Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: XÂY DỰNG THƯ VIỆN TƯ LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN LỚP 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.13 KB, 4 trang )

XÂY DỰNG THƯ VIỆN TƯ LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHƯƠNG AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN LỚP 12 THPT
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Thành
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị An
Trần Thị Hà
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Lớp: QH2009S Hóa học
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài. Do nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi phải tạo ra một thế hệ
mới có đầy đủ năng lực phục vụ cho đất nước. Hiện nay vấn đề đổi mới của giáo dục là
đồng bộ về mục đích, phương pháp, phương tiện dạy học. Trên thị trường có quá nhiều tài
liệu tham khảo nên học sinh khó chọn lựa. Có nhiều sách với nội dung trùng lặp, không
trọng tâm và không hệ thống gây khó hiểu cho học sinh. Trình độ học sinh khác nhau nên
đòi hỏi phải có một hệ thống chương trình kiến thức hợp lý. Cung cấp cho học sinh lượng
kiến thức hợp lý, bổ ích và hiệu quả. Việc giảng dạy trên lớp chỉ mang tính hướng dẫn, học
sinh phải tự nghiên cứu là chính nên việc xây dựng tư liệu giúp học sinh nắm vững kiến
thức và nâng cao khả năng tự học. Do vậy chúng tôi chọn đề tài: ” Xây dựng thư viện tư liệu
hỗ trợ dạy học chương Amin-Aminoaxit-Protein lớp 12_THPT” nhằm đưa ra các tư liệu hỗ
trợ việc dạy và học đạt hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu nội dung kiến thức của chương Amin-AminoaxitProtein 12. Nghiên cứu các tư liệu có liên quan đến kiến thức của chương Amin-AminoaxitProtein 12. Nghiên cứu cách thức xây dựng thư viện tư liệu.
Đối tượng nghiên cứu. Áp dụng kiến thức chương Amin-Aminoaxit-Protein lớp 12.
Sử dụng thư viện tư liệu một cách hợp lý, hiệu quả.
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
- Nhiệm vụ: Xây dựng lý thuyết và hệ thống bài tập để củng cố lý thuyết và trình độ của
học sinh từ đó nâng cao khả năng tự đọc, tự học, đào sâu kiến thức học sinh nắm chắc lý
thuyết và vận dụng làm bài tập hiệu quả.
- Phạm vi: Sách giáo khoa và các tài liệu liên quan (sách nâng cao và cơ bản).
Giả thuyết khoa học. Nếu xây dựng được hệ thống thư viện tư liệu 1 cách chi tiết, đầy
đủ, hiệu quả sẽ hỗ trợ học sinh rất nhiều trong việc học tập và làm bài tập.
Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận, Thu thập các tài liệu có liên quan đến việc xây dựng thư viện tư


liệu cho chương Amin-Aminoaxit-Protein. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc


thiết kế, xây dựng thư viện và thêm nó vào việc giúp học sinh tự học chương AminAminoaxit-Protein.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, Khảo sát quá trình tự học chương AminAminoaxit-Protein của học sinh có phù hợp, hiệu quả không. Khảo sát việc thêm thư viện
tư liệu thông qua phiếu điều tra.
Điểm mới của đề tài.
- Nâng cao khả năng chủ động tự học của học sinh.
- Giúp học sinh đánh giá được kiến thức của bản thân để cải thiện phần còn yếu.
- Học sinh có thể làm bài tập và tự đánh giá trình độ nhận thức của bản than..
KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Về cơ sở lý luận chúng tôi đã tổng quan một số khái niệm về các vấn đề liên quan
đến đề tài như: thư viện tư liệu, phương tiện dạy học, dạy học tích cực, công nghệ thông tin
với ngành giáo dục nói chung và trong dạy học hóa học nói riêng. Bên cạnh đó chú ý đi sâu
vào các vấn đề nêu trên, đồng thời đưa ra sự cần thiết của việc xây dựng thư viện tư liệu,
sự cần thiết trong việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy và học, cũng như việc ứng
dụng CNTT vào việc giảng dạy.
Về cơ sơ thực tiễn, chúng tôi chú ý đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng của việc xây
dựng thư viện tư liệu hiện nay của các cán bộ giáo viên, thực trạng ứng dụng CNTT vào
việc giảng dạy bộ môn Hóa học, và việc sử dụng các phần mềm tiện ích trong dạy học.
Chương 2. Xây dựng danh mục tư liệu hóa học chương Amin-Aminoaxit-Protein lớp 12trung học phổ thông
Trong chương này, cúng tôi đưa ra nguyên tắc, quy trình xây dựng thư viện tư liệu.
Xây dựng hệ thống các tư liệu với nội dung chủ yếu phục vụ cho việc giảng dạy chương
Amin- Aminoaxit-Protein lớp 12_THPT, bao gồm:
- Hệ thống tranh ảnh: hình ảnh minh họa cấu trúc phân tử.
- Video clip mô phỏng các tính chất, thí nghiệm.
- Hệ thống các bài tập dưới hình thức trắc nghiệm cho phần lý thuyết và bài tập.
Bên cạnh đó xây dựng thử nghiệm bài giảng có sử dụng thư viện tư liệu cho bài Amin.
Phần 3: Kết luận

Ngày nay với sự đóng góp của CNTT vào trong quá trình dạy học không còn mới mẻ
nhưng việc xây dựng thư viện là khá mới đối với nhiều cán bộ giáo viên. Song song với việc
áp dụng CNTT vào giảng dạy là việc thay đổi PPDH, phương tiện dạy học không chỉ để
phù hợp với việc kết hợp giảng dạy và CNTT mà còn để đạt hiệu quả hơn trong việc dạy và
học thay cho phương pháp dạy học truyền thống đơn thuần.


Việc xây dựng thư viện tư liệu là một trong những điều kiện cần thiết để nâng cao chất
lượng trong giảng dạy và học tập. Để có một giờ giảng dạy hiệu quả, đòi hỏi ngoài kiến
thức chuyên môn người dạy cần xây dựng một hệ thống tư liệu có khoa học phục vụ cho
bài giảng. Với sự giúp đỡ của CNTT, việc chuẩn bị được hệ thống tranh ảnh, video, mô
hình…minh họa cho bài giảng không còn quá khó, như với bộ môn Hóa học để giúp HS,
đặc biệt với những HS cũng chưa được tiếp xúc nhiều với Hóa học, có thể dễ dàng hình
dung được cấu trúc phân tử của các chất phức tạp, với những trường không có điều kiện
tiến hành thí nghiệm, việc dùng video mô phỏng cũng là một giải pháp hay.
Trong bài nghiên cứu trên, chúng tôi có đưa ra một hệ thống tư liệu để hỗ trợ công tác
giảng dạy chương Amin-Aminoaxit_Protein lớp 12 THPT. Với những tư liệu trên đây,
chúng tôi hy vọng việc dạy và học sẽ có hiệu quả hơn, đồng thời sẽ được ứng dụng rộng rãi
không chỉ trong bộ môn Hóa học mà cho tất cả các bộ môn khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nuyễn Trọng Thọ “Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học”
2. Sách giáo khoa lớp 10
3. Sách tham khảo
4. Trần Vĩnh Quý “Ứng dụng CNTT trong dạy học và nghiên cứu hóa học”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học toàn quốc ĐHSPHN tháng 4/2003.
5. Phó Đức Hòa- Ngô Quang Sơn “Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực”, NXB Giáo
dục -2008.
6. “Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong quá trình đổi mới PPDH hóa học”,
Báo cáo trong Hội nghị tập huấn PPDH hóa học phổ thông 2001.





×