ngắn chui vẫn còn được mặc nhiều ở
miền Bắc nước ta cho tới giữa thế kỉ XX.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI VĂN LANG
Váy mở (váy quấn) có đặc điểm là một hình chữ
nhật(thường gặp ở dân tộc Thái ngày nay). Kiểu váy này
thấy ở tượng chuôi kiếm, tượng phụ nữ núi Nưa (Thanh
Hóa) và tượng ở Làng Vạc (Nghệ An). Váy quấn dài
xuống tận chân, trang trí hoa văn ở váy chạy dọc xuống
gấu váy theo lối đăng đối. Phần gấu váy cũng có trang
trí những chấm tròn hoặc kẻ sọc chạy xung quanh. Đệm
váy ở cả phía trước và phía sau trên to, thuôn nhỏ dần
xuống dưới.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI VĂN LANG
KIỂU ĐẦU TÓC


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI VĂN LANG



VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI VĂN LANG

NGỌC TÌNH trong trang phục Văn Lang – Cuộc thi Nam vương Đại sứ hoàn cầu.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI NGÔ- ĐINH- TIỀN LÊ
Nước ta trải qua hơn mười thế kỷ thuộc

Qua những bức tượng Ngô Quyền thờ ở một số nơi, ta thấy có

Bắc, sau chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt
(938) Ngô Quyền đã xưng vương, lập
tượng
thì mang
bổ vương
tử (như tượng
ở đình
Hàng
Kênh,
Phòng),
thành
một
quốc
độc
lập,
là Hải
một
việc
cókhác

ý nghĩa
to lớn. Rất tiếc là triều đại nhà
tượng
lại không.
tạimộtđược
lâu
Quyền
TuyNgô
nhiên không
tất cả đều tồn
cùng là
loại long
bào,(Ngô
có trang
trí rồng,
mất năm 944) nên chưa làm được nhiều
cổ tròn, tay thụng và đặc biệt đều cùng một loại mũ hai nấc, có
việc. Dù vậy Ngô Vương cũng đã đặt ra
hai cánh chuồn tròn, hơi chếch lên và hướng về phía trước (những
các chức quan văn võ, qui định các nghi lễ
chi trong
tiết này triều
gợi ý cho
có thể
tượng
muộn
hơn
nhiều
vàbiết
đặc

biệt
đãđược
quitạc
định
về
màu
phẩm
phục
quan
lại cácđến
cấp
thếsắc
kỷ. Vì
đến thời
Hậu Lê
mới thấynhắc
những qui định về
những khác biệt về trang phục của những tượng này: trên áo

bổ tử, về kiểu mũ. Hoặc ngược lại, phải chăng việc dùng bổ tử và
việc thiết kế cánh chuồn đã có từ lâu nhưng đến thời Lê mới cải
tiến thêm).


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI NGÔ- ĐINH- TIỀN LÊ
Đến triều đại nhà Đinh (968-980), về trang phục, sử sách đời sau chỉ nhắc đến một số ít hiện
tượng như: (năm 974), quân lính “đều đội mũ chỏm bằng, bốn bên hình vuông. Mũ làm bằng
da, bốn cạnh khứu lại, trên hẹp dưới rộng, gọi là mũ tứ phương bình đính”. Đã có áo giáp.
Hoặc “NămThái Bình thứ sáu (975) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ”.
Hoặc (năm 980) trong một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc nhân

dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là màu vàng, áo của
các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì thắt lưng dải tím, được dùng ấn
bạc thì thắt
lưng dải xanh…


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI NGÔ- ĐINH- TIỀN LÊ
Sang thời Tiền Lê (981-1009), vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau áo mặc
thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân châu.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ
Triều đại nhà Lý (1009 - 1225), kinh đô từ Hoa Lư dời về thành Đại
La, gọi là Thăng Long. Năm 1054, đặt tên nước là Đại Việt.

Vua mặc áo màu vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng. Quan lại,
sĩ phu mặc áo dài thâm bốn vạt, cổ cài khít, quần thâm, búi tóc,
cài râm sắt, đầu quấn khăn sa đen, đội nón chóp, đi dép da, tay
cầm quạt lông hạc.
.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ
Năm 1029, vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo của các công hầu và các quan văn võ. Nhưng quy định này còn
chưa chặt chẽ kể cả về hình thức trang phục và cách thức sử dụng.

Các bộ võ phục khá hoàn chỉnh, mũ đâu mâu chùm kín tai, áo dài
đến đầu gối, cánh tay áo được may gọn gàng, chật, bó sát cổ tay.
Toàn thân áo được phủ lên bằng những mảnh giáp hoặc những
diềm vải trang trí hình xoắn ốc lớn

hay hình bông hoa nhiều cánh to ở ngực. Rất nhiều đường viền
song song hình cong hoặc hình xoắn ốc


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ
Thời kỳ này, nền kinh tế phát triển, xuất hiện nhiều cơ sở nuôi tằm, dệt lụa với các mặt hàng thủ công như gấm,
vóc, lụa, đoạn nhiều màu, họa tiết đặc sắc.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ
Thời gian này vẫn còn tục xăm mình. Từ vua đến quân sĩ ai cũng xăm mình. Quân cấm vệ xăm vào ngực và chân
những dấu hiệu riêng và được phép xăm hình 10 rồng lên người. Nhân dân cũng xăm mình nhưng chỉ được xăm
hình rắn, hình các lối hoa văn như hình khắc trên trống đồng.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI LÝ
Thời kỳ này, tục nhuộm răng và ăn trầu rất phổ biến. Đàn bà thường đeo khuyên bạc,
vũ nữ thường búi tóc cao và buộc diềm hoa trên đầu giống hình ảnh trang điểm ở
tượng người phụ nữ trên cán dao găm, trên chuôi kiếm ngắn từ thời Hùng Vương.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI TRẦN
Thời gian này nghề dệt khá phát triển, nhân dân ta đã làm ra nhiều loại vải
bông, vải gai, lụa, lĩnh, sa, the, nái, sồi, đoạn, gấm, vóc... Nghề thêu cũng phát

triển.


VĂN HÓA TRANG PHỤC THỜI TRẦN
Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen,
trong lót vải trắng để may viền vào cổ áo,
rộng khoảng 13cm, cắt tóc để lại chừng
10cm rồi buộc túm lên đỉnh đầu, xong uốn
cong đuôi tóc và buộc lại lần nữa hình giống
như cây bút, không để tóc mai, không búi tóc
phía sau đầu, không đeo vòng khuyên. Người
giàu cài trâm đồi mồi, còn những người khác
thì cài trâm bằng xương hoặc sừng, không
dùng phấn sáp hay vàng ngọc.


×