Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Mobifone giai đoạn 2015-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.9 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ PHÚ NGHĨA

HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
GIAI ĐOẠN 2015-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ PHÚ NGHĨA

HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
GIAI ĐOẠN 2015-2020
Chuyên ngành : Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THÁI PHONG

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHIẾN LƢỢC KINH DOANH .................................................................................................... 4
1.1 Những khái niệm cơ bản về quản trị chiến lƣợc .............................................................. 4
1.1.1

Khái niệm về chiến lược ............................................................................................ 4

1.1.2

Khái niệm về quản trị chiến lược .............................................................................. 4

1.2 Chiến lƣợc kinh doanh ....................................................................................................... 6
1.2.1.


Những khái niệm về chiến lược kinh doanh .............................................................. 6

1.2.2.

Vai trò của chiến lược kinh doanh ............................ Error! Bookmark not defined.

1.2.3.

Phân loại chiến lược kinh doanh .............................. Error! Bookmark not defined.

1.2.3.1.

Phân loại chiến lược theo cấp làm chiến lược ... Error! Bookmark not defined.

1.2.3.2.

Phân loại chiến lược theo cách thức cạnh tranh Error! Bookmark not defined.

1.2.3.3.
defined.

Phân loại chiến lược theo cách tiếp cận thị trường ......... Error! Bookmark not

1.3 Quy trình xây dựng chiến lƣợc ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1.

Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp ......... Error! Bookmark not defined.

1.3.2.


Môi trường bên trong doanh nghiệp ......................... Error! Bookmark not defined.

1.3.3.

Lựa chọn chiến lược ................................................. Error! Bookmark not defined.

1.3.4.

Triển khai chiến lược kinh doanh đã lựa chọn ......... Error! Bookmark not defined.

1.3.5.

Giám sát, đánh giá chiến lược .................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1

Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm ............ Error! Bookmark not defined.

2.2.2

Phương pháp quan sát ............................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp ................. Error! Bookmark not defined.


2.3 Các công cụ phân tích, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh .. Error! Bookmark not defined.
2.3.1

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE ............. Error! Bookmark not defined.

2.3.2

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE............... Error! Bookmark not defined.

2.3.3

Ma trận SWOT ......................................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.4

Ma trận lựa chọn chiến lược - QSPM ....................... Error! Bookmark not defined.

2.4 Quy trình nghiên cứu ............................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Giới thiệu về Tổng công ty Viễn thông Mobifone ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.1

Lịch sử phát triển ...................................................... Error! Bookmark not defined.


3.1.2

Các sản phẩm dịch vụ ............................................... Error! Bookmark not defined.


3.1.3

Cơ cấu tổ chức nhân sự ............................................ Error! Bookmark not defined.

3.1.4

Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật ................................ Error! Bookmark not defined.

3.1.5
Thực trạng hoạt động kinh doanh của MobiFone trong giai đoạn 2010-2015 . Error!
Bookmark not defined.
3.2. Phân tích các nhân tố môi trƣờng bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của
MobiFone ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1

Môi trường vĩ mô...................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2

Môi trường vi mô...................................................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Phân tích các yếu tố của môi trƣờng bên trong MobiFone Error! Bookmark not defined.
3.3.1

Các yếu tố của môi trường bên trong MobiFone ...... Error! Bookmark not defined.

3.3.2

Những điểm mạnh – điểm yếu của MobiFone ......... Error! Bookmark not defined.


3.3.3

Ma trận các yếu tố bên trong của MobiFone (IFE) .. Error! Bookmark not defined.

3.4. Đánh giá chiến lƣợc kinh doanh hiện tại của MobiFone ... Error! Bookmark not defined.
3.4.1

Chiến lược tổng quát ................................................ Error! Bookmark not defined.

3.4.2

Chiến lược cấp kinh doanh ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.4.3

Chiến lược cấp chức năng ........................................ Error! Bookmark not defined.

3.4.4

Đánh giá chung ......................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4: HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
VIỄN THÔNG MOBIFONE GIAI ĐOẠN 2015-2020 .................. Error! Bookmark not defined.
4.1 Mục đích ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2 Các căn cứ .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.3 Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho MobiFone đến năm 2020 .. Error! Bookmark not
defined.
4.3.1

Sự cần thiết điều chỉnh chiến lược............................ Error! Bookmark not defined.


4.3.2

Mục tiêu về các chỉ tiêu chủ yếu .............................. Error! Bookmark not defined.

4.3.3

Phân tích ma trận SWOT .......................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.4

Phân tích lựa chọn chiến lược................................... Error! Bookmark not defined.

4.4 Đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh cho Tổng công ty viễn thông MobiFone
giai đoạn 2015 - 2020 .................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1.

Chiến lược về quản trị .............................................. Error! Bookmark not defined.

4.4.2.

Chiến lược về kinh doanh ......................................... Error! Bookmark not defined.

4.4.3.

Chiến lược về đầu tư ................................................. Error! Bookmark not defined.

4.4.4.

Chiến lược về cơ sở hạ tầng, công nghệ ................... Error! Bookmark not defined.


4.4.5.

Chiến lược nguồn nhân lực ....................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................
PHỤ LỤC .........................................................................................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Tổng công ty Viễn thông Mobifone được thành lập ngày 1/12/2014 theo quyết định

số 1798/QĐ-BTTTT, trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di
động. Tổng công ty Viễn thông MobiFone là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và có vốn
điều lệ là 15 nghìn tỷ đồng. Tổng công ty Viễn thông MobiFone có ngành nghề kinh
doanh chính là đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn
thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, truyền thông đa phương tiện. Tổng
công ty Viễn thông MobiFone còn có ngành nghề sản xuất, lắp ráp và xuất nhập khẩu,
kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông, CNTT; tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên
ngành điện tử, viễn thông, CNTT; bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành điện tử, viễn
thông, CNTT.
Ngày 10/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn 2014-2015.
Theo Quyết định này, Thủ tướng đã đồng ý việc điều chuyển nguyên trạng Công ty
TNHH một thành viên Thông tin di động VMS (nay là Tổng công ty Viễn thông

Mobifone) về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Việc chia tách này sẽ làm cho
Mobifone và VinaPhone – hai trong ba nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu Việt Nam
– trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau, không còn dùng chung hạ tầng và cũng
không còn sự đồng bộ trong các kế hoạch đầu tư, kinh doanh. Về tổng quan, Mobifone sẽ
chủ động hơn về chiến lược kinh doanh và có nhiều động lực hơn để phát triển. Tuy
nhiên, để làm được điều này, Mobifone cần phải có những sự điều chỉnh về mặt cơ cấu tổ
chức, chiến lược kinh doanh để phù hợp với tình hình mới.
Như vậy, việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty Viễn thông
Mobifone là cần thiết để đáp ứng hai yêu cầu lớn:
- Một là thích nghi với mô hình và cơ chế mới.
- Hai là phục vụ cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Từ những nhu cầu bức thiết trên, học viên chọn Đề tài “Hoàn thiện chiến lược kinh
doanh của Tổng công ty Viễn thông Mobifone giai đoạn 2015-2020” để làm luận văn tốt
nghiệp của mình.


Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu
Nội dung Đề tài nhằm trả lời cho hai câu hỏi lớn :
Câu hỏi thứ nhất: Chiến lược kinh doanh hiện tại của Tổng công ty Viễn thông
Mobifone là gì? Những ưu và nhược điểm của chiến lược hiện tại?
Câu hỏi thứ hai: Chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất cho Tổng công
ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn đổi mới 2015-2020 là gì ?

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu để đánh giá chiến lược hiện tại nhằm bổ sung và hoàn thiện các nội

dung của chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn

đổi mới 2015-2020.
Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra những bổ sung để hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty viễn
thông MobiFone, nâng cao tính cạnh tranh của Công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ thứ nhất :
Nghiên cứu các công cụ, các mô hình lý thuyết để phục vụ việc thực hiện Đề tài, bao
gồm : Chiến lược ; Quản trị chiến lược ; Chiến lược kinh doanh; Mô hình SWOT ; Mô
hình PEST ; Mô hình PORTER.
Nhiệm vụ thứ hai :
Xác định phương pháp nghiên cứu : Xác định hướng tiếp cận, cách thức tiến hành
nghiên cứu, cách thức thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu.
Nhiệm vụ thức ba :
Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của Tổng công ty Viễn thông
Mobifone. Trên cơ sở lý thuyết và các mô hình lý thuyết, phân tích các tác động cụ thể
của chiến lược kinh doanh tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích các mặt
tích cực và những hạn chế trong chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của
Tổng công ty Viễn thông Mobifone.
Nhiệm vụ thứ tư :
Bổ sung, xây dựng hoàn thiện và đề xuất các nội dung về chiến lược kinh doanh áp
dụng cho Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn đổi mới 2015-2020.


3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Viễn

thông Mobifone và các khía cạnh về chiến lược kinh doanh của công ty, các mô hình phân

tích lựa chọn chiến lược, môi trường bên ngoài và bên trong của Tổng công ty viễn thông
MobiFone, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu :
-

Vể nội dung : Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn chiến lược kinh doanh
của Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn trước năm 2015 và đề
xuất hoàn thiện chiến lược cho gian đoạn 2015-2020 chứ không đi sâu vào các
biện pháp thực thi chiến lược cụ thể.

-

Về thời gian : Thời gian nghiên cứu thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu là
giai đoạn từ 2010 đến 2015.

-

Về không gian : Tập trung chủ yếu ở Hà Nội (nơi đặt trụ sở chính) và thành phố
Hồ Chí Minh (là thị trường lớn nhất).

4.

Những đóng góp của luận văn nghiên cứu:
- Luận văn khái quát được thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Viễn

thông Mobifone.
- Luận văn xây dựng được các giải pháp, kế hoạch nhằm hoàn thiện chiến lược kinh
doanh của Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong giai đoạn đổi mới 2015-2020.


5.

Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 4 chương :
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về chiến lƣợc kinh
doanh.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Phân tích thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Tổng công ty Viễn
thông Mobifone.
Chƣơng 4. Đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Tông công ty Viễn
thông Mobifone giai đoạn 2015-2020.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
1.1

Những khái niệm cơ bản về quản trị chiến lƣợc

1.1.1 Khái niệm về chiến lƣợc
Khái niệm chiến lược đã xuất hiện từ lâu, nó được bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự.
Hiện nay,có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược:
- Theo Pred R. David (2011) “Chiến lược là những phương tiện để đạt đến mục
tiêu dài hạn”.
- Theo Haroid Kooniz (1972) “Chiến lược là một chương trình hành động nhằm
hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể. Những chiến lược chủ yếu của một tổ
chức chứa đựng những mục tiêu và cam kết về nguồn lực để đạt được những mục tiêu
này và những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng những nguồn
lực này”.
- Theo Alfred Chandler(1962) “Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các

mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời chọn cách thức hoặc quá trình
hành động và phân bổ nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó”.
- Theo định nghĩa của Ts. Nguyễn Thị Liên Diệp (2006) “Chiến lược là chương
trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu đề đã đề ra. Chiến lược
không nhằm vạch ra cụ thể làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu vì đó là nhiệm vụ
của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra
cái khung để hướng dẫn tư duy và hành động”.
1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lƣợc
1.1.2.1 Khái niệm
Quản trị chiến lược là một chiến thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá
các quyết định liên quan tới nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục
tiêu đã đề ra. Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài
chính, kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin trong lĩnh vực
kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức.


Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết quản trị chiến lược, đã có rất
nhiều định nghĩa về quản trị chiến lược được đưa ra, tuy nhiên có thể tập hợp vào ba cách
tiếp cận sau:
Theo cách tiếp cận về môi trường, “quản trị chiến lược là một quá trình nhằm liên
kết khả năng bên trong của tổ chức với các cơ hội và đe doạ của môi trường bên ngoài”.
Đặc điểm của cách tiếp cận này là làm cho công ty định hướng theo môi trường, khai thác
cơ hội và né tránh rủi ro.
Theo cách tiếp cận về mục tiêu và biện pháp, “quản trị chiến lược là một bộ phận
những quyết định và những hành động quản trị ấn định thành tích dài hạn của một công
ty”. Cách tiếp cận này cho phép các nhà quản trị xác định chính xác hơn các mục tiêu của
tổ chức, đó là nền tảng của quản trị đồng thời cũng cho phép quản trị sử dụng hiệu quả
hơn các nguồn lực của tổ chức.
Cách tiếp cận các hành động, “quản trị chiến lược là tiến hành sự xem xét môi
trường hiện tại và tương lai, tạo ra những mục tiêu của tổ chức, ra quyết định, thực thi

những quyết định, nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai”.
Từ các cách tiếp cận trên có thể có khái niệm “Quản trị chiến lược là quá trình
nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ
chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu
đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp”.
1.1.2.2

Vai trò của quản trị chiến lƣợc

Quản trị chiến lược nhằm mục tiêu giúp cho công ty, doanh nghiệp tập trung thích
ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn.
Quản trị chiến lược có vai trò định hướng, như một hướng đi giúp cho các tổ chức
đạt tới mục tiêu bằng chính các nỗ lực và khả năng của chúng.
Quản trị chiến lược để tạo ra các quyết định hiệu quả, giúp cho một tổ chức có thể
chủ động hơn trong việc xác định tương lai của mình, cho phép tổ chức có thể tiên phong
và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động. Tuy nhiên, đóng góp của quản trị chiến
lược vào quá trình hoạt động lại quan trọng hơn nhiều nếu so với sự đóng góp trong việc
ra các quyết định đơn lẻ.


Quản trị chiến lược tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của các mục tiêu, định
hướng của tổ chức, từ đó tiến tới đạt được sự thấu hiểu và sự cam kết của toàn thể các cá
nhân trong tổ chức trong việc hoàn thành mục tiêu chung.
1.1.2.3 Mô hình quản trị chiến lƣợc
Quá trình quản trị chiến lược thường được nghiên cứu và sử dụng thông qua các mô
hình. Mỗi một mô hình thể hiện một loại quá trình khác biệt, tùy thuộc và cách tiếp cận
cũng như quy mô, đặc điểm của tổ chức. Tuy nhiên, về tổng quát thì một mô hình quản trị
chiến lược đầy đủ phải trải qua ba giai đoạn:
Hình thành chiến lƣợc: Là quá trình thiết lập nhiệm vụ, thực hiện điều tra, nghiên
cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài

hạn và lựa chọn giữa những chiến lược thay thế.
Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: nghiên cứu, hợp nhất trực giác và phân tích,
đưa ra các quyết định.
Thực thi chiến lƣợc: Là giai đoạn khó khăn nhất, đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận tụy và
đức hy sinh của mỗi các nhân để biến những chiến lược được hoạch định thành mục tiêu
cụ thể.
Giai đoạn này bao gồm ba công việc chính: Thiết lập các mục tiêu thường niên; Các
chính sách cho các bộ phận; Phân bố nguồn lực.
Đánh giá chiến lƣợc: Đánh giá chiến lược là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của
một tổ chức. Trong đánh giá thường sử dụng những câu hỏi như sự mong đợi, những giả
định để hiểu biết một cách sâu sắc hơn những mục tiêu và giá trị công việc đã đạt được.
Những đánh giá đúng lúc có thể giúp báo động nhà quản trị về những vấn đề ngay cả khi
nó còn chưa trở nên quá nghiêm trọng.
Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: Xem xét lại những nhân tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp được sử dụng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược hiện tại; đánh
giá mức độ thực hiện và thực hiện những thay đổi cần thiết.

1.2

Chiến lƣợc kinh doanh

1.2.1. Những khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh
Ngày nay, trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ chiến lược đã trở nên phổ biến.
Các quan điểm về chiến lược kinh doanh cũng phát triển đa dạng theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2006. Chiến lược & chính sách kinh doanh.

TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
2. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3. Dương Hữu Hạnh, 2006. Kinh doanh quốc tế trong thị trường toàn cầu hóa. Hà Nội:
Nhà xuất bản lao động – Xã hội.
4. Đào Duy Huân và Lê Văn Hiền, 2006. Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh
tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
5. Phillipe Lasserre và Joseph Putti, 1996. Chiến lược quản lý và kinh doanh. Hà Nội:
Nxb Chính trị quốc gia.
6. Lê Văn Tâm, 2000. Giáo trình quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Thống kê.
7. Trường kinh doanh Harvard, 2005. Cẩm nang kinh doanh Harvard. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nxb Tổng hợp.
8.

Nguyễn Quốc Tuấn, 2006. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

Tài liệu tiếng Anh
9. Abbass F. Alkhafaji, 2003. Strategic Management: Formulation, Implementation
10. Dave Ketchen and Jeremy Short, 2008. Mastering Strategic Management.v.1.0, Flat
World Knowledge.
11. Fred R. David, 2011. Strategic Management: Concept and Case, 13th, Prentice Hall.
12. Gerry Johnson and Kevan Scholes, 2006. Exploring Corporate Stratery, 8th, Prentice
Hall.
13. Harold Koontz, 1972, Principles of Management. McGraw-Hill.
14. Michael E.Porter,1998. Competitive Strategy,2nd, Free Press.
15. Michael E.Porter, 1996. What is Strategy?, Harvard Business Review.
16. Philip Sadler, 2003. Stratery Management, 2nd, Kogan Page Limited.
17. Tom Peters and Robert Waterman, 1982, In Search of Excellence
18. Tony Morden, 2007. Principles of Strategic Management. Ashgate.




×