Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Sinh mã tự động trong phát triển phần mềm hướng mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.33 KB, 3 trang )

Sinh mã tự động trong phát triển phần mềm
hướng mô hình
Dương Ngọc Lâm
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kỹ thuật Phần mềm; Mã số: 60 48 01 03
Người hướng dẫn: TS. Đặng Đức Hạnh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Công nghệ thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Phần mềm hướng mô hình
Content
Công nghệ phầm mềm luôn là điều gì đó ám ảnh các nhà khoa học, thúc đẩy họ phải luôn
tìm tòi, sáng tạo ra những cách thức mới để nâng cao chất lượng của sản phẩm phần mềm. Nhìn
lại quá khứ từ khi máy tính ra đời cho đến ngày nay thì có thể thấy ngôn ngữ máy tính cũng đã
phát triển qua nhiều thế hệ từ hợp ngữ, đến ngôn ngữ thủ tục, đến ngôn ngữ hướng đối tượng, và
bây giờ là ngôn ngữ mô hình hoá. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, thì các phương pháp
phát triển tương ứng với chúng cũng ra đời nhằm giải quyết bài toán chất lượng phần mềm, như
phương pháp hướng đối tượng, phương pháp hướng thành phần, phương pháp hướng khía cạnh,
vân vân. Có một điều rất dễ nhận thấy đó là mức độ trừu tượng, tính kế thừa của các ngôn ngữ,
của các phương pháp đều phát triển theo hướng tăng dần. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân
chính, đơn giản đến từ những điều rất tự nhiên trong cuộc sống. Đó là nhu cầu của con người.
Công nghệ phát triển ngày càng hiện đại với nhiều nền tảng mới ra đời, cùng với nhu cầu
ngày càng lớn của người dùng internet khiến cho các nhà phát triển phải xây dựng các hệ thống
lớn có nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu đó, cũng như làm tăng sự trải nghiệm của người dùng.
Rồi nhu cầu mới lại được đưa ra một cách nhanh chóng, và các phiên bản phần mềm mới lại ra
đời sao cho có thể hoạt động tốt được trên nền tảng mới. Việc này thực tế gây ra rất nhiều phiền
toái cho các nhà phát triển với các vấn đề quản lý, duy trì phần mềm một cách thủ công nếu họ
vẫn áp dụng phương pháp phát triển cũ. Nỗ lực và thời gian tiêu tốn cho việc duy trì đó là rất lớn.
Không có cách giải quyết nào tốt hơn là phải áp dụng các phương pháp phát triển mới vào quy
trình phát triển phần mền.
Để giải quyết nhu cầu người dùng một cách nhanh chóng, các nhà phát triển thường phải tập
trung vào khâu phân tích các vấn đề ở giai đoạn đầu của dự án, và cách tốt nhất để diễn đạt ý
tưởng cho những bộ phận liên quan có chuyên môn khác nhau, là qua việc mô hình hoá các khía


cạnh của phần mềm bằng ngôn ngữ mô hình hoá. Phương pháp phát triển phần mềm hướng mô
hình
ra
đời
với
ý
tưởng
chính

tập trung vào việc mô hình hoá phần mềm, rồi từ đó chuyển đổi tự động sang các mô đun, mã
nguồn, hay chương trình có thể thực thi được bằng các công cụ chuyển đổi. Hiện tại, phương
pháp phát triển này đang được áp dụng bởi rất nhiều tổ chức vì nó đã giải quyết được rất nhiều
vấn
đề

cả
khía
cạnh
người
dùng



khía cạnh người phát triển, và được xem như là thế hệ phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công
nghệ phần mềm.
Ở một góc độ khác, trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các công ty, tổ chức
cạnh tranh nhau khốc liệt nhằm giành chỗ đứng trên thị trường, để khẳng định thương hiệu của
mình bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá cả rẻ hơn đối thủ. Để thực
hiện điều đó không có cách nào khác là phải ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất
kinh doanh của mình, làm tăng năng suất sản phẩm, giảm thiểu sức lao động của con người. Tất

cả những điều nêu trên là động lực thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Sinh mã tự động
trong phát triển phần mềm hướng mô hình”.
Luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan về công nghệ phát triển hướng mô hình (MDD/MDE) nói chung và công
nghệ phát triển phần mềm hướng mô hình nói riêng (MDSD/MDSE).
Chương 2: Tập trung vào khảo sát khả năng sinh mã tự động (Code Generation) khi chuyển đổi
giữa các mô hình trong phát triển phần mềm hướng mô hình.
Chương 3: Giới hạn phạm vi nghiên cứu qua việc phân tích công nghệ phát triển ứng dụng Web
hướng mô hình (MDWD/MDWE) nói chung, đi sâu vào nghiên cứu khả năng sinh mã tự động
với công nghệ Web hướng mô hình dựa trên UML (UWE) nói riêng, trong đó tập trung vào công
cụ UWE4JSF.
Chương 4: Thực nghiệm với UWE4JSF bằng cách xây dựng một ứng dụng đơn giản nhằm đánh
giá khả năng sinh mã của công cụ này.

References
Tiếng Anh:
1. Ali F., Stephane S.S., Timothy C.L. (2012), “A Meta-Model for Model-Driven Web
Development”, Int J Software Informatics, Vol. 6, No. 2, pp. 125-162.
2. Alexander K., Nora K., Flavia M., Gefei Z. (2003), “ArgoUWE: A CASE Tool for Web
Applications”, EMSISE’03.
3. Andreas K. (2007), Model Driven Software Engineering for Web Applications,
Dissertation, Ludwig-Maximilians-Universität München, Germany.
4. AnneKe K., Jos W., Wim B. (2003), MDA Explained: The Model Driven Architecture:
Practice and Promise, Addison Wesley, United States.
5. Benjamin K. (2007), Xpand: A Closer Look at the model2text Transformation Language,
University of Karlsruhe, Germany.
6. Bill K., Yannis Z. (2008), Engineering Service Oriented Systems: A Model Driven
Approach, IGI Global.
7. Christian K., Nora K. (2008), UWE Metamodel and Profile: User Guide and Reference,
Ludwig-Maximilians-Universität München (LMU), Germany.

8. Christian K., Nora K., Alexander K. (2009), “UWE4JSF: A Model-Driven Generation
Approach for Web Applications”, In Proc. 9th Int. Conf. Web Engineering (ICWE'09),
LNCS, Vol. 5648, pp. 493-496.
9. Ian G. (2011), Essential Software Architecture: Second Edition, Springer, New York.
10. Jean P.B., Mireille B.F., Joel C., Sylvain R., Antonio S. (2010), Model-Driven
Engineering for Distributed Real-Time Systems: MARTE Modeling, Model
Transformations and their Usages, ISTE Ltd and John Wiley & Sons Inc, Great Britain
and the United States.
11. Markus V. (2003), “A Catalog of Patterns for Program Generation”, EuroPloP2003.


12. Markus V., Andreas G. (2001), “Jenerator - Generative Programming for Java”,

OOPSLA2001.
13. Martin H., Zuzana K. (2009), “Taking Advantage of Web 2.0 in Organized Education (A
Survey)”, ICL 2009 Proceedings, pp. 741-752.
14. Nora K., Alexander K., Geifei Z., Hubert B. (2008), “UML-BASED WEB
ENGINEERING: An Approach Based on Standards”, Web Engineering: Modelling and
Implementing Web Applications, Chapter 7, pp. 156-191.
15. Sndhya P., Ashok K., Ravi B.M. (2013), “MVC ARCHITECTURE DRIVEN DESIGN
AND AGILE IMPLEMENTATION OF A WEB-BASED SOFTWARE SYSTEM”,
International Journal of Software Engineering & Applications (IJSEA), Vol. 4, No. 6.
Tiếng Đức:
16. Bahruz M. (2009), Analyse-Patterns zur Modellierung und Generierung von WebSysteme mit UWE, Diploma Thesis, Ludwig-Maximilians-Universität München (LMU),
Germany.
17. Christian K . (2008), Modellbasierte Generierung von Web-Anwendungen mit UWE.
Diploma Thesis, Ludwig-Maximilians-Universität München (LMU), Germany.
Các liên kết khác:
18. />



×