Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp phân tích mới trong dự báo triển vọng khoáng sản Uran và các khoáng sản khác theo tài liệu Địa Vật lý máy bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.77 KB, 4 trang )

Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp phân
tích mới trong dự báo triển vọng khoáng sản
Uran và các khoáng sản khác theo tài liệu Địa
Vật lý máy bay
Nguyễn Văn An

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Vật lý địa cầu; Mã số: 60 44 01 11
Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Tổng quan về cơ sở xử lý tổ hợp số liệu Địa vật lý. Tìm hiểu và đưa vào áp dụng một
số phương pháp phân tích mới trong xử lý - phân tích tài liệu địa vật lý máy bay, phục vụ giải
đoán địa chất, tìm kiếm và dự báo triển vọng khoáng sản. Tiến hành phân tích tài liệu thực tế địa
vật lý máy bay vùng Tuy Hòa bằng một số phương pháp phân tích mới, trên cơ sở đó góp phần
làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản khu vực nghiên cứu thông qua việc thành
lập các sơ đồ: “Sơ đồ giải đoán địa chất” và “Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản” của vùng.
Keywords: Vật lý địa cầu; Khoáng sản Uran; Địa vật lý; Máy bay.
Content:

MỞ ĐẦU
Công tác địa vật lý máy bay ở nước ta đã và đang ngày càng phát huy vai trò; hiệu quả to
lớn trong việc tham gia giải quyết nhiều nhiệm vụ địa chất quan trọng, đặc biệt là trong việc tìm
kiếm và dự báo các khoáng sản có ích. Nguồn tài liệu của các phương pháp địa vật lý máy bay ở
nước ta hiện nay là rất phong phú, khối lượng các tài liệu địa vật lý máy bay trong đó tài liệu phổ
gamma đóng vai trò chủ đạo ở nước ta hiện nay là hết sức lớn. Xử lý phân tích tài liệu, khai thác
triệt để thông tin đối với nguồn tài liệu địa vật lý máy bay hết sức phong phú hiện có phục vụ
công tác điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng, hiệu quả của toàn bộ công tac bay đo địa vật lý nói chung.


Trong những năm gần đây công tác xử lí và phân tích tài liệu địa vật lý máy bay ở nước


ta đã có được những bước tiến đáng kể. Thông qua các đề tài nghiên cứu, một số tác giả cũng đã
tiến hành những nghiên cứu, phân tích thử nghiệm trên các tài liệu thực tế bằng nhiều phương
pháp khác nhau, trong đó đáng chú ý là nhóm các phương pháp thống kê-nhận dạng và thu được
kết quả tốt. Các phương pháp nhận dạng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong xử lý, phân
tích tài liệu địa vật lý, đặc biệt là đối với các dạng số liệc có đặc tính phân bố ngẫu nhiên như các
số liệu địa hóa, các số liệu phổ gamma v.v…. Hiện nay trong địa vật lý có rất nhiều thuật toán
nhận dạng hiện đại, được tự động hóa bằng các hệ phần mềm mạnh chuyên dụng, đáng chú ý là
bộ chương trình phân tích phổ-thống kê do Giáo sư, Viện sĩ Ni-Ki-Tin cùng các đồng sự đề xuất,
xây dựng. Ở nước ta, đóng góp vào hướng nghiên cứu này có thể kể đến các công trình của các
tác giả: TS. Nguyễn Tài Thinh, GS. Lê Khánh Phồn, PGS. Võ Thanh Quỳnh, TS. Nguyễn Thế
Hùng, TS. Nguyễn Tuấn Phong và nhiều nhà khoa học khác. Các nhà địa vật lý Việt Nam đã xây
dựng và đưa vào áp dụng có hiệu quả “Hệ phương pháp xử lí-phân tích tài liệu địa vật lý máy
bay trong giải đoán địa chất và tìm kiếm, dự báo triển vọng khoáng sản.” Hiện nay Hệ các
phương pháp xử lí-phân tích tài liệu địa vật lý máy bay ở nước ta vẫn không ngừng được tiếp tục
nghiên cứu, hoàn thiện trên cơ sở khai thác, sử dụng các phương pháp truyền thống hiện có,
đồng thời bổ sung, hoàn thiện một số phương pháp phân tích mới.
Đề tài luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp phân tích mới
trong dự báo triển vọng khoáng sản Uran và các khoáng sản khác theo tài liệu Địa Vật lý máy
bay” đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một số phương pháp mới trong xử lí-phân tích tài liệu địa
vật lý máy bay phục vụ giải đoán địa chất, tìm kiếm và dự báo triển vọng khoáng sản. Tiến hành
áp dụng phân tích thử nghiệm đối với tài liệu địa vật lý hàng không trên một vùng bay đo thực tế,
góp phần làm rõ ý nghĩa khoa học cũng như khả năng áp dụng thực tế của các phương pháp phân
tích mới, đã được hoàn thiện, đồng thời góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và triển vọng
khoáng sản vùng Tuy Hòa.
Cấu trúc của Luận văn bao gồm 3 chương cùng với mở đầu, kết luận
Chương 1: Tổng quan về cơ sở xử lý tổ hợp số liệu Địa vật lý
Chương 2: Hệ phương pháp phân tích tài liệu địa vật lý máy bay trong tìm kiếm và dự
báo triển vọng khoáng sản.
Chương 3: Áp dụng các phương pháp mới vào xử lý phân tích tài liệu Địa vật



lý máy bay vùng Tuy Hòa
Với việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra luận văn đã đạt được một số kết quả
chính như sau:
- Tìm hiểu và đưa vào áp dụng có hiệu quả một số phương pháp phân tích mới trong xử
lý-phân tích tài liệu địa vật lý máy bay, phục vụ giải đoán địa chất, tìm kiếm và dự báo
triển vọng khoáng sản.
-

Tiến hành phân tích tài liệu thực tế địa vật lý máy bay vùng Tuy Hòa bằng một số

phương pháp phân tích mới, trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và
triển vọng khoáng sản khu vực nghiên cứu thông qua việc thành lập các sơ đồ: “Sơ đồ
giải đoán địa chất” và “Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản” của vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Đức Vinh, Võ Thanh Quỳnh, 2011, Hoàn thiện phương

pháp Tần suất-Nhận dạng trong xử lí-phân tích tài liệu địa vật lý. TC Địa chất, Hà Nội.
2.

Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Đức Vinh, Võ Thanh Quỳnh, (2012), “Hoàn thiện và mở

rộng phạm vi áp dụng phương pháp Khoảng cách-Tần suất-Nhận dạng trong phân tích tài liệu
địa vật lý hàng không”. TC Các Khoa học về Trái đất, 4(T.34), Hà Nội.
3.

Đặng Mai (2004), Toán ứng dụng trong địa chất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


4.

Lê Khánh Phôn (2004), Thăm dò phóng xạ. NXB giao thông vận tải.

5.

Võ Thanh Quỳnh (chủ biên), Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Phùng (1996), “Báo cáo

kết quả bay đo từ - phổ gamma tỉ lệ 1:25.000 vùng Tuy Hòa”, Lưu trữ Cục Địa Chất và Khoáng
Sản Việt Nam.
6.

Võ Thanh Quỳnh, Nguyễn Xuân Ngoan, Vũ Tuấn Hùng (2002),. Thành lập bộ chương

trình xử lý tài liệu địa vật lý máy bay. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.
7.

Võ Thanh Quỳnh, (2007). Một cách tiếp cận mối giải quyết bài toán nhận dạng trong xử

lý, phân tích tài liệu địa vật lý. TC Địa chất, A/302: 76-80. Hà Nội.
8.

Võ Thanh Quỳnh, (2008), “Phương pháp đánh và phân loại cụm dị thường trong xử lý-

phân tích tài liệu phổ gamma hàng không”, TC Địa chất, A/304: 70-75. Hà Nội.
9.

Võ Thanh Quỳnh, (2008), Xây dựng một phương pháp nhận dạng mới trong xử lý tài

liệu địa vật lý trên cơ sở vận dụng kết hợp các phương pháp phân tích khoảng cách khái quát và

phân tích tần suất. TC Địa chất, A/305: 61-66. Hà Nội.


10.

Võ Thanh Quỳnh, (2012), Nghiên cứu áp dụng các phương pháp nhận dạng hiện đại để

phân tích tài liệu địa vật lý máy bay, phục vụ tìm kiếm và dự báo triển vọng khoáng sản trên các
vùng Đà Lạt, Huế, Phan Thiêt. Báo cáo tổng kết đề tài: QG 10-14.
Nguyễn Tài Thinh, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Trường Lưu, Đỗ Tử Chung (2005), “Một

11.

hệ phương pháp xử lý, phân tích tài liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực với mục đích dự báo
và tìm kiếm khoáng sản”. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHKT Địa vật lý Việt Nam. Tr 551-561.
Hà Nội.
12.

Cao Đình Triều (2005), Trường Địa vật lý và cấu trúc thạch quyển lãnh thổ Việt Nam,

Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
13.

Phạm Năng Vũ (2002), Bài giảng cơ sở lý thuyết xử lý số liệu địa vật lý, Trường Đại học

Mỏ Địa chất.




×