Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

DSpace at VNU: Năng lực trí tuệ của học sinh Tiểu học Chiềng Ly, Trường THCS Chiềng Ly và Trường THCS Thôn Mòn, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.32 KB, 2 trang )

Năng lực trí tuệ của học sinh Tiểu học Chiềng
Ly, Trường THCS Chiềng Ly và Trường
THCS Thôn Mòn, tỉnh Sơn La
Mai Văn Hưng1*, Trần Thị Minh2, Tạ Thúy Lan3
1

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
2
Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La
3
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,

Tóm tắt
Năng lực trí tuệ được nghiên cứu trên 863 học sinh từ 7-16 tuổi thuộc
trường tiểu học Chiềng Ly, trường trung học cơ sở Chiềng Ly và Thôm Mòn,
tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy, chỉ số trí tuệ (IQ) tăng dần từ 7-15 tuổi không
nhiều. Không có sự khác nhau trong phát triển trí tuệ giữa hai giới. Phân bố
học sinh theo mức trí tuệ phù hợp với phân phối chuẩn và có một số ít học
sinh có mức trí tuệ loại ngu đần. Số học sinh có mức trí tuệ cao lớn hơn số
học sinh có mức trí tuệ thấp.
Từ khóa: trí tuệ, chỉ số, học sinh, tiểu học, trung học
1. Mở đầu
Việc nghiên cứu về hiện trạng con người Việt Nam nhằm đánh giá mặt bằng
dân trí, đảm bảo thực hiện chương trình dân số- kế hoạch hóa gai đình một cách
tốt nhất. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng
lực trí tuệ của nhiều đối tượng thuộc các địa bàn khác nhau [1,2,3,7,8,9,10,11 ].
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về học sinh tại Sơn La gần như không có.
Sơn La là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có dân số trẻ nên nguồn lao động
khá dồi dào, nhu cầu về lao động có sức khỏe, có trí tuệ cao rất cần thiết. Trong
những năm gần đây, nền giáo dục Sơn La đã có những bước chuyển biến theo đà
phát triển chung của toàn quốc. Trường tiểu học Chiềng Ly, THCS Chiềng Ly,


THCS Thôm Mòn thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Học sinh của các
trường 99% là người dân tộc thiểu số, được tuyển từ các xã vùng cao của huyện:
xã Thôm Mòn, xã Chiềng Ly, xã Cò Mạ… Các xã này có điều kiện kinh tế còn
rất khó khăn, trình độ nhận thức của học sinh còn thấp so với mặt bằng chung.


Để cải thiện thực trạng này cần sự quan tâm hơn nữa từ các cấp lãnh đạo và nhân
dân địa phương, cần có những nghiên cứu về đối tượng học sinh của nhà trường,
để giúp giáo viên có thể dựa vào đó định hướng phương pháp giảng dạy.
... Kết luận
Tóm lại, ở cả 9 lứa tuổi (7-15 tuổi) phần lớn số học sinh được nghiên cứu có
chỉ số IQ ở mức trung bình và mức thông minh. Trí tuệ của học sinh nam và học
sinh nữ không khác biệt nhiều lắm. Sự thay đổi năng lực trí tuệ của học sinh
theo các lớp tuổi không đáng kể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả trước đây trên đối tượng học sinh [ 3,6,7,8,9,10,11]
Tài liệu tham khảo
[1].Trịnh Văn Bảo (1993), “Một số ý kiến về ảnh hưởng của di truyền và môi
trường đến việc hình thành tài năng”, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu,
tài năng văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn Hóa, Hà Nội
[2].Nguyễn Kế Hào (1991), “Khả năng phát triển trí tuệ của học sinh Việt
Nam”, Nghiên cứu giáo dục, (10), tr. 2 – 3, 10.
[3] Ngô Công Hoàn (1991), “Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở
học sinh phổ thông”, Thông tin khoa học giáo dục, (26), tr. 15 – 20.
[4] Trần Kiều (2005), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb Chính trị Quốc gia.
[5] Tạ Thúy Lan (1992), Sinh lý thần kinh trẻ em, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[6].Tạ Thúy Lan – Võ Văn Toàn (1995), “Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học
sinh thuộc một số trường phổ thông ở Hà Nội và Quy Nhơn”, Báo cáo kết quả
nghiên cứu, trường Đại học Sư phạm hà Nội.




×