Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: 9 nguyên tắc "vàng" trong giảng dạy đại học To Dieu Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.96 KB, 3 trang )

GIÁO DỤC

9

nguyên tắc “vàng”
trong giảng dạy đại học

Những nguyên tắc đạo đức trong giảng dạy đại học được
Society for Teaching and Learning in Higher Education
(STLHE) xây dựng và nhận được sự tán thành của những
người đạt giải thưởng giáo dục quốc gia 3M. bài viết này do
các cá nhân tham gia tích cực vào hoạt động giảng dạy
đại học soạn và được gửi đến các giáo sư đại học Canada.
Bản tin ĐHQGHN giới thiệu 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng
dạy đại học.

1- Nội dung giảng dạy
Giảng viên có trách nhiệm duy trì (hay đạt được) mức năng lực hiểu biết
về chủ đề môn học, không chỉ trong những lĩnh vực mà người đó quan
tâm mà trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến những đối tượng hay mục
tiêu của khoá học. Tính phù hợp của nội dung khoá học hàm ý rằng
những gì thật sự được dạy trong khoá học này là theo đúng những mục
tiêu đã được nêu ra và chuẩn bị đầy đủ cho sinh viên theo học các khoá
tiếp theo. Tính tiêu biểu của nội dung khoá học hàm ý rằng, đối với các
chủ đề có những quan điểm hay những cách giải thích khác nhau thì
phải thừa nhận và xem xét các quan điểm có tính chất tiêu biểu. Để đạt

Số 245 - 2011

15



GIÁO DỤC
được năng lực về nội dung giảng dạy,
giảng viên phải chủ động cập nhật các
lĩnh vực nội dung liên quan đến những
khoá học mà mình giảng dạy; nắm được
nội dung của các khoá học mà sinh viên
phải học trước khi theo học khoá này
cũng như các khoá học sử dụng khoá
học hiện tại như là yêu cầu tiên quyết;
và phải cung cấp một lượng phù hợp
những kiến thức tiêu biểu về các chủ đề
và quan điểm quan trọng.
2 - Năng lực sư phạm
Bên cạnh việc hiểu biết về chủ đề môn
học, giảng viên còn phải có kiến thức
và kĩ năng sư phạm phù hợp, bao gồm
khả năng truyền đạt mục tiêu, lựa chọn

phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo
cơ hội cho sinh viên thực hành và đưa
ra ý kiến phản hồi, quan tâm đến sự đa
dạng trong thành phần sinh viên. Nếu
việc nắm vững một kĩ năng nhất định
(ví dụ, phân tích phê phán, thiết kế các
thí nghiệm) là một trong số các mục
tiêu của khoá học và sẽ được xem xét
trong đánh giá và cho điểm sinh viên, thì
giảng viên tạo đầy đủ cơ hội cho sinh
viên thực hành và nhận ý kiến phản

hồi về kĩ năng này trong quá trình học.
Nếu các sinh viên hay nhóm sinh viên
có những kiểu học khác nhau thì giảng
viên phải nắm rõ được những điểm khác
nhau này và nếu có thể thì thay đổi kiểu
dạy của mình cho phù hợp. Để duy trì
năng lực sư phạm, giảng viên phải tích
cực cập nhật các phương pháp giảng
dạy nhằm giúp sinh viên học các kiến

16

Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

thức và kĩ năng phù hợp và tạo ra các
cơ hội giáo dục bình đẳng cho các nhóm
sinh viên khác nhau. Điều này đòi hỏi
giảng viên phải đọc nhiều tài liệu giáo
dục tổng quan hay chuyên ngành, tham
dự hội thảo, hội nghị và thử nghiệm
các phương pháp giảng dạy khác nhau
trong một khoá học nhất định hay với
một nhóm sinh viên nhất định.
3 - Xử lí các chủ đề nhạy cảm
Giảng viên ngay từ đầu thừa nhận một
chủ đề nào đó là nhạy cảm và giải thích
tại sao cần phải đưa nó vào chương trình
học. Ngoài ra, giảng viên nêu rõ cách
nhìn nhận của mình về vấn đề và so
sánh quan điểm đó với những cách tiếp


cận hay cách lí giải khác, từ đó giúp sinh
viên hiểu tính phức tạp của vấn đề và
những khó khăn trong việc đạt tới một
kết luận “khách quan” duy nhất. Để tạo
một môi trường cởi mở và an toàn cho
thảo luận trong lớp, giảng viên mời tất
cả sinh viên nêu quan điểm của mình
về vấn đề này, nêu ra các quy định nền
tảng để thảo luận, tôn trọng sinh viên
thậm chí cả khi cần phải bày tỏ ý kiến
bất đồng và khuyến khích các sinh viên
tôn trọng nhau.
Một ví dụ về chủ đề nhạy cảm là trường
hợp một bộ phim có chiếu các cảnh lạm
dụng trẻ em trong một lớp tâm lí học
phát triển mà không báo trước. Nếu một
bộ phim như vậy có giá trị sư phạm, thì
sự bực bội và khó chịu của sinh viên có
thể được giảm đến mức tối thiểu nếu

giảng viên nói trước với sinh viên về nội
dung của bộ phim, giải thích tại sao bộ
phim được đưa vào chương trình học,
và tạo cơ hội cho sinh viên trao đổi cảm
nghĩ của mình về bộ phim đó.
4 - Tất cả vì sự phát triển của sinh
viên
Trách nhiệm bao trùm của giảng viên là
góp phần vào sự phát triển trí tuệ của

sinh viên, ít nhất là trong lĩnh vực chuyên
môn của mình, và tránh những việc như
lợi dụng và phân biệt đối xử làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của người học.
Trách nhiệm cơ bản nhất của giảng viên
là thiết kế việc giảng dạy làm sao để thúc
đẩy việc học, khuyến khích khả năng tự
quyết và tư duy độc lập ở sinh viên, đối
xử với sinh viên bằng sự tôn trọng và đề
cao phẩm giá, tránh các hành động làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh
viên. Việc thiếu trách nhiệm đối với sự
phát triển của sinh viên thể hiện trong
trường hợp giảng viên lên lớp mà không
chuẩn bị đầy đủ, không thiết kế được
cách giảng dạy hiệu quả, buộc sinh viên
phải chấp nhận một giá trị hay một quan
điểm nào đó, hoặc không thảo luận về
các cách diễn giải lí thuyết khác nhau.
Ví dụ, điều này có thể xảy ra khi một
sinh viên kém yêu cầu viết thư giới thiệu
để theo học ở cấp cao hơn, hay khi một
sinh viên có khiếm khuyết về khả năng
học tập đề nghị xin được giúp đỡ mà việc
này lại đòi hỏi phải điều chỉnh những
tiêu chuẩn cho điểm hay điều kiện tốt
nghiệp thông thường. Giảng viên lúc đó
phải cân nhắc tất cả những trách nhiệm
mâu thuẫn nhau, có thể tham khảo ý
kiến các cá nhân khác để đưa ra một

quyết định hợp lí.
5 - Xử lí mối quan hệ với sinh viên
Giảm tối đa xung đột lợi ích, giảng viên
tránh có những mối quan hệ kép (dualrole relationships) với sinh viên vốn có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển của
sinh viên hoặc dẫn tới việc giảng viên
thật sự thiên vị hay bị cho là thiên vị sinh
viên.
Trách nhiệm của giảng viên là giữ những
mối quan hệ của mình với sinh viên tập
trung vào các mục đích sư phạm và yêu


GIÁO DỤC
cầu về mặt học thuật. Các mối quan hệ
kép có thể gây rắc rối khác bao gồm:
chấp nhận vai trò giảng dạy (hay chấm
điểm) cho một người trong gia đình gần
gũi, bạn thân, khách hàng, bệnh nhân,
hay đối tác trong công việc; thân mật
thái quá đối với sinh viên hay nhóm sinh
viên bên ngoài lớp học; cho sinh viên
mượn tiền hay vay tiền từ sinh viên; tặng
quà hay nhận quà; yêu cầu sinh viên
tham gia vào một phong trào chính trị
mà giảng viên này ủng hộ. Ngay cả khi
giảng viên tin rằng mình giữ được sự
công tâm trong những tình huống như
trên, việc các sinh viên khác cho rằng có
sự thiên vị cũng đã tai hại về mặt giáo

dục. Nếu giảng viên thật sự có mối quan
hệ kép với sinh viên, ngay cả khi đã cố
gắng không để điều đó xảy ra, thì giảng
viên đó phải có trách nhiệm thông báo
với người giám sát càng sớm càng tốt
để sắp xếp người khác hướng dẫn hoặc
đánh giá kết quả học tập cho sinh viên
này.
6 - Bảo mật
Điểm số, phiếu điểm danh và các trao
đổi cá nhân được xem là những thông
tin mật, và chỉ được công bố nếu có sự
đồng ý của sinh viên, hoặc vì những mục
đích học thuật chính đáng, hay nếu có
các cơ sở hợp lí để tin rằng việc công
khai những thông tin đó sẽ có ích cho
sinh viên hay sẽ ngăn được mối nguy hại
đối với người khác.
Nguyên tắc này nghĩa là sinh viên có

quyền hưởng mức độ bảo mật trong
mối quan hệ với giảng viên ngang với
mức bảo mật trong quan hệ luật sư khách hàng hay bác sĩ - bệnh nhân. Vi
phạm nguyên tắc bảo mật trong quan
hệ giảng viên - sinh viên có thể làm sinh
viên mất lòng tin ở giảng viên và giảm
động lực học tập. Bất kỳ quy định hay
chích sách nào được áp dụng liên quan
đến việc bảo mật các thông tin của sinh
viên đều phải được công bố đầy đủ cho

sinh viên từ đầu học kỳ.
7 - Tôn trọng đồng nghiệp
Trong những tương tác giữa đồng
nghiệp với nhau liên quan đến việc
giảng dạy, mối quan tâm bao trùm là sự
phát triển của sinh viên. Nếu có thể thì
những bất đồng giữa đồng nghiệp với
nhau liên quan đến việc giảng dạy nên
được giải quyết riêng và không để ảnh
hưởng đến sự phát triển của sinh viên.
Nếu giảng viên nghi ngờ đồng nghiệp
của mình không đủ năng lực hay vi
phạm đạo đức giảng dạy thì người này
có trách nhiệm tìm hiểu vấn đề này một
cách thấu đáo và tham khảo ý kiến riêng
với đồng nghiệp đó trước khi có bất cứ
hành động nào khác.
Cần tránh biểu hiện cụ thể của việc
không tôn trọng đồng nghiệp là khi
trong lớp học, giảng viên đưa ra những
nhận xét không có lí do xác đáng nhằm
hạ thấp năng lực của một giảng viên
khác.

8 - Đánh giá sinh viên
Cách thức đánh giá và các tiêu chuẩn
cho điểm phải được thông tin rõ ràng
đến sinh viên khi bắt đầu khoá học, và
không được làm khác đi so với những
điều đã thông báo, trừ những trường

hợp đặc biệt. Những bài thi, bài luận,
và bài tập của sinh viên được cho điểm
cẩn thận và công bằng thông qua một
hệ thống chấm điểm hợp lí mà sinh viên
có thể hiểu được. Bằng những phương
tiện phù hợp với quy mô lớp học, giảng
viên cung cấp cho sinh viên nhận xét
chính xác và kịp thời về việc học của sinh
viên một cách thường xuyên trong suốt
khóa học, kèm theo giải thích về cách
cho điểm và những gợi ý mang tính xây
dựng về việc làm thế nào để sinh viên có
thể học tốt hơn. Tương tự, giảng viên
cần giữ sự công tâm và khách quan khi
viết thư giới thiệu sinh viên.
9 - Tôn trọng nhà trường
Vì những lợi ích đối với sự phát triển của
sinh viên, giảng viên đại học ý thức và
tôn trọng các mục tiêu, chính sách và
tiêu chuẩn giáo dục của cơ sở nơi mình
giảng dạy.
Giảng viên chia sẻ trách nhiệm tập thể,
cùng làm việc vì lợi ích của nhà trường
nói chung, đề cao những mục tiêu và
tiêu chuẩn giáo dục của trường, tuân
thủ những chính sách và quy định liên
quan đến việc giáo dục sinh viên.
Không thực hiện nguyên tắc tôn trọng
nhà trường thực hiện ở việc tham gia
quá mức vào các công việc bên ngoài

trường đại học mà gây xung đột với
những trách nhiệm giảng dạy đại học;
và không nhận thức được hoặc không
tuân thủ những quy định của nhà
trường về việc cung cấp đề cương khoá
học, về sắp xếp lịch thi, hay về các hành
vi học thuật sai trái.

Tô Diệu Lan (dịch)

Số 245 - 2011

17



×